Vài câu hỏi về vụ Đoàn Văn Vươn
Nguyễn Quang A
Năm 2012 mở đầu bằng một vụ cưỡng chế thu hồi đất tai họa. Tại cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, bốn công an và hai bộ đội tham gia thi hành cưỡng chế thu hồi đất ngày 5-1-2012 đã bị mìn tự tạo và súng săn của những người bị thu hồi đất làm trọng thương. Ngày 7-1-2012 Cơ quan cảnh sát điều tra Hải Phòng đã khởi tố vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ”.
Đây là một vụ hết sức nghiêm trọng, sẽ đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam và chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi và tác động sâu sắc đến luật đất đai sắp tới.
Bài này chỉ nêu ra vài câu hỏi dựa trên những thông tin do báo chí cung cấp để góp phần vào cuộc tranh luận đó nhằm tránh những sự cố đáng tiếc như vụ cưỡng chế thu hồi đất này.
Trước khi nêu ra các câu hỏi đó, cần tóm tắt các sự kiện do báo chí đưa cho đến 13-1-2012.
Theo đó, anh Đoàn Văn Vươn, một người lính, một kỹ sư nông lâm, khi ra quân năm 1986, đã trở về địa phương lấn biển, trồng cây, đắp đê để tạo thành hồ nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều năm trời, Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng đã vật lộn với biển, bão tố và quần quật lao động đưa hơn 20.000 m3 đất, đá về để lấn, cải tạo biển thành đầm nuôi tôm. Anh đã mất đứa con gái yêu 8 tuổi chính tại nơi đây.
Trong cuộc họp báo ngày 12-1-2012 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hải Phòng, ông Lê Văn Hiền chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho biết: năm 1993, huyện chỉ giao 21 ha đất bãi bồi ven biển cho ông Vươn, sau đó ông Vươn lấn ra biển thêm 19,3 ha phía ngoài, rồi đề nghị hợp thức hóa, được huyện ra quyết định giao đất bổ sung.
Như thế tổng cộng huyện đã giao cho anh Vươn 40,3 ha.
Theo ông Bùi Quang Sản, Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng, huyện Tiên Lãng giao 21ha đất bãi bồi cho ông Vươn vào ngày 4-10-1993 trước khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực (15-10-1993) và theo ông là căn cứ vào Luật Đất đai năm 1987. Còn khu đầm 19,3 ha của ông Vươn được UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định giao đất vào năm 1997.
Theo Người Lao Động, hết thời hạn, UBND huyện ra quyết định thu hồi khu đầm này. Sau đó, các hộ dân đã khởi kiện ra TAND huyện Tiên Lãng yêu cầu hủy quyết định thu hồi diện tích đầm trên. Tháng 11-2009, TAND huyện mở phiên sơ thẩm, bác đơn khởi kiện của các hộ dân.
Các hộ dân này đã kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng. Trong quá trình thụ lý vụ án, ngày 9-4-2010, thẩm phán Ngô Văn Anh đã lập “biên bản tạo điều kiện cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án” có đóng dấu của TAND TP Hải Phòng. Theo biên bản này, ông Đoàn Văn Vươn sẽ rút đơn kiện, còn UBND huyện Tiên Lãng đồng ý cho ông Vươn và các hộ dân tiếp tục thuê lại đầm. Tuy nhiên, vừa qua, UBND ra quyết định thu hồi đất của ông Vươn và tổ chức cưỡng chế vào ngày 5-1.”
Ông chủ tịch huyện Tiên Lãng thừa nhận “ngôi nhà bị phá sập nằm trong phần diện tích đầm chưa bị cưỡng chế nhưng là nơi chủ đầm tấn công lực lượng cưỡng chế”. Nói cách khác các lực lượng cưỡng chế đã tiến vào khu vực không bị cưỡng chế, và việc nổ mìn, bắn súng đã xảy ra trên phần đất đó, chứ hoàn toàn không phải trên phần đất của anh Vươn mà chính quyền muốn cưỡng chế.
Vấn đề mấu chốt ở đây là phải rạch ròi giữa đất công (do nhà nước hay một cộng đồng sở hữu) và đất tư (do các cá nhân hay các tổ chức của họ sở hữu).
