Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

BBC, RFA ĐƯA TIN VỀ PHIÊN TÒA XỬ VỤ CÔNG AN ĐÁNH CHẾT NGƯỜI

BBC: Công an 'đánh chết dân' bị tù 4 năm 

Phiên tòa xử nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ đã kết thúc với mức án bốn năm tù giam cho bị cáo, bao gồm mười tháng tạm giam trước đó. 

Ông Nguyễn Văn Ninh ra tòa vì cáo buộc đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng hồi đầu năm 2011.

Con gái ông Tùng, cô Trịnh Kim Tiến cho biết “gia đình hoàn toàn không đồng ý với phán quyết này và sẽ kháng án”. 

“Nếu như thế thì tội giết người cũng sẽ chỉ giống như tội trộm cắp,” Trịnh Kim Tiến nói. 

Nói với BBC từ phiên tòa ở Hà Nội, Trịnh Kim Tiến cho biết: “Khi tòa đọc cáo trạng và hỏi Nguyễn Văn Ninh thì ông ta nói rằng ông ta hoàn toàn làm đúng pháp luật và hành động của ông ta là không được mong muốn.” 

“Ông ta không hề tỏ ra hối hận hay xin lỗi gia đình tôi một câu nào.”  

'Hành vi cố ý'? 

Phản ứng trước bản cáo trạng, Kim Tiến nói: “Gia đình chúng tôi không đồng ý với những gì đã nêu ra trong bản cáo trạng.” 

“Hành động của ông Nguyễn Văn Ninh là hành động cố ý giết người.” 

“Ông Ninh là người trực tiếp đánh gây ra cái chết của bố tôi, còn những người dân phòng hôm đó là những kẻ tiếp tay cho những hành động hết sức vô trách nhiệm và không có đạo đức nghề nghiệp.” 

Tuy nhiên, theo cáo trạng, những người dân phòng có mặt khi vụ việc xảy ra không tham gia đánh đập ông Trịnh Xuân Tùng mà chỉ ‘hỗ trợ ông Nguyễn Văn Ninh trong việc bắt giữ ’.

Gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng đã yêu cầu tòa án làm rõ hành vi của những người này. 

Cô Kim Tiến tường thuật lại lời khai của một nhân chứng có mặt tại phiên tòa rằng “ông này đã nhìn thấy ông Ninh đã dùng cặp da đập vào gáy trước khi bẻ cổ” ông Tùng. 

Bản khám nghiệm tử thi của Viện pháp y Quân đội kết luận nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân là tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn sau chấn thương cột sống cổ kèm theo liệt tủy.

Vụ án này gây bức bối cho dư luận trong nước.

Trả lời BBC từ bên ngoài tòa án ở Hà Nội, một người quan tâm, Nguyễn Tiến Nam, cho biết: “Đây là vụ án công an đánh chết người dân khi vào đồn công an nên tôi muốn xem nhà nước và pháp luật xử lý như thế nào.”

“Hiện tượng công an đánh chết người trong xã hội thời gian vừa qua thì rất nhiều. Đa số các vụ án đó không được xử lý đến nơi đến chốn.”

Trung tá Nguyễn Văn Ninh bị truy tố về tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ”.

Vụ án ông Trịnh Xuân Tùng được coi là tâm điểm của dư luận khi trước đó báo chí đăng tải phiên xử sẽ diễn ra hồi tháng 11/2011.

Vụ xô xát diễn ra xung quanh chuyện ông Tùng, người kiếm sống bằng nghề bán chim, không đội mũ bảo hiểm xe gắn máy.


