Tái chín và Tái giá
Một chị hàng phở góa chồng, vẫn đương xuân sắc. Nhờ có duyên bán hàng, phở lại ngon nên lúc nào quán cũng đông khách. Trong đám khách ruột của chị, có một bác văn nghệ say đắm chị. Bác ấy sáng nào cũng ghé quán ăn phở để được ngắm chị, và rồi ngỏ lời cưới chị.
Chị hàng phở cam phận giữa đường đứt gánh, quyết thờ chồng nuôi (con) giai. Nhưng bác kia cứ không buông tha. Một tối, chị hàng phở mời người khách kia đến nhà chơi và đưa ra vế đối, hẹn rằng nếu đối được thì chị sẽ ...Vế đối rằng:
NẠC - MỠ nữa mà chi! Em nghĩ CHÍN rồi! Đừng nói em câu TÁI - GIÁ.
Bác kia choáng quá! Tự mày mò đối lại mà không được. Bác ấy mang đến nhờ Lâm Khang đối cho, vì bác quyết lấy chị hàng phở. Lâm Khang pát xê sang bác Gốc Sậy, nhưng bác ấy chưa tìm được bác Gốc Sậy để nhờ.
Bây giờ, trời Hà Nội đang mùa đông rét mướt. Nghĩ đến cảnh chị hàng phở và bác khách hàng kia đều chăn đơn gối chiếc, mà mình thì không đối được, xin trình lên đây, để chư vị bốn phương cùng giúp đỡ họ. Xin có nhời cảm ơn trước!
Tái bản truyện Tiếu lâm Việt Nam
Những chuyện trích dưới dây là do tôi phiên dịch từ cuốn Tiếu lâm tân truyện (2 quyển) in năm Khải Định 1 (1916), tại nhà in Phúc Yên. Hai cuốn này có mang ký hiệu VNv.269 và VNb.98, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Ăn cho ích vào thân
Có hai vợ chồng thầy ký nuôi một thằng ở, ngày nào cũng để nó ăn cơm nguội. Thằng ở tinh quái, nghĩ ra một kế xỏ chủ nhà. Một hôm cô ký đang ngồi ở đằng sau, thằng ở nói rằng: “Mình ở nhà này mới một tháng, chỉ ăn cơm nguội mà dái to như thế này”. Cô ký nghe thấy, cứ lẳng lặng đi ra. Từ đấy, bữa nào cũng bắt chồng ăn cơm nguội, cơm sốt thì cho thằng ở ăn. Chồng lấy làm lạ, hỏi mãi, vợ không nói. Sau tức quá, nói to lên rằng: “Tại làm sao mà cứ bắt người ta ăn cơm nguội mãi thế”. Vợ bất đắc dĩ nói rằng: “Ăn cho ích vào thân, chứ tại làm sao mà căn vặn mãi”.
Tằm anh đã đói chưa
Một phú ông có hai con gái xinh lắm. Một hôm thành gia thất chị, bố sai em đi xem người nào may khéo, để may nhiều quần áo lịch sự, mà may trong ba hôm xong. Cô ta đi đến một người bảo như thế. Người thợ thấy cô ta xinh, muốn chim. Khi cô ả đến giục thì anh ta ngẩn mặt ra, không nói đến sự may. Cô ta hỏi rằng: “Sao anh ngẩn mặt thế”. Anh ta nói rằng: “Bây giờ tôi có việc cần, chưa có thể may được”. Cô ta hỏi rằng: “Việc gì”. Anh ta nói rằng: “Bây giờ con tằm tôi nó đói, phải cho nó ăn bồ hôi người mới no được”. Cô ta hỏi: “Thế ăn bồ hôi tôi có được không?”. Anh ta nói rằng: “Tốt quá”, rồi dắt cô ta vào phòng, lấy cái “ấy” ra, di từ trên đến chân, rồi từ chân lại di đến trên, sau anh ta ấn ngay vào. Cô ta về một phút, lại đến hỏi rằng: “Tằm anh đã đói chưa?”.
Nhả ngay ra không thì chết
Một anh phải lòng một chị nhà thổ. Chị nọ lấy hai cái lông cho anh ta làm của tin. Anh kia nhận lấy, quý hóa không biết chừng nào, làm một cái túi bỏ vào, đêm ngày đeo ở trước mình. Một hôm đi chơi ở ngoài phố, nhớ đến nhân tình, mở túi ra xem, gió bay mất. Anh ta vội vàng chạy theo gió, chạy đến ngã ba, thấy một anh thợ giầy, miệng ngậm hai chỉ tóc, anh mất của chỉ vào mặt bảo rằng: “A, mày chực nuốt sống của ông à. Muốn sống nhả ngay ra không thì chết”.
