Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

"ĐẠO" SÁCH CỦA ĐỒNG NGHIỆP CŨ ĐỂ LÀM LUẬN ÁN TIẾN SĨ?

“Đạo” sách làm luận án tiến sĩ?

Chủ Nhật, 11/12/2011 23:34 

Nghiên cứu sinh Võ Văn Lý cho rằng việc giống nhau từng chữ ở một số đoạn trong luận án là sự trùng hợp ngẫu nhiên (?!)

Ông Lê Minh Phước khẳng định nghiên cứu sinh Võ Văn Lý đã lấy nhiều đoạn trong cuốn sách của ông để đưa nguyên xi vào luận án. Ảnh: Huy Lân
Mới đây, ông Lê Minh Phước, giáo viên Khoa Thể dục - Nhạc - Họa Trường ĐH Đồng Nai, phản ánh với Báo Người Lao Động việc ông Võ Văn Lý, một đồng nghiệp dạy cùng trường, đã sao chép sách của ông để làm luận án tiến sĩ.
Theo đó, tình cờ ông vào website của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thì phát hiện trong rất nhiều trang của luận án tiến sĩ “Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát” của tác giả Võ Văn Lý đã sao chép hầu hết từ cuốn sách Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường cao đẳng sư phạm, do ông viết theo yêu cầu dự án đào tạo giáo viên THCS của Bộ GD-ĐT. Cuốn sách này đã đoạt giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2008. Thậm chí, một số trang cóp lại gần như nguyên bản.
Để chứng minh thêm, ông Phước dẫn ra những đoạn giống nhau đến từng chữ. Chẳng hạn sách của ông có những đoạn như “… Người học không những phải học để phát âm cho đúng cao độ, trường độ, sắc thái… mà còn phải học cách cảm thụ âm nhạc thông qua những bài học theo trình tự có chủ đích. Những giải pháp công nghệ thông tin có thể giúp người học rút ngắn được quá trình đó” thì trong luận án của ông Lý đăng lại không khác một chữ. Thậm chí, nhiều đoạn giống y nguyên cả các ký hiệu hoặc một số câu lệnh lưu tập tin trong phần ứng dụng phần mềm Encore để giảng dạy.
Trước những tố cáo của ông Lê Minh Phước, phóng viên Báo Người Lao Động đã gặp ông Võ Văn Lý. Ông Lý cho rằng những vấn đề ông Phước nêu ra thuộc về kiến thức nên giáo viên ai cũng biết. Việc vì sao lại giống nhau từng chữ ở một số đoạn thì ông Lý cho đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên (?!). Ông Lý nói ông không hề biết có cuốn sách của tác giả Lê Minh Phước, nếu biết và sử dụng thì ông đã dẫn nguồn.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Chí Nguyện, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cho biết nguyên tắc bảo vệ luận án phải qua những chu trình hết sức phức tạp và được công khai. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, trước khi nghiên cứu sinh bảo vệ luận án một tháng, học viện đã đưa toàn văn cũng như tóm tắt luận án của nghiên cứu sinh Võ Văn Lý lên trang web của trường để mọi người cùng biết và đóng góp ý kiến. Khi bảo vệ, hội đồng có thể thông qua luận án nhưng nghiên cứu sinh phải chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng trước khi hoàn thiện, nộp lên thư viện quốc gia. Không phải thí sinh cứ bảo vệ xong là được cấp bằng mà phải chờ tối thiểu 3 tháng, nếu không có chuyện gì xảy ra thì mới được cấp bằng. Ông Nguyện cũng cho biết học viện đã nhận được khiếu nại của ông Phước. Đây là thông tin ban đầu nên đúng, sai thế nào chưa thể kết luận được. Học viện đã yêu cầu nghiên cứu sinh Võ Văn Lý giải trình và việc giải trình phải tiến hành khẩn trương.
Huy Lân - Lan Anh
Nguồn: Người lao động

Chân dung tiến sĩ thời nay - tranh của Nguyễn Trung
(Triển lãm Phòng cấp cứu - ĐH Mỹ thuật VN)

28 nhận xét :

  1. Chuyện thường ngày ở Huyện
    Từ khi bằng cấp lên ngôi thì học thiệt và học giả cứ như lá mùa Thu rụng đầy
    Có chi lạ đâu nhỉ ???


    TH

    Trả lờiXóa
  2. chuyện thường ngày mà....

    Trả lờiXóa
  3. Võ Văn lý là học trò của thầy Lê Minh Phước sao không biết cuốn giáo trình của ông Phước dạy mình ?

    Trả lờiXóa
  4. Khó mà kiểm soát được với số lượng NCS đông như kiến để đáp ứng chỉ tiêu 2 vạn TS, có phải luận Văn nào cũng được người ta đọc trên web đâu mà biết ngay được, tình cờ thì biết thôi nên nhiều kho cũng chả thể xử lý gì được, bằng đã nhận rồi. Chất lượng thì thôi rồi Lượm ơi!