RFA: Trung tá công an đánh chết người bị 4 năm tù
2012-01-13 
Mười tháng sau cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng gây xôn xao dư luận, phiên toà xét xử ông Nguyễn Văn Ninh, nguyên là trung tá công an, diễn ra với kết quả 4 năm tù giam. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau 
Ở đâu sinh mạng con người bằng 4 năm tù ? 
Phiên toà diễn ra vào hôm nay với phần tranh tụng vào buổi sáng và phần tuyên án vào buổi chiều, lúc 16 giờ tại Tòa án Nhân dân Tp. Hà Nội. Bản án dành cho ông Nguyễn Văn Ninh, nguyên là trung tá công an, là 4 năm tù giam với tội danh “Làm chết người trong lúc thi hành công vụ”. Phát biểu về bản án này, một người tham dự phiên toà, anh Nguyễn Tiến Nam cho biết: “Đó là một mức án phi công lý. Một mạng người mà chỉ đáng giá 4 năm tù giam”.
Đến phần hai luật sư tranh cãi thì luật sư của tôi liên tục bị cắt lời. Sau đó, viện Kiểm sát đối đáp lời luật sư của tôi và LS của tôi xin đối đáp lại thì toà nói rằng đã hết gi
cô Trịnh Kim Tiến
Phiên toà được mô tả là công khai nhưng không được quay phim và chụp ảnh. Ngoài bốn người thân của bên nguyên đơn là mẹ, vợ và hai con của ông Trịnh Xuân Tùng, một số nhân vật khác cũng được phép tham dự. Tuy nhiên, theo cô Trịnh Kim Tiến, phiên toà diễn ra rất nhanh chóng. 

“Đây là một phiên toà mở nhưng quá trình xét xử diễn ra nhanh chóng”.

Tại phiên toà, luật sư bên nguyên đề nghị xử theo tội “Gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, vị luật sư này đã không hoàn toàn có cơ hội trình bày những luận cứ của mình:


Anh Trịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng. Ảnh của báo cơ quan thanh tra chính phủ.
Anh Trịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng. Ảnh của báo cơ quan thanh tra chính phủ. 

“Đến phần hai luật sư tranh cãi thì luật sư của tôi liên tục bị cắt lời. Sau đó, viện Kiểm sát đối đáp lời luật sư của tôi và LS của tôi xin đối đáp lại thì toà nói rằng đã hết giờ”.
tôi có đưa ra yêu cầu triệu tập thêm một nhân chứng nữa để chứng minh rằng những người trực ban hôm ấy không cho tôi đưa bố tôi đi cấp cứu. Nhưng toà cũng bác bỏ yêu cầu đó vì cho rằng tôi đã không đưa yêu cầu ấy ra ngay từ  đầu với cơ quan điều tra
cô Trịnh Kim Tiến

Trước khi vụ xử diễn ra, luật sư bên nguyên và gia đình có đưa ra một số yêu cầu nhưng không được chấp nhận. Trong đó có yêu cầu hoãn phiên xử. Cô Trịnh Kim Tiến cho biết: 

“Luật sư của tôi yêu cầu hoãn phiên toà vì 3 nhân chứng trong hồ sơ luận cứ vắng mặt. Đó là ba người dân ở bến xe. Nhưng phiên toà vẫn diễn ra. Sau đó, tôi có đưa ra yêu cầu triệu tập thêm một nhân chứng nữa để chứng minh rằng những người trực ban hôm ấy không cho tôi đưa bố tôi đi cấp cứu. Nhưng toà cũng bác bỏ yêu cầu đó vì cho rằng tôi đã không đưa yêu cầu ấy ra ngay từ  đầu với cơ quan điều tra”. 

Dư luận cũng đổ dồn sự chú ý vào thái độ của ông Nguyễn Văn Ninh tại tòa, người trước đó được cho đã có những lời không đúng đạo đức nghề nghiệp khi đòi “cho thêm vài cái tát” khi ông Tùng kêu khát nước và muốn được đỡ ngồi dậy vì tứ chi đã bị liệt. Tại phiên toà, ông Nguyễn Văn Ninh cho biết ông “chia sẻ với gia đình ông Trịnh Xuân Tùng” và cho đây là “tai nạn nghề nghiệp”. Cô Kim Tiến thuật lại:
Bị cáo không xin lỗi gia đình nạn nhân và không xin khoan hồng nhưng toà đã gợi ý cho bị cáo xin khoan hồng
anh Nguyễn Tiến Nam

“Ông ta nói đó là trách nhiệm của ông ta và ông ta đã làm đúng với trách nhiệm. Việc ông Tùng chết là việc không mong muốn. Ông ta chia sẻ với gia đình. Ông ta chỉ chia sẻ và không hề có một lời xin lỗi”. 