.
Úm ba la, ba ta cùng khỏi
Một chị, chồng đi vắng, ở nhà ngồi cắt củ từ, thấy củ hay hay, mới tê mê tẩn mẩn lấy một củ cho vào chốn ấy, không ngờ lấy ra không được, phát sốt điên cuồng cả người lên. Đến lúc chồng về, chị ta giả cách ngộ cảm, lên giường đắp chăn nằm. Anh chồng thấy vậy, ngẩn người ra, vẫn định về làm khoản ấy, ai ngờ về vợ lại như thế, buồn mình mới ra ngoài sân, nghịch chó cái cho đỡ buồn, nghịch thế nào mà tự nhiên anh ta mang con chó lên giường, cũng đắp chiếu kín nằm rên khư khử. Ai hỏi thì nói trá rằng đau bệnh. Kỳ thực cậu ta bị chó cái giữ, lôi ra không được, cho nên phải ôm chó cái lên giường. Thành thế ra chồng nằm rên một giường, vợ nằm rên một giường. Hai vợ chồng cùng bị bệnh cả. Người nhà thấy vậy sợ lắm, chạy đi kể chuyện với ông thầy pháp ở bên cạnh nhà: “Không biết làm sao hai vợ chồng tự nhiên phát bệnh như thế, để thầy xem có phép gì cứu được không”. Ông thầy bảo rằng: “Ma làm đấy, phải cúng thì mới khỏi”. Người nhà mời ngay ông ta đến cúng hộ cho. Ông thầy đến, vào thăm chồng, hỏi bệnh ra làm sao, người chồng nói nhỏ vào tai rằng: “Ông có cúng thì cúng cho nhà tôi, vì không biết làm sao mà tự nhiên nó phát sốt như vậy, còn tôi thì không phải bệnh”, mới nhỏ to kể thật chuyện mình cho thầy nghe. Ông thầy lại vào thăm người vợ, thì người vợ nói sẽ rằng: “Ông có cúng xin ông cúng cho nhà tôi, vì không biết làm sao mà tự nhiên phải đau bão làm vậy, còn như tôi thì không phải gì cả”. Cũng kể thật cả chuyện mình cho ông thầy nghe. Ông thầy biết rõ rằng, hai bên cùng phải một bệnh mà bên nọ giấu bên kia, song cũng cứ làm thinh như không, ra sân đặt đàn để cúng. Nhưng mà chỉ tơ tưởng chuyện hai vợ chồng nhà chủ, cho nên tê tê buồn buồn, sẵn thấy có chai rượu ở trên bàn, đem xuống để ngay cái ấy vào miệng chai, chẳng may không lôi ra được, cứ chịu chết đứng ở ngoài sân, hai tay ôm lấy chai rượu. Chị kia trông thấy bật cười đến nỗi băng cả củ từ ra, con chó cái thấy củ từ, nghĩ là miếng thịt chạy ra đớp. Thầy pháp tưởng chó đến cắn mình, sợ quá sun lại, chai rơi xuống đất. Thế là ba người cùng khỏi cả. Bởi vậy, thầy pháp ra trước đàn bắt quyết mà niệm chú rằng: “úm ba la, ba ta cùng khỏi”.
hUYỆN ĐẢO TRƯỜNG SA THUỘC ĐÀ NẲNG .TRONG KHI ĐÓ TRUNG QUỐC CÓ THÀNH PHỐ TAM SA,NGỤ Ý BAO GỒM HOÀNG SA TRƯỜNG SA.
Trả lờiXóatôi có một vài
Trả lờiXóaHành -tỏi, thôi thế nhé! Bác cam sống vậy! Chớ nghe bác tán mùi -tôm.
Trả lờiXóaThận trọng việc New7Wonders vận động chọn 7 Thành phố kỳ quan?
Trả lờiXóa09/12/2011 18:00:03
- Bảo tàng Heidi Weber, trụ sở được New 7 Wonders công bố trên website, là một kiến trúc nhiều màu sắc, hiện đại và độc đáo bên bờ hồ Zurich (Thụy Sĩ). Tấm biển ở lối vào bằng tiếng Anh và tiếng Đức ghi rõ: “Đóng cửa đến mùa hè 2012”. Không có dấu hiệu nào của một tổ chức hoạt động ở đây.
...
Công ty phá sản thành tổ chức quốc tế?
...
http://bee.net.vn/channel/1983/201112/Cong-ty-ma-van-dong-bau-chon-7-Thanh-pho-ky-quan-1819197/
"Úm ba la, ba ta cùng khỏi"
Trả lờiXóaHa ha ha...ha ha..
