Câu chuyện rơi nước mắt về bà lão bán rau trên Facebook
01/12/2011 09:19:23
Trước khi đi, người thanh niên nhắn với bà lão: “Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!”.Không ai ngờ, vì chờ đợi người thanh niên đến lấy rau, bà lão đứng dầm mưa suốt buổi chiều, bị cảm rồi mất. Câu chuyện về bà lão bán rau đang gây xôn xao trên mạng xã hội Facebook.
- Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
Trước khi đi, người thanh niên nhắn với bà lão: “Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!”.Không ai ngờ, vì chờ đợi người thanh niên đến lấy rau, bà lão đứng dầm mưa suốt buổi chiều, bị cảm rồi mất. Câu chuyện về bà lão bán rau đang gây xôn xao trên mạng xã hội Facebook.
- Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Bức ảnh được đăng tải cùng câu chuyện trên Facebook gây xôn xao |
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...
- Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia...
Gã không ngờ.........!
Nguồn: Dân Việt.
Hầu hết ý kiến trên Facebook đều thương cảm cho bà lão. “Câu chuyện thật cảm động. Rơi nước mắt...... Khâm phục bà cụ, dù nghèo nhưng luôn giữ lòng trong sạch! Trách ai quá vô tâm…” – Thành viên Jasmin Tuyen chia sẻ.
Trả lờiXóa“Bà cụ già tuy nghèo về vật chất nhưng giàu hơn rất nhiều người. Chữ tín, lòng tự trọng, nhẫn nại, đức hy sinh ... Đói cho sạch rách cho thơm. Sống trên đời cần có một tấm lòng…. “ - Zoro Lãng Tử bình luận.
Sau khi câu chuyện trên được đăng tải trên Facebook, thương cảm cho bà cụ, nhiều người cũng trách móc người thanh niên mua rau quá vô tình, vì đã quên đi lời hứa, gây ra hậu quả đau lòng. Bạn Khactrung Phan viết: “Đọc xong lòng tui tự nhiên thắt lại, sao mà thấy thương bà cụ quá, sao gã ấy lại vô tình đến thế, hạnh phúc của bà cụ là bán được rau chứ không phải nhận được những đồng tiền bố thí của gã….”.
Cùng quan điểm, bạn Nguyen Kim Xoa bình luận rằng: “Tại hắn không nói là cho bà cụ đi ... hắn sợ bà bị tổn thương lòng tự trọng... sao hắn không quay lại ...hắn thật là ...hắn sẽ mãi nhớ đến bà cụ với lòng trắc ẩn...”.
Nhiều người cho rằng, người đàn ông không có lỗi. Họ giải thích, người đàn ông chỉ vì lòng thương người mà thôi. "Buồn nhưng không ai có lỗi cả, người đàn ông chỉ có ý giúp cho cụ già thôi, nhưng cụ già lại không cần ai thương hại. Cả hai đều đáng quý, có trách thì chỉ trách số phận khéo đùa cợt con người.”
Một thành viên khác lại cho rằng, có lẽ, cái chết là cách giải thoát tốt nhất cho bà cụ khỏi kiếp sống khổ cực trên trần gian. “Tôi không dám trách ai trong câu chuyện này cả. Chỉ thương cho bà cụ ấy. Nếu đây là câu chuyện có thật, mong bà ra đi trong thanh thản …”
Đọc xong câu chuyện, bạn Ngo Thanh Tung rút ra ý nghĩa cho bản thân: “Có tình nhưng lại rất vô tình, cuộc đởi thiếu gì những bất ngờ và ngạc nhiên. Hôm nay, đọc được điều này tôi mới biết quyết tâm học. Học cho thật giỏi để có nghề nghiệp, có tiền, giúp đỡ những người như bà cụ".
Đọc đến đây mắt tôi nhòa đi,con chuột trong tay rơi xuống nền nhà.
Trả lờiXóakhong can noi den cai chet cua ba lao ,rieng buc hinh nay da to cao su bang hoai cua xa hoi ta dang song /con chau ba dau /ba khong co con chau thi chinh quyen dau , bao nhieu doan the dau ,lang xom dau /can phe phan nhung nguoi do /
Trả lờiXóaViệc để cho các cụ già cao tuổi phải bươn chải kiếm sống là một cái tát cho những ai trâng tráo cao giọng rao giảng đạo đức.
Trả lờiXóaTrên đất nước này có hàng triệu các cụ già còn phải gắng sức tàn để nuôi con, nuôi cháu bệnh tật ngặt nghèo. Bi kịch này cần phải có một chính sách đầy quyết tâm của chính phủ.
Người Việt Nam vốn kính già yêu trẻ, việc có một chính sách giúp đỡ các cụ già một cách thực chất, không hình thức là một việc làm không quá khó.
Chúng ta cứ đả đảo CNTB và luôn cho rằng xã hội ta ưu việt hơn nhiều. Ấy vậy mà bà cụ già khg nơi nương tựa còm cõi phải chết ngoài đường.
