Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

NGƯ DÂN LÀ CỘT MỐC SỐNG CHỦ QUYỀN LÃNH HẢI TRÊN BIỂN

'Ngư dân là cột mốc sống chủ quyền lãnh hải trên biển'

 

VNE - Làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi hôm 11/12, trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh: "Ngư dân là cột mốc sống chủ quyền lãnh hải, nhà nước cần có chính sách bảo đảm an ninh, an toàn trên biển".


Sáng 11/12, đoàn công tác do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã về Quảng Ngãi kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương khẳng định vai trò quan trọng của ngư dân trên biển Đông và đề xuất chiến lược phát triển biển đảo trong thời gian tới. 
.
Tàu thuyền xa bờ đang neo đậu ở gần khu vực ngọn Hải đăng, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín
Tàu thuyền xa bờ đang neo đậu ở gần khu vực ngọn hải đăng, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín.

Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định: "An ninh kinh tế biển là đặc biệt quan trọng. Chủ quyền lãnh hải quốc gia thật sự trên biển phải là ngư dân, bởi lẽ họ là cột mốc sống. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, đầu tư để đảm bảo an ninh, an toàn cho họ yên tâm bám biển, làm ăn lâu dài". 

Đặc thù của vùng duyên hải miền Trung là kinh tế biển gắn liền với chủ quyền an ninh quốc gia. Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 5.680 tàu thuyền với gần 60.000 lao động hành nghề đánh bắt thủy sản trên biển, 1/3 trong số này hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. 

Để có đội tàu mạnh vừa vươn ra khơi xa đánh bắt đạt hiệu quả vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng đề xuất Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ ngư dân hiện đại hóa phương tiện để đảm bảo an toàn.

Ngư dân chuyển cá đánh bắt từ vùng biển Hoàng Sa lên cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn(Quảng Ngãi) tiêu thụ. Ảnh: Trí Tín
Ngư dân chuyển cá đánh bắt từ vùng biển Hoàng Sa lên cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) tiêu thụ. Ảnh: Trí Tín.

Quảng Ngãi có 28 xã ven biển, đời sống ngư dân còn gặp khó khăn, thiếu thốn. Để cải thiện cuộc sống người dân ở vùng ven biển, hải đảo, ông Lê Viết Chữ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đề xuất: "Chính phủ cần có chương trình riêng, có chính sách để tạo điều kiện phát triển bền vững cho các xã ven biển, đảo. Một khi dân biển có giàu lên thì nền kinh tế biển của nước nhà mới có thể vững chãi được”.
Trí Tín
Nguồn: VNE.

5 nhận xét :

  1. Cột mốc sống là đương đầu với khả năng luôn có thể bị bắt, bị đâm hỏng, thủng tàu chưa kể nguy hoểm tính mạng rình rập. Chỉ có thể trụ được nếu gần các "cột mốc" có các lực lượng hải quân đủ mạnh (hay kẻ thù nhận thấy có sự bảo vệ!) hay khi có đe dọa có lực lượng không quân kịp thời (có đường dây nóng biển!). Đặc biệt nạn tầu lạ đâm phải nhanh chóng có biện pháp hữu hiệu (quăng lưới vào động cơ của tầu lạ, không cho chúng bỏ chạy! - cái này mà làm được chắc dân Việt ai cũng ủng hộ!)
    Hòang Hải

    Trả lờiXóa
  2. Hoan hô ý kiến của bạn Hoàng Hải,tầu cá của ta không trang bị vũ khí nên Tầu nó bắt nạt. Vậy áp dụng "sáng kiến" quăng lưới vào chân vịt "Tầu lạ" chắc chắn hắn không chạy được, thế
    là ta "Thắng 1-0"!...Nếu "sáng kiến" này thành công trong việc bắt "tầu lạ", chắc chắn CA Thanh
    Hóa sẽ được thưởng to. He...he!...

    Trả lờiXóa
  3. Nếu coi ngư dân như là cột mốc sống của biên giới biển, tựa như 74 cột mốc đã biến thành "vòng tròn huyền thoại" - thì hình tượng của người phụ nữ Bùi Hằng về sự bất khuất dấu tranh cho chủ quyền biển phải được công nhận. Sao lại bắt bớ giam cầm trong trại phục hồi nhân phẩm?

    Trả lờiXóa
  4. Cái tiêu đề bài báo ngụ ý như thế nghe không ổn.
    Theo tôi nên là "Hoạt động trên biển của ngư dân dưới sự bảo vệ của nhà cầm quyên VN là thể hiện chủ quyền Biển của nước VN vậy"

    Trăm nghe không bằng một thấy (mới tin)

    TH

    Trả lờiXóa
  5. Ở nước người ta, người dân đóng thuế cho chính phủ tổ chức quân đội bảo vệ cho mình làm ăn.

    Còn ở nước mình, nhà nước thổi phồng lòng can đảm của người dân bằng ngôn từ và bắt ngư dân tổ chức đội ngũ thay quân đội bảo vệ lãnh thổ.

    Thật là hết ý!

    Trả lờiXóa