Trước khi có quyết định của toà án, mức án luật sư bên bị đề nghị là án treo và mức đề nghị của HĐXX là 3¬ đến 4 năm tù giam. Theo anh Nguyễn Tiến Nam, toà đã gợi ý để bị cáo xin khoan hồng. 

“Bị cáo không xin lỗi gia đình nạn nhân và không xin khoan hồng nhưng toà đã gợi ý cho bị cáo xin khoan hồng”.


Được biết, theo điều 97 của BLHS Việt Nam, “Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. 

Đánh gãy xương cổ và xương cột sống rồi còng, xích vào gốc cây
Sau khi kết thúc phiên toà, gia đình và thân nhân của gia đình ông Trịnh Xuân Tùng giăng băng rôn và biểu tình phản đối bản án.

Hiện tại có rất nhiều ý kiến trái chiều về mức án đề nghị cũng như mức án tuyên dành cho bị cáo.


Gia đình đau đớn ngày tang lễ ông Trịnh Xuân Tùng. RFA file
Gia đình đau đớn ngày tang lễ ông Trịnh Xuân Tùng. RFA file 

Cũng xin được nói thêm, theo tài liệu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW, tình trạng lạm quyền của cảnh sát Việt Nam ngày càng tệ. Chỉ tính trong năm 2011, tổ chức này đã ghi nhận 21 trường hợp bị thiệt mạng trong lúc bị giam giữ.
ông Trịnh Xuân Tùng bị mang về phường với tư thế tay bị còng và chân xích vào gốc cây. Khi gia đình phát hiện, đã yêu cầu được cho ông Tùng ăn uống và đưa đi khám nhưng đề nghị này không được chấp thuận.

Xin được nhắc lại, ông Trịnh Xuân Tùng, sinh năm 1958, ngụ tại quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội. Ngày 28 tháng 2 năm ngoái, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe ôm và tháo nón bảo hiểm xuống để nghe điện thoại và bị trung tá công an giao thông Nguyến Văn Ninh thổi phạt.


Chiều cùng ngày, khi đóng phạt, hai bên không thống nhất với nhau về số tiền phạt. Trong lúc đôi co qua lại, ông Trịnh Xuân Tùng vung tay trúng vào mặt viên cảnh sát và bị ông này dùng dùi cui đánh vào phần gáy và đầu ông Tùng. Theo lời nhân chứng, vài người dân phòng cũng tham gia đánh ông Tùng.
Đến 9 giờ tối cùng ngày, ông Tùng có dấu hiệu nguy kịch và được đưa đi bệnh viện. Ông Trịnh Xuân Tùng mất một tuần sau đó vì gãy xương cổ và xương cột sống gây ra liệt tứ chi và liệt hô hấp.
Sau đó, ông Trịnh Xuân Tùng bị mang về phường với tư thế tay bị còng và chân xích vào gốc cây. Khi gia đình phát hiện, đã yêu cầu được cho ông Tùng ăn uống và đưa đi khám nhưng đề nghị này không được chấp thuận. Đến 9 giờ tối cùng ngày, ông Tùng có dấu hiệu nguy kịch và được đưa đi bệnh viện. Ông Trịnh Xuân Tùng mất một tuần sau đó vì gãy xương cổ và xương cột sống gây ra liệt tứ chi và liệt hô hấp.

Sự việc gây bức xúc trong dư luận vì hành động được cho là vượt quá thẩm quyền và không đúng đạo đức của một cảnh sát. Nhiều người cũng cho rằng khi ông Tùng bị liệt thì việc còng tay và xích chân là không cần thiết và thậm chí trái pháp luật.

Ngày 2 tháng 3 năm ngoái, gia đình ông Trịnh Xuân Tùng chính thức có đơn khởi kiện đối với trung tá Nguyễn Văn Ninh. Ngày 7 tháng 3, công an có quyết định khởi tố vụ án nhưng không có quyết định khởi tố bị can. Ngày 9 tháng 3, công an có quyết định khởi tố bị can nhưng cho biết phải đợi tước danh hiệu ông Nguyễn Văn Ninh mới có lệnh bắt tạm giam. Ngày 10/3, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam với ông Nguyễn Văn Ninh.


Nguồn: BBC & RFA. 

