Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-26
Đã có ít nhất 16 người tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ để tham gia biểu tình, đã bị cảnh sát bắt lên xe chở đi.
Kami's Blog
Cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ nhật 27-11-2011, để ủng hộ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội soạn thảo luật biểu tình, vừa mới bắt đầu đã bị công an trấn dẹp.
Cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ nhật 27-11-2011, để ủng hộ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội soạn thảo luật biểu tình, vừa mới bắt đầu đã bị công an trấn dẹp.
Hưởng ứng lời kêu gọi tổ chức biểu tình tại Bờ Hồ vào sáng Chủ nhật 27-11 để ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Quốc hội soạn thảo Luật Biểu tình, vào lúc 8:30 sáng tại Hà Nội, đã có nhiều người rải rác tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ trong khi trước đó đã xuất hiện nhiều xe cảnh sát, xe buýt và kể cả xe cơ giới đậu trên lề đường.
Từ Hà Nội Giáo sư Ngô Đức Thọ kể lại với Đài Á Châu Tự Do:
“Sáng sớm hôm nay đã để mấy cái xe hốt người, xe buýt, xe công nông chuyên môn chở đất đá đỗ hẳn bên trên vỉa hè trên sân tượng đài Lý Thái Tổ. Tượng đài Lý Thái Tổ là nơi những người biểu tình hay đứng để giơ cờ, khẩu hiệu.
Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải chơi. GS Ngô Đức Thọ
Bên kia siêu thị Hàm Cá Mập cũng để 3 xe buýt. Cảnh sát rất đông và như vậy vào lúc 9 giờ 30 cuộc biểu tình bắt đầu mà đã bị hốt ngay lên xe cảnh sát rồi thì chặn bắt. Có 16-17 người bị bắt lên xe buýt chưa biết chở đi đâu, trong đó có Nguyễn Văn Phương, đã bị bắt lên xe rồi.
Blogger Người Buôn Gió, Lê Dũng, Lã Dũng kể cả nghệ sĩ Trí Hải là ông già hay kéo đàn violon trong các cuộc biểu tình cũng có mặt. Ông này suýt bị bắt nhưng may mà già cả lại bám bánh xe và có nhiều người dằn lại nên thoát. Tình hình là như vậy.
Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải chơi.”.
Ngoài những người mà Giáo Sư Ngô Đức Thọ cho biết theo ghi nhận của chúng tôi thì còn nhiều người khác như: nhà báo Đoan Trang, nhà báo tự do Dương Thị Xuân, anh Trương Văn Dũng cũng đã bị bắt và cho tới bây giờ vẫn chưa biết công an đem họ đi đâu.
Chúng tôi sẽ theo dõi tiếp và tường trình những tin mới nhất có liên quan đến cuộc biểu tình này.
Từ Hà Nội Giáo sư Ngô Đức Thọ kể lại với Đài Á Châu Tự Do:
“Sáng sớm hôm nay đã để mấy cái xe hốt người, xe buýt, xe công nông chuyên môn chở đất đá đỗ hẳn bên trên vỉa hè trên sân tượng đài Lý Thái Tổ. Tượng đài Lý Thái Tổ là nơi những người biểu tình hay đứng để giơ cờ, khẩu hiệu.
Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải chơi. GS Ngô Đức Thọ
Bên kia siêu thị Hàm Cá Mập cũng để 3 xe buýt. Cảnh sát rất đông và như vậy vào lúc 9 giờ 30 cuộc biểu tình bắt đầu mà đã bị hốt ngay lên xe cảnh sát rồi thì chặn bắt. Có 16-17 người bị bắt lên xe buýt chưa biết chở đi đâu, trong đó có Nguyễn Văn Phương, đã bị bắt lên xe rồi.
Blogger Người Buôn Gió, Lê Dũng, Lã Dũng kể cả nghệ sĩ Trí Hải là ông già hay kéo đàn violon trong các cuộc biểu tình cũng có mặt. Ông này suýt bị bắt nhưng may mà già cả lại bám bánh xe và có nhiều người dằn lại nên thoát. Tình hình là như vậy.
Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải chơi.”.
Ngoài những người mà Giáo Sư Ngô Đức Thọ cho biết theo ghi nhận của chúng tôi thì còn nhiều người khác như: nhà báo Đoan Trang, nhà báo tự do Dương Thị Xuân, anh Trương Văn Dũng cũng đã bị bắt và cho tới bây giờ vẫn chưa biết công an đem họ đi đâu.
