Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

NGỪNG QUẢNG CÁO HAY CHẤP NHẬN NGUY CƠ TẨY CHAY?

Hứa Văn Cởi
.
Nền kinh tế của ta hiện như cái cây bị trồng vào nơi đất xấu, tù túng, cây dại leo nhằng nhịt lại thêm cớm nắng của cái cây to kề bên  nên ẻo lả, bệnh tật . Các bộ phận teo tóp, oằn xuống, nứt nẻ  bong rộp... Thi thoảng nó được người ta bồi bổ bằng phân công nghiệp nhập ngoại thúc ép nó phình chỗ nọ, lòi chỗ kia rất quái dị nhưng lại được gọi là phát triển. Chẳng ai cần nó đơm hoa kết trái, phát triển bền vững theo lẽ tựi nhiên để vươn tới tận trời xanh. (Khi cần xanh tươi thì lá nhựa nhập ngoại buộc vào; khi cần rực rỡ thì người ta khoác lên mình nó đèn lồng đỏ , đèn nhấp nháy Trung Quốc và cắm điện). Giống phân hoá học dù là rất có hại cho cây, cho đất và cho người sử dụng nhưng được cái bốc cực nhanh, lũ sâu bọ chỉ cần có thế, thả phanh tiêu hoá, thậm chí chúng còn không biết và không cần biết chúng đang giết cây chủ để  nhẫy nhụa béo. Mà thế cũng phải, có con nhủ: cái cây chưa chết ngay tao thì chỉ có mùa; con khác không cần nói, búng càng tanh tách đe doạ, ai cũng ngầm hiểu chúng có càng có cánh bay tới cây khác bất cứ kúc nào. 

Nhưng vốn dòng đại thụ từ ngàn xưa truyền lại nên từ sâu trong tâm từng tế bào hạt nhựa, mã gen quý đang cựa mình nhân rộng. Sức mạnh di truyền thiêng liêng tiết ra chất đề kháng sẽ tiêu diệt mọi xâm thực đến từ bên ngoài. Khi cái cây đủ trưởng thành như lẽ ra nó phải thế thì chẳng còn cây dại, côn trùng nào làm hại nó được. Những ký sinh cũng trở thành hổ phách, phong lan!

Không thể sốt ruột thúc ép nhưng cũng không thể đợi chờ. Mỗi tế bào cần hành động ngay hôm nay, ngay giờ này, khắc này vì một cây đại thụ trường tồn !

Trở lại việc của chúng ta.

Hôm qua, lần đầu trong đời tôi có bài viết ngắn định treo nơi đông người qua lại. Sáng nay, cậy cục nhờ được chỗ để vào mạng. Vui và Cảm Động quá! Không những bài đã được đăng mà còn có mấy chục người ủng hộ. Cảm ơn anh Diện! Cảm ơn Đồng bào ghé đọc!

Như trên đã nói, mỗi tế bào cần hành động ngay nhưng rõ ràng là phải hành động thông minh, đúng mực thì hiệu quả mới cao. Theo thiển ý của tôi thì, mỗi doanh nhân Việt, dù doanh nghiệp của họ chưa phải tất cả đều là những ngọn chồi mập mạp nhưng ít ra cũng là cái lá sâu của cây tổ. Phần lành lặn của lá xanh vẫn miệt mài quang hợp cho mình và cho cây. Chúng ta nên nâng niu nó, bắt sâu cho nó hơn là vặt trụi nó đi. Khi viết bài cảnh báo các doanh nghiệp, tôi chỉ muốn trình bày lẽ thiệt hơn cho họ. Bài toán là: chắc chắn bộ phim sẽ nhiều khán giả, kể cả những người phản đối mạnh nhất cũng muốn nhìn qua để biết nó bậy bạ đến đâu mà phỉ nhổ, thế thì, hình ảnh doanh nghiệp sẽ đến được nhiều người. Ở đây phát sinh hai giả thiết: nếu hình ảnh gắn với cái đẹp thì việc quảng cáo thành công mỹ mãn; nhưng nếu bị đánh giá là đồng lõa với việc phản quốc vì đồng tiền thì hình ảnh doanh nghiệp không thể không xấu đi. Nhất là khi nhiều người có ý thức rõ ràng để ghi nhớ và tẩy chay thì chắc chắn doanh nghiệp ít nhất là mất đi vĩnh viễn một bộ phận khách hàng. Trong trường hợp này, càng đông người xem, càng thiệt hại.

Là doanh nghiệp thì tất nhiên lợi nhuận là hơn hết, cứ tạm bỏ qua yếu tố nhân văn và lòng yêu nước, các ngài doanh nhân và cán bộ PR cũng vẫn nên cân nhắc thiệt hơn!

Ngừng quảng cáo hay chấp nhận nguy cơ tẩy chay?
                                        

Đọc tiếp...

NGUYỄN XUÂN DIỆN TỰ TRỰC TUYẾN VỀ BỘ PHIM PHẢN QUỐC

Thưa chư vị,

Mời chư vị đặt các câu hỏi, nêu các ý kiến xung quanh bộ phim "Đường tới thành Thăng Long" và việc Đài TH quốc gia (VTV) dự kiến phát sóng toàn quốc bộ phim này vào ngày 30.6 tới.

Sáng nay đi viếng đám ma, về trễ. Ở đó, thấy anh Dương Trung Quốc, định ngỏ lời rủ làm trực tuyến, nhưng lại ngại làm phiền anh, nên lại thôi.

Bây giờ, chỉ có tôi và các vị. Tôi tự hỏi, tự trả lời. Chư vị phang tôi, tôi cũng phang lại cho xôm trò.

NGUYỄN XUÂN DIỆN TỰ TRỰC TUYẾN
VỀ PHIM "ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG"

Hỏi: Ông Diện, ông đã xem tí nào cái phim đó chưa?

Trả lời: Tôi chưa. Hồi tháng 9 năm ngoái thì xem kỹ cái đoạn quảng cáo phim này trên mạng.

Hỏi: Ông chưa xem, mà sao ông cứ hoắng lên thế? Để xem rồi hãy phán! Ông là nhà nghiên cứu cơ mà!

Trả lời: Tôi chưa xem phim, nhưng tôi đã theo dõi quá trình làm phim này. Đã gặp và phỏng vấn trực tuyến trên Blog các ông Trịnh Quang Vũ, Phan Cẩm Thượng và gần đây là ông Lê Văn Lan.

Tôi cũng đã đọc kịch bản phim này, cả bản tiếng Việt tiếng Tàu, do Họa sĩ Trịnh Quang Vũ cung cấp. Tôi cũng xem các thiết kế trang phục và bối cảnh của phim, do chuyên gia Việt Nam đề xuất. Tôi tin nhà sử học Lê Văn Lan nói. Ông ấy nói: "kiên quyết phản đối việc chiếu bộ phim này ở các rạp và trên sóng Đài Truyền hình quốc gia cũng như các Đài truyền hình địa phương. Tôi tin chắc rằng đồng bào tôi cũng như tôi, không thể "tự hào" về mình, và tổ tiên của mình, ở một giai đoạn lịch sử quan trọng lại Tàu như thế này!". Ông còn nói rằng: "Tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người kêu gọi tẩy chay bộ phim này".

Nhà sử học mà người ta nói thế! Nói rằng phim này xuyên tạc lịch sử (Nhân vật và Sự kiện), và kiên quyết phản đối, vì "những nhân vật lịch sử trong phim đều bị bóp méo làm cho sai lệch đi. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ vì nó là một sự xuyên tạc lịch sử trong một tác phẩm nghệ thuật mà hơn thế qua đây thì việc giáo dục về truyền thống anh hùng của dân tộc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng". Thế thì ghê lắm rồi!

Hỏi: Thì cứ để nhân dân xem, rồi nhân dân tự phán xét. Nhân dân ta sáng suốt lắm, ông ơi!

Trả lời: Thế ông định giải tán Ban Tuyên giáo TW à? Ban Tuyên giáo và các cơ quan quản lý văn hóa là những cơ quan tư vấn, hoạch định, chỉ đạo về công tác tư tưởng văn hóa. Và rồi còn hàng chục các Cục, Vụ, Viện nữa...

Thế tôi hỏi ông nhé. Tại sao có rất nhiều cuốn sách độc hại đến tận nhà xuất bản, đến tận bàn biên tập, thậm chí có những cuốn đã in ra, vẫn bị cấm in hoặc thu hồi. Bây giờ, biết bộ phim độc như thế, mà vẫn đưa đến làm món ăn tinh thần cho ngót trăm triệu đồng bào mà không can ngăn, cấm chỉ đi, thì để đồng bào chết ráo đi à? Ban Tuyên giáo đời nào làm thế!

Nên nhớ, 1000 năm trước, trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã cầm quân sang tận hai châu Ung, Liêm của đất Tống để thị uy. Đoàn quân của Lý Thường Kiệt có lá cờ đề rằng "Phạt Tống lộ bố văn"(bài văn nói rõ việc đánh Tống). Đấy, cha ông ngày xưa là thế.

Cái phim này, nó như là cuộc tấn công bằng văn hóa đây! Ta có chế ngự nó, hay là "bó giáo quy hàng"?

Hỏi: Vậy thì ông Diện ơi, ông định phản đối việc hợp tác trong các hoạt động sáng tạo văn nghệ ư? Các nước người ta hợp tác làm phim rất ok cơ mà!