33 nhận xét :

  1. http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/quan-danh-co-vua-duoc-tang-danh-hieu-chien-si-thi-dua/

    Trả lờiXóa
  2. Hành động dã man nầy tù chung thân con ít. Họ bao che, xử như đùa thế nầy ai còn xem luật pháp là cái thớ gì ?

    Trả lờiXóa
  3. “Luật sư của tôi yêu cầu hoãn phiên toà vì 3 nhân chứng trong hồ sơ luận cứ vắng mặt. Đó là ba người dân ở bến xe. Nhưng phiên toà vẫn diễn ra. Sau đó, tôi có đưa ra yêu cầu triệu tập thêm một nhân chứng nữa để chứng minh rằng những người trực ban hôm ấy không cho tôi đưa bố tôi đi cấp cứu. Nhưng toà cũng bác bỏ yêu cầu đó vì cho rằng tôi đã không đưa yêu cầu ấy ra ngay từ đầu với cơ quan điều tra”. Đề nghị bạn đọc nào thạo về Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam cho ý kiến chứ tôi sống ở nước ngoài nghe những tin này thấy quá lạ. Tôi hiểu phiên Tòa mở ra là để xét xử. Mặc dù công an đã lấy các lời khai (nhưng nên nhớ là khi công an lấy lời khai lúc đó nhân chứng có thể đã quên chi tiết quan trọng) -, nhưng nguyên tắc Tòa xét xử là chỉ căn cứ chủ yếu vào những điều nêu ra tại Tòa. Thực tế ở Đức nhiều người ra tòa vẫn khai là tôi đã trình bầy hết cho công an, tuy nhiên Tòa vẫn đề nghị người đó trình bầy cho Tòa nghe lại chứ tài liệu của công an Tòa đã biết, nhưng chỉ để tham khảo đối, chiếu chứ không phải là tài liệu quyết định!!! Đặc biệt về chi tiết nhân chứng thì hướng dẫn của giấy triệu tập Tòa ở Đức còn hướng dẫn cụ thể cho bị cáo, là bị cáo có quyền đưa, hay mời trực tiếp nhân chứng đến phiên tòa không cần có sự đồng ý của Tòa và Viện công tố. Duy nhất là chỉ cần báo sớm cho Tòa và viện công tố trước phiên Tòa. Mạnh dạn có vài ý kiến để mọi người tham khảo.

    Hoàng Hải

    Trả lờiXóa
  4. NGƯỢC LẠI DÂN ĐÁNH/GIẾT CÔNG AN THÌ SAO ? DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT VÀI VÍ DỤ NHO NHỎ :

    Lời bình : tốt nhất không dây với hủi, còn nếu đã vào đường cùng đừng có nhân nhượng xác định "Trạng chết Chúa cũng băng hà".

    1) Quảng Bình: Tử hình kẻ giết công an
    http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Phap-luat/124257/qu7843ng-binh-t7917-hinh-k7867-gi7871t-cong-an.htm

    2) Nước mắt muộn mằn của kẻ giết công an (Chung thân)
    http://vietrustlaw.com.vn/home/index.php?option=com_content&task=view&id=330&Itemid=4

    3) 30 tháng tù giam cho kẻ dọa giết Công an (Dọa chứ chưa giết)
    http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2010/4/129552.cand

    4)Giết công an ấp lãnh 12 năm tù
    http://phapluattp.vn/246497p1015c1074/giet-cong-an-ap-lanh-12-nam-tu.htm

    5) Kẻ giết công an lạnh lùng nhận án tử hình
    http://vnn.vietnamnet.vn/xahoi/200912/Ke-giet-cong-an-lanh-lung-nhan-an-tu-hinh-881818/

    6) Một ngày xử 2 vụ đánh công an (đánh công an bị 3 năm tù)
    http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Mot-ngay-xu-2-vu-danh-cong-an/34283

    7) Đà Nẵng: đánh công an lãnh 10 năm tù (cho 2 người)
    http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200348/101999.aspx

    Trả lờiXóa
  5. Như tôi đã nhận định ở bài trước thì nay có thể kết luận tên Nguyễn văn Ninh không phải là con người, hắn không hề tỏ chút hối hận nào với gia đình nạn nhân, cái từ "chia sẻ" ở đây cho tôi hiểu rằng hắn đã chi tiền lo ma chay là "xong nhiệm vụ"...