    Trả lờiXóa
  5. Trước hết nhất trí với 2 bạn đọc Haisq và ẩn danh 17:2. Tôi ở Đức thấy họ có luật lệ khá tốt mà vừa rồi 2 nhân vật nổi tiếng Đức là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Gutenberg Đảng CDU và Cựu phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu Koch-Mehrin (cũng chỉ là ví dụ, chứ còn nhiều) đã bị vạch lỗi, tước học vị tiến sỹ và đã phải từ chức. Nhưng các bạn đừng nghĩ sau các điều tra tỉ mỉ (chỉ ra từng lỗi một, và kết luận là cố tình!) của các Hội đồng khoa học của các Trường nơi các vị này làm tiến sỹ và sau công bố kết luận cộng dư luận phản đối sự sao chép đúng nghĩa là một hành vi phạm pháp thì các vị "đạo văn" này tâm phục khẩu phục đâu nhé. " 2 nhân vật nổi tiếng, đặc biệt Cựu bộ trưởng Gutenberg cãi quyết liệt và hiện còn đang hy vọng quay lại con đường chính trị, thậm chí thành lập Đảng mới (vì nhân vật này nguồn gốc quý tộc, trong hàng ngũ lãnh đạo được nhiều người Đức trọng vọng; Phó thủ tướng Đức Philip Rößler gốc Việt chỉ được Đảng tự do FDP ngưỡng mộ thôi). Tóm lại không bị bắt tại trận thì việc gì phải thú nhận nhỉ!!! Vài hàng dông dài với bà con trong ngòai nước. À, mà ngay đọc nhiều bài báo Việt Nam, cả Hải ngọai gửi về tôi cũng thấy cứ ý của ông này giống phát biểu của ông khác hay 1 tài liệu nào đó mà mình đã đọc mà do thấy là "chuyện thường ngày ..." nên tôi cũng chỉ nhân đây nói ra mà thôi.

    Hòang Hải

    Trả lờiXóa
  6. Có đọc coi như có biết, có biết mà có bằng cấp còn là may. Hàng ngàn hàng vạn ông chỉ ngồi ký, nhậu...mà có bằng cấp lên ngồi ghế cao kìa.

    Trả lờiXóa
  7. Trong bố cục của luận án TS thường có phần tổng hợp các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến công trình nghiên cứu của mình. Việc tham khảo và trích dẫn là bắt buộc phải có. Để không trở thành đạo văn, người trích dẫn chỉ cần cho vào trong ngoặc kép những gì mình đã copy từ những sách, báo đã được đăng và không quên chú thích tác giả, nhóm tác giả. Ở 1 trình độ review cao hơn thì người trích dẫn sec khái quát vấn đề cần nói thành văn của mình mà kiến thức thì của người khác (kiến thức chung của nhân loại). Như vậy ranh giới của đạo văn và không đạo văn cũng chỉ là một lằn ranh nhỏ.

    Trả lờiXóa
  8. Vấn đề là phải biết cách trích dẫn. Điều này thì đa số các SV, NCS, và thậm chí ngay cả một số các GS khả kính của VN ta cũng...yếu. Căn cớ chỉ là do không được bày vẽ, chỉ dẫn từ nhỏ, do đó khi lên trình độ cao hơn thì dù có được học qua cách trích dẫn tài liệu tham khảo dưới hình thức này hay hình thức khác thì cũng khó mà thẩm thấu để thành cái nếp tốt. Âu cũng do cái văn hóa học thuật của VN ta mà ra cả. Trách làm gì một cá nhân nhỏ bé, bởi chưng đó là hệ quả tất yếu cơ mà!

    Trả lờiXóa
  9. Thật ra kiểm sóat việc đạo văn không khó, phần nhiều chỉ cần copy một đọan trong luận án rồi đưa lên Google tra, sẽ thấy xuất hiện những nguồn giống đọan trích ở trên. Nếu có nguồn nào "y chang" như trong luận án nhưng có ngày tháng trước luận án vài tháng hay vài năm là biết ngay là nghiên cứu sinh đã "muợn tạm" lấy làm của mình. Nhiều sách không có bản lưu trên mạng nhưng lại được người khác trích dẫn mang lên mạng, nên việc quay cóp rồi nhận là của mình rất khó thóat được "lưới Trời lồng lộng!".

    Trường hợp này theo tôi cũng chỉ là "the tip of the iceberg", đỉnh của tảng băng chỉ là một phần nhỏ, tòan bộ tảng băng chìm dưới mặt nước chưa được phát hiện mới đáng kể hơn. Chuyện thường ngày ở huyện, nhưng làm sao tẩy trừ được tệ nạn này?