Theo luật tự nhiên, đất hoang được ai khai phá là đất của người ấy. Người dân có thể sở hữu đất bằng cách khai khẩn đất vô chủ, mua hay nhận chuyển nhượng đất đã có chủ (từ các chủ trước mà có thể nhà nước, cộng đồng hay các cá nhân khác). Theo luật tự nhiên, đầm do người dân lấn biển để nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng phải thuộc sở hữu của họ.
Nói như thế không có nghĩa là các cá nhân có thể xâm phạm đất đã có chủ (dù là của nhà nước hay của các chủ khác); khi họ khai khẩn đất được cho là đất hoang (nếu không có chủ sở hữu nào khác chứng minh đất đó thuộc sở hữu của mình) thì nhà nước phải thừa nhận đất hoang được họ khai khẩn là đất của họ. Đất do nhà nước sở hữu cũng phải có hồ sơ quyền sở hữu như của cá nhân và cộng đồng, thí dụ đất của phủ chủ tịch cũng phải có hồ sơ (sổ đỏ) giao cho một cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước nhất định (Văn phòng chủ tịch nước chẳng hạn) và phải được lưu trữ trong hồ sơ của cơ quan quản lý đất đai giống như đất thuộc sở hữu khác.
Đáng tiếc từ các năm 1980 đến nay nhà nước Việt Nam quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” ngược với luật tự nhiên mà luật pháp của hầu hết các nước (kể cả Việt Nam trước kia) đều chấp nhận (tức là thừa nhận sở hữu tư nhân về đất và có sự phân định rạch ròi giữa đất công và đất tư). Đấy là điểm mấu chốt (bên cạnh việc nới rộng hạn điền để khuyến khích tích tụ ruộng đất) mà luật đất đai (sửa đổi hay mới) phải nên đưa vào.
Dưới đây, chúng ta bám theo các luật đất đai hiện hành, bất chấp sự thiếu sót nghiêm trọng nêu trên mà luật đất đai mới phải sửa đổi, để nêu ra vài câu hỏi.
- Rành rành chủ tịch huyện Tiên Lãng đã vi phạm các luật đất đai hiện hành: huyện không được phép giao diện tích đất lớn như vậy theo bất cứ luật đất đai hiện hành nào. Hạn mức đất nêu trong các luật đó quá nhỏ không phù hợp với và cản trở sự phát triển của sản xuất và hiện đại hóa. Luật đã lạc hậu và tất cả các cơ quan nhà nước đều đã ngầm cho phép vượt rào về hạn mức. Và sự vi phạm này của các cơ quan nhà nước lại đáng hoan nghênh và lỗi hoàn toàn thuộc về Quốc Hội do đã chần chừ trong việc bãi bỏ hay nới rộng hạn mức.
- Rành rành chủ tịch huyện Tiên Lãng đã vi phạm quy định về thời hạn giao đất: theo Điều 20 Luật Đất Đai 1993 và Điều 67 của Luật Đất Đai 2003, thời hạn giao đất để nuôi trồng thủy sản là 20 năm, chứ không hơn, không kém.
- Và theo quy định của luật thì thời hạn của 21 ha phải đến 2014 mới hết 20 năm (không thể vin vào lý do giao đất 11 ngày trước khi Luật 1993 có hiệu lực vì khi đó chủ tịch huyện còn phạm tội cố ý lách luật do Luật này được ban hành ngày 14-7-1993 và có hiệu lực vào ngày 15-10-1993 và 11 ngày sau cũng phải hiệu chỉnh thời hạn); và thời hạn của 19,3 ha đất được giao năm 1997 phải đến 2018 mới hết hạn. Đó là chưa nói đến diện tích hồ do người dân lấn biển tạo ra mà thực chất phải thuộc quyền sở hữu của người khai phá có được coi là đất hay không, có thuộc phạm vi quy định của các luật đất đai hay không. Hơn nữa, chỉ được thu hồi đất theo Điều 26 và 27 của Luật đó (hay Điều 39 của Luật Đất Đai 2003) mà rõ ràng theo các điều này thì không thể thu hồi như quyết định của chủ tịch huyện Tiên Lãng.
