Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Ảnh: Trịnh Hải |
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc qua đời
Thứ Bảy, 28/01/2012 17:20
(TT&VH Online) - Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã qua đời vào hồi 3 giờ 15 phút sáng nay (28/1/2012), thọ 86 tuổi. Thông tin này đã được ông Nguyễn Minh Quang, Trưởng Nam của gia đình xác nhận. Tang lễ sẽ được tổ chức vào hồi 7 giờ đến 9 giờ ngày 2/2/2012 tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng số 5 Trần Nhân Tông, Hà Nội.
Nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc sinh năm 1926, trong một gia đình trí thức Hà Nội quê gốc ở vùng chợ Lưu, huyện Yên Mỹ , tỉnh Hưng Yên. Khi về Hà Nội và làm thầy giáo dạy sử và văn học, ông đã tự tìm tòi nghiên cứu về lịch sử Hà Nội để làm phong phú thêm cho bài giảng của mình. Kể từ đó ông gắn mình với sự nghiệp nghiên cứu về Thủ đô và đã cho ra mắt nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về mảnh đất ngàn năm văn hiến. Với những cống hiến của mình, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", được trao tặng giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" năm 2009, được vinh danh là "Công dân Thủ đô Ưu tú" năm 2010. Tuy nhiên, mọi người trân trọng, yêu mến và biết đến ông nhiều hơn thông qua danh xưng không chính thức "Nhà Hà Nội học".
31/8/2009 tại Hà Nội, Giải thưởng Lớn – Vì tình yêu Hà Nội được trao cho nhà nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Vinh Phúc, với các thành tựu trong hơn 55 năm nghiên cứu và đã có các công trình, tác phẩm về Hà Nội về các lĩnh vực khác nhau, trong đó, đặc biệt là 2 cuốn sách lớn gần đây, đã gây tiếng vang trong cả nước, là cuốn: “1000 câu hỏi đáp về 1000 năm Thăng Long” và “Hà Nội, cõi đất,cõi người. |
Những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp nghiên cứu của Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc:
Ngoài các tác phẩm như "Danh nhân Hà Nội" (1970), "Ca dao - ngạn ngữ Hà Nội" (1984); "Đường phố Hà Nội" (1979), "Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn" (2003), "Hà Nội qua những năm tháng" (2004), Nguyễn Vinh Phúc còn chủ biên 5 bộ: "Đường Hà Nội," "Hỏi đáp 1.000 năm Thăng Long," "Du lịch Hà Nội," "Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân;" "Lịch sử Thăng Long-Hà Nội."
Đầu tháng tư năm 2009, ông ra mắt tập sách thứ 15 về Hà Nội mang tên "Hà Nội - Cõi đất, con người" dày gần 500 trang (Nhà xuất bản Trẻ). Những bài viết trong cuốn sách được tuyển chọn từ hàng trăm bài nghiên cứu của ông trên các tạp chí, nguyệt san. Ngoài ra ông cũng đã phát hành cuốn "Địa chí vùng Hồ Tây".
|
Linh Lan
Theo: Thể thao & Văn hóa
Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến cụ Nguyễn Vinh Phúc. Đất Thăng Long gìn giữ và bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa lịch sử qua những công trình nghiên cứu của Ông. Nếu không có ông, rất nhiều lịch sử Thủ đô sẽ bị mai một do không được ghi chép và nghiên cứu tổng hợp. Nhiều thế hệ nữa sẽ vẫn phải tìm đến các công trình tác phẩm của Ông để hiểu về Thăng Long - Hà Nội.
Trả lờiXóaĐang ngày Tết, đến giờ này tiếc là báo chí vẫn chưa loan tin nhiều để người Hà Nội tưởng nhớ một công dân xuất sắc với nhiều cống hiến vô giá. Xin kính cẩn thắp cho ông một nén hương!
Vô cùng thương tiếc Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc.Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh Ông.
Trả lờiXóaNước Nam ta giờ sao thiếu những con người miệt mài vì khoa học,vì văn hóa nước nhà mà thừa quan tỉnh,quan huyện,quan xã,thừa...
Trăm năm sẽ còn nhiều người đọc tác phẩm của Nguyễn Vinh Phúc về Hà Nội xưa...
Cũng trăm năm sau hẳn còn nhiều người Hải Phòng bêu tên anh em Lê Văn Hiền,Lê Văn Liêm giảng giải cho con cháu về kẻ bất nhân tệ lậu.
Dau don thay, mat mat nay that to lon, Ha Noi tu day se vang bong ong, mot con nguoi het long vi Ha Noi! Cau chuc linh hon ong som sieu thoat!
Trả lờiXóaMột sự mất mát lớn. Xin chia buồn cùng gia quyến anh Nguyễn Minh Quang
Trả lờiXóaCác bạn học cấp II Trưng Vương A Hàng Bài năm 1962 xin chia buồn cùng gia đình bạn Nguyễn Minh Quang, Trưởng nam của cụ Phúc. Cụ Nguyên Vinh Phúc là một người bác, một người thầy đức độ và tài năng đáng kính, đáng để cho các thế hệ con cháu noi gương và làm theo.
Trả lờiXóaXin chia buồn cùng gia đình cụ Phúc
Trả lờiXóaThành thật chia buồn cùng gia đình Anh Nguyễn Minh Quang
Trả lờiXóaTH