    Thế mới biết làm người cho đúng nghĩa đâu có dễ...

    Ở cái xã hội ung nhọt hiện giờ chỉ có bọn sâu sai nha, sâu bọ mang hình người mà thôi. Thế mà cũng đóng lon sĩ quan...

    TH

    Trả lờiXóa
  6. “Khi tòa đọc cáo trạng và hỏi Nguyễn Văn Ninh thì
    ông ta nói rằng ông ta hoàn toàn làm đúng pháp luật và hành động của ông ta là không được mong muốn.”

    “Ông ta không hề tỏ ra hối hận hay xin lỗi gia đình tôi một câu nào.”

    Như vậy NVN đã tỏ ra hết sức ngoan cố, không có lời nói và hành động Ăn năm Sám hối.
    Việc Tòa tuyên cào 4 năm tù chứng tỏ hắn không thể làm đúng Pháp luận như hắn cãi!

    4 tên dân phòng đánh hội đồng hay tiếp tay cho Ninh cũng cần phải xử tù ít nhất 10 năm, song ở đây không thấy Tòa xét tới???

    Nhà Phật có câu Quay đầu là bờ, nếu hắn tỏ dã tâm như vậy thì càng khó hoàn lương và tội càng thêm nặng. Nếu đời tha thì hắn cũng không thoát dược luật nhân quả của Trời.

    Trả lờiXóa
  7. Ông Nguyễn Văn Ninh là một người có bản chất hoang dã, thích hành hạ người khác. Trong con người này luôn có ý thức giết người và ra tay khi có dịp. Lẽ ra những người bệnh họan như vậy không nên được trao quyền lực và vũ khí cho họ. Nhưng ông ta đã là một sĩ quan công an.
    Tòa án đã không làm đúng chức trách của một cơ quan tư pháp, độc lập xét xử, và bảo vệ công lý. Ở đây tòa đã vi phạm tinh thần bảo vệ công lý của ngành tư pháp khi không chấp nhận cho nhân chứng có mặt tại tòa, gây cản trở cho luật sư của bên nguyên. Rõ ràng tòa đã không hòan thành được cái chức trách của mình. Vì vậy, tòa không có thanh danh, hay nói chính xác hơn, tòa đã làm mất cái tính chính danh của nền tư pháp Việt Nam.
    Trong lúc này đây, bằng việc làm của mình, cô Kim Tiến cất cao tiếng nói của lương tri, của lẽ phải, cô kêu gọi một nền tư pháp vô tư, cô tranh đấu vì công lý và cho công lý trên đất nước này. Cô Kim Tiến không muốn thấy bất cứ một trường hợp đau lòng tương tự nào xảy ra trên đất nước của mình, cô là một người đấu tranh vì đồng bào của mình. Tiếng nói của cô đã vượt khỏi biên giới của một quốc gia, tiếng nói của cô giờ đây là tiếng nói lương tri của nhân loại, là lời kêu gọi đấu tranh cho lẽ phải được phát đi trên tòan cầu. Cô sẽ tiếp tục đi trên con đường của mình cho đến khi nào có một nền tư pháp vô tư, và khi ấy bạo quyền không còn hiện diện.

    Trả lờiXóa
  8. Tham khảo: thẩm phán "chính xác là sợ chứ không phải dè dặt trước UB" nhất là chủ tịch (thường là phó bí thư), - đóng vai trò quyết định chấp nhận thẩm phán hay không (của cấp ủy). Đây là án hành chính, nhưng rõ ràng là Hiến pháp nói thẩm phán độc lập, nhưng sự thật báo pháp luật rồi thẩm phán ... cũng thấy rõ không phải vậy! Ai cũng biết mà đố các vị vì sao không sửa được?
    http://phapluattp.vn/2012011211204538p0c1063/xu-an-hanh-chinh-toa-de-dat-truoc-ubnd.htm
    Nếu ai kiện hành chính, kể cả vụ Huyện Hoài Đức nếu kiện tại Tòa Huyện thì khả năng thắng rất ít! Thử đề nghị thẩm phán không phải của Tòa Hoài Đức, hay xin xử ở Tòa huyện khác! Còn không chỉ may lên Tòa cấp trên mới thoát khỏi vòng "kim cô" cấp ủy Hoài Đức" chi phối.