Trả lờiXóaTệ.
Dũng_NT
Tỉnh Ủy Quảng Nam đâu rổi, xây Tượng Đài đi chứ !!
Trả lờiXóamẹ VN đấy. !
Trả lờiXóaỞ xứ tư bản,người già có tiền già và có nhà dưỡng lão, y tá chăm sóc..có điều buồn vì không có hàng xóm nói chuyện.
Trả lờiXóaMẹ tôi cũng gánh hàng rong nuôi tôi ăn học ...câu chuyện này làm tôi nhớ Mẹ mình,tôi khóc...bác Diện ơi, chẳng lẽ tôi không vào blog nhà bác nữa...
Trả lờiXóaMột vài lời tâm tư trước câu chuyện
Trả lờiXóaTheo tôi, sự việc cụ già trong câu chuyện là thực trạng xã hội, nhưng không phải chỉ diễn ra ở Việt Nam mà bất kể một chế độ, xã hội nào cũng có. Vấn đề chúng ta cần bàn ở đây là: Tính nhân văn, tính người trong xã hội ngày nay, cảm nhận của chúng ta trước sự việc này.
- Xét về đạo lý: sự trăn trở, ái ngại rồi phải suy nghĩ trước hình ảnh bà già khắc khổ, cám cảnh ngồi bán rau bên lề đường - xét về góc độ con người thì anh thanh niên kia là người có tâm, có lòng và có ĐẠO ĐỨC. Cái được của người thanh niên là không thờ ơ, vô cảm trước hiện tượng trên. Như vậy, hành động của người thanh niên đáng để chúng ta phải xét lại bản thân mình. Hành động thương cảm, rồi dừng lại mua những mớ rau (mà cô gái gọi là cho LỢN ăn)mang đầy tính nhân văn và ứng xử của người có văn hóa, có học. Nếu anh kia chỉ dừng lại, không mua rau mà chỉ cho tiền bà cụ rồi đi thì lại trở thành hiện tượng bình thường. Nhưng người thanh niên lại "mua", cái mà chúng ta ngầm hiểu là "cho" bà già. Một hành động đáng khâm phục. Có lẽ, chỉ người có văn hóa mới có cái ứng xử đầy nhân văn như anh ta. Vì rõ ràng bà già không đi ăn xin mà là đi bán rau - dù già nhưng vẫn cố gượng chút sức lực cuối đời mình để lao động.
- Trái với hành động của anh thanh niên, cách ứng xử của cô gái mới đáng bàn. Vì vô cảm, vô tri, vô giác (theo cách nói của nhà Phật) nên cô gái chỉ phát ngôn theo bản năng. Thực chất những bó rau như thế, theo cô gái là cho lợn ăn phần nào đó là đúng. Nhưng cái hiện tượng cám cảnh của bà già không làm cho cô gái trăn trở, suy nghĩ mới là điều đáng nói. Chỉ những người có tâm mới nhìn thấy trắc ẩn trong mỗi hoàn cảnh. Hiện tượng, cách nhìn nhận vấn đề như cô gái ở xã hội ta không hiếm, nhưng cách ứng xử nhân văn như anh thanh niên cũng không ít.
- Đối với bà già, cho dù đói cũng giữ lòng tự trọng. Cái làm chúng ta khâm phục mà có lẽ dẫn đến của câu chuyenj là việc là già đứng trong mưa chờ anh thanh nien. Câu chuyện nhắc nhở ta sự giữ chữ tín trong thương trường, trong ứng xử hàng ngày.
Câu chuyện cảm động, nhưng thâm thúy và đáng bàn. Chỉ một vấn đề vi mô, cụ thể nhưng toát lên cả một vấn đề về ứng xử giữa con người với con người trong xã hội chúng ta hiện nay.
Theo tôi, ngoài việc lùm xùm về này nọ, đại đa số các bài viết trên blocg NXB có tính nhân văn, sâu sắc và có trí tuệ - thể hiện người có học, có tâm, có tầm, sâu hơn - quan trọng hơn là có lòng.
Hỡi những người con có cha mẹ, hãy đừng để xảy ra chuyện thương tâm này nữa!
Trả lờiXóaXIN KHÔNG NHẬN NHỮNG LỜI VIẾT NÀY, CỦA COMMENTS TRÊN, LÚC 17:52 (4.12.2011):
Trả lờiXóa"Theo tôi, ngoài việc lùm xùm về này nọ, đại đa số các bài viết trên blocg NXB có tính nhân văn, sâu sắc và có trí tuệ - thể hiện người có học, có tâm, có tầm, sâu hơn - quan trọng hơn là có lòng".
Kính thư
Tễu
Chỉ cần "vớt" được cái...mỏ neo của con tàu Vinashin là đã lo cho được rất nhiều cụ già ở đất nước mình rồi!
Trả lờiXóaTÔI ĐÃ KHÓC
Trả lờiXóa"Theo tôi, ngoài việc lùm xùm về này nọ...."
