Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

SÁCH MỚI: HOÀNG SA - TRƯỜNG SA: LUẬN CỨ VÀ SỰ KIỆN

Xin trân trọng giới thiệu công trình mới của Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc:

Chủ quyền biển Đông – đặc biệt là chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam là vấn đề được nhắc đến nhiều trong thời gian vừa qua.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 20/10/2009, Bộ Ngoại giao nước ta đã trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam phản đối việc nhân viên vũ trang Trung Quốc có những hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam vào tránh bão tại đảo Phú Lâm (ngư dân Việt Nam thường gọi là đảo Trụ Cẩu), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm giữ. Cũng trong quãng thời gian này, ngày 17/10/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Trong cuộc gặp này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định: “Việt Nam là láng giềng hữu nghị và là đối tác quan trọng của Trung Quốc. Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam”. Đáp lại, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết: “Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng với Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “mười sáu chữ và tinh thần bốn tốt”.

Theo thông báo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), ngày 26/5/2011, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động bình thường của PVN. Tàu hải giám Trung Quốc đã đe dọa tàu Bình Minh 02, cắt cáp thăm dò địa chấn tại lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý. Hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh 02 đã diễn ra một cách bình thường từ năm 2010 mà không có tranh chấp nào xảy ra…

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc – tác giả cuốn sách chỉ ra rằng việc nghiên cứu những động thái của Trung Quốc cũng như các nước đang tranh giành chủ quyền ở vùng quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là một việc làm vô cùng cần thiết; đồng thời với những luận cứ cụ thể, các bản đồ chi tiết về biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa được  vẽ bởi các nhà thám hiểm, các nhà hàng hải từ thế kỉ XIX trở về trước – sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và vùng biển Đông của Việt Nam.


9 nhận xét :

  1. Việc Trung Quốc đánh chiếm Hòang Sa của nước ta từ ngày 17/01/1974 đến 19/01/1974 là một hành động cướp nước rõ ràng như ban ngày , chính quyền VNCH cũng đã đưa vấn đề này ra Liên Hợp Quốc rồi, hiện nay ta vẫn có thể tái tục vụ kiện này để lấy lại quần đảo Hòang Sa hay ít nhất là ta vẫn lay động được dư luận quốc tế để họ hiểu rằng Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm Hòang Sa của ta.
    Trung Quốc đã đối xử với láng giềng như thế đấy!

    Trả lờiXóa
  2. Một cuốn sách cần được công bố rộng rãi để người dân có thông tin và giáo dục thế hệ trẻ .
    Cảm ơn Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc .

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Khách ẩn danh nói...

    Một cuốn sách cần thiết cho cả dân tộc Việt Nam để hiểu biết rõ ràng về 2 quần đảo mà tổ tiên ta đã dày công xây dựng và bảo vệ. Máu xương đã phải trả vì bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa quê hương không người dân Việt Nam nào được phép quên hay cố gắng lập lờ thông đồng với giặc.
    [...]

    Trả lờiXóa
  5. Kính gửi Bác Diện,

    Cuốn sách này bán ở đâu, tôi muốn mua tặng bạn bè mỗi người một cuốn. Thậm chí tặng luôn bạn bè nước ngoài và ở hải ngoại. Đoàn kết là sức mạnh vô địch cho dân tộc ta trong lúc nước sôi lửa bỏng này.

    Kính
    PKQ

    Trả lờiXóa
  6. Hoàng sa & Trường sa là của Việt Nam từ xa xưa.
    Không thể đánh chiếm rồi bôi xóa Lịch sử được.
    Ngày nay chúng ta chưa đòi được thì đời sau con cháu chúng ta sẽ được giáo dục để quyết đòi lại bằng được không để đánh bùn sang ao, cứt trâu hóa bùn.
    Một tấc đất cũng không để mất vào tay bọn bành trướng phương Bắc !

    TH

    Trả lờiXóa
  7. Họ vẫn bám lấy HS-TS vì một điều dễ hiểu:
    Ở đó có nguồn tài nguyên dầu lửa mà họ đang thèm khát
    và đó chính là mấu chốt của vấn đề chiếm đóng cùng khai thác...

    TH

    Trả lờiXóa
  8. Làm sao dich ra tiêng nuoc ngoai dê tang ban bè, dong gop cho ngoai giao nhân dân? Dê ban bè nam châu hiêu chinh nghia thuôc vê ta?

    Trả lờiXóa
  9. NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI - CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH

    THÔNG CÁO BÁO CHÍ
    Giới thiệu cuốn sách:
    HOÀNG SA, TRƯỜNG SA - LUẬN CỨ VÀ SỰ KIỆN

    Tác giả: ĐINH KIM PHÚC

    Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/12/2011
    Chủ quyền biển Đông – đặc biệt là chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam là vấn đề được nhắc đến nhiều trong thời gian vừa qua.
    Cuốn sách Trường Sa – Hoàng Sa: Luận cứ và Sự kiện do Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc biên soạn - đưa ra các bằng chứng, luận cứ xác đáng để khẳng định mạnh mẽ chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và vùng biển Đông. Đây đồng thời là nguồn tài liệu đặc biệt giá trị cho độc giả cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này.
    Nhà xuất bản Thời Đại - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh trân trọng thông báo.

    Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

    Ms Ánh Tuyết
    ĐT: 0906 999 916 ; hoặc (08)38 208 632 - 12 (Phòng Kinh doanh và Phát hành)
    Email: pkdnxbtdhcm (a) gmail.com

    Trả lờiXóa