Trả lời: Chuyện hợp tác trong ngoài trong các hoạt động sáng tạo văn nghệ là chuyện bình thường. Nhất là trong tình hình nền điện ảnh nước nhà hiện nay - như ông Nguyễn Huy Thiệp đã viết trong Tuổi 20 yêu dấu: Ngồi buồn cởi cúc xem chim/ Còn hơn vào rạp xem phim nước mình (thơ Trần Đăng Khoa) - thì hợp tác và nhờ sự giúp đỡ của bên ngoài là cần thiết chứ.

Nhưng, riêng với cái phim này đã sai ngay từ lúc chọn đối tác là Trung Quốc. Ai đời làm một bộ phim để mừng Đại lễ Thăng Long, đề cao Lý Công Uẩn và các anh hùng chống giặc Phương Bắc mà lại mời hậu duệ của kẻ thù của cha ông mình làm cho thì thật..."Xin lỗi! Chịu hổng nổi!".

Kịch bản - Đạo diễn - Trang phục - Đạo cụ - Bối cảnh - Phim trường - Diễn viên quần chúng - Hậu kỳ đều do người Tàu làm cả.

Kịch bản đưa ra, họ sửa thế nào phải nghe thế. Trang phục bà Đoàn Thị Tình vẽ cũng thuần Việt đấy, may sẵn đem sang thì bị bỏ đi cả. Họ bảo không đúng (lời ông Phan Cẩm Thượng) phải may lại theo ý họ. Họ cứ nhất mực như vậy. Đạo cụ (nhà cửa đồ dùng, binh khí, cờ quạt...) thôi thì nó đưa cho cái gì thì cầm cái đó mà múa may, chứ biết nói sao! Bối cảnh là đền đài, cung điện của Tàu - đã từng dùng để đóng phim Tam Quốc. Vì thế, Lý Công Uẩn mới lên ngôi trong một ngôi chùa Tàu (lời ông Lê Văn Lan). Đoàn ta đi chỉ có khoảng 40 người tất cả, vậy thì diễn viên quần chúng là phải mượn người Tàu - cứ cận cảnh là mắt một mí...Hậu kỳ nữa, cái này họ làm cả.

Hỏi: Này ông Xuân Diện, ông có biết những ai ủng hộ cho chiếu phim này không? Ai? Ông chỉ rõ tên ra cho chúng tôi biết? 
.
Trả lời: Ngay từ hôm 23 tháng 4 năm 2011, tôi đã nhận được tin ông Đỗ Kim Cuông, Vụ trưởng Vụ Văn Nghệ, Ban Tuyên giáo trung ương có chuyến công tác tại Miền Trung. Tại một cuộc họp với giới văn nghệ của 1 tỉnh, ông cho rằng phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long từng bị "dư luận lên án, phê phán, là TQ hoá, là làm theo sự chi phối của một quyền lực nào đó, là công ty riêng bỏ ra cả trăm tỉ để làm, đã được cắt sửa và giờ đã tạm ổn".

Ông cũng yêu cầu công chúng có cái nhìn mới, không nên quy chụp như thế. Ông Đỗ Kim Cuông cũng thông tin rằng, Đài truyền hình đang xếp lịch phát sóng bộ phim này.

Ông Lê Văn Lan còn cho biết trong rất nhiều cuộc họp của Hội đồng duyệt phim với sự có mặt của ông, ông đều phản đối và cho đến phiên họp cuối, ông vẫn kịch liệt phản đối chiếu phim này trên Đài Truyền hình quốc gia. Tại cuộc họp của Hội đồng duyệt phim, ông Đỗ Kim Cuông đã nhiều lần lên án và phản bác lại ông Lê Văn Lan.

Ông Lê Văn Lan cho biết Hội đồng này có khoảng 10 người, chỉ có ông Lan là phản đối chiếu phim này.

Lại nữa, ông Lê Ngọc Minh, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chủ tịch Hội đồng Duyệt phim quốc gia còn cho biết: Phim Lý Công Uẩn- Đường tới Thăng Long: Không phạm vào điều cấm (?!) (NLĐ). [biên tập lúc 18h26 - bỏ một đoạn ngắn]. (thêm: ông này hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ).

Được biết, cả ông Đinh Xuân Dũng nữa, cũng PGS.TS (nguyên Vụ trưởng Vụ Xuất bản, của Ban Tuyên giáo, đã hiu rồi) cũng ok phim này rồi! Thế thì đã rõ cả rồi! Để tý nữa tôi gọi điện cho Bà Hồng Ngát - nguyên Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh xem bà có trong Hội đồng này không và có bỏ phiếu OK không.

Hỏi: Vòng vo mãi thế ông Diện ơi! Tóm lại những ai phải chịu trách nhiệm về việc cho chiếu phim này và gây ra phản ứng không thể lường trước của dư luận trong thời điểm nhạy cảm này!

Trả lời: Thế nào là thời điểm nhạy cảm? Đất nước này, nếu không "bưng sông khiêng núi" đi chỗ khác, xa hẳn với Trung Quốc thì bao giờ cũng là nhạy cảm hết. Tôi muốn nói cho bác biết. Ta gần TQ như thế, núi liền núi, sông liền sông, chịu ảnh hưởng của văn hóa TQ rất nặng. Ta cũng nằm về khối Đông Nam Á, và văn hóa gốc của ta là văn hóa Đông Nam Á. Thế nhưng tôi hỏi, ngàn vạn đời nay, lúc nào ta cũng luôn chứng minh ta khác Trung Hoa. Nhiều khi, đến mức cực đoan ấy chứ! Nhưng có lúc nào ta phải chứng minh là ta khác một nước nào trong Đông Nam Á không?

Theo tôi, có 4 cơ quan phải chịu trách nhiệm trong chuyện này: 1- Ban Tuyên giáo trung ương; 2 - Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (ta cứ hay gọi tắt là Bộ Văn Thể Du); 3- Bộ Thông tin truyền thông (ta cứ hay gọi tắt là Bộ 4 T) và 4- Đài Truyền hình Việt Nam (gọi tắt là Vê Tê Vê).

Hỏi: Này, ông bảo ông theo dõi phim này lâu rồi. Xin hỏi ông một câu: Người ta đồn rằng phía Trung Quốc bỏ ra toàn bộ, hoặc một số tiền rất lớn để làm phim này? Điều đó đúng không?

Trả lời: Tôi vừa gọi điện cho Chị Hồng Ngát rồi. Chị Hồng Ngát (phu nhân của TSKH Phan Hồng Giang - bạn vong niên của Tễu tôi) bảo chị không nằm trong Hội đồng duyệt phim ở cả 3 lần.

Kia kìa! Báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Công An Nhân Dân đã loan tin rằng Cục Điện ảnh hiện đang làm thất thoát của Nhà nước và Nhân dân 42 tỷ đồng, trong đó có 26 tỷ đồng là do Ông Lê Ngọc Minh - Phó Cục trưởng ký (đang giám định chữ ký). Người kế toán của Cục này đã bỏ đi đâu mất 10 ngày nay rồi. Và hiện nay các cơ quan an ninh đang vào cuộc rồi. Đây, báo đây, ông đọc đi.

Còn chuyện Trung Quốc bỏ ra toàn bộ, hay là bỏ ra bao nhiêu tiền để làm phim này thì hiện có rất nhiều đồn đoán. Có người bảo khoảng 120 tỷ đồng làm phim này thì 100 % kinh phí là do phía Trung Quốc bỏ ra cả. Hãng Trường Thành chỉ là hợp lý hóa giấy má thôi. Đó là những lời đồn. Việc này tôi không biết. Bác nào muốn biết, xin đến 15 Trần Bình Trọng, Hà Nội, gặp cơ quan an ninh văn hóa A83 (tên cũ là A25) để hỏi thì biết ngay. Tôi không tìm hiểu chuyện này.

Hỏi: Ông Diện ơi, nếu ông ở vị trí ông Trần Bình Minh - Ủy viên TW Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, thì ông sẽ làm gì bây giờ?

Trả lời: Nếu là nếu thế nào? Làm gì có nếu. Nếu bác cứ ép tôi phải nếu, thì: Nếu tôi là một cán bộ của Đài TH Việt Nam tôi sẽ ngay lập tức in ra bài Tự Trực Tuyến của ông Nguyễn Xuân Diện, không chỉ bài này mà tất cả các bài có liên quan, trong cái Blog mới của ông ấy, gõ cửa, xin gặp TGĐ Trần Bình Minh để báo cáo và đặt lên bàn làm việc của TGĐ tập tài liệu này.

Hề hề...Tôi biết, vào buổi trưa, anh em ở Đài vào trang của tôi rất nhiều, rất rất nhiều. Chẳng lẽ không có ai làm điều đó?!

Còn nữa, nếu tôi là TGĐ Trần Bình Minh ư? Ngay chiều nay tôi sẽ xin gặp Ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương để báo cáo về dư luận xung quanh việc này. Rồi tiện xe, rẽ qua Ngô Quyền, rủ ông Hoàng Tuấn Anh, ông Lê Doãn Hợp đi nhậu để bàn chuyện. Và gọi ông Trịnh Văn Sơn - GĐ Hãng Trường Thành đến nữa! ...

Hỏi: Èo! Bác Diện này khó tính ghê. Nói "nếu" thôi, mà bác cứ cự nự mãi! 

Trả lời: Ồ! Thế là chuyển từ "ông" sang "bác" cho thân thiện hơn rồi à? ...(cười) 

Hỏi: Này, nhưng các bạn 8x, 9x xem phim đó, thấy cảnh đấm đá rất oách. Kỹ xảo cừ khôi, cảnh nào ra cảnh đấy, hơn hẳn mấy cái phim cổ trang dở hơi của điện ảnh nhà mình làm. Thanh niên "phê" thì bác nói sao? 