Dựa vào thông tin diễn biến và 3 điểm nêu trên có thể nêu ra vài cấu hỏi như sau:
- Tại sao không xử lý chủ tịch huyện Tiên Lãng về những sự vi phạm pháp luật rành rành nêu ở điểm 2 và 3 kể trên trong suốt thời gian rất dài? Tại sao những kẻ lộng hành và thiếu hiểu biết về pháp luật lại được đưa vào các chức vụ quan trọng như vậy? Các nhà chức trách của thành phố Hải Phòng và trung ương tại sao đã không xử lý?
- Tại sao chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng lại muốn thu hồi hơn 40 ha của anh Vươn để chia nhỏ rồi giao cho những người khác? Vì việc chia nhỏ không phù hợp với sự phát triển của kinh doanh nuôi trồng, phá hoại sản xuất. Và những người khác này là ai? Liệu có sự cấu kết giữa ông anh chủ tịch UBND huyện và ông em chủ tịch UBND xã? Việc thu hồi không đền bù là sự cướp đoạt tài sản một cách trắng trợn và trái luật và ông chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng có phạm tội lạm quyền?
- Liệu quyết định thu hồi đất của chủ tịch huyện Tiên Lãng là trái luật? (Theo các thông tin nêu ở các điểm 2 đến 3 kể trên, thì quyết định thu hồi đất là hoàn toàn trái luật và việc người dân kiện chính quyền và việc tòa yêu cầu 2 bên hòa giải là minh chứng rõ ràng về sự vi phạm luật đó của chính quyền; chúng ta không bàn ở đây về chuyện “hòa giải” và biên bản hòa giải của tòa án, cũng như hành xử của chính quyền sau đó).
- Nếu quyết định thu hồi đất là trái luật, thì việc cưỡng chế thu hồi đất là trái luật và trong trường hợp đó những người tham gia cưỡng chế có thể được coi là “những người thi hành công vụ” hay không? Việc lực lượng cưỡng chế tiến vào đất không bị cưỡng chế đã minh chứng rõ ràng về việc làm sai trái của họ và như thế khó có thể gọi họ là những người “thi hành công vụ” mà phải gọi là “những kẻ lạm hành công vụ”. Và nếu như vậy thì quyết định khởi tố vụ án “chống người thi hành công vụ” liệu có trái luật hay là sự lạm quyền?
- Tại sao bộ đội lại tham gia? Nếu bộ đội công binh được huy động để gỡ mìn chỉ sau khi mìn đã nổ thì còn có thể hiểu được. Nếu bộ đội được huy động để tham gia cưỡng chế từ đầu, thì không thể chấp nhận được; quân đội không được phép làm việc đó; sứ mạng của quân đội là chống ngoại xâm chứ không được tham gia giải quyết tranh chấp dân sự; trong trường hợp này phải đưa người đã lệnh cho bộ đội tham gia cưỡng chế ra trước tòa án binh. Bộ Quốc phòng phải làm rõ các vấn đề này để nhân dân được biết và nếu sai (tức là bộ đội được huy động từ đầu) thì phải xử lý nghiêm những kẻ vi phạm để bảo vệ uy tín của quân đội.
- Tại sao những người cưỡng chế lại mang vũ khí tiến vào khu nhà 2 tầng của anh Đào Văn Quý mà khu vực đó không phải là khu vực bị chính quyền thu hồi? Hành động đó có vi phạm chủ quyền của chủ nhà và các quyền công dân khác? Theo tôi là có, và vì thế họ không được coi là những người thi hành công vụ và hành động chống trả phải được xem là phòng vệ chính đáng.
Theo tôi, nguyên nhân chính của vụ đáng tiếc xảy ra ngày 5-1-2012 tại cống Rộc, Quang Vinh, Tiên Lãng, Hải Phòng là những sự vi phạm luật liên tiếp của chủ tịch huyện Tiên Lãng như nêu ở trên và trong các câu hỏi ở các điểm 4-7 và điểm 9 ở trên, cũng như sự vi phạm luật của chính quyền trong việc ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế. Những người lộng hành và vi phạm luật như ông chủ tịch huyện phải bị trừng trị. Chính sự lộng quyền, sự vi phạm pháp luật trắng trợn của người đứng đầu huyện Tiên Lãng đã đẩy gia đình anh Vươn vào bước đường cùng.