Chúng tôi sẽ theo dõi tiếp và tường trình những tin mới nhất có liên quan đến cuộc biểu tình này.
RFI: Việt Nam - Biểu tình ủng hộ Luật Biểu tình, 10 người bị câu lưu
Thụy My
Sáng nay, 27/11/2011, có ít nhất 10 người đã bị bắt tại Hà Nội vì biểu tình ủng hộ lời kêu gọi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội chuẩn bị xây dựng Luật Biểu tình. AFP ghi nhận, tại trung tâm thủ đô có khoảng ba chục người đã khởi đầu cuộc biểu tình trong im lặng, không mang theo biểu ngữ. Nhưng cuộc biểu tình chỉ kéo dài được vài phút, thì đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục lẫn sắc phục can thiệp. Có ít nhất 10 người đã bị đẩy lên xe buýt.
Thụy My
Sáng nay, 27/11/2011, có ít nhất 10 người đã bị bắt tại Hà Nội vì biểu tình ủng hộ lời kêu gọi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội chuẩn bị xây dựng Luật Biểu tình. AFP ghi nhận, tại trung tâm thủ đô có khoảng ba chục người đã khởi đầu cuộc biểu tình trong im lặng, không mang theo biểu ngữ. Nhưng cuộc biểu tình chỉ kéo dài được vài phút, thì đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục lẫn sắc phục can thiệp. Có ít nhất 10 người đã bị đẩy lên xe buýt.
Cuộc tuần hành trên đây nhằm ủng hộ lời đề nghị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội Việt Nam ngày 25/11/2011, cho rằng cần nghiên cứu xây dựng Luật Biểu tình. Trong thời gian qua, tại Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội, đã diễn ra hàng loạt các vụ xuống đường trong năm nay chống các hành động xâm lấn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, Hiến pháp quy định công dân có quyền biểu tình, và thực tế đã có nhiều cuộc đồng bào xuống đường bày tỏ nguyện vọng với chính quyền. Nhưng do chưa có luật, nên vừa khó cho người dân khi thực hiện quyền đã được ghi trong Hiến pháp, vừa khó cho việc quản lý của chính quyền. Vì vậy cần có Luật biểu tình để « bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của Hiến pháp », đồng thời « ngăn chận những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân ». Theo báo chí Việt Nam, thì luật này được giao cho bộ Công an soạn thảo.
Hãng tin Pháp nhắc lại, từ tháng Sáu đến tháng Tám năm nay đã có 11 cuộc biểu tình vào những ngày Chủ nhật, chống chính sách bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Tuy biểu tình hiếm khi xảy ra ở Việt Nam, nhưng một số cuộc xuống đường đầu tiên đã được chính quyền làm ngơ, sau đó đã bị công an trấn áp.
Trang tin anhbasam vốn thường xuyên tường thuật về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, sáng nay vào lúc 10 giờ 45 (giờ Hà Nội) cho biết, theo đề nghị của « cơ quan chức năng », nên thông tin về cuộc biểu tình « ủng hộ thủ tướng » đã phải gỡ xuống.
Theo các trang mạng khác cũng như trên mạng xã hội Facebook, trong số những người bị bắt có Bùi Thanh Hiếu tức blogger Người Buôn Gió, blogger Lê Dũng, luật sư Lê Quốc Quân…Những người này đã bị đưa về Trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Riêng anh Nguyễn Văn Phương, người đã đọc tuyên cáo trước Nhà hát lớn Hà Nội ngày 03/07 gởi nhà cầm quyền Trung Quốc, sau khi bị bắt lên xe còn bị đánh đập. Những người bị bắt tại Hà Nội đều tuyệt thực để phản đối. Còn tại Sài Gòn, cũng có một số người bị bắt về công an phường Bến Nghé, quận 1.
Nguồn: RFI Việt ngữ.
BBC: Công an Hà Nội thả người biểu tình
Tin cho hay công an tại Hà Nội đã thả những người tham gia một cuộc tụ tập quy mô nhỏ tại trung tâm thủ đô ngày Chủ nhật.