Trả lời: Ồ! Những nhà làm phim Trung Quốc chỉ mong chờ điều ấy. Phê à? Đấy là thuốc phiện. Thanh niên Việt Nam càng phê, thì người ta càng thích, vì mục đích người ta chỉ mong có như vậy! Nhưng mà, cái không khí hôm biểu tình 5.6.2011 mới rồi ở cả HN và tp Hồ Chí Minh mách bảo tôi rằng chính cánh thanh niên sẽ lại là người lên tiếng phản đối đấy. Nhét thuốc lắc vào miệng họ, họ đâu có chịu!
....

Đọc tiếp...

CẦN CHẶN ĐỨNG ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG CỦA CHÚNG

VTV chưa có quyết định cuối cùng về Ðường tới thành Thăng Long

Riêng về việc phim Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long tiếp sóng Huyền sử thiên đô, ông Nguyễn Thành Lưu cho hay: "Nếu ngừng chiếu Huyền sử thiên đô vì hết hợp đồng, chúng tôi phải chuẩn bị 20 tập phim khác cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên trong cuộc họp chính thức sáng nay (6-6), VTV chưa có quyết định cuối cùng sẽ chiếu bộ phim này".

Chưa có quyết định cuối cùng, nhưng trước đó thông tin dừng sóng Huyền sử thiên đô và lên sóng Ðường tới thành Thăng Long đã được loan báo rộng rãi.


Tạm dừng Huyền sử thiên đô:
Đặt khán giả vào sự đã rồi

TUỔI TRẺ - Thông tin bộ phim truyền hình lịch sử Huyền sử thiên đô sẽ tạm chia tay khán giả ở tập 20 vào ngày 29-6 (Tuổi Trẻ 5-6) đã gây ra nhiều thắc mắc nơi khán giả truyền hình. Người xem cảm thấy mình chưa được coi trọng khi bị đặt vào chuyện đã rồi.

Từ trái qua: diễn viên Trung Dũng (vai Lê Long Đĩnh) và Rich Ting (Xonsama) trong phim Huyền sử thiên đô - Ảnh: T.Linh

Huyền sử thiên đô mặc dù đã hoàn thành 42 tập nhưng nhà sản xuất - nhà đài chỉ ký hợp đồng phát sóng 20 tập đầu. Vì sao có bản hợp đồng ngắn ngủi này?

Với thắc mắc trên, chúng tôi nhận được phản hồi từ phòng phim Công ty Sao Thế Giới - đơn vị thực hiện Huyền sử thiên đô. Sự việc bắt đầu vào năm 2009, công ty đã đệ trình lên hội đồng duyệt phim của VTV 40 tập kịch bản hoàn chỉnh (phần 1) của bộ phim Huyền sử thiên đô. 40 tập kịch bản này đã được hội đồng xét duyệt nhận xét tốt về nội dung và đồng ý đưa vào sản xuất. Nhưng ngay cả thời điểm đó, bản thân nhà sản xuất và VTV đều chưa ấn định chính xác được thời điểm lên sóng của dự án.

Thứ nhất, về quy trình sản xuất, phim lịch sử ngốn chi phí khá lớn nếu so sánh với những dự án phim đương đại khác (vì nhiều yếu tố: bối cảnh, đạo cụ, phục trang, võ thuật, kỹ xảo...). Bên cạnh đó, đây lại là một trong những dự án phim lịch sử dài tập đầu tiên nên cũng có nhiều lo ngại về chất lượng nghệ thuật thật sự của dự án.

Trên cơ sở cả hai yếu tố trên, VTV ký hợp đồng với Công ty Sao Thế Giới 20 tập đầu “vừa để cân đối bài toán kinh tế vừa để thăm dò xem phim lịch sử có giá trị thật sự với khán giả Việt Nam không. Quan trọng nữa, dòng phim lịch sử có nguồn thu bằng với nguồn chi không để triển khai trình chiếu, thực hiện tiếp?”.

Dù còn nhiều điều hay dở, nhưng sau khi phát sóng, Huyền sử thiên đô đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía khán giả và công luận. Bộ phim cũng được quảng bá kỹ lưỡng, một phần để tiếp cận khán giả, phần nhiều hơn để chào bán phim cho nhà quảng cáo. Nhưng chính bản hợp đồng 20 tập đang đẩy Huyền sử thiên đô vào nguy cơ lỗ nặng.

Nhà sản xuất Nguyễn Hữu Trọng trong quá trình cùng Công ty Sao Thế Giới thương thảo với VTV đã đưa ra một thực tế: “Trường hợp Huyền sử thiên đô lỗ không phải vì rating (số lượng người xem) thấp, bán quảng cáo kém, mà vì chi phí sản xuất cao gấp nhiều lần chi phí một phim đương đại. Số lượng quảng cáo một tập phim (theo giá nhà đài) làm sao đủ thu hồi vốn sản xuất trên 1 tỉ đồng/tập? Chưa kể phim cần một khoảng thời gian dài hơi để thu hồi vốn, chiếu 20 tập là không đủ”.

Ông Hữu Trọng cũng nói thêm: “Công ty Sao Thế Giới đang một mình tự làm tự chịu. Từ lâu sau đại lễ không còn thấy ai nhắc đến trách nhiệm hay bất kỳ sự hỗ trợ, bảo hộ nào của Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đối với dòng phim lịch sử”.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, việc Huyền sử thiên đô chỉ có được bản hợp đồng ngắn còn vì lý do... chật sóng. Bà Nguyên Vân - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sao Thế Giới - cũng thừa nhận: “Lịch phát sóng của năm 2011, VTV đã lên khung từ trước để các nhà sản xuất thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch. Chúng tôi rất hiểu khó khăn này của VTV”. 

Xung quanh việc này, ông Nguyễn Thành Lưu - phó trưởng Ban thư ký biên tập, Ðài truyền hình Việt Nam - phản hồi như sau: “Lần đầu tiên đưa một bộ phim lịch sử có kinh phí đầu tư lớn, chúng tôi phải cân nhắc nhu cầu khán giả và cả bài toán kinh tế. Cách chiếu phim cuốn chiếu như thế này (sản xuất đến đâu phát đến đó) thuận lợi cho cả nhà sản xuất chứ không chỉ riêng VTV. Hợp đồng 20 tập là do cả hai bên cùng đồng thuận ký”.

Dừng lại ở tập 20 một bộ phim dự kiến 70 tập chỉ với lý do hết hợp đồng xem ra không phải là chuyện bình thường với người xem, nhất là với những người đã “lỡ xem”. Khán giả có vẻ đã không được tính đến trong cuộc bàn tính của những người trong cuộc.
NGA LINH

VTV chưa có quyết định cuối cùng về Ðường tới thành Thăng Long

Riêng về việc phim Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long tiếp sóng Huyền sử thiên đô, ông Nguyễn Thành Lưu cho hay: "Nếu ngừng chiếu Huyền sử thiên đô vì hết hợp đồng, chúng tôi phải chuẩn bị 20 tập phim khác cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên trong cuộc họp chính thức sáng nay (6-6), VTV chưa có quyết định cuối cùng sẽ chiếu bộ phim này".

Chưa có quyết định cuối cùng, nhưng trước đó thông tin dừng sóng Huyền sử thiên đô và lên sóng Ðường tới thành Thăng Long đã được loan báo rộng rãi.

Đọc tiếp...

GS CHU HẢO: HOAN HÔ THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

GS. Tương Lai tham gia biểu tình ngày 5.6
HOAN HÔ VIỆT NAM THÔNG TẤN Xà

Chu Hảo

Sau các sự kiện đáng ghi nhớ xẩy ra ở Hà Nội và t/p Hồ Chí Minh vào sáng ngày 5 tháng 6 vừa qua hình như chỉ có VNTTX chính thức đưa tin, vài báo khác đăng lại, còn tất cả đều im !(?)

Hoan hô VNTTX đã đưa tin kịp thời và khá chuẩn xác: 

"Về việc một số người tụ tập gần Đại sứ quán Trung Quốc 
05/06/2011 21:05

Ngày 5.6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM. Đó là thông tin sai sự thật.

Trên thực tế, sáng 5.6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Những người này cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về".(Bản tin của TTX Việt Nam)

Có thể vì những lý do nhậy cảm nào đấy nên VNTTX đã không gọi đây là các cuộc biểu tình. Nhưng những tình tiết được ghi nhận trong bản tin hiếm hoi này hoàn toàn phù hợp với định nghĩa của cụm từ “ biểu tình” trong bất kỳ cuốn Từ điển phổ dụng nào.Nó cũng làm chúng ta nhớ lại các phong trào đấu tranh ôn hòa của Mahatma Gandi vì nền Độc lập của Ấn Độ và của Luther King vi nền Dân quyền ở Mỹ.

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu (90 tuổi)
Ai đã có mặt tại hiện trường gần ĐSQ và LSQ Trung Quốc và trên các đường phố mà đoàn diễu hành hàng nghìn người rầm rập đi qua với màu cờ sắc áo, với khí thế tưng bừng… đều không thể nén được xúc động dâng trào. Không có các hành động quá khích, không hề có náo loạn. Chỉ có các khuôn mặt lúc nghiêm trang , lúc rạng rỡ: biểu hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của toàn dân và niềm vui phấn chấn vì được tự do bầy tỏ thái độ trong sự cảm thông và lặng lẽ bảo vệ của các lực lượng chức năng.