Bác chỉ em cô hàng phở ở đâu, để lỡ em có đối được thì tới trụng bánh trắng muốt dùm .
Trả lờiXóaNẠC - MỠ nữa mà chi! Em nghĩ CHÍN rồi! Đừng nói em câu TÁI - GIÁ.
Trả lờiXóaXin đối:
GÂN - GẦU thêm sống sượng! Tớ tin MÒNG lắm! Thêm lời tớ tán HỒNG-THƠM
Nhân chuyện bác Trần Nhương:
Trả lờiXóaThất thập cổ lai hy ,còn giả gái
Xuân xanh thừa mơn mởn , giai lấy giai
Hình như vào năm 1993-1994, tôi đã đọc thấy cặp câu đối này viết bằng bút lửa trên hai miếng gỗ ở một quán phở VN tại Virginia (Mỹ) như sau (lâu quá rồi k nhớ chính xác nữa, các bâc tiền bối bổ chính cho) :
Trả lờiXóaNẠC, MỠ nữa làm gì, em nghĩ CHÍN rồi, đừng nói với em câu TÁI GIÁ;
MUỐI TIÊU dầu vẫn vậy, tớ còn GÂN chán, thử chơi cùng tớ miếng GẦU DAI
Tôi đọc một lần ấn tượng luôn, về kể lại với bạn bè, ai cũng tấm tắc .
Không biết bây giờ quán phở ấy còn k
Một anh chàng người Việt gốc Quảng Đông lấy một cô vợ người miền Trung .Đêm tân hôn , sau khi vui vẻ , cô vợ thốt lên :
Trả lờiXóa- Xong hỉ !
Nhưng anh chồng lại nghe thành " Song hỷ " , tức là hai lần vui vẻ . Chìu vợ , anh ta cố gắng thêm lần thứ hai . Nào ngờ lần này cái giường lắc lư mạnh quá , cô vợ la to :
- Xập hỉ !
Trong tiếng Quảng Đông : Xập có nghĩa là mười . Anh chồng chắp tay lạy vợ :
- Em ơi ! Hai lần là anh muốn chết rồi . Em đòi đến mười lần , chắc anh chết luôn quá !
NẠC - MỠ nữa mà chi! Em nghĩ CHÍN rồi! Đừng nói em câu TÁI - GIÁ.
Trả lờiXóaĂN - UỐNG lâu nay rồi! Mỗ thấy NGON lắm! Thực lòng mỗ muốn HÚ - HÍ.
Tôi cũng đã đọc đôi câu đối này của nhà văn nào đó trong chuyến thăm Mỹ. Đó là đôi câu đối ở một quán ăn ở Virginia:
Trả lờiXóaNẠC, MỠ nữa làm gì, em nghĩ CHÍN rồi, đừng nói với em câu TÁI GIÁ;
MUỐI TIÊU dầu vẫn vậy, tớ còn GÂN chán, thử chơi cùng tớ miếng GẦU DAI
Trong đó, ông ta còn muốn sửa hai chữ GÀU DAI thành hai chữ gì đó tôi không nhớ nhưng kém hẳn nguyên bản. Nhưng trong bài viết đó, ông ta chưa hiểu thâm ý của TÁI GIÁ (hay CẢI GIÁ)là ngoài nghĩa là GIÁ ăn tái, hay rau CẢI ăn kèm rau GIÁ thì còn có cách nói lái theo miền Trung thành TÁ DÁI hay CẢ DÁI. Còn GÀU DAI, thì vừa có nghĩa miếng GẦU trong phở bò nó dai, còn có nghĩa là "Thứ nhất đ... dai, thứ hai tát nước" nên gàu dai còn có nghĩa là tớ Đ...còn DAI lắm!
Dị bản:
Trả lờiXóaMUỐI TIÊU đâu có ngại, tớ còn GÂN chán, dừng la rằng tớ quá GÀU DAI.
Dường như Phạm Duy có phổ nhạc truyện "úm ba la cả ba cùng khỏi" trong 10 bài "tục ca" của ông.
Trả lờiXóaAi biết mách dùm...
TH
Úi cô hàng phở đó ui
Trả lờiXóaThương ai cũng dzậy, thương tui đi mờ
Tình tui hổng có lập lờ
Thề không thèm "phở"! Sống là nhờ... àn "cơm"!
(he he, xạo bà cố!)
NẠC - MỠ nữa mà chi! Em nghĩ CHÍN rồi! Đừng nói em câu TÁI - GIÁ!
BÁT - ĐŨA còn có cặp! Anh suy NHỪ lắm! Hãy tin anh chẳng... CHUỘT - CHIM!