Gần 20 người đã bị công an câu lưu, và bị chở bằng xe buýt về Trung tâm Phục hồi Nhân phẩm Lộc Hà, Đông Anh.
Đến buổi tối ngày Chủ nhật, tin cho biết những người này đã được thả. Trong đó có những nhân vật như TS. Nguyễn Xuân Diện, Phạm Chính, luật sư Lê Quốc Quân, blogger Người Buôn gió...
Ít người và ngắn ngủi
Cuộc 'tụ họp và đi dạo' quanh Bờ Hồ bắt đầu khoảng 9 giờ sáng Chủ Nhật 27/11 nhưng chỉ kéo dài chừng nửa tiếng.
Anh Nguyễn Chí Đức, người cũng từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong năm, nói với BBC khi đang trên đường đi thăm những người bị bắt: "Thực ra gọi cuộc tụ họp sáng nay là gì thì tôi cũng không dám chắc, vì những người có mặt ở Bờ Hồ không mang theo bất kỳ biểu ngữ gì và cũng không hô bất cứ khẩu hiệu nào".
"Duy nhất chỉ có Nguyễn Văn Phương mang theo lá cờ đỏ sao vàng."
Đang có cáo buộc chưa kiểm chứng được là anh Phương, một 'biểu tình viên' kỳ cựu, đã bị nhân viên công quyền đánh đập.
Anh Nguyễn Chí Đức nói anh tới Bờ Hồ sau khi nhận được thông tin của bạn hữu, và thấy những người có mặt tụ tập thành một số nhóm rải rác, chứ không thành đoàn người như đa số các cuộc trước đây.
'Đi mua sách'
Một nhân chứng khác có mặt tại hiện trường thì nói với BBC rằng khó có thể gọi hoạt động buổi sáng Chủ Nhật này là cuộc biểu tình vì quy mô nhỏ lẻ, và "cũng không thấy có hành động phản đối gì".
Thực ra gọi cuộc tụ họp sáng nay là gì thì tôi cũng không dám chắc, vì những người có mặt ở Bờ Hồ không mang theo bất kỳ biểu ngữ gì và cũng không hô bất cứ khẩu hiệu nào."
Nguyễn Chí Đức
Trong khi đó nhà báo Đoan Trang, người hiện đang bị giữ ở Đông Anh, nói chị đang đi mua sách, "đang cầm sách đứng đó thì bị bắt lên xe, không rõ tại sao".
Dường như cơ quan công an thành phố Hà Nội đã chuẩn bị sẵn, vì trên mạng mấy hôm gần đây có lời kêu gọi xuống đường ngày Chủ nhật 27/11 để "ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất và Quốc hội ban hành Luật Biểu tình".
Kêu gọi này, được đăng trên một số trang blog, đề nghị tập trung dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, khu vực Hồ Gươm.
Quốc hội Việt Nam đang tranh cãi việc có nên soạn thảo luật Biểu tình hay không.
Trả lời Quốc hội ngày 25/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định "nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình" để đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra.
Hàng chục cuộc biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông hồi mùa hè, có cuộc quy tụ hàng trăm người, đã khiến giới chức Hà Nội phản huy động lực lượng công an đông đảo để giải tán.
Các cuộc tụ họp đông người ở trong nước không được khuyến khích vì quan ngại an ninh và lo sợ rằng chúng sẽ chuyển sang thành chống chính quyền dưới sự 'kích động và lợi dụng của các thế lực phản động nước ngoài'.
Nguồn: BBC Tiếng Việt.
K/G TS NXD
Trả lờiXóaTheo thiển ý của tôi:Trích:(theo đề nghị của « cơ quan chức năng », nên thông tin về cuộc biểu tình « ủng hộ thủ tướng » đã phải gỡ xuống),"mọi công dân phải có trách nhiệm cộng tác với chính quyền" đây là trách nhiệm của mọi công dân nhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển,nhưng nếu chính quyền quản lý xã hội không đạt mục tiêu mà nhân dân và đất nước mong muốn hoặc sử dụng các biện pháp không phù hợp mà đôi lúc còn đi ngược lại mục tiêu thì lúc đó những gương gần đây của các nước Bắc Phi đã là minh chứng.Lúc đó dù cho có đánh đổi cả xương máu thì dân tộc VN sẽ không chần chừ,quan trọng là các bậc nhân sĩ trí thức yêu nước có tâm phải sáng suốt để nhìn nhận và phân tích để nhân dân được biết.