Nhiều bạn bè của tôi có ý trách VNTTX đưa tin yếu ớt. Có khi chưa hẳn đã như vậy. Chắc chả có sự sợ hãi nào ám ảnh ở đây. Vả lại các động thái ngoai giao – chính trị cũng lắt léo lắm, người bình thường như chúng ta nhiều khi không hiểu hết.

“Ý tại ngôn ngoại”, đưa tin như thế là được rồi! Hoan hô VNTTX!

*Ảnh trên: GS Tương Lai tham gia xuống đường biểu tình phản đối TQ, ngày 5.6.2011, tại Tp Hồ Chí Minh.
Ảnh: Bạn đọc.
*Nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Đầu, 90 tuổi - người dẫn đầu cuộc biểu tình và tuần hành phản đối Trung Quốc, tại Tp Hồ Chí Minh ngày 5.6.2011. Ảnh: Nguyễn Văn Kự.


Đọc tiếp...

NGUYÊN NGỌC: NGÔN NGỮ CỦA ĐỒ VẬT

Lời giới thiệu cho cuốn sách Văn minh vậtchất của người Việt

Ngôn ngữ của đồ vật
Nguyên Ngọc

Từ lâu tôi có nhận xét hình nhưtrong những người làm văn học nghệ thuật, hay cả những người làm văn hóa nóichung, thường thấy các họa sĩ có kiến văn rộng và tốt hơn, hoặc ít ra quan tâmđến những điều đó nhiều hơn. Chắc rồi phải tìm cách cắt nghĩa, và những ngườilàm văn hóa nghệ thuật thuộc các ngành khác - kể cả tôi đương nhiên - cũng nênngẫm nghĩ để mà soi lại mình. Cũng chính các họa sĩ là những người thường quantâm, hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ nhất đời sống thực của nhân dân, không phải nhândân nói chung mà là những người lao động, đặc biệt lao động thủ công, cách thứclao động, sản phẩm lao động của họ, cặn kẽ và sâu sắc đến ý nghĩa từng động táclao động của những người vô danh ấy, ý nghĩa tiềm ẩn đến mức có thể chứa đựngtrong ấy hàng nghìn năm lịch sử không chỉ của nghề nghiệp, mà cả lịch sử của xãhội, của đất nước, của con người, phổ biến toàn nhân loại, đồng thời lại đặcthù của từng dân tộc, dân tộc ta... mà ta chỉ có thể thật sự yêu đến thiết thakhi thấu hiểu tới tận cùng qua chính lao động và những sản phẩm lao động đó.Tôi thường để ý thấy các họa sĩ rất yêu các đồ vật, đặc biệt các đồ vật thủcông, càng thô sơ càng quý. Họ nâng niu, ân cần gìn giữ chúng như những bảo vật,trưng bày ở những chỗ đẹp nhất, cao quý nhất trong nhà. Trong khi các đại giavà quan chức thì giành những vị trí ấy cho những chai rượu ngoại thượng hạnghay những của lạ mang từ bên tây bên Mỹ về. Cũng là hai thứ văn hóa vậy.

Trong các họa sĩ quen biết, tôimay mắn có một người bạn thân, một họa sĩ và là một nhà văn hóa thật độc đáo vàđặc sắc: anh Phan Cẩm Thượng.

Cuốn sách các bạn đang cầmtrong tay đây là công trình mới nhất của anh: Văn minh vật chất của người Việt.Hẳn có thể có nhiều cách hiểu thế nào là “văn minh vật chất”. Thôi thì ở đây chắckhông có gì trở ngại lắm khi ta tạm đồng ý với cách hiểu của Phan Cẩm Thượng:cái cách con người, trong khi tất yếu phải va chạm với tự nhiên, đã làm ra cáccông cụ để mà tồn tại, từ tồn tại vật chất cho đến tồn tại về tinh thần, vàcũng chính qua đó mà hình thành, phát triển các mối quan hệ với nhau, giữa conngười với con người. Ở phương Tây có một thứ chủ nghĩa gọi là “chủ nghĩa đồ vật”(chosisme), tôi không hiểu lắm về cái chủ nghĩa đó, nhưng hóa ra có thể đọc lịchsử của loài người qua những đồ vật do con người làm ra, và có thể đó là lịch sửkhách quan và chính xác nhất. Ai cũng biết có nhiều thứ lịch sử: lịch sử củacác triều đại, lịch sử của các vị vua, lịch sử của các tướng lĩnh lừng danh, lịchsử của các anh hùng, lịch sử của các danh nhân đủ loại, lịch sử của các chế độ,lịch sử của những biến động xã hội..., lịch sử được viết nên bởi cuộc đời, hànhtung của các nhân vật lớn lao và bởi các sự kiện vang dội đó. Nhưng thử nghĩ lạimà xem: tất cả những thứ lịch sử to tát và oai phong ấy đều bắt đầu, đều do, đềuđược quyết định, biến đổi, phát triển, nảy nở, tàn lụi... bởi cái công cụ bàntay con người làm ra, sử dụng, cách con người sử dụng chúng. Hơn nữa tất cả nhữngthứ lịch sử trên kia đều do con người viết sau khi chúng đã diễn ra, mà con ngườithì bao giờ cũng được (hay bị) những động cơ riêng, hoặc chủ quan hoặc kháchquan thúc đẩy, họ viết vì một cái gì đó, cho một cái gì hay một ai đó. Cho nên,nói cho cùng và nói thế này hẳn cũng là không quá đáng đâu, tất cả các thứ lịchsử ấy đều không thật hoàn toàn đáng tin. Chúng đều vị lợi. Duy chỉ có những đồvật do con người làm ra trong khi đối mặt với tự nhiên để tồn tại, và từ đó đểsử dụng trong giao tiếp với nhau, là “trung thực” hơn cả, chúng cho ta một lịchsử khách quan và chính xác nhất về con người, đương nhiên nếu ta biết cách đọcđược ở chúng, qua chúng. Phan Cẩm Thượng đã cố gắng làm công việc ấy, cuốn sáchnày của anh cung cấp cho ta một lịch sử của dân tộc và đất nước mình, qua các đồvật do con người từng sống, từng lao động để có thể sống, tồn tại, phát triển,thịnh vượng, suy vong, trầm luân, đau khổ và hạnh phúc... từ ngày trên đất nàycó con người cho đến hôm nay. Và hóa ra đó là một lịch sử không chỉ cụ thể màcòn hết sức toàn diện, có lẽ không hề thiếu mặt nào, góc độ và cấp độ nào trongsự sống của con người Việt từ thượng cổ cho đến nay. Người ta thường gọi thời kỳchưa được ghi chép lại bằng chữ viết là thời tiền sử; chưa hẳn đâu: đồ vật docon người làm ra, kể từ cây gậy để ném chết con thú của người hồng hoang, cũnglà lịch sử, chứ sao! Phan Cẩm Thượng gọi đó là lịch sử “văn minh vật chất củangười Việt”. Cũng có thể gọi đó là lịch sử văn hóa Việt. Và không chỉ là vănminh, văn hóa “vật chất”. Bộ mặt con người in rõ, có thể là rõ và trung thựchơn hết, trên cái “vật chất” được con người nhào nặn và sáng tạo ấy.

