Xử lý vi phạm hành chính:
Đưa người vào cơ sở giáo dưỡng: Tòa án quyết định
TP - Đó là nội dung được Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề xuất tại phiên họp UBTVQH khi xem xét, thảo luận về dự án Luật xử lý vi phạm hành chính (hôm qua 10-1), thay thế pháp lệnh về lĩnh vực này, dự kiến thông qua tại kỳ họp QH tới.
Nhiều ý kiến đề nghị bỏ qui định áp dụng biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc - như quy định tại Pháp lệnh hiện hành, bởi như vậy quá nghiêm khắc.
Vấn đề đặt ra ở đây là tìm biện pháp nào để xử lý người bán dâm phù hợp hơn, trong tình hình hiện nay. Kinh nghiệm một số nước có thể áp dụng tại Việt Nam: Mục đích của người bán dâm là kiếm tiền, vậy tại sao không xử lý về vật chất - tăng mức phạt thật nặng như các nước?
“Nếu không có tiền, nại lý do bán dâm vì nghèo, có thể thay bằng lao động công ích. Tính chất giáo dục của biện pháp này rất cao và rất hiệu quả, có thể có những người không sợ đi tù, nhưng lại sợ lao động công ích”- ông Hiện kiến nghị.
Về thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính liên quan đến hạn chế quyền công dân (như đưa người vào cơ sở giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện…), thẩm quyền áp dụng biện pháp này cần được giao cho Tòa án quyết định. Thủ tục có thể vẫn giữ như trước đây - thông qua Hội đồng từ tổ dân phố đến chính quyền, nhưng cuối cùng hồ sơ phải chuyển cho Tòa án xem xét, quyết định.
Cá nhân vi phạm: Phạt tối đa đến 1 tỷ đồng
Dự thảo Luật qui định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 2 tỷ đồng, trừ trường hợp có quy định khác. Luật cũng qui định mức xử phạt tiền đối với cá nhân và pháp nhân có khác nhau, mức phạt tối đa đối với cá nhân là 1 tỷ đồng.
Có ý kiến cho rằng, mức phạt tiền cao không phải là giải pháp duy nhất và hữu hiệu hạn chế vi phạm mà cần kết hợp với các hình thức phạt bổ sung khác. Hơn nữa, việc quy định mức phạt cao có thể dễ dẫn đến tiêu cực trong xử lý.
UBPL cho rằng tăng mức phạt là cần thiết, nhưng phải cân nhắc tăng phù hợp, đảm bảo tính răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính nhưng đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, thu nhập bình quân của người dân.
Nguyễn Tuấn
Nguồn: Tiền Phong.
Nếu muốn tôn trong nhân quyền thực sự thì mọi việc quản thúc bất cứ dưới hình thức nào (như trại giam ,cải tạo, giáo dưỡng v..v..)đều phải do các tòa án độc lập (chứ không phải của đảng ,cũng chẳng phải "nhân dân" ) tuyên án
Trả lờiXóaCứ xem các nước văn minh chung quanh ta mà làm
Cao Nguyên
Ngay tức khắc cần phải bãi bỏ các pháp lệnh, nghị định, các văn bản pháp quy cho phép công an tự tiện đưa người vào cơ sở giáo dưỡng mà không qua xét xử.
Trả lờiXóaChị Bùi Minh Hằng là công dân ưu tú, là một người yêu nước sáng chói, có tiếng tăm trên trường quốc tế đã bị công an đưa vào trường giáo dưỡng không qua tòa án!
Việc này đã khiến tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch và tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội lên tiếng.
Chị Bùi Minh Hằng nếu "gây rối trật tự công cộng" thì cũng phải xét xử rõ ràng.
Trả lờiXóaBởi, nếu có gây rối TTCC thì có thể bị TÙ 3,6,9, 12... tháng hoặc có thể án treo. Đằng này, biểu tình chống tàu thì bị quy cho là "Gây rối..." nhưng chưa đến mức xử lý hình sự mà GIAM (RÕ RÀNG) là sao ?