Trả lờiXóa(bác K.Â.D 17:52)
Bác này nói lạ! Có gì mà "lùm xùm" hả bác?
Hiên trà của bác Nguyễn Xuân Diện rất nhân văn, rất dân tộc tính, nhiều bài viết rất có giá trị, sao bác lại gọi là "lùm xùm"?
Bác không thấy có tới chín triệu người vào chơi nhà bác Xuân Diện hay sao?
Có lẽ bác nhầm rồi đấy!
NGHẸN NGÀO !
Trả lờiXóaTội nghiệp bà lão!
Trả lờiXóaGiá như gã kia biếu bà lão mấy ngàn rồi không lấy rau nữa, hẹn với chả hò, rồi vô tâm quên luôn. Đúng là kính chẳng bõ phiền.Còn mấy người khác nhìn thấy bà lão già, còng lưng ngồi bán mấy mớ ra già thế mà không mua cho bà lão. Con người bây giờ hết tình rồi.Rau già ăn càng an toàn. Rau non mơn mởn càng lắm thuốc sau, thuốc kích thích.Mua là làm từ thiện cho bà lão...thật vô tâm!
CÁC BẠN HÃY THỬ ĐI 1 VÒNG TỪ ẢI NAM QUAN ĐẾN MŨI CÀ MAU , CÁC BẠN SẼ THẤY TÌNH NGƯỜI Ở MỖI MIỀN BÂY GIỜ KHÁC XƯA NHIỀU LẮM !
Trả lờiXóaTôi đã tưởng tôi trơ lỳ cảm xúc. Nhưng không phải.
Trả lờiXóa"Theo tôi, ngoài việc lùm xùm về này nọ...."
Trả lờiXóa(bác K.Â.D 17:52)
>>> Chỉ câu kết bác cho người ta thấy đúng là Thùng rỗng kêu to. Ném lén kiểu này mệt lắm bác ơi.
Kính bác K.Â.D 17:52
Trả lờiXóaỞ đây toàn là người tử tế cả!
Mong lần sau nếu bác có viết, thì hãy viết lời tử tế bác nhé! Ai lại viết theo cái kiểu "nhùng nhằng" thế, có phải không ạ!
Tính vô cảm là phổ biến. Bình luận, phê phán thật dễ làm sao. Rất nhiều người trắc ẩn, động lòng, cám cảnh với những số phận. Nhưng rất ít, ít lắm những người thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực. Có rất nhiều người lờ qua những số phận khốn khó ngay trước mắt mình với sự tự bào chữa rằng: xã hội giờ phức tạp lắm, biết đâu đó là một màn kịch không chừng!... Thử nghĩ, mỗi ngày ta gặp biết bao số phận khốn khó dọc đường? Ta đã làm gì??
Trả lờiXóaGửi bác Khách ẩn danh 19:54: Còn ải Nam Quan đâu nữa cho bác đi?
Trả lờiXóaXin hãy yêu thương và giúp đỡ những người khốn khó.Tình thương giúp cho Tư-DUY chúng ta đi lên/
Trả lờiXóaCo lan toi di tham Chua Huong, Thay co 1 Ba co 5-6 dua nho 2-3 tuoi dung an xin duoi troi ret,
Trả lờiXóaRat hieu nghiem. Sau moi biet do la muu meo cua ba Ta.
Co quan chuc nang mai sau moi vao cuoc.Chuyen nay cung that buon, cho dao duc Xa hoi.
Nhu cau duoc song va lam viec cua con nguoi rat cao
Tính vô cảm là phổ biến. Bình luận, phê phán thật dễ làm sao. Rất nhiều người trắc ẩn, động lòng, cám cảnh với những số phận. Nhưng rất ít, ít lắm những người thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực. Có rất nhiều người lờ qua những số phận khốn khó ngay trước mắt mình với sự tự bào chữa rằng: xã hội giờ phức tạp lắm, biết đâu đó là một màn kịch không chừng!... Thử nghĩ, mỗi ngày ta gặp biết bao số phận khốn khó dọc đường? Ta đã làm gì??