Trước hết là lịch sử của thiênnhiên Việt Nam.Bằng cách nào để biết được thiên nhiên nước ta, sông nước, núi non, đất đai,bùn lầy, nắng mưa, gió bão, lụt lội, hạn hán, nóng lạnh... trên dải đất này từkhi tổ tiên xa xôi nhất của chúng ta có mặt ở đây? Bằng cách nào để biết được tổtiên xa xưa của chúng ta đã vất vả và can trường lặn lội từ đâu đến đâu, từ nhữngvùng núi hiểm trở nơi đất rắn như đá đến những châu thổ bùn lầy còn chưa kịpsánh đặc, theo những con đường khó nhọc quanh co nào? Và châu thổ bùn lầy đã đượccon người Việt cổ chinh phục, thuần hóa vì con người như thế nào, từ đất bùn đẩmnước và hoặc còn mặn chát hoặc còn  nồngnặc chua phèn, đã được vắt khô dần, chỉ còn ướt át đủ độ nước trong lành ra saođể có thể trồng cấy được mà sinh sống? Học giả Đào Duy Anh đã gọi cuộc vật lộngian nan và anh hùng của người Việt với đất đai thuở sơ khai đó bằng mấy từ cảmđộng, ông gọi đó là sự nghiệp “thảm đạm kinh dinh” của tổ tiên ta... Và rồi từđồng bằng sông Hồng, sông Mã ngày càng trở nên chật chội, người Việt đã mở đườngđi về Nam - cũng là Đào Duy Anh nói: “để mở rộng hy vọng cho tương lai” - trêncon đường vạn dặm ấy họ đã gặp và phải tiếp tục chinh phục không chỉ những vùngđất mới nào, mà cả những chất đất mới chưa hề quen, vượt qua được sức kháng cựcủa chúng để làm ra cái ăn, cái mặc..., những cái đầu tiên giản dị và thô sơ vậyđó mà lại là cơ bản và quyết định để xây dựng giang sơn ra sao?... Hóa ra toànbộ lịch sử cụ thể nhất và chân thật nhất đó, cái đáy thật sự của lịch sử, cái nềnđể làm nên mọi thứ lịch sử hào nhoáng khác của người Việt đó, lại có thể đọc được,và đọc được một cách đáng tin cậy nhất chẳng hạn qua những... chiếc cày, quacách cấu tạo và thay đổi theo thời gian dằng dặc hình dáng, cấu tạo, cả chất liệutạo thành của những chiếc cày và từng bộ phận của chiếc cày, từ cái cán cày,cái điệp cày, cái lưỡi cày, cái dây buộc và cái ách tròng vào vai cổ contrâu..., những thay đổi thoạt nhìn chẳng có gì ghê gớm, to tát lắm, nhưng lạighi dấu sâu hơn và thật hơn mọi sách vở uyên bác. Dấu vết của những chất đấtngười Việt từng phải gặp và khuất phục trên suốt cuộc trường chinh vạn dặm quahàng nghìn năm được in rõ, rõ nhất, rõ hơn bất cứ ở đâu khác, bằng bất cứ cáchgì khác, trên cái công cụ tưởng chừng vô tri ấy. Vậy đó, cái cày không hề vôtri, nó cũng không câm. Nó có ngôn ngữ, bản thân nó là một ngôn ngữ, thậm chíngôn ngữ chính xác và đáng tin cậy nhất. Vì trằn trọc nhất và lại vô tư nhất, mặccác triều đại, mặc các hệ tư tưởng, các vua chúa và các vị anh hùng. Bởi vì bấtcứ ai thuộc về triều đại hay hệ tư tưởng nào, bất cứ vua chúa hay anh hùng nàorồi cũng phải ăn cơm do cái cày được biến đổi tài tình ấy để cày xới loại đất đặcbiệt ấy làm ra. Hơn thế nữa, chính những triều đại và những hệ tư tưởng ấy nóicho cùng cũng từng biến đổi, thịnh suy do chính sự thay đổi ở cái cán, cái điệp,cái lưỡi cày ấy... Phan Cẩm Thượng cho ta thấy điều đó, cho ta nghe ngôn ngữđó, cụ thể, sinh động. Cái cày của người Việt. Cả cái thuổng, cái cuốc, cái bừa,cái rìu, cái rựa, con dao, cái rổ, cái rá..., cho đến cái bát ăn cơm, cái gáomúc nước, cái chum muối dưa, cái nồi, cái chảo, cái ông đầu rau, cái kiềng đặtnồi trên bếp... Chúng đều nói, và không chỉ nói về đất đai của con người; còn vềtrời đất của con người và của xứ Việt, về gió bấc và gió nam, mưa phùn mùaxuân, mưa giông mùa hạ, mưa ngâu mùa thu và mưa dầm mùa đông, lụt hiền lành vàlũ hung dữ, về những con sông và những núi non, về các cồn cát chan chan dằng dặcven biển và những cánh đồng phì nhiêu nuôi nấng hay khô cằn khắc nghiệt tháchthức con người..., về tất cả những gì con người Việt phải ứng phó, thích nghi,gìn giữ hay biến đổi kiên trì có thể qua hàng nghìn năm miệt mài, thông minh vàdũng cảm để mà trường tồn... Và cuối cùng, qua tất cả những cái đó, tất cả nhữngcông cụ con người phải sáng tạo ra và cái cách sáng tạo ra chúng, biến đổichúng, hiện lên lồ lộ chân dung của chính con người ấy, con người Việt trải suốtlịch sử tồn tại của mình. Khuôn mặt dãi dầu của người Việt. Và nữa, tâm hồn họ,tâm tính của họ, thất bại và thành công của họ, đau khổ và hạnh phúc, nỗi buồnvà niềm vui, hy vọng và tuyệt vọng của họ, ước mơ và chịu đựng của họ..., cái nềnlàm nên điều ta vẫn gọi là nền văn minh tinh thần của họ, sáng tạo văn học vànghệ thuật của họ; cả nữa đời sống tâm linh của họ, tôn giáo, tín ngưỡng và cảmê tín của họ, các vị thánh, các vị thần cùng ma quỷ của họ...

Cả một thế giới Việt, có thểkhông thiếu bất cứ phương diện nào, và lại suốt trường kỳ lịch sử. Tất nhiên làmột lịch sử chậm chạp, chậm chạp lắm đến mức không thật chăm chú thì sẽ bỏ quamất, song có lẽ chính vì thế mà nó càng đáng tin, nó được “viết ra”, khác mọithứ lịch sử khác, không bị, hay được, thúc đẩy bởi bất cứ động cơ nào khácngoài nhu cầu tồn tại, và phát triển tự nhiên, thiết yếu, không thể cưỡng lại củacon người trên đất đai này và giữa thiên nhiên riêng biệt này.

Cuốn sách quý này Phan Cẩm Thượngtặng cho chúng ta không chỉ có thế. Còn đáng khâm phục vô cùng sự chăm chút,nâng niu, tận tụy, và cả uyên bác nữa trong công phu của anh để có thể cung cấpcho người đọc số lượng hình ảnh đồ sộ với 959 ảnh, 505 hình minh họa thật sự đặcsắc do anh say mê và kỳ công sưu tầm, hoặc tự anh nghiên cứu hẳn cũng phải rấtchăm chú và với rất nhiều quý trọng cùng tình yêu để vẽ lại. Thậm chí có thểnói chỉ cần in riêng một cuốn sách gồm toàn những hình minh họa ấy thôi cũng đãthành một bộ sử độc đáo về “văn minh vật chất” của người Việt rồi.

 

Vậy mà vẫn còn chưa hết. Cuốisách còn có hai “công trình” đặc sắc: Một niên biểu tỉ mỉ và có thể gần nhưhoàn chỉnh về văn minh vật chất của người Việt từ 300.000 năm về trước, khi tổtiên xa xôi của chúng ta sáng tạo ra những công cụ đá thô sơ ở Núi Đọ... cho đếntận năm 1930 khi người họa sĩ tài hoa Cát Tường sáng tạo ra chiếc áo dài đã trởthành một trong những biểu tượng của vẻ đẹp Việt Nam ngày nay... Theo tôi, trướcPhan Cẩm Thượng chưa ai lập được bộ niên biểu cần thiết và nhiều ý nghĩa như thếnày. Cũng là một bộ sử quý vậy.

Và còn một bản góp ý cho côngtrình của Phan Cẩm Thượng do họa sĩ Phan Bảo viết, dài đến mấy chục trang, chitiết, kỹ lưỡng, hết sức giàu hiểu biết, sâu sắc, tận tình, nhiều tính phản biện,mà Phan Cẩm Thượng đã giữ nguyên, đăng trọn. Tôi nghĩ cả hai người đều thậthay, người góp ý và người đã đăng trọn, không cắt một dòng nào. Thêm một lần nữatôi muốn nói lại ý đã nói tử đầu bài viết này: quả thật trong giới nghệ thuậtnói chung, các họa sĩ là những người thật sự “có văn hóa”, đáng nể, theo nghĩathật nhất, đúng nhất của khái niệm văn hóa. 

Tôi có được xem một số tranh củaPhan Cẩm Thượng, và dù chẳng hiểu gì mấy về hội họa tôi cũng có thể nhận ra màuchủ đạo trong tất cả các tác phẩm của anh là màu nâu sồng của đất. Nó đem lại mộtcảm giác đậm đà sâu lắng đặc biệt chỉ có đất đai của con người mới tạo nên được.Tôi cũng muốn nói thêm điều này: hình như trong các nghệ sĩ thuộc các ngành vănhọc và nghệ thuật ở ta chính các họa sĩ, dù họ thường rất hiện đại, đi đầutrong hiện đại, lại cũng thường Việt hơn cả. Họ gần với Đất và với Việt hơnchúng ta. Và theo tôi Phan Cẩm Thượng là một trong những người đứng ở hàng đầutrong số đó. Cũng là người luôn có những suy ngẫm trăn trở về một mối quan hệtrông chừng rất lạ giữa đồ vật do con người làm ra, ích dụng, sự cần thiết có ýnghĩa sinh tử của chúng cho sinh tồn của con người trên thế gian..., và lạ lùngthay, với cái nguy cơ chúng có thể trở lại thống trị và làm băng hoại con người,khi con người trở lại thành nô lệ của những đồ vật do chính mình làm ra.

Hãy đọc những dòng cuối sáchnày của anh:
Khi tôi viết những trang cuối cùng của cuốn sách này cũng là lúc ngườiViệt đang sôi lên vì kiếm tiền, kiếm việc làm và mua sắm bất tận. Hàng ngày tôingồi ở một quán nước trà ngoài đường và nhìn những dòng xe lúc chạy rầm rầm đếnchóng cả mặt, lúc chen chúc nhau đến mức người và xe lèn đầy đường không thể điđược nửa trong hàng tiếng đồng hồ. Tôi tự hỏi vì sao người ta ra đến nông nỗinày, vì sao vật chất mà ta sử dụng không còn có ý nghĩa văn minh nữa mà chỉ làmột đồ vật hữu dụng thuần túy. Xưa kia người theo học thuyết Lão Trang thì chorằng cơ giới sẽ sinh ra cơ tâm, càng nhiều phương tiện con người càng xa vớicái bản thể của mình. Những người theo Phật Thích Ca thì mặc áo nột tử trên ngườichỉ có mỗi cái bát khất thực. Nhưng ngay cả tôn giáo ngày nay cũng thay đổi,các nhà tu hành cũng đi ô tô, dùng vi tính và ăn mặc rất sang trọng, thì chúngsinh tại sao lại phải khổ hạnh. Cái lý tưởng xã hội thời Nghiêu Thuấn, đi ngủkhông nhà nào đóng cửa, ra đường không ai nhặt của rơi có lẽ đã quá xa vời nhưquá khứ của con người vậy”.
Một lời than thở, hay một cảnhbáo? 

