Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

BBC: TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN ĐÒI EU GÂY SỨC ÉP

Tổ chức nhân quyền đòi EU gây sức ép

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi EU gây sức ép với Việt Nam tại cuộc đối thoại nhân quyền sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/01.

HRW lưu ý trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng

Trước cuộc gặp, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) từ New York ra báo cáo dài, khuyến nghị EU “gây sức ép để Việt Nam thả hết tù nhân chính trị và đưa ra những cải thiện cụ thể về tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tôn giáo”.

Ba tổ chức khác cũng đưa ra một tuyên bố chung phê phán hồ sơ nhân quyền ở Việt Nam.

‘Lăm lăm bỏ tù’

HRW cho biết họ gửi cho EU một bản góp ý 15 trang, yêu cầu Việt Nam cải thiện bốn lĩnh vực “chủ chốt”.

“Giới ngoại giao Việt Nam thích quảng cáo với các đối tác nước ngoài về sự tôn trọng pháp trị ở đất nước mình”, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của HRW nói.

“Nhưng một hệ thống tư pháp lăm lăm bỏ tù những người phản kháng ôn hòa thể hiện điều ngược lại với những cam kết rỗng tuếch của chính quyền”.

Theo HRW, trong năm 2011, có ít nhất 33 blogger và nhà vận động nhân quyền bị kết án hình sự, và 27 nhà vận động khác bị bắt và chờ điều tra/xét xử.

HRW nhắc đến cả trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng, gọi người này là “nhà vận động quyền lợi đất đai” mặc dù thực tế bà được biết qua việc tham gia biểu tình chống Trung Quốc.

Hôm 6/1/2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị vẫn nói: “Các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho biết Bùi Thị Minh Hằng đã nhiều lần gây rối trật tự công cộng”.

“Việc xử lý trường hợp này phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam”.

HRW cũng kêu gọi EU đề cập “nạn công an và cán bộ lạm dụng trại viên trong các trung tâm quản chế và trừng phạt các hành vi lạm dụng đó”.

Tổ chức này kêu gọi “chấm dứt cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện, trại cải tạo, và trung tâm quản lý người lao động tình dục và người vô gia cư”.

Đòi tăng sức ép

Trong khi đó, ba tổ chức - Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn - ra tuyên bố chung cũng nhân cuộc đối thoại này.

Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện vì đây là cuộc đối thoại nhân quyền cấp cao đầu tiên, mặc dù Việt Nam và EU đã nhiều lần đối thoại trước đây.

Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch FIDH, tuyên bố: “Liên Âu phải lấy mọi biện pháp cần thiết, với quyết tâm chính trị cần đủ, tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam để nhà cầm quyền bảo vệ thay vì tống vào tù những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền”.

clip_image002
Hiệp định về hợp tác và đối tác giữa EU và Việt Nam (PCA) có thể được ký trong năm 2012

Bản tuyên bố lưu ý cuộc đối thoại “diễn ra vào lúc những đàn áp chống giới ly khai và bỏ tù các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền tiếp diễn từ năm 2009, mà những án lệnh cuối cùng vừa xẩy ra cách đây chưa đầy hai tuần lễ”.

Ba tổ chức này đề cập cụ thể vụ xử tù cuối tháng 12 năm ngoái với bà Hồ Thị Bích Khương và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

Họ cũng yêu cầu EU gây áp lực trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện không được Việt Nam công nhận.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, cũng là phát ngôn nhân cho Viện Hóa Đạo.

Hồi tháng 12, Đại sứ của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ông Franz Jessen, nói EU sẽ hợp tác sâu sắc hơn với Việt Nam trong những vấn đề nhân quyền, chống tham nhũng, tự do báo chí…

Ông hy vọng Hiệp định về hợp tác và đối tác giữa EU và Việt Nam (PCA) sẽ được ký trong năm 2012.
Nguồn: bbc.co.uk
Nguồn: Bauxite VietNam.

6 nhận xét :

  1. Việt Nam chúng ta thời nào cũng có các anh hùng, anh thư luôn cất cao tiếng nói vì lương tâm con người, vì tinh thần dân tộc.
    Chúng ta luôn biết ơn những người cao cả hiến mình cho xã hội, cho công lý, cho quyền làm người và cho dân tộc.

    Trả lờiXóa
  2. Không có thời cơ nào tốt hơn giai đoạn này để mở rộng dân chủ, hình thành một xã hội dân sự, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
    Mong lắm thay...

    TH

    Trả lờiXóa
  3. Quay lưng lại với cộng đồng châu Âu EU và thế giới Nhân quyền tiến bộ là một hành động ngu xuẩn và là tự mình giật tóc mình.