Trả lờiXóanguyennx
Một câu chuyện đau lòng .mong sao nó đừng có thật trên đời này.nhưng điều mong ước đâu có trở thành hiện thực
Trả lờiXóaỞ đây ta thấy 3 nhân vật đại diện cho 3 loại người khác nhau
một bà cụ nghèo khó về vật chất nhưng giàu có về lòng tự trọng ,tính trung thực .cao thượng về nhân cách.vô cùng đáng kính trọng
một người(cô gái) đại diện cho những kẻ vô lương tâm,không có lòng nhân ái,thiếu nhân cách (đau lòng thay loại người này trong xã hội ta hiện nay khá phổ biến)
một người (chàng thanh niên) có lòng nhân ái, có tình ngươi,biết thương người,nhưng chỉ mới dừng ở mức độ BIẾT thôi chứ chưa phải là người giàu lòng thương người.mà cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải giàu lòng thương mới đủ. chính vì thế "cái tình thương " của anh ta không mang lại điều tốt đẹp cho bà cụ mà mang lại diều bất hạnh cho bà cụ(bà cụ đã phải chờ đợi suốt một buổi chiều trong mưa gió) chưa kể rằng biết đâu vì chờ đợầcm gây lên cái chết của cụ. nhiều thanh niên có thể có nhân cách đấy nhưng thiếu. ý thức trách nhiệm , nên làm việc không đến nơi đến chốn .đây cũng là điều đáng phê phán trong nhiều nhiều người trẻ tuổi .đáng ra anh ta phải làm việc giúp đỡ bà cụ đến nơi đến chốn . Việt nam có câu tục ngữ "đã thương thì thương cho chót đã vót thì vót cho tròn " người thanh niên đã không làm việc theo cách suy nghĩ này .đây cũng là điều đáng trách.
Cầu mong cho linh hồn bà cụ thanh thản nơi suối vàng. Xin cụ hãy tha thứ cho thế hệ chúng tôi...
Trả lờiXóaCâu chuyện thật cảm động và thương tâm.
Trả lờiXóaNhưng theo tôi thì câu chuyện trên không có thật với nhân vật bà cụ và anh mua rau, mà chủ yếu để phản ánh những thực trạng trong xã hội ta hiện nay thôi. Vì nếu có thật thì ai đã chụp được tấm hình bà cụ bán rau kia đúng lúc thế? và người viết bài này làm sao mà biết được hết tâm sự của người mua rau kia?
"Cầu mong cho linh hồn bà cụ thanh thản nơi suối vàng. Xin cụ hãy tha thứ cho thế hệ chúng tôi..."
Trả lờiXóa(bác Ngọc Dũng, Sài Gòn)
Cảm ơn bác đã nói lời xúc động.
Ban o ThaiBinh gui Tien Si Nguyen Xuân Diện:Câu chuyện Bà Cụ Bán Rau rất cảm động.nếu bạn có ve Thành phố Thái bình ,bạn sẽ thấy đêm dêm van co một bà cụ già chống gậy,tay cầm nón đến đứng ở cua các quán phở .những tối đi ăn đêm ,tôi vẫn gap cụ .Chúng tôi thường bỏ vào chiếc nón rách của cụ vài nghìn đong,nhung dem ve van ban khoan ko ngu yen vi nghi ko biet dêm nay cu ngu o dau.?gam cau hay ve duong?vi mot nguoi ban toi noi da tung nhin thay cu nam co do o gam cau bo, khi sang som a di tap the duc da nhin thay cu o do.cau chuyen cua tien si dang o blog ,toi thiet nghi day la mot bai hoc bao dong cho nhung ai hay chi co hua xuong hua hão,nguoi xua noi quan tu nhat ngon tu ma nan truy .vay ma ngay nay nhieu khi nguoi ta chi hua cho xong viec,con co thuc hien loi hua hay ko lai la mot van de khc.mong rang hua xuong dung cho thanh te nan thong dung o xa hoi nay..............
Trả lờiXóangoài đường còn nhiều bà lão nhu vậy lắm .Chúng ta hãy làm gì đi, chứ ngồi mà rơi nước mắt suông như tế có ích gì! Trong xã cái xã hội mà vẫn còn những ông cụ, bà cụ trên 60 và những em bé dưới 16 mà phải vật lộn với miếng ăn thì dứt khoác xã hội ấy không thể là một xã hội công bằng văn minh được.
Trả lờiXóaGiá như các nhà lãnh đạo nước ta giữ chữ tín như bà cụ bán rau thì phúc phận cho dân ta lắm lắm!
Trả lờiXóaThật là xót xa cho Bà Cụ !!!
Trả lờiXóaCầu chúc hương linh Cụ Bà luôn an bình trên cỏi thượng.
Quá đau lòng những sự việc như vậy ở đất nước ta.ta thử xem trên đất nước nhật (tư bản) khi trải qua cơn sóng thần.
Trả lờiXóaThật xót xa ! Không biết bà BT bộ LĐ- TB và Xã hội có vào trang N X Diện không ? Không biết bà có suy nghĩ và động lòng trắc ẩn không ? (Le)
Trả lờiXóaTôi nghĩ đây chắc chỉ là một câu chuyện,nhưng nhìn hình ảnh và đọc xong lại thấy vô cùng xót xa,thấy buồn,thấy phải suy nghĩ nhiều về cách đối nhân sử thế,cái tình giữa con người với con người trong xã hội bây giờ.
Trả lờiXóaMột sự thật nữa là trong xã hội bây giờ còn có rất nhiều cụ già có hoàn cảnh như vậy,nhiều cụ không có nơi nương tựa,già yếu nhưng vẫn phải lọ mọ đi bán mớ rau,mớ cỏ để kiếm sống qua ngày.Chính quyền một số địa phương chắc còn phải quan tâm tới nhiều việc lớn hơn,mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn,nhưng xin hãy quan tâm một phần tới việc chăm nuôi các cụ,có thể nó chưa lớn nhưng lại là cái phúc,cái đức ở đời.