Hình như các ông ký quyết định xem người dân là đui, mù hết...
Chịu, nghĩ mãi không ra !
Huy Hoài
ĐƯA NGƯỜI VÀO CƠ SỞ GIÁO DƯỠNG KHÔNG THÔNG QUA TÒA ÁN QUYẾT ĐỊNH CÓ THỂ HIỂU LÀ CÔNG CỤ TRẤN ÁP CỦA NHÀ CẦM QUYỀN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG CỤ CỦA PHÁP LUẬT VÀ GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG CŨNG LÀ MỘT HÀNH VI MƠ HỒ ĐỂ CÓ THỂ SUY DIỄN.
Trả lờiXóaCá nhân tôi không ủng hộ việc bán dâm. Nhiều khi còn thấy thương số phận họ Tuy vậy nếu nhìn thẳng vào sự thật thì đây là một trong các "nghề" (mà ta gọi là nạn) có truyền thống lâu đời nhất toàn thế giới. Tôi biết tư duy Việt Nam vẫn chậm so các nước, vì thực tế các nước họ đã thấy là không thể ngăn cản phụ nữ (kể cả nam giới) hành nghề, khi họ lại muốn làm điều đó. Tóm lại châu âu tiếp tục lo xếp nghề này vào trong xã hội cho hợp lý (bảo hiểm, thuế ... Mà sao khi đi ra nước ngoài rất nhiều đoàn cán bộ trong nước hay nhờ mối đi tìm các nơi "mát mẻ" thế nhỉ?
Trả lờiXóaBL
Đưa người vào cơ sở giáo dưỡng: Tòa án quyết định .
Trả lờiXóaNhưng tòa án có đưa ra xét xử hay không ? Vấn đề là ở chổ này .Nếu không có đưa ra xét xử ,rất dễ bị lạm quyền . Để cho công bằng , dù là đưa vào cơ sở giáo dưỡng cũng cần phải có xét xử đàng hòang .
"Hình như các ông ký quyết định xem người dân là đui, mù hết..."
Trả lờiXóaHọ không chỉ nghĩ mà còn hành sử với dân như với "những con bò" ấy chứ. Thích thì họ cho vào chuồng và buộc chặt vào cọc.
Bác Huy Hoài ơi ,dân ta đâu có ngu,đui mù đâu bác ,nhưng họ biết lòng dân vị tha lắm ,(đóng cửa bảo nhau ,xấu chàng hổ ai .....).
Trả lờiXóaTôi đi biểu tình chống Trung quốc và bị trục xuất ra khỏi Việt nam ,tôi không nói lý do vi phạm trật tự...gì cả ,và hãy xem AI ? CƠ QUAN nào có thẩm quyền trục xuất người nước ngoài :
Chương IV
Trục xuất
Điều 16.
1. Người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
a) Bị Toà án có thẩm quyền của Việt Nam xử phạt trục xuất;
b) Bị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định trục xuất.
2. Việc trục xuất người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng đường ngoại giao.
Điều 17.
1. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an có trách nhiệm thi hành bản án và quyết định trục xuất.
2. Bản án và quyết định trục xuất phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an giao cho người bị trục xuất chậm nhất 24 giờ trước khi thi hành.
3. Trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành bản án hoặc quyết định trục xuất thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.
Dạ thưa bác ,ngày 21.8 tôi đi biểu tình thì sáng 22.8 (9-10 giờ sáng )họ đưa tôi quyết định trục xuất và 23 giờ trong ngày phải rời nước Việt nam .
Và người ký giấy trục xuất tôi chỉ là một phó phòng xuất nhập cảnh Hà nội .chứ không phải tòa án có thẩm quyền hay bộ trưởng công an như điều 16 mà nhà nước Việt nam quy định đâu bác .Cục xuất nhập cảnh chỉ thực thi khi có lệnh của tòa đã xử hay của bộ trưởng bộ công an ,nhưng họ làm cả hai việc luôn bác ạ ,quá sai phải không bác.
Chắc bác hỏi tôi sao không kiện ư?