    Trả lờiXóa
  10. Thử kiểm tra bất cứ anh lãnh đạo nào từ cấp huyện trở lên mà có bằng Thạc sỹ thôi yêu cầu họ nói rất tóm tắt nội dung luận văn của mình,nếu nói được thì cứ công nhận là họ làm được,nhưng đảm bảo 100% không anh nào nói nổi.Bằng cấp ở VN giờ khốn nạn vậy đó.Báo chí họ chả thèm đọc nữa là các tài liệu nghiên cứu.

    Trả lờiXóa
  11. Chỉ cần gọi là ăn cắp kiến thức , nếu trở thành Tiến sỹ thì là Tiến sỹ ăn cắp

    Trả lờiXóa
  12. Chuyện này có gì đâu mà lạ, để có cái TS mà ổng coppy của người khác rồi cất công xào nấu là mừng lắm rồi, có ông giờ học mà đi nhậu suốt nhưng vẫn có luận văn, vẫn có bằng cấp hà rầm ra đó có hết ai đâu......

    Trả lờiXóa
  13. Trên đà này, đất nước VN sẽ đi về đâu?

    Trả lờiXóa
  14. Thời buổi chạy theo hình thức,chạy theo bằng cấp,chạy theo đồng tiền,nên thật giả nó cứ lẫn lộn,không biết đâu mà lần.Nhiều TS giỏi,hơn hẳn người khác một cái đầu cũng nhiều,ts giả cầy cũng không ít,họ chỉ hơn người khác một tờ giấy có đóng dấu mà thôi.
    Nhưng nghĩ cho cùng,ông Võ Văn Lý này dù có sao chép một vài chỗ của người khác,nhưng như vậy là ông cũng có mầy mò tìm hiểu và có học thật chứ không học giả,ông cũng là người còn mất công tư duy đôi chút.Ông Lý còn hơn khối ông khác có biết và có học gì đâu,mấy ông này chỉ quăng tiền ra để mua bằng,có ông còn mua bằng giả,kiến thức thì ù cạc ú ớ nhưng lại ra điều khoe mẽ với thiên hạ.
    Do vậy,thôi cứ được như ông Lý này cũng là tốt chán,thời buổi như vậy nên cũng phải chấp nhận chất lượng như vậy mà thôi.
    Nếu xã hội còn lấy bằng cấp để làm thước đo,còn lấy bằng cấp để làm tiêu chí đề bạt cán bộ, thì chưa chắc đã sử dụng được người có tài thật sự và tình trạng mua bán,gian dối bằng cấp còn tồn tại dài dài.Tôi nghĩ chúng ta không nên trách các ông bằng cấp gian dối,mà đáng trách nhất là ông CƠ CHẾ.Tất cả do ông này mà nên cơ sự như vậy.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi biết một bạn (X) đang làm NCS tiến sĩ ở Nhật. Bạn này đi từ một trường ĐH lớn ở thủ đô HN. Chỉ 2 năm bạn này đã xuất bản được 2 bài báo trên tạp chí quốc tế (QT), thật xuất sắc.

    Bài thứ nhất: X copy 1/2 một bài của một tác giả V và 1/2 của tác giả N cùng lab, sửa lại câu chữ và áp dụng cho vấn đề khác, nhưng nhiều chỗ copy nguyên xi. Được chấp nhận ở một tạp chí QT.
    Bài thứ 2: X sửa lại title, sửa lại cách viết một chút, đăng được ở một tạp chí QT khác. Vậy là đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp TS tại Nhật.

    Đến năm thứ 3, cùng một nội dung, với title khác X lại đăng tiếp ở một tạp chí QT khác. X đăng tiếp ở một tạp chí KH của VN thành bài thứ 4.

    Hiện nay X rất tích cực trong việc đi hội thảo, để đăng bài cho đủ điểm PGS VN. Nội dung gốc nghiên cứu của X vẫn là copy 1/2 một bài của của một tác giả V và 1/2 của tác giả N nói trên.

    Trả lờiXóa
  16. Tất cả cũng chỉ vì cái háo danh, đừng trách ông Lý, vì ông Lý muốn làm ông Nghè nên mới đạo kiến thức của đồng nghiệp. UBND Thành phố Hà Nội từng có chủ trương tất cả các cán bộ từ Giám đốc sở trở nên phải có "bằng tiến sĩ" đó thôi! Chắc ông Lý này cũng muốn làm quan đây? Còn làm quan để được gì thì chắc ông Lý biết rõ hơn ai hết.

    Trả lờiXóa
  17. Tại sao hội đồng chấm luận văn và ông Phước không phát hiện ra, để khi người ta làm xong rồi mới nói? Bằng cấp bây giờ thật giả lộn tùng phèo xem ra chẳng còn giá trị thực.