    Giặc Tàu chỉ mong Việt Nam mãi như vậy thôi để dễ bề khống chế sai bảo,
    Tấm gương của Bắc Triều tiên cho chúng ta thấy rõ

    Trả lờiXóa
  4. Hòa thượng Thích Quảng Độ đã từng được các nhà trí thức hàng đầu thế giới đã từng đọat giải Nobel trên nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà báo nổi tiếng trên thế giới, các nghị sĩ ở châu Âu và Mỹ, các tổ chức nhân quyền uy tín trên thế giới.... đề nghị với Ủy Ban Nobel có trụ sở tại Na Uy trao giải Nobel Hòa Bình cho hòa thượng Thích Quảng Độ.

    Trả lờiXóa
  5. HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ ĐƯỢC ĐỀ CỬ GIẢI NOBEL HÒA BÌNH NĂM 2008

    http://www.radicalparty.org/it/node/5060730

    By hundreds of MPs, academics from the European Parliament, Italy, France and the USA:

    Venerable Thich Quang Do is nominated for 2008 Nobel Peace prize

    PARIS, 1st February 2008 (IBIB) - As the Nobel Selection Committee for the 2008 Nobel Peace Prize closes the deadline for nominations today (1st February 2008), the International Buddhist Information Bureau (IBIB) is informed that the Most Venerable Thich Quang Do, Deputy leader of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) has been nominated for the 2008 Nobel Peace Prize by a wide range of academics and legislators from Europe, the United States and Asia.

    Sixty Members of the European Parliament from all major political groups from left to right endorsed Thich Quang Do’s nomination in letters sent to the Nobel Committee in Oslo yesterday. The signatories included Graham Watson, leader of ALDE (Alliance of Liberals and Democrats for Europe), Daniel Cohn-Bendit and Monica Frassoni, Co-Presidents of the European Greens, Pasqualina Napoletano, Vice-President of the European Socialist Group, and five Vice-Presidents of the European Parliament, Edward Mc-Millian Scott (EPP-DE, European and Christian Democrats Party), Diana Wallis, Luigi Cocilovo, Gerard Onesta and Mario Mauro. Other prominent Euro MPs backing the nomination were Bronislaw Geremek, former Polish Minister of Foreign Affairs, Italian MEP Marco Pannella and Marco Cappato (EP Rapporteur on Human Rights), Charles Tannock (UK), Paulo Casaca (Portugal), Richard Czarnecki (Poland), Pia Locatelli, President of the Women’s Socialist International and Baroness Sarah Ludford, Vice-President of the EP Sub-Commission on Human Rights. “By nominating Thich Quang Do, we are not only honouring a personality of great merit and value who has spent a great part of his life in prison under successive political regimes” said MEP Marco Cappato in Brussels, “we are acknowledging the political value and efficiency of Thich Quang Do’s methods of non-violence as the best way of promoting democracy and human rights”. ­

    Sixty-seven Members of the Italian Parliament from all political parties, including a member of the Italian Communist Party also nominated Thich Quang Do for the prestigious Nobel Peace Prize. “Religious freedom is the key to democracy in South-East Asia”, said Italian MP Bruno Mellano, “Venerable Thich Quang Do is a symbol of the peaceful struggle for religious freedom and human rights”. In France, several prominent members of the National Assembly, including Françoise Hostalier, former Secretary of State for Education, also endorsed the appeal. “Thich Quang Do’s vision of democracy extends beyond Vietnam’s borders. In September 2007, he expressed solidarity with the democratic protests of Buddhist monks and civilians in Burma, calling for urgent UN action to cease the violence” wrote the French MPs, noting that “The Vietnamese authorities reacted by launching a widespread vilification against Thich Quang Do in the State-controlled media and threatening his imminent arrest”.

    In the United States, prominent Members of Congress including Congressman Edward Royce (R.), Zoe Lofgren (D.), Tom Davies (R) and Loretta Sanchez (D.) launched bi-partisan nominations for Thich Quang Do. In letters to the Nobel Selection Committee in Oslo, they declared that Thich Quang Do’s “advocacy for liberty is of historic proportions, and deserves to be recognized by members of your Committee”. The Nobel Peace Prize for Thich Quang Do, they wrote, would “not only honour a courageous proponent of peace, but also acknowledge the silent struggle of all those who risk their lives daily for the cause of human rights and religious freedom in Vietnam and elsewhere”.

    Trả lờiXóa
  6. HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ ĐƯỢC ĐỀ CỬ GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2008 (TIẾP THEO VÀ HẾT)

    Many university professors and academics also submitted nominations on Thich Quang Do. Dr Paul Scott, Professor of Asian Studies at the Kansai Gaidai University, Japan, wrote: “The Nobel Prize committee honoured us all by making Dr. Martin Luther King, Jr. a recipient. It is my strongest opinion that the Most Venerable Thich Quang Do, a Buddhist monk, an inspired writer and Deputy Head of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), stands in the same ranks with Dr. King.”--

    Trả lờiXóa