Và khi xem xét hành động đáng tiếc của anh Đào Văn Quý (người đã bắn) phải lưu ý đến bối cảnh ấy.
- Theo điểm 7 và 9 nêu trên, liệu hành động chống trả của anh Đào Văn Quý có phải là hành vi “phòng vệ chính đáng” hoặc hành vi “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” theo Điều 15 của Bộ Luật Hình sự?
- Tại sao Hội Nông Dân và Hội cựu chiến binh không can thiệp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên của mình trong suốt thời gian tranh chấp cũng như sau khi vụ việc đã xảy ra? Hay tổ chức xã hội dân sự nào có thể giúp những người cựu chiến binh và nông dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước sự lộng hành của các quan chức địa phương?
Để trả lời cho các câu hỏi trên không thể giao cho chính quyền Hải Phòng xem xét, như việc Bộ Tài nguyên môi trường giao cho sở Tài nguyên môi trường làm rõ, mà các cơ quan trung ương phải nhanh chóng vào cuộc.
Và có thể còn phải đặt ra nhiều câu hỏi khác, thí dụ vai trò và trách nhiệm của Quốc Hội đến đâu?
Vụ đáng tiếc ở Tiên Lãng ngày 5-1-2012 là vụ hết sức nghiêm trọng. Chúng ta chờ xem Quốc Hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp hành xử ra sao. Nếu dung túng các quan chức địa phương, không nghiêm trị các hành vi phạm pháp luật của họ, nếu xử không công bằng đối với những người vừa bị bắt, thì hậu quả có thể rất khó lường.
N.Q.A
Nguồn: Ba Sàm.
Thêm một cái ách cho dân: Quản lý thị trường đi xét nón bảo hiểm của người đi đường.
Trả lờiXóahttp://nld.com.vn/20120116110728151p0c1002/phat-nang-nguoi-doi-mu-bao-hiem-dom.htm
Loạn thật rồi. Cái tên QLTT phải liên quan đến người bán và kinh doanh các mặt hàng trong đó có mũ BH. Dân không hiểu biết, mua nhầm hàng dỏm, tội đó phải thuộc cơ quan chức năng, trong đó có QLTT. Nay QLTT đón đường phạt người dùng nhầm hàng dỏm, kém chất lượng. Gặp tôi, nếu QLTT xét nón tôi, tôi quăng vào mặt luôn. Tôi có đi buôn đâu! Đừng bảo tôi chống người thi hành công vụ nhé. Việc ai nấy làm nhưng phải làm đúng chức năng!!! - Hoàng Quang.
Bác A ơi! Theo câu hỏi của Bác , thì chắc chắn rằng các cấp chính quyền và đảng ở đây đã vừa buông lỏng cố ý, vừa buông lỏng hữu ý ấy mà.
Trả lờiXóaMột sự nuôi dưỡng và dung túng cho lũ cường hào ác bác địa phương là một tội ác vô cùng lớn, nó sẽ cuốn trôn tí niềm tin còn lại và mở ra một sự phản kháng bằng bạo lực, khi người dân không còn tin vào Công lý, chính nghĩa và khi họ bị bần cùng hoá, họ bị đẩy vào chân tường.
Cảm ơn tác giả đã cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về vụ việc.
Trả lờiXóaTuy nhiên, "Đây là một vụ hết sức nghiêm trọng, sẽ đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam và chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi và tác động sâu sắc đến luật đất đai sắp tới.": tôi cá rằng sẽ chẳng có gì thay đổi cả, rồi cũng như các sự vụ khác mà thôi-một viên đá ném xuống mặt hồ "tõm" cái rất vang rồi thôi, mặt nước mà.
Có thể chính quyền sẽ bị kỷ luật nặng, "đập chết con tốt" mà, sao lại không làm chứ.
Có thể công bằng sẽ về được với gia đình anh Vương. Dù sao cũng mừng.
Được trường hợp nào, âu cũng tốt, còn hơn là không cái nào. Phù...