Sự vô cảm . nhuwg quan trọng hơn là vẫn có những người thương cảm muốn giúp đỡ bà già trong cơn khôn khó nhưng khg dám làm vì sao?vi sao?
Trả lờiXóaCâu chuyện thật cảm động, phản ảnh trung thực bộ mặt hiện nay của xã hội VN. Mong CPVN có chính sách trợ cấp cho những hoàn cảnh như bà già bán rau có đủ điều kiện để sống tuổi già yên vui.
Trả lờiXóaKính chúc Hương hồn cụ siêu thoát.
Tôi k biết câu chuyện này có thật hay hư cấu ? Nhưng câu chuyện có tính nhân văn rất cao ! Quan điểm riêng cá nhân tôi cho rằng : anh thanh niên kia k hẳn đã có lỗi với bà cụ ? có chăng lỗi đó là do xã hội.tôi thấy câu chuyện này rất giống với " làng vũ đại ngày ấy " giống thế nào mời các bạn so sánh nhé...!
Trả lờiXóaAi khi đọc truyện trên đều thấy nhói lên trong lòng mình, nhưng vấn đề là chúng ta sẽ làm gì đây???
Trả lờiXóaChuyện hóa đá, chờ chồng (Vọng phu); Chuyện một con chó chiều nào cũng ra sân ga ngóng chủ cho đến lúc chết (Nhật Bản); rồi chuyện "đợi" - đứng trên cầu... đợi anh (Đợi - Huy Thục). Những câu chuyện chờ... làm dâng lên xúc động, để lại xót xa, sâu lắng tùy theo nội tâm của sự nhìn nhận và kết luận về nó. Câu chuyện quá cảm động thể hiện về "những tấm lòng cao cả" ấy liệu có đánh thức sự thờ ơ, vô cảm hiện nay(?)và phải đánh giá về giá trị của bức hình chụp - xứng đáng được tầm cỡ "Nhiếp ảnh NT" hiện nay, tại sao không(?).
Trả lờiXóathật chua xót cho một thân phận làm người , nếu may mắn bạn được sinh ra trong một XH văn minh và nhân đạo thì cuộc sống của bạn sẽ mang một sắc thái khác , hoàn cảnh khác ! nhưng nếu Bạn được sinh trong một XH thiếu công bằng và văn minh cơ bản như Bắc Hàn,Cuba...thì số phận của bạn còn nặng hơn trăm lần ! thấy và cảm nhận nỗi đau của một con người , một dân tộc.
Trả lờiXóaBỨC ẢNH BIẾT NÓI!!!
Trả lờiXóaNghẹn ngào không cầm nổi nước mắt, bức ảnh BÀ LÃO BÁN RAU đã nói lên tất cả... giờ BÀ CỤ TRONG BỨC ẢNH ĐÃ CHẾT TRONG MỘT CHIỀU MƯA GIÓ...
Hỏi còn nỗi đau nào đau hơn???
Hình ảnh và cái chết của bà cụ là bức thông điệp về tình người, về công cha nghĩa mẹ, về trách nhiệm đối với gia đình và xã hội...
Tấm gương của bà cụ, đáng để mỗi chúng ta học tập! Và cái chết của bà cụ, càng đáng để mỗi chúng ta... TỰ NGẪM LẠI MÌNH!
Xin được thành kính thắp một nén hương cho cụ, nguyện cầu hương hồn cụ được yên nghỉ ngàn thu...
Xin cầu nguyện Đức Phật A Di đà cùng chư Phật tiếp dẫn hương hồn cụ phiêu du miền cực lạc!!!
(Muathuhanoi)
Không ngờ bà lão trong tấm hình tôi đã coi được trên mạng mấy năm về trước và đã làm một bài thơ cho bà, hôm nay nghe tin bà đã qua đời. Từ nay bà đã thảnh thơi, an nghĩ nơi cõi bình yên, không còn phải sống vất vưởng, lầm than ở "thiên đàng' XHCN
Trả lờiXóaXin mạn phép post lại bài thơ cũ để tưởng nhớ bà
Thương quá bà ơi!
Bà ơi! Bà ngồi bán chi đây
Bán gánh hàng rong nước mắt đầy
Dăm bó rau xanh trên hè phố
Bà còng lưng quẩy nặng trên vai
Thân bà cỏm cõi nắng hai sương
Mỏi mệt trơ thân ngủ gục đường
Phố xá xôn xao người vội vã
Đâu lòng nhân aí để xót thương
Chiều nay rau cải còn đầy giỏ
Chắc bà buồn lắm lẫn âu lo
Chén cơm bà đổi bắng nưóc mắt
Lây lất qua ngày không đủ no
Con ở nơi nầy quá xót xa
Thương bao cảnh ngộ ở quê nhà
Cầu xin bác aí lòng nhân thế
Nhỏ chút tình thương sưởi ấm bà
Sao Linh
Khi đọc bài này lòng tôi quặng đau thật ! đọc các bình luận của quý vị làm tôi là đau cho xã hội này.