Hãy cầm cuốn sách này lên, vàcùng suy nghĩ.  

                                                                               
Thu 2010

Đọc tiếp...

ÔNG PHAN CẨM THƯỢNG KỂ CHUYỆN VIẾT SÁCH

Thưa chư vị,

Vậy là trải bao nhiêu ngày - tháng  - hạ  - thu - đông, ròng rã chờ mong cuốn sách của Ông Phan Cẩm Thượng về sự văn minh của người Việt, đến bây giờ đã thấy đây! Cuốn sách đã được lưu hành trên khắp cả nước.

Cuốn sách dày dặn, in ấn đẹp và tinh tế với cả ngàn hình ảnh minh họa rất tỷ mỉ và đẹp, phần lớn là do tác giả Phan Cẩm Thượng vẽ. Đây là cuốn sách đầu tiên về văn minh người Việt được minh họa cụ thể như vậy. Cuốn sách được viết với một lối văn riêng đầy hấp dẫn, dẫn dụ người đọc đi về quá khứ xa xăm của dân tộc, ở đấy nhiều khoảng trống về nhận thức cần được lấp đầy, nhiều khoảng tối cần được soi rọi. Phan Cẩm Thượng cứ thế nhẩn nha trò chuyện, lôi kéo người đọc. Đọc cuốn sách, người ta cảm nhận được rằng, Phan tiên sinh đã "thổ tận can tràng" trong từng con chữ, đã viết cuốn sách (với hai chục năm chuẩn bị) với tất cả hiểu biết, trải nghiệm và tình yêu của mình đối với đất nước ông bà rất cụ thể, độc đáo. Nhiều đoạn, tác giả khiến người đọc bâng khuâng và rưng rưng trong niềm hoài niệm về một nước Việt cổ xưa. Đó đây là cái nhìn đầy hóm hỉnh, trêu cợt của một lữ khách từng trải...

Lâm Khang tôi thiển nghĩ, mỗi gia đình, mỗi trường học nên có một cuốn sách này. Đây là cuốn sách không để đọc trong chốc nhát mà phải đọc trong cả cuộc đời. Đọc rồi, truyền lại cho con cháu đọc.

Hân hoan chúc mừng ông Phan Cẩm Thượng và cảm ơn ông đã trao cuốn sách quý cho tất cả chúng ta!  

Tôi viết cuốn Văn minh vật chất của người Việt

PhanCẩm Thượng

Hoạ sỹ Paul Gauguin trong một tácphẩm vẽ ở Tahiti có lấy chủ đề: Chúng ta làai? Chúng ta từ đâu ra? Chúng ta đi về đâu?. Đó là những câu hỏi lớn mà bất cứdân tộc nào, cá nhân nào cũng phải tự hỏi và tự giải đáp cho mình. Viết vànghiên cứu lịch sử là cách lý giải những câu hỏi đó, tuy nhiên người ta đã quanniệm lịch sử rất hẹp hòi, như là lịch sử chính trị, lịch sử chiến trận hay lịchsử của các triều đại thống trị, mà quên mất con người đã từng tồn tại bằng rấtnhiều phương diện khác. Lịch sử nghệ thuật cũng là một con đường lớn, mà chínhmột thế chế, một thời đại qua đi, nó trở thành nhân chứng duy nhất (như Kim tựtháp Ai Cập). Đồ vật và sinh hoạt ngày thường cho mãi đến gần đây mới là đốitượng bổ xung cho nghiên cứu lịch sử. Ăn ở của con người như thế nào nói lênđược nhiều điều mà lịch sử to tát của các vương triều không lý giải thỏa đáng.Tôi bắt đầu hình thành cuốn Văn minh vậtchất của người Việt sau một thời gian dài nghiên cứu nghệ thuật thuần tuý,khi thấy bên cạnh những kiến trúc tranh tượng còn có những vật dụng thôngthường mà qua đó có thể hiểu được bước đi của dân tộc. Xem những bảo tàng dântộc học và lịch sử tự nhiên đem lại những gợi ý khác và nhất là những cuốn sáchmà trước đây ông Thái Bá Vân từng nhắc tôi nên đọc như: Đời sống hàng ngày của người Hy Lạp, La Mã. Cuốn Cấutrúc vật chất trong đời sống thường ngày (The Structures of EverydayLife) của ông Fernand Baudel (1902 - 1985) đã đem cho tôi những gợiý sâu sắc về phương pháp luận, để từ một mặt rất thông thường của đời sống, nhưngựa xe, lương thực mà hiểu lịch sử và con người đã như thế nào trong lịch sử.

Sự phát triển của cái bát là điềuđầu tiên và rất cụ thể mà tôi chú ý đến. Từ chỗ con người ăn bốc, chụm hai bàntay vào hụm nước, bổ đôi hoa quả, cái bát hình thành như một đồ đựng quan trọngvà biến thiên lúc thì như cái thuyền (bát thuyền) lúc thì như bông hoa sen, hoasúng (bát Lý Trần), rồi lại như thân hình thắt eo của người phụ nữ (bát chiếtyêu). Rồi từ đây tất cả đồ vật bỗng trở thành quan trọng để nhìn nhận đời sốngtrong quá khứ. Tôi băn khoăn cái rìu, cái cuốc, cái cầy và bánh xe đã ra đời vàthay đổi như thế nào, khi nào thì người Việt bước vào nền nông nghiệp, thay vìsăn bắn hái lượm trong kinh tế tự nhiên. Mọi thứ đã hiện lên sinh động. Tất cảcông cụ lao động và đồ vật, giống má không có sẵn, không có đồng thời cùng mộtlúc, chúng hình thành dần dần trong lịch sử và thay đổi theo thói quen canhtác, theo địa lý, và dẫn đến các tập tục văn hoá. Đê đến thế kỷ 11 mới đắp, nềnnông nghiệp quy mô mới chính thức bắt đầu. Vì kèo gỗ mới tìm thấy sớm nhất ởthế kỷ 13, chè Lam thế kỷ 15 mới có, thuốc lá năm 1660 mới chính thức được hút,xu hào, cà chua, bắp cải, súp lơ thế kỷ 17 mới được đưa vào Việt Nam theo nhữngthương thuyền châu Âu, phở thì đầu cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mới  có, chiếc áo dài tân thời mới được cải tiếnnăm 1930. Từng thứ từng thứ có nguồn gốc, có ngày sinh tháng đẻ, lịch sử khôngphải là truyền thuyết, không có sẵn từ đầu tất cả mọi thứ. Nhìn sang phương Tâycũng như vậy thôi, thế kỷ 18, ở thành Parishàng ngày có đến 20 ngàn người đổ thùng và xe nước cho các thị dân, những ngườinghèo thì ra đầu các cống thải tắm giặt. Do thuốc ho lao chưa có nên các côngnương xinh đẹp rất ít tắm vì sợ sưng phổi. Ở ta cũng vậy, có thời nhà nôngkhông ăn bữa tối, bữa cơm hàng ngày không biết đến thịt là gì. Lúa Chiêm chưađược biết đến ở thế kỷ 2 ở Bắc bộ và cây lúa nương đóng vai trò chính trong cấytrồng lúc đó.

Văn minh bắt đầu từ cái rìu mộtthứ vũ khí kiêm công cụ và cái này đẫy rẫy trong văn hoá Đông Sơn, tiếp sau làcái cuốc một công cụ có tính thế giới ở mọi dân tộc sơ khai, cuối cùng là cáicầy do gia súc kéo. Đến cái cầy chưa hẳn là nền nông nghiệp và nông dân đã hìnhthành, còn phải có một thứ nữa là vụ mùa, thuần dưỡng chăn thả và quần cư làngmạc. Từ đây con người bước vào giai đoạn suy thoái hay phát triển người ta cònphải tranh luận, vì nông nghiệp làm mất hẳn kinh tế tự nhiên, suy thoái hàngloạt giống má trong tự nhiên và con người phụ thuộc một cách bấp bênh vào vụmùa, lại do mưa nắng quyết định. Song chính nền nông nghiệp đã dẫn đến sự hìnhthành của nhiều quốc gia. Ở lưu vực sông Mê Kông, cây lúa nước có nguồn gốc từvài giống lúa từ Tây Tạng đã tạo ra các vựa lúa lớn và dẫn đến các quốc gia cácnền văn hoá đặc sắc. Đó là Nam Chiếu, Đại Lý ở nam Trung Hoa, Burma (Myanma)với nền nghệ thuật Pagan, Lào và Siem với Luang Phabang và Sukhothai, Phù Namvà Camphuchia với Angko, rồi ngược lên trung bộ Việt Nam là Champa với Mỹ Sơn,trong khoảng thời gian từ đầu công nguyên đến thế kỷ 7. Vựa lúa sông Hồng, sôngThái Bình và sông Mã được hình thành theo cách khác dẫn đến quốc gia Đại Việtmuộn hơn mặc dù lịch sử của người Việt cũng lâu dài.