Nhắn riêng: Bác TH ui. Bác vào google search (chọn search web), gõ từ khóa "tục ca" là ra nhiều lém. Tui hối lộ rùi. Đừng giành cô hàng phở của tui nghen!
Cám ơn Lâm Khang đưa chùm ảnh Trần lão gia nhân 5 năm Trannhuongcom
Trả lờiXóaXƯƠNG XẨU lỏng toàn thân! anh vẫn SỐNG nhăn, sao không cùng nhau ĐỐI ẨM
Trả lờiXóaRỬNG MỠ nữa làm chi, em nghĩ chín rồi, em chỉ cần CỦA NẢ.
Trả lờiXóaRăng tóc dầu của giả, em vẫn ôm tuốt, cả bố lẩn con một lỗ Hòm.
Bác Trần Nhương giả gái trông "xấu" hơn cả "Chung vô Diêm"...kha ... kha...
Trả lờiXóaTH
CHUYEN VUI CUOI TUAN THAT LA VUI ! CON CHUYEN DAU TUAN NAY THAY NUOC NGA HO DI BIEU TINH MA SAO BAO CUA MINH KHONG THAY DANG VA BINH LUAN NHI ?
Trả lờiXóaXin phép được góp vui câu đối sau :
Trả lờiXóa"Quan" "Quách" mà làm gì ? Anh có "Chết" "Đi". Chỉ cần cho Anh "Sáu Tấm"
Mong rằng bác văn nghệ được toại nguyện.
TH
Chưa báo nào đối chuẩn câu của cô hàng phở cả. Nhưng vẫn thấy thú vị.
Trả lờiXóaVài ngày trước, tại hạ đã gửi nhưng không thấy đăng nhận xét. Xin post lên một lần nữa:
Trả lờiXóaThưa Lâm Khang tiên sinh,
Đêm qua tại hạ ghé nhà, bắt gặp câu đối độc đáo; nửa đêm chẳng ngủ được, lòm còm ngồi dậy đối câu. Ngẫm ra, cô nàng hàng phở khá đáo để, chẳng hổ danh con cháu bà chúa thơ Nôm đất Bắc. Xem khí văn, vẫn thấy ông anh định "hốt ổ" vẫn còn cơ hội. Chỗ "nạc-mở nữa mà chi" ấy xem ra là chỗ dùng dằng chưa quyết, còn xưng "em" là còn chỗ nể nang... Huống chi cần phải xét đến cái lẽ "con gái nói có là...", ý "chín-tái" chẳng đáng bận lòng... Túm lại, nàng lấy cớ thử tài để thử lòng đấy thôi... Tài ắt phải có mới đủ chuẩn, nhưng cốt là tâm thành thì mới đạt...
Ông anh định "hốt ổ" ấy là dân văn nghệ, tiên sinh nhỉ? Xin cho tiểu đệ mách nước:
SẮT CẦM xin hòa nhịp. Anh so PHÍM chờ. Nguyện cùng em kết CUNG-TƠ.
Chỉ là mách nước thôi, với cái tình riêng của ông anh ấy, hẵn là ông ấy sẽ có cách chỉnh chu câu đối ấy cho phù hợp với tâm trạng của mình.
Và nếu như ông anh ấy chẳng phải dân nhạc, cũng không ngại cô nàng "nghĩ xa nghĩ xôi" rằng ngoài phở còn có cơm cháo (cụ thể là cháo lòng) gì khác, xin chọn:
TIM GAN còn phơi đó. Hãy thấu LÒNG anh. Thương nhau lẻ bước DẠ HÀNH.
Mà nếu ông anh ấy đích thị là Lâm Khang tiên sinh (phỉ thui cái mồm của tiểu đệ!), đệ chắc rằng tiên sinh cũng có cách đối đáp cho ra nhẽ thôi. Tuy vậy, tiểu đệ cũng xin vọng bái quý phu nhân ở nhà (nếu có, thật không biết rõ!) để có lời xin lỗi trước, và góp ý (không dám đối thay) rằng:
THI PHÚ xin gác lại. Ngỏ lời NÔM na. Chỉ e nàng kiêng (chê) HÁN HỌC. (Chao ôi, thay Hán học bằng SÁO NGỮ thì tuyệt lắm, nhưng lại thất cách mất! Đệ tiếc mãi...)
Cuối cùng, xin lấy trọn lòng thành mà có lời bình rằng:
RAU DƯA còn đắp đổi. Người há NỘM ru? Mở cho nhau đường CANH CẢI.
Tiểu đệ bái thư,
Nam phương tân khách.
NẾP TẺ còn tách bạch. Cần lường TRƯỚC đã. Chỉ trách mình sao HẬU ĐẬU!
Trả lờiXóaKakaka.
Nam Phương khách tự trào...