    MT

    Trả lờiXóa
  9. Trung tá công an làm chết người bị phạt 4 năm tù

    http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/trung-ta-cong-an-lam-chet-nguoi-bi-phat-4-nam-tu/

    Trả lờiXóa
  10. Trung tá công an bị tố đánh dân gãy cổ

    http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/03/trung-ta-cong-an-bi-to-danh-dan-gay-co/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cùng trên một tờ báo, cách nhau mới 9 tháng mà hai bài báo nói khác hẳn nhau. Bài năm ngoái ký tên N.Anh, bài hôm nay ký tên Nam Anh.
      VNexpress có nên đổi tên thành "cái lưỡi không xương"?

      Xóa
  11. ‘Không để xảy ra oan sai trong xét xử’

    “Ngành tòa án cần nâng cao chất lượng để không xảy ra oan sai và bỏ sót tội phạm trong xét xử”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo tại hội nghị triển khai công tác ngành năm 2012.

    Ngày 3/1, phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết ngành tòa án vẫn còn nhiều bản án phải hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán, một số vụ án ghi không rõ ràng gây khó khăn cho việc thi hành án…

    “Tuy không để xảy ra những vụ oan sai nhưng vẫn còn sai sót nghiêm trọng. Một số bản án, quyết định của tòa án chưa có tính thuyết phục cao”, Chủ tịch nước nói.


    http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/khong-de-xay-ra-oan-sai-trong-xet-xu/

    Trả lờiXóa
  12. tòa án xét xử như vậy là họ khuyến khích công an tiếp tục hành động giết người rồi, mai mốt người dân cần thận trọng khi tiếp xúc với đối tượng này!!

    Trả lờiXóa
  13. Tội cố ý giết người mà bản án nhẹ nhõm thế nầy, thì Công An sẽ giết lương dân vô tội khủng khiếp nữa cho mà coi, đồng nghĩa với công lý vô trách nhiệm với lương dân,

    Trả lờiXóa
  14. "Tam quyền" nhất lập xử thế là đã "biết" sợ đấy; chứ không ông Ninh còn lên thêm một chức nữa là chuyện thường ở xã hội này.

    Trả lờiXóa
  15. không tưc bản án bằng hành động và thái độ của thằng Ninh

    Trả lờiXóa
  16. Vô chính phủ, vô pháp luật! Thật đáng sợ!

    Trả lờiXóa
  17. xin hỏi muốn nêu tên thật của mình thì phải làm sao. chứ cứ "năc danh" hoài nhục lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi hiểu, ở ô "Nhận xét với tư cách là...", bác nhấn vào mũi tên chỉ xuống để chọn mục thích hợp. Bác có thể chọn mục "Tên/URL", sau đó điền tên hay bút danh mà bác chọn vào ô "Tên", còn ô "URL" có thể để trống. Như vậy khi bác "xuất bản" nhận xét, nai chữ "nặc danh" sẽ thay bằng tên/bút danh bác chọn. Bác nhớ lấy tên/bút danh đó, để lần sau cũng sẽ làm như vậy nếu muốn.

      Xóa
  18. Bản án rõ ràng là chưa thỏa đáng đối với bản chất phi nhân của hành vi đánh người tàn ác rồi không cho nạn nhân được chăm sóc y tế!

    Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng vụ án này đã là tấm gương cho ngành công an. Hy vọng rằng trong tương lai các công an viên sẽ biết nương tay khi sử dụng bạo lực.

    Còn việc không cho người bị đánh đến bất tỉnh được chăm sóc y tế, đó là một sự vi phạm nhân quyền! Chúng ta cần phải chỉ rõ ra là như vậy và phải đưa nó vào luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ là gương xấu chớ không phải tấm gương cảnh tỉnh công an viên bác Trần Khách ạ. Bản án e sẽ có nghĩa là: cứ đánh dân thoải mái vì đã cò Tòa bao che! Ngoài ra còn có nghĩa là: dân mà dám đụng tới CA thì chỉ có chết!

