Rồng đá
ở đền Lê Văn Thịnh *
Chu Hảo
Tai nghễnh ngãng không nghe kẻ sỹ
Mắt mù mờ không thấy hiền tài
Phũ phàng đầy đọa người trái ý
Ngàn năm còn mãi nỗi oan sai
Giận dữ ai nổi cơn thịnh nộ
Cắn xé thân mình răn đe ai
U mê mãi rồi cũng sám hối
Nguyên khí đâu mở lối Rồng bay
Kinh Bắc TẾT Nhâm Thìn 2012
*) Lê Văn Thịnh, người Kinh Bắc, đỗ thủ khoa trong kỳ thi Nho học Tam trường đầu tiên ở Việt Nam do Vua Lý Nhân Tông tổ chức vào năm 1075. Ông làm quan trong triều đến chức Thị Lang Bộ Binh, có công lớn trong việc bàn nghị phân chia cương vực với Triều đình Nhà Tống để giành lại 6 huyện biên giới ( nay thuộc Cao Bằng ).Theo Đại Việt sử ký ( thời Nhà Trần ) và Đại Việt sử ký toàn thư ( thời Hậu Lê ) thì ông là một nghịch thần, có phép " hóa hổ" để mưu sát vua trên hồ Dâm Đàm ( Hồ Tây ngày nay ). Sau này có nhiều ý kiến cho rằng đó là một vụ án oan sai : Vua đã nghe lời xúc xiểm của bọn gian thần ghen tức với tài năng và đức độ của Lê Văn Thịnh mà đày đọa ông - một hiền tài. Ông đã bị Vua đầy lên miền sơn cước thượng lưu sông Hồng và chết trong quên lãng... Đây mãi vẫn là một nghi án, nhưng dân gian đời sau đã xây đền thờ Lê Văn Thịnh ngay trên nền ngôi nhà nơi Ông sinh ra ở núi Thiên Thai ( Bảo Tháp, Đông Cứu, Thuận Thành, Bắc Ninh) như để giải thoát cho nỗi oan khuất của Ông. Khoảng đầu những năm 90 TK trước, tình cờ người trông nom đền phát hiện ra một pho tượng Rồng đá cao khoang 0,8m, dài khoảng 1m. Đây thực sự là một tuyệt tác nghệ thuật: người nghệ sỹ khuyết danh ( có lẽ ở thời Hậu Lê ) đã khắc họa hình ảnh con Rồng " miệng cắn thân, chân xé mình " hết sức sinh động để người xem phải sửng sốt cảm nhận nỗi ân hận đắng cay của bạo chúa đã gây ra oan nghiệt. Rồng bạo chúa đã được người nghệ sỹ tài ba đặc tả với một bên tai không có lỗ.Cũng có ý kiến cho rằng Rồng đá này là biểu tượng của chính Lê Văn Thịnh. Chỗ hiểu khác nhau này xin dành cho bạn đọc lựa chọn theo cảm nhận của riêng mình. |
Khí tiết Non Sông rực sáng ngời
Trả lờiXóaHiền tài nguyên khí Việt Nam ơi
Ngàn xưa vẫn giống ngày nay vậy
Bọn giặc xâm lăng chẳng đội trời
Thật kinh ngạc với tượng rồng có một không hai này. Từ trước đến nay, chúng ta chỉ thấy rồng uy nghi lẫm liệt, tượng trưng cho sức mạnh cường quyền, không thấy rồng tự dày vò thân xác bao giờ. Phát hiện này cho thấy nghệ thuật của ông cha ta là tuyệt đỉnh trí tuệ. Tôi đồng ý với ông Chu Hảo, đây không phải là biểu tượng của Ngài Lê văn Thịnh mà là sự sám hối của cường quyền bạo chúa.
Trả lờiXóabáo Mỹ đăng bài vụ Tiên Lãng ;
Trả lờiXóaVietnam's Land Struggle: Tension Between Farmers And State
By John Ruwitch
HANOI, Jan 20 (Reuters) - The case of a family of farmers in Vietnam who used homemade landmines and guns in a bid to stop local officials taking their land this month has sparked rare open criticism of the authorities' strong-arm approach, forcing the government to act to limit the damage.