Khi đê chưa được đắp các thửaruộng có thể cấy trồng vào mùa khô với chất đất khá xốp. Cái lưỡi cầy Đông Sơncho thấy nó được bố trí nằm gần như bằng với mặt đất. Khi nước sông không cònvào được ruộng nữa, đất trở nên rắn và cái lưỡi cầy buộc phải nằm nghiêng. Cầychìa vôi ra đời trong khi đó người Trung Hoa vẫn cầy bằng cái cầy có guốc cầylà trên mặt ruộng. Cái này người Hán gọi là sàngcầy hay để (đáy) cầy. Người Nhật thì dùng cả hai loại gọilà vô sàng lê (cầy không guốc - giốngcầy chìa vôi ta) và hữu sàng lê (cầycó guốc - giống cầy Hán). Cái sàng cầy lại được làm theo 3 kiểu ngắn, vừa vàdài, tuỳ theo địa hình. Người Champa thì lại học lối cầy Ấn Độ, có cái cầynương mũi quặp xuống như mỏ chim, và cầy ruộng nước như cầy Việt. Tuy nhiên cầyChampa khá nặng và to phù hợp với hai bò kéo. Sự ảnh hưởng của văn hóa TrungHoa và Ấn Độ không chỉ trên các bình diện tinh thần mà ngay ở canh tác nôngnghiệp, người Việt tiếp nhận được cả giống lúa Chiêm từ phương Nam, giống lúanương sau chuyển thành cây lúa mùa từ phương Bắc và rất nhiều loại hình công cụtừ hai phía, bên cạnh đồ dùng, binh khí, nhạc cụ, y phục thì cũng có hai xuhướng như vậy, trong đó sắc thái Nam Á là chủ đạo và là huyết mạch trong vănminh vật chất của người Việt, đặc biệt là đời sống dân gian thường nhật, cònvua chúa quý tộc lại đam mê những kiểu cách Trung Hoa.

Sông nước và con thuyền gắn bóvới người Đông Sơn sau đó là người Việt từ thời thượng cổ với con thuyền độcmộc ban đầu, khi sống thì con thuyền là nhà, khi chết thì con thuyền là mồ. Đâychính là điểm khác nhau giữa văn hóa Việt - Mường khi con thuyền không mấy ýnghĩa với người Mường, mặt còn lại người Việt và người Mường chung nhau rấtnhiều điểm, về ngôn ngữ, lối ăn gói lá và đồ, lối quấn vải làm khăn, áo ngực vàváy, cách thức canh tác và chế tạo nông cụ. Dấu ấn con thuyền trở thành hìnhtượng trên mái đình làng và thủy binh cũng là một thành phần mạnh trong quânđội phong kiến. Cái xe ít được nhắc đến và có vẻ rất thô sơ cho đến tận đầu thếkỷ 20, người Việt chưa bao giờ chế tạo được cái xe ngựa chạy tốc độ cả. Tấtnhiên xe trâu bò kéo, xe cút kít đẩy tay cũng được dùng phổ biến và chủ yếu làchuyên chở nặng. Xe ngựa và kỵ binh trong quân đội phong kiến rất kém và hầunhư không được dùng trong chiến trận.

Sự ra đời của cái bánh xe đượccoi như là mốc phát triển quan trọng của loài người. Có người cho rằng cái bánhxe hình thành từ cái cối đá cổ xưa, hay bàn nghiền, con lăn… đều lấy nguyên lýquay tròn làm chuyển động. Với người Ấn Độ bánh xe - pháp luân có nguồn gốc từmặt trời và thể hiện sự bất tận của cuộc sống. Trong văn minh Ai Cập và TrungHoa, bánh xe và xe ra đời khá sớm, có lẽ đến hai ngàn năm trước Công nguyên,sau đó đến cỗ xe Hy Lạp nổi tiếng trong lịch sử chiến trận chừng 500 năm trướcCông nguyên. Từ bánh xe có nhiều quan hệ với guồng nước, cối xay nước, cối xaygạo, cối ép mía… mà người Trung Hoa đều gọi là Xa cả, tức là chuyển động của một đồ vật dựa trên nguyên lý quaytròn. Cái xe trong văn minh Việt không đóng vai trò lớn, ngay cả trong quân độiCho đến đầu thế kỷ 20, nông dân vẫn dùng chủ yếu là xe trâu kéo thô sơ, bánh làmột phiến gỗ đặc và xe cút kít gỗ một bánh di chuyển rất chậm, chuyên chở cũngkhông nhiều.

Từng thứ từng thứ, gây cho tôi sựtò mò vô hạn về xuất xứ, công năng và sự thay đổi của nó theo thời gian, sự sửdụng, mỗi đồ vật đều có khả năng nói lên con người sử dụng nó như thế nào, thờibuổi sinh ra nó ra sao. Đó chính là cánh cửa mở ra cái nhìn lịch sử theo mộtcách khác không sách vở. Khi bắt tay viết, tôi mới thấy mình chạm vào một lĩnhvực quá sức, làm sao một cá nhân có thể biết hết được những gì dân tộc trảiqua, tôi bèn xác định những công cụ và đồ vật chính, đối chiếu nó với những đồvật trong các nền văn minh tương tự có liên quan với xã hội nông nghiệp cổ ViệtNam, từ đó gắng lần ra sợi dây xuyên suốt sự phát triển, ví dụ như từ cục đásinh ra cái rìu, con dao, cái đục, cái búa. Khi đụng chạm vào một thế giới mênhmông như vậy, nhiều khi tôi cảm thấy có một người nào đó rất cổ xưa đọc chomình chép, cứ thế cứ thế, liên tục qua đêm này đêm khác, và tôi cũng nhanhchóng hình thành xong cuốn sách vài trăm trang. Công việc song song là nhờ mộtbạn trẻ đi chụp ảnh minh họa và tự mình đến những nơi có đồ vật vẽ lại. Riênghơn 1500 minh họa ảnh và tư liệu cũ, hình vẽ, bản thân nó cũng là một công việckhông nhỏ và tốn kém, kéo dài trong suốt sáu năm qua. Bao nhiêu câu chuyện vềđời sống quá khứ và ngay hiện tại khi chúng tôi đi làm sách cũng đáng để viết ra và tôi xin tặng cuốn sách này cho các bạn trẻ khi muốn tìm hiểu xem cha ôngđã ăn mặc, làm lụng, khai nền mở đất như thế nào. Mỗi vùng các bạn sống đều cónhững đồ vật nhất định, những tập tục bản nguyên và các bạn có thể viết thêmvào cuốn sách những gì tôi chưa biết, coi đó như là một công việc chưa kết thúccần viết tiếp.

PhanCẩm Thuợng
2011

 *Các hình ảnh trong bài trích từ sách Văn minhvật chất của người Việt.

Bài đọc thêm:
Ông Phan Cẩm Thượng truy nguyên sự "đểu cáng"
.
Ông Phan Cẩm Thượng, một nhà phê bình và nghiên cứu mỹ thuật có tiếng ở nước ta vừa viết xong cuốn sách về văn minh vật chất của người Việt. Chắc ông viết cuốn này trong thời gian ông bỏ nhà sang ở chùa Bút Tháp bên Kinh Bắc. Sách rất dày, và nhiều hình ảnh. Tôi cũng đã đọc nhiều sách về văn minh Việt, nhưng chưa thấy có cuốn nào được như cuốn này. Mỗi lời ông nói, mỗi thứ ông kể đều có hình ảnh minh họa, do chính tay ông họa ra. Ông viết rất tỉ mỉ và giàu chất văn chương, lại lắm giọng. Đọc sướng lắm! Mở cuốn sách ra, là ta như được ngồi bên ông, bên một mẹt đồ nhắm, với cái be sành để bên cạnh, mà ông thì cứ vừa thủ thỉ rót rượu, vừa thủ thỉ kể câu chuyện của ông. Nghe đồn rằng Ông Chu Hảo ở nhà Tri Thức sẽ in cuốn này vài vạn bản.

Bản thảo hoàn thành, ông Phan Cẩm Thượng đưa cho 3 người đọc. Đó là 2 nhà văn Nguyên Ngọc, Hoàng Giá (bên Kinh Bắc) và tôi. Thật vinh dự lắm! Ông chơi với bọn tôi đã lâu, nhưng tôi chẳng bao giờ dám nghĩ có ngày ông cho mình đọc bản thảo và nhờ góp ý như thế này! Ông mang bản thảo đến tận nhà tôi, trong một đêm mưa gió, điều này làm tôi quá xúc động. Và bất ngờ đến với tôi trên từng trang sách của Phan. Hiện lên ngay trang mở đầu sách là hình ảnh bà nội của ông (cũng là bà nội tôi) “bà cụ bận váy sồi vuông, thắt bao tượng xanh, yếm trắng và khoác bên ngoài áo cánh, đầu đội nón thúng”. Thân thương quá chừng! Ông chay tịnh tắm gội niệm Nam mô A Di Đà Phật và xin dâng cuốn sách như lời tri ân của ông đối với Đất Nước và Mẹ Cha!

Hiện lên trong sách ông Thượng là con thuyền cổ xưa, là bến sông, con đò, xe cộ thuyền bè, là chày cối, rìu đồng, thúng mủng giần sàng, là cơm là gạo, là lúa ngô khoai sắn, là mắm là bánh cùng là hoa quả. Ta như được sống lại trong thời xưa cũ của những vàng son dĩ vãng trên các đồ thờ, của đồ trang sức gái Việt, cung kiếm của võ sĩ, nhạc khí của phường bát âm, tứ bảo văn phòng của văn nhân sĩ tử, và đình chùa đền miếu trăm năm nghìn năm còn là chốn trú ngụ, chở che của cả người và thần thánh. ….