Đàm Quang Đông
Bác nguyên quang A kính mến Bác không những là một tiến sĩ bậc II, tôi xin lỗi bác vì dùng từ bậc II mà không dùng từ tiến sĩ khoa học như bộ GD ta gọi, Mà bác là một công dân đầy tâm huyết và trách nhiệm đối với vận mệnh của đân tộc, tôi cũng biết bác là con liệt sĩ chống pháp và bản thân là một lưu học sinh xuất sắc và nay đã gần 70 rồi cả bác và ông cụ thân sinh của bác vẫn tron lòng với nước với dân như vậy nhưng em không hiểu tại sao bác không ứng cử đại biểu quốc hội tiếng nói của bác phải ở đấy hay ho không muốn bác vào, em không biết nên nói thế nào nữa những người xứng đáng và có thừa khả năng làm thì ở đâu hết những người như ông chủ tịch huyện Hiền( hiền gì độc ác và tham tàn thì có)thì lại lẻn vào phá hoại, sao dân ta khổ thế bác. Các cụ liệt sĩ trong đó có bố bác chắc đau lòng lắm khi thấy mình hy sinh mà để cho những người như onngo hiền quản trị cái quốc gia này.
Trả lờiXóaỦng hộ quan điểm của TS Nguyễn Quang A. Quốc hội và chính phủ phải xem xét việc này một cách thấu đáo để tránh những hậu quả khó lường.
Trả lờiXóaCuối năm Hội Nông dân và hội cựu chiến binh mắc đi thu tiền cho thuê đât rồi Ông Tiến sỹ ơi!
Trả lờiXóaTrong bài này tôi thấy hay nhất là tiến sĩ Nguyễn Quang A đã chỉ ra chính quyền huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi ở một nơi lại tổ chức cưỡng chế ở một nơi?.
Trả lờiXóaChính quyền của ai đây?.
Hôm qua tôi được biết Bộ công an đã vào cuộc vụ này, song nghe khẩu khí của tay Vĩnh tôi chẳng có hy vọng gì.
Kính phục!Kính phục!
Trả lờiXóaNhững phân tích,lập luận xác đáng và kiến thức pháp luật của Ông về các lĩnh vực:đất đai, hành chính, dân sự, hình sự...trong bài viết, theo tôi thì nhiều cán bộ, công chức trong các cơ quan hành pháp, tư pháp 3 cấp ở HP nên lĩnh hội, rút kinh nghiệm làm bài học mà đối đãi với Chủ của mình(Tránh các cơn giông xa xa chuyển thành bão).
"Theo điểm 7 và 9 nêu trên, liệu hành động chống trả của anh Đào Văn Quý có phải là hành vi “phòng vệ chính đáng” hoặc hành vi “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” theo Điều 15 của Bộ Luật Hình sự?"
Trả lờiXóa(TS.Nguyễn Quang A)
Theo tôi nghĩ, anh Đào Văn Quý có lý do để phòng vệ chính đáng:
1/_ Ông Lê Văn Hiền huy động lực lượng hùng hậu cưỡng chế gia đình anh Vươn là hành động lạnh lùng, dứt khóat và tàn bạo nữa. Sau khi cưỡng chế thành công, anh Vươn có khiếu nại thì cũng muộn rồi, hiện nay thiếu gì dân oan khiếu kiện mà có được giải quyết đâu? Tất cả rơi vào im lặng.
2/_ Về phần anh Vươn anh Quý, các anh nay luống tuổi rồi, sau bao nhiêu sức lực mồ hôi đã đổ xuống mảnh đất này, cái viễn cảnh trắng tay, không chốn nương thân, vợ con đói khổ, lang thang, nheo nhóc, điều này còn đáng sợ hơn cả cái chết!
Nếu cán bộ nào tham ô, tham nhũng, làm trái quy định nhà nước mà bị kỷ luật và cách chức thì lấy đâu đủ người ra làm cán bộ, Tình hình như thế này rồi mà báo ANHP còn bao che cho chính quyền.Trung Ương biết nhưng có làm mạnh tay ko?????
Trả lờiXóaTôi tin Ts đắng lòng lắm khi nói những lời này,sứ mạng của quân đội là chống ngoại xâm chứ không được tham gia giải quyết tranh chấp dân sự.