Coverage of the issue in state-backed media has cast a spotlight on a potential flashpoint in this one-party state, which has attracted foreign investment in part because of relative political stability under Communist rule.
"Over recent years Vietnam has witnessed a rise in violence directed against state authorities by aggrieved citizens," said professor Carlyle Thayer of the University of New South Wales.
...
http://www.huffingtonpost.com/2012/01/20/vietnam-land-struggle_n_1218354.html
Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng: Người dân hết lời ca ngợi ông Vươn
Trả lờiXóahttp://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Vu-cuong-che-dat-o-Tien-Lang-Nguoi-dan-het-loi-ca-ngoi-ong-Vuon/433478.antd
Bức bối quá, như tiếng thét của chúa sơm lâm trong cũi vậy!
Trả lờiXóaBài viết cuối năm của bác Đào, mời các bác cùng đọc: http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/01/tri-thuc-viet-nam-va-che-o.html#comment-form
Trả lờiXóaCảm ơn bác Chu Hảo về bài thơ và bức ảnh rồng tự xử. Kính chúc bác sức khỏe.
Trả lờiXóaLại thêm điều cần suy nghẫm cuối năm...!
Trả lờiXóaMượn việc xưa răn dạy việc nay cũng là cái khéo của kẻ sĩ vậy...!
Cảm ơn GS, chúc ông sống thọ với đàn em, đàn cháu
TH
Xin phép được đáp riêng với bác TH lời nhắn của bác trong bài trước. Bác ạ, tớ nghĩ rằng tớ với bác "đồng sàng nhưng không dị mộng" đâu. Nói thiệt là mỗi lần vào blog này, thấy có nhận xét của bác là tớ rất vui. Có cảm tưởng đã... quen bác từ kiếp nào rồi ý! Giá có ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng nhi!
XóaNhư một lời hẹn ước
XóaThanks !
TH
Năm mới chúc Trang phu nhân luôn trẻ đẹp, chúc bác Diện và gia đình sức khỏe, an khang, thịnh vượng!
Trả lờiXóaKính bác Chu Hảo. Cám ơn bác về bài thơ và câu chuyện oan khuất về vị thủ khoa đầu tiên của nước nhà. Bức tượng, chỉ xem hình và nghe bác tả thôi, em cũng thấy là thực đáng sửng sốt, là quả đúng một tuyệt tác nghệ thuật.
Trả lờiXóaCó điều khi nghĩ về Rồng, không hiểu sao em lại không cảm thấy đó là biểu tượng của bậc quân vương. Quân vương cùng lắm chỉ là... cái đầu Rồng thôi. Nhìn râu ria mặt mũi oai phong dữ tợn là thế, nhưng đầu Rồng thì chưa đủ là Rồng, chưa phải là phần cơ thể quan trọng nhất của Rồng. Đầu Rồng chỉ là "mặt nổi" của một đoàn dân, mà khi nhìn lịch sử bằng cái nhìn hời hợt, người ta chỉ... "kiến thủ bất kiến vĩ", thấy mỗi cái đầu chứ chả thấy gì khác!
Với em, cái phần thân Rồng uốn lượn, có khi ẩn khuất trong không trung, mới chính là sức mạnh thực của Rồng. Sức mạnh thực của một dân tộc là ở những hiền tài, những kẻ sĩ, những người miệt mài hiến dâng cho cộng đồng trọn khối óc con tim nhưng chẳng màng đến các hào quang vinh dự hay lợi quyền. Họ lặng lẽ và tận tụy làm việc, như thân Rồng bền bi dẻo dai, khi hiện khi ẩn trong mây, không hề ngơi nghỉ.
Và đau đớn thay, khi Rồng bị đui bị điếc - (vô minh, như chữ bác đã dùng) - thì phần thân Rồng lại là phần hứng chịu bi đát nhất những cơn cuồng nộ của quân vương! Nhưng, âu những khổ đau phải chịu đó cũng chính là một phần sứ mạng của hiền tài của kẻ sĩ vậy, phải không bác!?
Ôi, "Nguyên khí đâu mở lối rồng bay!"
Thủ trưởng vẫn tinh anh như ngày nào.
Trả lờiXóaNăm mới chúc thủ trưởng sức khỏe tràn đầy và luôn nhanh nhạy với tất cả những biến đổi.