Vâng ,thấy rõ mình thắng rồi,và không phải tốn đồng nào nếu ra tòa và luật sư,vì chúng tôi nộp bảo hiểm ( Familienrechtsschutz ).Nhưng...lại nhưng nếu là một nghành riêng(như Vietnamairlen,điện lực...) thì OK nhưng ...đây là bộ mặt của nhà nước ,một cơ quan đại diện cho pháp luật của nhà nước ,một quốc gia độc lập -quê hương yêu dấu của mình ,nên sau khi bàn bạc gia đình ,tôi quyết định âm thầm ngậm bồ hòn làm ngọt đấy bác(vì Tổ quốc quê hương mà hy sinh quyền lợi cá nhân ) .Chứ DÂN ta không đui mù như họ tưởng đâu.
Xin bác và mọi người đừng trách cứ việc làm này của tôi ,không phải hèn mà vì danh dự Nước Việt nam .
Điều 71 Hiến pháp Việt Nam quy định:
Trả lờiXóa"Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
..."
Ý kiến của tôi (và mọi người hãy đối chiếu): xem Hiến pháp 1992 chỉ cần so Hiến pháp 1946 đã có vấn đề.
Hiến pháp 1946:
Điều thứ 11
"Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam."
Ở đây về tư pháp (tiến bộ) phải hiểu duy nhất là Tòa án (Thẩm phán). Viện công tố chỉ là cơ quan hành chính thuộc Bộ tư pháp. Việt Nam do xếp Viện kiểm sát là cơ quan tư pháp mới đẫn đến nhiều lộn xộn về việc bắt người như hiện nay. Thử hỏi Viện kiểm sát vai vế kém hẳn Công an thì lệnh bắt nào của cơ quan công an đưa ra mà Viện không "gật - duyệt"! Tuy vậy việc cơ quan hành chính đưa người đi giáo dục lại đạt mức cao hơn về vi phạm Hiến pháp. Vì ở đây người ta cụm mĩ từ: "cải tạo, giáo dục" đã được sử dụng, chứ chính quyền không coi là bị giam giữ. Chính vì thế nước ngoài họ không bị Việt Nam làm cho rối trí với cụm từ này. Họ chỉ hiểu duy nhất những trường hợp như Bùi Hằng là bị giam giữ, - hay nói cách khác là bị truất quyền tự do. Còn Việt Nam muốn dùng từ nào là quyền của Việt Nam. Chính vì thế nên tôi nhận xét là kể cả chuyên gia pháp luật như Ông Hiện trong phiên họp TVQH trên cũng đang đi chậm thời đại. Còn Tòa ra lệnh bắt thì không cần xét xử, vì xét xử phải qua các quy trình do Bộ Luật tố tụng hình sự, hay dân sự quy định. Khi đó phải có ví dụ Bản cáo trạng, chứng cứ, nhân chứng ... Ở nước ngoài khi bị bắt họ thường cử ngay luật sư cho người bị bắt, và người bị bắt được giải thích về các quyền khiếu nại, đề nghị kiểm tra lệnh bắt ...
TK
Đọc bài này, cũng như bài trước về Mặt Trận Tổ Quốc, tôi thấy buồn vô hạn. Quốc Hội mình - tiếng là cơ quan quyền lực cao nhất nước - sao mà "hiền" đến thế? Rụt rẻ đề xuất nọ kia cứ như cô dâu mới về nhà chồng!
Trả lờiXóaĐề xuất Luật mới để thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính theo hướng các vị đưa ra (giao thẩm quyền cho Tòa án) là hợp lý. Vâng, nhưng đó vẫn mới là đề xuất, là chuyện của tương lai. Ngay hiện tại đây, các ban ngành liên quan đã và đang thực thi Pháp lệnh nói trên quá tùy tiện và sai trái như thế nào, sao các vị đại biểu không giám sát và phản ứng cho kịp thời và tương xứng?