    Trả lờiXóa
  18. Ở nước ngoài cũng vậy, hội đồng tin vào sự trung thực của tác giả. Khó có thể phát hiện ra bởi một hội đồng. Chỉ khi công bố rộng rãi, có nhiều người đọc và comment thì sự đạo văn mới phát hiện được.

    Các vị TS này mà dậy các em học sinh thì giáo dục sẽ đi đến đâu, cứ nhìn nền giáo dục VN thì biết thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Cứ cái đà này, tiến sĩ sẽ dạy cho con em chúng ta: "Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Mã".

    Trả lờiXóa
  20. Nếu tôi là Võ Văn Lý thì tôi xin cam kết, tôi về nhà và chui vào váy vợ để nấp.

    Trả lờiXóa
  21. Dưng cơ mà có ối kẻ "đạo bằng cấp" sờ sờ ra kia kìa, có phải mỗi mình tôi đâu(?).

    Trả lờiXóa
  22. các bạn coi bộ ghen với ông lý quá đó. vụ này rồi cũng qua thôi và ông lý sẽ là tiến sĩ chính thức trong vài tháng nữa. bao nhiêu vụ như thế rồi mà. tiến sĩ kiểu ấy là cái gì đâu mà ta phải ghen tức để rồi ồn ào lên vậy. các bạn không thấy sao, càng ồn ào thì ông càng nổi tiếng

    Trả lờiXóa
  23. Chuyện bình thường, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh N còn lấy nguyên một bài viết của tôi trên Báo Đại biểu nhân dân để đăng trên bản tin hoạt động HĐND của tỉnh N với tên tác giả là Bà Phó chủ tịch HĐND tỉnh N. Nhục quá phải không?

    Trả lờiXóa
  24. Tôi là đồng nghiệp của anh Phước hơn hai mươi năm nay. Tôi biết anh là một người hòa nhã nhưng trực tính. Tôi và các đồng nghiệp khác rất quý mến anh ở điểm này. Về tài năng, tuy anh chưa có bằng tiến sĩ, hay thậm chí bằng thạc sĩ,nhưng có những công trình chính do Bộ Giao1 Dục đặt hàng để sử dụng toàn quốc. Anh lại là một trong những hội viên chính thức của Hội Nhạc Sĩ Việt Nam hiện đang sống và làm việc ở Đồng Nai.Một con người như vậy một khi đã có tiếng nói, thì tôi nghĩ tiếng nói đó có cơ sở.

    Trả lờiXóa
  25. Tôi lại nghĩ anh Lý đạo công trình của anh Phước cũng chính là đạo công trình của Bộ Giáo Dục vì chính Bộ Giáo Dục chủ trương nhờ anh Phước soạn sách cho mình. Vậy Bộ Giáo Dục phải có chính kiến công khai rõ ràng trong vụ việc này, đừng để anh Phước, một hàn sĩ, phải bơ vơ tội nghiệp. Mong lắm thay

    Trả lờiXóa
  26. Ở Trường Đại Học Đồng Nai, chức vụ trưởng khoa được bầu chọn theo một quy trình rất dân chủ chặt chẻ. Một danh sách do các thành viên trong khoa bầu ra. Kế đó sẽ trưng cầu ý kiến các giảng viên toàn trường để tạo cơ sở cho một hội đồng gồm Ban Giám Hiệu, đại diện các phòng ban và các giảng viên tâm huyết lâu năm bầu chọn theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Kết quả còn phải trình lên UBND tỉnh, nếu được phê duyệt mới là trưởng khoa. Anh Lý là người có học vị cao nhất tính tại thời điểm chon trưởng khoa Nhạc nhưng không ai đề cập đến anh ngay ở các giai đoạn đầu dù nhà trường có chủ trương chọn người có học vị cao làm lảnh đạo khoa.Liệu thực tế này có nói thêm được điều gì về tư cách và năng lực của anh ch?ăng

    Trả lờiXóa
  27. Khách ẩn danh 18:29 ơi, điều anh nói chẳng bổ ích gì. Tôi nghe nói trưởng khoa trường anh có người còn viết sai tiếng Việt. Anh tự hào về bầu bán của trường anh quá. Đọc nội dung của anh, tôi nghĩ anh là trưởng khoa nên viết sai nhiều lỗi chính tả quá.

    Trả lờiXóa
  28. Ông này đã lên làm Sếp rồi nhé, đừng nói nữa.
    http://dnpu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=166:cong-bo-quyet-dinh-bo-nhiem-can-bo-va-giao-quan-ly-phong-cong-tac-sinh-vien-truong-dai-hoc-dong-nai&catid=93&Itemid=631

    Trả lờiXóa