Trả lờiXóaHãy nhìn ra bên ngoài có biết bao nghịch cảnh nhưng các nhà xã hội học, các nhà quản lý xã hội, quản lý nhà nước đâu rồi ?! hơn nữa chúng ta luôn tự nhận chúng ta là xã hội XHCN nhưng trong xã hội đó có biết bao người của ăn không hết, đàng đúm nhưng có biết bao người tình cảnh còn hơn cả bà cụ , tàn nhẫn thật !!
Cũng như quý vị, chúng ta và tôi đau xót trên trang giấy, trên bàn phím computer nhưng có bao giờ chúng ta thử nghĩ chúng phải làm một điều gì đó, dù rất nhỏ để gióp phần tạo nên sự công bằng cho xã hội này !
Trong tinh thần đó tôi rất quý cái trang blog này của TS Diện cũng như những con người khác, các anh chị đã xã thân cho công lý và sự thật.
Xã hội, tình người. Tất cả là thế đó, tương lai còn xảy ra nữa không... Buồn quá! (Tre SaiGon)
Trả lờiXóahay thế ,đọc mà cảm đông quá .tính nhân văn mà em thấy ở đoạn .Sao chú mua nhiều thế .Dạ con mua cho bạn con nữa.vậy thì làm sao bà cụ lại không cố chờ đợi để trao lại mấy mớ rau ấy .
Trả lờiXóaCảm ơn Trang nhà Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.
Trả lờiXóaKính thưa Trang chủ, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện,
Do điều kiện riêng mà lâu nay tôi có ít dịp ghé thăm Trang nhà. Nay vào lại thì đọc được bài viết này và cảm thấy buồn thương, xao xuyến quá. Có lẽ sau truyện “Lão Hạc” của Nam Cao, đây là truyện đánh vào nơi sâu thẳm của tình người trong mỗi cá nhân …
Khi được coi bức ảnh lần đầu, tôi có viết (dựa theo một nhịp thơ của người khác): Mẹ đã ngồi từ lúc tóc còn xanh, / Nay Mẹ đã phơ phơ đầu bạc. …
Xúc cảm luôn bắt nguồn từ đời thực. Khi viết về hoàn cảnh một người con gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, tôi đã viết ra chính hoàn cảnh của mình:
...
Rồi chiến chinh,
Rồi bom nổ,
Mẹ đi sớm ấy chẳng trở về;
Ba chị em thơ vòng khăn trắng,
Cha già còm cõi với canh khuya.
Gà trống nuôi con, nuôi tật bệnh,
Phong hàn nào tránh tóc da khô?
Sức dồn nuôi lớn đàn con dại,
Hồn đã theo ai lạnh dưới mồ!
...
*
Sự thực là chính cha mẹ chúng ta, dân chúng quanh làng xóm, phố thị nơi ta ở đã sống cuộc đời thật vất vả, khổ nghèo mà đầy nghĩa tình. Nếu ai cũng suy ngẫm về điều này, chút chút mỗi ngày, thì sẽ bớt đi những lời nói và hành động vô ơn, bội nghĩa với con người – nói chung là Nhân dân – chăng?
Trân trọng cảm ơn,
Kính bút.
Trách cho số phận;
Trả lờiXóaTrách cho cuộc đời;
Trách cho sự vô tâm, vô cảm, bất nhân bất nghĩa, ... của riêng một cá nhân ai đó, hay tập con người nào đó;
Nhưng điều đáng trách hơn là : Trách cả xã hội này không đủ tình yêu và trách nhiệm để đem lại an sinh và phúc lợi xã hội tốt hơn, để những thân phận ấy có thể gửi gắm.
Hình ảnh ấy mang tính đại diện vì nó có ở khắp nơi trên mảnh đất này, nó được biểu hiện theo kiểu này, hay kiểu khác, ... nhưng tất cả đều muốn nói lên : Kinh tế phát triển, xã hội không những phải đảm bảo an sinh, phúc lợi cho người già, người khốn khổ, ... mà còn phải có lương tâm và trách nhiệm vì cộng đồng.
Đầu tuần xin chúc bác Lam Khang an bình hạnh phúc.
Đọc bài này xong tôi không còn muốn đọc báo và xem đài nữa.Biết mà không làm được gì thì biết làm chi!
Trả lờiXóaHãy điếc đôi tai,hãy đui đôi mắt
Hãy trộn vào nhau hai chử thương đau!!!!