      Xóa
  19. muốn nêu tên thật của minh đơn giản thôi vào mục chọn hồ sơ,sau đó vào mục
    tên/URL đánh tên vào mục tên,bỏ trống mục url

    Trả lờiXóa
  20. Nặc danhJan 13, 2012 05:40 PM
    xin hỏi muốn nêu tên thật của mình thì phải làm sao. chứ cứ "năc danh" hoài nhục lắm
    + Bạn vào phần chọn Hồ sơ -->> Tên URL -->> ghi tên

    Trả lờiXóa
  21. TÔI HOÀN TOÁN KHÔNG TIN TƯỞNG VÀO LUẬT PHÁP VIET NAM - MỘT THỨ LUẬT PHÁP KHÔNG GIỐNG CON GIÁP NÀO CẢ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đồng tình với ý kiến của bạn

      Xóa
  22. TÒA ÁN TRỞ NÊN NHỎ BÉ TRƯỚC NGƯỜI-KHỔNG-LỒ-KIM-TIẾN.

    Cô Kim Tiến trở nên người khổng lồ vì cô đã nói tiếng nói thể hiện nguyện vọng và ý chí của tòan dân yêu công lý.

    Trả lờiXóa
  23. Trong bộ luật Tố tụng hình sự, cần phải bổ sung tội danh: gây chết người trong khi thi hành công vụ do hành vi côn đồ. Khung hình phạt từ 12-15 năm dành cho những tội phạm như tên Ninh này.

    Trả lờiXóa
  24. Người tài vợ nuôilúc 15:41 14 tháng 1, 2012

    Bạn nào biết nhân thân của phạm nhân,cựu trung tá công an Nguyễn văn Ninh thì cho bà con biết với.Nếu biết được nhân thân của tên tội phạm này,thì chúng ta sẽ hiểu được căn nguyên của tội ác ,tên Ninh đã gây ra cho đồng loại.

    Trả lờiXóa
  25. "Công lý" có nghĩa từ lâu là "bẻ cong pháp lý". Chính những quan tòa mới là "pháp luật".

    Trả lờiXóa
  26. Sao không đưa một bức ảnh nào của tên Ninh lên để mọi người "coi tướng" kẻ vô tri ?

    Trả lờiXóa
  27. Đây là ảnh tên Ác ôn khát máu Nguyễn Văn Ninhlúc 17:18 14 tháng 1, 2012

    Ông Nguyễn Văn Ninh tại tòa. Ảnh: N.Anh

    http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/trung-ta-cong-an-lam-chet-nguoi-bi-phat-4-nam-tu/

    Bình: Trông mặt hắn lỳ lợm và ngoan cố- vì hắn nghĩ hắn đang bảo vệ công quyền!
    hắn có quyền đánh giết người( lộng quyền-cậy quyền).
    Hy vọng tên này ăn năn hối cải là khó, trừ trường hợp tuyên án tù chung thân! họa may mới có hy vọng hắn động lòng.

    Trả lờiXóa
  28. Sao gia đình không đưa vụ này ra tòa án quốc tế, chẳng hạn như Ủy ban nhân quyền LHQ. Tòa cấp dưới xử không công minh thì kiện lên tòa cấp trên. Tòa trong nước xử không được thì đưa ra tòa quốc tế. Bác nào luật sư, giỏi luật quốc tế tư vấn giúp cho gia đình Kim Tiến đi.

    Năm mới, Tết đến mà toàn chuyện đau lòng. Buồn quá.

    Trả lờiXóa
  29. Có nỗi đau nào hơn thế không?
    Mẹ mất Con, Con mất Bố, Vợ mất Chồng,
    Tên mãnh thú giết người cần đền mạng!
    Sao chỉ xử tù có 4 năm?

    “Tòa án nhân dân” bảo vệ ai,
    Bảo vệ dân? hay kẻ độc tài?
    Hỡi những ai là “Lương tâm thời đại”
    Xin ra tay cứu vớt Dân tộc này.

    Xin sẻ chia cháu Tiến nỗi buồn này
    Nhất định rồi sẽ có một ngày mai
    Dân Việt mình có quyền được sướng
    Có Tự do, có Hạnh phúc, có Tương lại.

    Trả lờiXóa