Ví dụ cụ thể là trường hợp của Bùi Hằng. Đã có vị đại biểu nào lên tiếng về sự chính đáng và đúng luật của lệnh bắt giam cô ấy vào trại giáo dưỡng chưa? Nếu chuyện hiện tại mà các vị không phản úng, thì giả dụ mai đây giao thẩm quyền cho Tòa án rồi Tòa án lại làm bậy, các vị lại cũng sẽ chẳng phản ứng gì và lại sẽ đề xuất giao tiếp cho ban ngành khác nữa à?
Đại biều của dân thi phải lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân! Người dân kêu than hàng ngày vì phải chịu đựng quá nhiều điều bất cập, khẩn thiết mong các vị tích cực và quyềt liệt hơn cho dân nhờ!
Gây rối trật tự công cộng và tội chống người thi hàng công vụ mà không thông qua tòa án xét xử cũng có thể bỏ tù thì nguy to, vì có thể một ngày đẹp trời nào đó đi ra đường bị kẹt xe, khi đó xe cộ lộn xộn mất trật tự các bác công an giao thông dẹp két xe không được, các bác lại ghép vào tội gây rối trật tự nơi công cộng và chống người thi hành công vụ thì có mà đi tù thì khổ.
Trả lờiXóaTheo tôi điều căn bản ở đây là nếu có sự độc lập tương đối giữa Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp thì sẽ hạn chế đi nhiều vụ việc tréo cẳng ngỗng như hiện nay, ngày càng lộ rõ sự bất cập rồi cứ lay hoay giải quyết từng sự vụ, Tết marốc mới hết...
Trả lờiXóaXin được vài lời với chị tranthihuong :
Nếu sau này tình trạng dân chủ có được đổi thay theo hướng tích cực thì có phần công lao, vinh dự của nhân sĩ trí thức tham gia biểu tình mà trong đó chị cũng góp phần. Chúng tôi, người dân trong nước chưa quên hình ảnh của chị năm vừa qua. Chúc chị vui khỏe nhân dịp Tết cổ truyền sắp đến.
TH
Xin chân thành cảm ơn bác ,nhân đây tôi cũng kính chúc bác và chủ blog TS Nguyễn xuân Diện, tất cả khách thân quen của hiên trà này (cả các anh chị công an ,và các bạn đang ở trại phục hồi hay trại giam có tội hay không có tội )cùng tất cả đồng bào Việt nam ta một cái tết AN LẠC ,không hận thù .
Trả lờiXóaTham khảo nước ngoài:
Trả lờiXóaKinh nghiệm ở Đức cho thấy để ra lệnh bắt, giữ (hay còn gọi là tống giam - công an không được tạm giữ ai quá 24 tiếng) thì thẩm phán phải cân nhắc cẩn thận chứ không phải muốn giam ai là giam đâu. Phải dựa vào luật chứ tùy tiện thì người bị giam vô lý cũng có thể kiện cho thẩm phán đi tù được, vì quyền tự do thân thể là một trong các quyền cơ bản của con người như ta đã biết. Còn khi để cân nhắc giam hay không giam thì thẩm phán căn cứ vào các đề nghị của hoặc Viện công tố, hay kể cả của các cơ quan hành chính như Sở ngoại kiều (công an chỉ là cơ quan giúp điều tra cho Viện công tố, không có vai trò đề nghị tống giam trực tiếp với Tòa ...) Trong phòng chỉ có thẩm phán, thư ký Tòa và nghi phạm, ngoài ra có công an dẫn giải (công dân bị đề nghị trục xuất còn có Cơ quan ngoại kiều) Trường hợp nghi phạm (hay công dân ...) là người nước ngoài thì hiển nhiên còn có phiên dịch. Trường hợp người chưa đủ tuổi trưởng thành có thể còn có phòng thanh niên hay đại diện pháp lý.
MT
Tôi chưa thấy ở bất kỳ nươc nàp mà UBND hoặc Tòa Thị Chính có quyền ký lệnh bắt giữ người cả. Cơ quan duy nhất có thẩm quyền là Tòa Án. Cảnh sát chỉ có quyền tạm giữ tại đồn nhiều nhất là 24 giờ và sau đó phải đề nghị Tòa Án ra quyết định. Ngay ủy viên công tố cũng chỉ có quyền đề nghị thôi.