(Xin ngàn lần xin lỗi nhà thơ Xuân Diệu)
Còn nhớ cách đây 2 năm báo tuổi trẻ có đăng một phóng sự ảnh về nạn chăn dắt trẻ em ăn xin, trong đó em bé mới 2, 3 tuổi bị lột chuồng ép nằm ăn xin trên đường phố http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/343001/Vo-dien-day-doa-tre-tho.html; em bé mới 20 tháng tuổi bị uống thuốc ngủ trần truồng nằm trên vỉa hè trong sự thờ ơ của người đi đường... http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/343877/Van-day-doa-tre-tho.html. Lúc đó rất nhiều người lên tiếng thương cảm, bức xúc như bây giờ, các cấp cơ quan chính quyền cũng lên tiếng rồi biện pháp này nọ... nhưng cuối cùng vẫn không biết số phận các em ra sao... Xin mọi người đừng kêu than thương cảm, hãy làm gì để giúp các cụ già và em nhỏ cơ nhỡ lang thang đi.
Trả lờiXóaTiếng Việt thì phải có dấu đàng hoàng. Bác nào comment không dấu chẳng những thiếu tôn trọng tiếng Việt mà còn khiến người đọc mất thì giờ. Cuối cùng người ta bỏ qua, không muốn đọc comment của những bác không dấu.
Trả lờiXóaTôi KHÓC!
Trả lờiXóaTôi sợ nhìn thấy những hình ảnh này , vì tôi thấy xót xa.
Trả lờiXóaTôi sợ đọc những câu truyện này , vì tôi thấy bùi ngùi và chua xót.
Nhưng tôi vẫn phải nhìn , phải đọc . Vì chúng xảy ra ngay trên quê hương tôi ,
cho đồng bào tôi. Hằng ngày , hằng giờ...
Mẹ Việt Nam ơi ! Đến bao giờ , lệ mới ngừng rơi !!!
Tôi đã khúc, đặc biệt xúc động đến nghèn ngào khi mắt gã kia chợt "nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi...Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia". Tôi hiểu gã này có lòng thương người và có tâm lắm; tôi cũng đã từng làm những việc tương tự như vậy nên tôi hiểu và thấy thương, đồng cảm với hắn lúc đó.Mong cho gã này luôn có sức khỏe dồi dào, bình an và hạnh phúc! Và quan trọng là lần sau giúp ai đừng để lại những dư âm gì khiến mình phải áy láy như vậy (tôi biết lúc này gã đang áy láy lắm). Cầu cho linh hồn của cụ được siêu thoát và được vãng sinh nơi Tây Phương Cực Lạc !A Di Đà Phật !
Trả lờiXóaMột truyện ngắn quá hay! Cam ơn NXD, mong sao đây sẽ là khởi nguồn của một chuyên mục trong NXD blog.
Trả lờiXóaGửi Anh Diện,
Trả lờiXóaTôi không biết bài này đang gây xôn xao trên facebook,hôm nay vào nhà anh và đọc được bài này,,, thực ra tôi đã đọc câu chuyện này trên Internet cách đây 3 năm và bức hình bà cụ bán rau tôi cũng đã nhìn trên Internet cũng khoảng 3 năm. Thực sự sau khi đọc xong câu chuyện tôi rất xúc động, thương cho thân phận của cụ già bán rau, thương cho một kiếp người già đáng kính. Tôi nghĩ dù đây có là một câu chuyện có thật hay không, hình ảnh bà cụ bán rau trong tấm ảnh có phải là nhân vật chính của câu chuyện hay không thì thông điệp tác giả muốn truyền tải cho người đọc đã quá rõ ràng. Hãy sống tốt, lương thiện, hãy biết quan sát và lắng nghe cuộc sống quanh ta, hãy cư xử tốt, biết trân trọng, chia sẻ hai chữ thiêng liêng : " tình người "
Cảm ơn Anh về sự chia sẻ này !
Trân trọng
Khóc cụ
Trả lờiXóaNgẩng mặt nhìn trời mây trắng bay,
Sao không, ngoảnh mặt ở nơi đây ?
Xót xa phận cảnh đời xuôi ngược,
Khổ quá thân ai ở chốn này!
Vẫn biết cuộc đời như cõi tạm,
Nhưng cần bươn chải để ...qua ngày,
Có lẽ ngày mai ta cũng thế!
Chúc Già yên nghĩ cõi Thiên Thai…!
sao chung ta khong xin dia chi cua cu nhi?toi tin neu duoc biet chung ta se co nhung hanh dong thiet thuc hon an ui linh hon cu duoi suoi vang?!
Trả lờiXóabuồn thật ! sao ngày càng nhiều những tin về những con người vô cảm ấy nhỉ! thật thương bà cụ. Hãy làm tất cả những việc làm tốt mà bạn có thể làm đừng để phải hối tiếc...:(
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhìn tấm hình bà cụ, dáng vẻ, đôi tay, mớ rau... Thực tình tôi muốn biết thân thế, gia cảnh của cụ.Ai đã chụp tấm hình này, bức Ảnh đáng được giải thưởng Hồ Chí Minh
Trả lờiXóaTôi đã khóc như chưa từng được khóc. Cảm ơn tác giả nhiều lắm! Phải Chi...