Trả lờiXóaRồi tất cả đều cười trừ ? OK !
Trả lờiXóaRiêng Đoàn Văn Vươn phải trả giá
Quá hay bác A, nhưng rất tiếc là sẽ không có người nào dám đứng ra trả lời những câu hỏi của Bác.
Trả lờiXóachúc bác sức khỏe.
Tôi ao ước đến 1 ngày: Mọi cán Bộ nhà nước Hiểu được_ Họ đang được nhân dân nuôi mình.Tôi ao ước đến 1 ngày: Mọi cán bộ nhà nước hiểu được_ Họ chỉ là công cụ của Nhân dân. Tôi ao ước 1 ngày: không có người Dân nào cầm súng Bắn vào Cán bộ nhà nước. Tôi ao ước..........
Trả lờiXóabác nguyễn quang A đặt ra mấy câu hỏi thật tuyệt
Trả lờiXóa"vai trò và trách nhiệm của Quốc Hội đến đâu?"
Trả lờiXóathì nghe nói đồng chí Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu quốc hội đơn vị Tiên Lãng mà. Chờ thừ xem sao?
Trong lúc cưỡng chế,khi biết anh em nhà ông Vươn đang nấp trong căn nhà,ông giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca đã nói"Lãnh đạo Công an thành phố đã lên phương án đốt cháy toàn bộ."(VnExprss.net)
Trả lờiXóaÔi!rất may cho anh em nhà ông Vươn,vì nếu phương án này được thực hiện thì mấy người này chắc sẽ không còn nhận dạng được.
Không biết trong luật có cho phép tiêu diệt người bị cưỡng chế không nhỉ?
rat kinh trong bac nguyen quang a
Trả lờiXóaĐề nghị ngài Thủ tướng thân chinh vi hành tìm hiểu sự việc ngay chính nơi đon vị mà mình đã từng ứng cử vào Quốc hội xem thế nào ?
Trả lờiXóaCán bộ là phải lo cái lo của dân trước, vui sau cái vui của dân.
TH
Thật là một lũ tham quan, ô lại, vừa ngu dốt, vừa tàn ác.
Trả lờiXóaĐang xem Thuỷ hử trên VTV ... thấy quan thời nay và ngày xưa, bên ta hay bên tầu đều bỉ ổi như nhau.
Trả lờiXóaBÁc N Q A đặt vấn đề thật sâu sắc, xứng đáng là 1 tri thức hàng đầu !
Trả lờiXóaMong có một ngày bác A làm Quốc Hội, Quốc Hội toàn những người như bác A.
Trả lờiXóaTrời! Ước gì TS Nguyễn Quang A làm chánh thẩm Tòa Án Nhân Dân Tối Cao! Thật là rạch ròi.
Trả lờiXóaViệc ông nêu vấn đề vai trò của các tổ chức dân sự trong vụ xung đột này cũng là một yếu tố mới mẻ cho đấu trường ngôn luận hiện nay. Việt Nam cần phải có những tổ chức như thế để hóa giải bớt hiểu lầm và sai phạm về sau. Giả sử một tổ chức thổi còi đã cảnh báo việc chính quyền huyện Tiên Lãng ra quyết định sai từ trước, chắc mọi việc sẽ vẫn được giải quyết ở các khâu pháp lý, đỡ được pha đổ máu ngoài đồng.
Tôi rất mừng là ngày nay chúng ta còn có các trang mạng đăng tải hàng loạt dữ kiện và luận cứ từ nhiều chiều, ồ ạt cùng lúc, khiến cho mọi nỗ lực dựng lại câu chuyện của một phe thắng cuộc nào đó ắt sẽ thất bại.
Huy động lực lượng quân đội cưỡng chế nhà dân như ở Tiên Lãng Hải Phòng đúng là chỉ ở Hải Phòng mới nghĩ ra. Hay nơi khác cũng thế mà chưa lộ ra? Phải chăng lực lượng quân đội đã coi dân là giặc để chĩa mũi súng vào họ. Thế thì chính quyền không phải là của nhân dân nữa rồi. Loạn đến nơi rồi.
Trả lờiXóa