Xin mạn phép ông để giới thiệu về một đoạn ông tả về Một ngày của người Việt qua bốn hạng dân Sỹ - Nông - Công - Thương. Đoạn này viết về Người lái buôn (Thương):

"Chàng lái buôn chít lại khăn đầu rìu, xốc hầu bao có túi tiền rủng rẻng, bao khăn khoác vai đựng quần áo, bước ra khỏi quán phở, rồi ra bến thuyền Sơn Tây. Trên thuyền những người dân Mường đã chất vài bao hương liệu, thảo dược, qua Hương Canh, lái buôn sẽ nhập thêm ít gốm sành, rồi xuôi Thăng Long và Phố Hiến. Đám dân Đểu Cáng đã về hết (chỉ những người gánh thuê, Đểu là một người gánh hai thùng hai bên, Cáng là hai người gánh chung một đòn, thúng ở giữa). Từ Sơn Tây xuống Kẻ Chợ chừng năm sáu mươi cây, nhưng theo đường sông Hồng phải bảy tám mươi cây, một ngày đò mới tới. Quá trưa thuyền dừng quảng Phúc Yên, cập bến nghỉ ăn và mua đồ gốm, chiều đò xuôi tiếp bến Chương Dương, khách và chủ thuyền cởi dải rút quần lá tọa, vạch chim đái tồ tồ xuống mặt sông, xốc lại áo quần rồi chuyển hương liệu lên bờ. Ở lại Thăng Long chừng ba hôm, chàng lái buôn nhập thêm ít lụa Hà Đông, đi chơi cô đầu, chàng trọ nhà một người quen ở phố Thuốc Bắc. Thuyền lại đi xuống Bát Tràng, chàng mua vào chục lô bát chiết yêu, lục bình cỡ lớn, rồi đi Phố Hiến giao hàng. Hàng chục ngày lênh đênh trên sông, gặp bến thì lên bờ ăn nghỉ, còn không thì thổi nấu trên thuyền, nếu đi quá lâu, chủ thuyền cũng đành đồng ý cho gã lái buôn cắp theo một cô đào quá lứa cho vui chuyện. Tắm rửa thông thường dùng nước sông, trừ khi khan hiếm còn không chủ thuyền thường tích nước mưa nấu ăn và pha trà. Đêm ngồi đầu thuyền ngắm trăng, thưởng trà cũng thật là thanh cảnh".
 
Nguyễn Xuân Diện

Đọc tiếp...

QUỐC HỘI KHÓA XIII - VÀ NHỮNG THÁCH THỨC


CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII CÓ MANG NỖI GÁNH NẶNG TRÊN VAI?
Bùi Công Tự

Nhân kết quả bầu cử QH khóa XIII vừa công bố, tôi muốn tâm sự đôi điều với các vị vừa đắc cử - những người đã được đa số nhân dân cả nước gửi gắm niềm tin qua lá phiếu của mình ngày 22/05/2011.

Tôi xin chân thành chúc mừng các vị. Các vị đã đạt được vinh dự lớn lao mà những người như chúng tôi có hoang tưởng cũng không dám mơ đến.

Nhưng đi cùng với vinh dự ấy là cả một trọng trách nặng nề mà các vị phải gánh vác trước Tổ quốc và Nhân dân. Ở cương vị tầm quốc gia của mình, chắc các vị đều nhận thức rõ điều này? Cho nên vui mừng đấy cũng là lo lắng đấy!

Cách đây 4 năm (năm 2007) Quốc hội khóa XII bắt đầu trong một không khí phấn chấn tràn đầy hy vọng. Bốn năm mới bấy nhiêu ngày, mà tình hình đã đổi thay quá nhiều. Quốc hội khóa XIII này sẽ bắt đầu với một tâm trạng nhiều ưu tư, lo lắng? Bởi vì đất nước ta lúc này đây đang phải đối diện với những thách thức khốc liệt, sống còn về bảo vệ độc lập chủ quyền và về công cuộc xây dựng phát triển. Tức là Quốc hội và từng vị đại biểu cũng phải đối diện với những thách thức khốc liệt ấy.

Nhưng theo tôi, điều đó chưa hẳn là không tốt. Trái lại nó sẽ làm cho Quốc Hội ta trưởng thành nhanh chóng hơn để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống và thời đại.

Dưới đây tôi xin trình bày một cách khái quát nhất những thách thức, mà theo tôi, Quốc Hội khóa XIII phải vượt qua.

Thưa các vị, thách thức gay go nhất đối với chúng ta hiện nay là dã tâm xâm lược nước ta của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Dòng máu bá quyền Đại Hán cộng với cơn khát năng lượng ghê gớm đã biến Trung Quốc thành một đế quốc kiểu mới. Việt Nam với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, nơi có vị trí địa lý chiến lược lại tiềm tàng nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ là mục tiêu đánh chiếm đầu tiên của chúng. Thủ đoạn của chúng ngày càng thâm độc, hành động của chúng ngày càng ngạo ngược.

Tất nhiên tôi không đánh đồng những người dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình với những kẻ mang nặng tư tưởng bá quyền.

Nhiều năm qua, theo dõi hoạt động của Quốc Hội tôi nhận ra một số vị ĐBQH còn mơ màng với chiêu bài “phương châm 16 chữ vàng” và” nội dung 4 tốt”  mà những người cầm đầu Đảng CS Trung Quốc đem ra lừa phỉnh. Một đảng đã dã man sát hại cả những lãnh tụ trung kiên của mình (như Vương Minh, Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu và rất nhiều người khác) thì làm gì có tình nghĩa với các “đồng chí” Việt Nam?  Đích danh nó là “kẻ to xác xấu tính”!

Như vậy Quốc Hội khóa XIII mà các vị là thành viên  có nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là chặn đứng âm mưu xâm lược nước ta của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia.

Nếu Quốc Hội tin tưởng ở nhân dân, đoàn kết được nhân dân thì tôi tin rằng Quốc Hội sẽ hoàn thành được nhiệm vụ này.

Thách thức thứ hai đối với Quốc Hội khóa XIII, theo tôi, là một nền kinh tế nhiều yếu kém. Lợi nhuận rất thấp từ các Tập đoàn kinh tế nhà nước, có Tập đoàn thực chất phá sản như Vinashin. Nợ nước ngoài cao, nhập siêu lớn, công nghiệp không đồng bộ… Dẫn đến lạm phát hiện nay đang ở mức trầm trọng, giá cả tăng chóng mặt, đe dọa đời sống người lao động và dân nghèo. Điều đó có phần nào ảnh hưởng từ sự bấp bênh của kinh tế thế giới nhưng nguyên nhân chủ yếu là” tại ta”. Đó là sự yếu kém trong quản lý nhà nước, sự vô nguyên tắc, thiếu hiểu biết, thiếu minh bạch, chỉ thấy lợi trước mắt, nạn tham nhũng và coi thường pháp luật của chính những người cầm cân nẩy mực.

Đó cũng là nguyên nhân làm cho các ngành văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế…cứ mãi lạc hậu, gây bao bức xúc trong nhân dân.

Nhà nước và nhân dân hàng năm đã phải chi khoản tiền khổng lồ cho giáo dục mà con cái chẳng học hành được mấy kiến thức. Đã xảy ra cái gọi là “tỵ nạn giáo dục”, dẫn đến hàng tỷ USD chảy ra nước ngoài.

Nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể bị hủy hoại, lu mờ. Văn học nghệ thuật nhạt nhẽo, học mót nước ngoài một cách ngô nghê, lệch lạc. Đáng lo ngại hơn là tình trạng tha hóa của đạo đức xã hội.

Liệu Quốc Hội khóa XIII có thay đổi được tình thế? Đây là gánh nặng thứ hai trên đôi vai các vị, thưa các vị Đại biểu QH!

Vậy để mang nổi gánh nặng lịch sử ấy trên vai, QH khóa XIII phải như thế nào? Câu trả lời ở nơi 500 nghị sĩ của chúng ta.

Về phần tôi, một công dân, đã suy nghĩ thì lại cứ muốn nói ra. Tôi xin bạn đọc một hai phút để trình bày những mong mỏi của mình với QH của chúng ta.

Trước hết tôi mong muốn Quốc Hội khóa XIII thật sự là Quốc Hội mạnh. Đó là một Quốc Hội khẳng định vị thế quyền lực cao nhất của mình.

Mạnh cũng tức là dám quyết. Không phải là những quyết định thông thường mà là những quyết định chưa từng có. Ví dụ quyết định bỏ phiếu bất tín nhiệm như nghị viện các nước văn minh hơn ta vẫn làm (Nhật Bản chẳng hạn).

Tôi cũng mong muốn Quốc Hội khóa XIII là một Quốc Hội trí tuệ. Không phải tôi mơ có thêm 500 Ngô Bảo Châu mà đơn giản là tôi muốn bớt đi những nghị sĩ bấm nút theo kiểu “đẽo cày giữa đường”, những nghị sĩ phát ngôn như quý ông có câu nói “nổi tiếng” về chỉ số IQ hồi nào. Đơn giản là tôi mong tất cả các vị đại biểu đều thạo Internet, chịu đọc blog và đủ kiến thức để nghe phản biện xã hội, định hướng cho những quyết định của mình.

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội!

Tôi xin trân trọng chuyển đến Quốc hội khóa XIII thông điệp sau đây:

“Từ chỗ được coi là lương tâm của thời đại, giờ đây danh dự của người Việt Nam đang bị hạ thấp trước con mắt của thế giới, bởi sự kém cỏi và những thói hư tật xấu của nhiều người chúng ta, cùng những hệ lụy của nó”.

Năm năm cho một khóa Quốc hội.
Năm năm cũng đủ thời gian cho những thay đổi.
Các vị ĐBQH đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Hãy đồng hành cùng nhân dân, nghĩa là hãy lên đường (và cả xuống đường) cùng nhân dân ta!

TP HCM, ngày 06 tháng 06 năm 2011

Bùi Công Tự
Đọc tiếp...