Trả lờiXóavoi mot so phan,mot tam long va nhan cach nhu vay
Trả lờiXóa.toi cau mong co ngay duoc thap tren phan mo cu mot nen nhang thuong va cau mong linh hon cu thanh than duoi suoi vang
.duoc nhu vay ,tam hon toi se thanh than lam
. vi vay xin ai biet mo cu o dau,hay bao cho moi nguoi duoc biet. va toi tin mo cu se tro thanh noi hanh huong cho nhung nguoi con nuoc viet. duoc nhu vay,chac dan toc nay,dat nuoc nay se hung thinh.
Ở quê tôi còn rất nhiều bà lão như vậy, con cái cũng có nhưng cuộc sống nghèo khổ sáng chiều đều phải 2 lần gánh những mớ rau ra chợ kiếm tiền phụ giúp con cháu. nhìn mà sót xa cho thân phận cả của mình và của đời
Trả lờiXóacau chuyen nay that cam dong lam toi roi nuoc mat
Trả lờiXóaở Thành phố Vũng tàu tôi cũng thấy có 2 cụ bà chạc tuổi và cũng có hoàn cảnh gần như vậy. một cụ tôi thường thấy còng lưng,đi lại xiêu vẹo trên bãi biển ở bãi sau,quàn áo cũ kỹ trên lưng đôi quang có 2 cái mẹt và một số loại hoa quả bán cho du khách, hầu như không bán được vì hàng không bắt mắt, có khi héo,nát trông rất tội nghiệp. một cụ nữa thường thấy khoảng 12 giờ trưa còng lưng đẩy chiếc xe chứa thùng cát tông và các loại phế liệu chắc cụ gom nhặt bán cho các cửa hàng thu mua phế liệu trong cũng tội không kém nhìn thấy thương quá, đáng lữ các cụ được nghỉ nghơi lâu rồi. chỉ biết đôi lúc biếu các cụ chút tiền nhỏ nhoi
Trả lờiXóaKhông biết chừng nào VN mới có tiền già,Medicare , nh̀a dưỡng lão như ̉ phương Tây ...
Trả lờiXóaVũng T̀au cũng là quê tôi...
DAU BUON QUA CHO CA HAI TAM LONG.NEU TROI DUNG MUA.
Trả lờiXóaLẤY DẠ TIỂU NHÂN, ĐO LÒNG QUÂN TỬ, đâu phải là thương người cơ chứ, cứ nói đại là cháu biếu bà. Cái dân Vn mình nói, làm, nghĩ, thường là 3 câu chuyện hoàn toàn nhau. Diễn biến tâm lý rất là bất thường và thất thường, như ng bị bệnh ấy. Anh nghĩ nếu nói là biếu thì bà cụ sẽ vui lọng nhận thôi. Còn nếu mua rồi thì cứ móc ở xe..ko lẽ vì mớ rau mà "ng tốt bụng" đó kém đẹp zai đi hơn sao?
Trả lờiXóaden mot ba lao ngheo ma biet giu loi hua ,,, chu ko nhu ai kia nha giau su ma nuot loi qua dau long
Trả lờiXóaKhi xem phim việt nam tôi toàn thấy biệt thự ở phú mỹ hưng, người mẫu chân dài hay đại gia đi xe bốn bánh chẳng thấy quay những người ăn xin và bán vé số. đúng là "xấu khoe tốt che". Ai cũng bày tỏ cảm thông với thương xót, Tự hứa với lòng mình sống tốt là được chứ đừng nói cho "có".
Trả lờiXóatiền ủng hộ người nghèo đâu rồi?
Trả lờiXóaCâu chuyện thực sự cảm động và có nhiều ý nghĩa. Rất có thể đây chỉ là một câu chuyện hư cấu, nhưng nó lại thể hiện rất đúng thực trạng cuộc sống. Không biết trên đất nước mình có bao nhiêu người ở vào hoàn cảnh như bà cụ bán rau trên? Tôi nghe nói, ở các nước phương Tây, hay ngay TP Đà Nẵng nước mình đã có chính sách rất hay và thiết thực để giúp đỡ những người khó khăn. Người ta xây những trung tâm để tập trung những người khó khăn, không nơi nương tựu, dạy nghề và chăm sóc cho người ta. Sáng nào đài phát thanh cũng phát đi yêu cầu người dân địa phương và du khách nếu gặp người ăn xin trên đường thì liên hệ đến số điện thoại abc.. và thông báo địa chỉ gặp người ăn xin, rồi sẽ có người đến đón đưa về trại tập trung. Sao các tỉnh thành khác, nhất là HN vẫn chưa làm được thế nhỉ?
Trả lờiXóaSao nước mình còn quá nhiều và quá nhiều nguời đáng thương thế này .tôi xin loài người đừng ngoảnh mặt với với loài ngườ i
Trả lờiXóa