XóaNghị sĩ Mỹ chỉ trích nhân quyền Việt Nam
Trả lờiXóahttp://www.webwarper.net/ww/~av/www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120113_us_viet_human_rights_letters.shtml
Cập nhật: 05:27 GMT - thứ sáu, 13 tháng 1, 2012
Facebook
Twitter
Chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Báo cáo của HRW chỉ trích các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam
Nhiều thành viên Hạ viện Mỹ kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama cứng rắn hơn trước các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Hạ viện, Ileana Ros-Lehtinen, cùng năm hạ nghị sĩ khác viết lá thư bốn trang cho Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Họ muốn Bộ Ngoại giao Mỹ bổ sung nhiều chi tiết vào báo cáo nhân quyền hàng năm sắp công bố về Việt Nam.
Trong một diễn biến cùng ngày 12/01, bốn hạ nghị sĩ viết một lá thư riêng cho Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, David Shear.
‘Thiếu tiến bộ’
Lá thư gửi Ngoại trưởng Clinton nói chính phủ Việt Nam “tiếp tục trừng phạt và làm im lặng đối kháng” trong khi vẫn muốn có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và thỏa thuận thương mại tự do đa phương (TPP).
Các tác giả, trong đó có các nghị sĩ Howard Berman, Christopher Smith, Zoe Lofgren, Edward Royce và Loretta Sanchez, cáo buộc giới chức tiếp tục “theo dõi, quấy rối một cách hệ thống và đôi khi thanh trừng bạo lực” với các nhóm tôn giáo.
Họ nói tiếp “sự tàn bạo của công an, như tra tấn khi tạm giam và những vụ tử vong khi bị bắt, là một vấn đề lớn trong năm”.
Họ dẫn lại thông tin rằng trong năm 2011, “ít nhất 21 người chết khi đang bị công an tạm giữ”.
Lá thư lên án việc người nghiện ma túy bị đi cải tạo, cáo buộc việc tạm giữ “không đi theo quy trình đúng nào, cũng không bị tòa án theo dõi và thường kéo dài có khi đến bốn năm”.
Về vấn đề người thiểu số, trong đó có người Thượng ở Tây Nguyên, lá thư chỉ trích báo cáo năm ngoái của Bộ Ngoại giao Mỹ là “dành nhiều thời gian bàn về sự tự nhận của chính thể là đã chăm lo cho người Thượng, hơn là bàn những vi phạm nhân quyền”.
Sáu hạ nghị sĩ muốn bà Clinton “tường trình về những vi phạm với người Hmong ở các tỉnh tây bắc…[và] người Khmer Krom”.
Gửi đại sứ
Cùng ngày 12/01, bốn hạ nghị sĩ – Zoe Lofgren, Frank Wolf, Loretta Sanchez, Gerry Connolly – lại gửi thư cho Đại sứ David Shear ở Việt Nam.
Đại sứ David Shear được đề nghị công khai lên tiếng về các trại cai nghiện
Lá thư chỉ tập trung vào một vấn đề, là báo cáo tháng Chín 2011 của Human Rights Watch (HRW), có tựa Quần đảo Cai nghiện.
Báo cáo đó lên án hệ thống quản chế và cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam.
Bốn hạ nghị sĩ Mỹ nói họ “lo ngại về các cáo buộc này”.
Họ yêu cầu vị đại sứ Mỹ “tập trung chú ý những cáo buộc trong phúc trình của HRW”, và bảo đảm các viên chức viện trợ Mỹ cố gắng hết mình để báo cáo lại về việc cưỡng ép lao động.
Lá thư tiết lộ vị đại sứ Mỹ đã “nói chuyện riêng với giới chức Việt Nam và thúc giục đóng cửa các trại”.
Nhưng bốn hạ nghị sĩ muốn đại sứ David Shear kêu gọi “công khai” về việc đóng cửa.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã từng gọi báo cáo của HRW là “không có cơ sở, xuyên tạc thực tế công tác cai nghiện tại Việt Nam với dụng ý xấu”.