Chút thiển ý kính mong TS NXD lưu tâm.
Trân trọng.
Một ngày Chủ Nhật buồn! -Le.
Trả lờiXóaTÔI ĐÃ MẤT NIỀM TIN !
Trả lờiXóaXin chia se cung NXD hom nay 27-11-2011.
Trả lờiXóaMot su viec co that ma nhu dua! Chuyen nguoi lon ma qua tre con.
Phản đối bắt người biểu tình ủng hộ TT Nguyễn Tấn Dũng trìn Luật Biểu tỉnh ra Quốc hội
Trả lờiXóaTOI HOAN TOAN MAT NIEM TIN VAO CHINH QUYEN. CONG LY DA KO CON TREN DAT NUOC VIET NAM.
Trả lờiXóaSáng chủ nhật 27/11 tôi cũng có mặt tại Hồ Gươm đoạn đối diện tượng đài Lý Thái Tổ, khoảng 10:10 tôi thấy LS Lê Quốc Quân cùng vài khuôn mặt biểu tình quen khác xuất hiện. Khoảng vài phút sau tôi thấy bọn đeo băng đỏ đầu trâu mặt ngựa cùng công an xô đến như bắt ai đó, tôi chạy theo thì thấy bọn chúng bắt LS Lê Quốc Quân, giơ máy ảnh lên định chụp thì có một t.. CA quay sáng quát 'anh là người của đơn vị nào?' không được chụp ảnh. Nói rồi anh ta nhắc nhở đám lâu la là không cho bất cứ ai chụp ảnh, lời lẽ rất khát máu anh ta ra lệnh cho tất cả mọi người không được tụ tập tại Hồ Gươm, không được ngồi ghế đá (!!!). Khoảng 2 phút sau tôi thấy có tiếng lôi kéo, thấy một t.. CA đang hỏi một anh nào đó giơ máy ảnh đang chụp 'tôi là khách du lịch', 'khách du lịch cũng lên xe', nói rồi họ bắt anh lên xe. Tiếng LS Lê Quốc Quân đang phản đối trên xe bus, t.. CA chỉ huy ra lệnh cho xe bus chạy ngay. Lúc đó khoảng 10:30 phút.
Trả lờiXóaTôi thấy chiến thuật mới của CA là (1). tổ chức kỹ càng chiến dịch phá biểu tình bằng các thủ đoạn như chặn xe bus, xe cảnh sát trước chân tượng đài, bố trí CA mật,mục đích xé lẻ người biểu tình, bắt những người biểu tình nòng cốt để không cho tập hợp lại (2). Tịch thu máy ảnh, bắt tất cả những ai chụp ảnh sự kiện.
P/S: Có lẽ nếu lần sau có tổ chức biểu tình người biểu tình nên đổi chiến thuật tập hợp mới.
Đúng là chuyện QH nói một đằng làm một nẻo. Chẳng ra thể thống gì cả. Chỉ càng làm mất niềm tin của dân chúng.
Trả lờiXóaViệc bắt bớ diễn ra như thế này rất bất lợi cho Việt Nam trên chính trường cũng như thương trường quốc tế mà thôi.
Trả lờiXóaNhững việc như thế này xảy ra, giới truyền thông quốc tế chắc chắn sẽ mất cảm tình với nhà nước, do vậy có thể họ sẽ không bênh vực chúng ta mạnh mẽ về vấn đề biển đảo, hoặc họ sẽ đưa tin yếu ớt hoặc không đưa tin về việc Trung Quốc quấy nhiễu Việt Nam.
Trả lờiXóaTruyền thông quốc tế có ảnh hưởng rất mạnh đến chính sách của chính phủ nước họ.
Vậy thì nhà nước nên khuyến khích người dân biểu thị ý chí của mình qua các cuộc biểu tình.
Khách ẩn danh nói... 07:14 Ngày 28 tháng 11 năm 2011
Trả lờiXóaTheo tôi thì nhười dân Việt Nam đã hơn nửa thế kỷ rất hiểu, biết và phải tu6an thủ "mọi công dân phải có trách nhiệm cộng tác với chính quyền". Vấn đề là chính quyền cần sáng suốt đưa ra giải pháp minh bạch rõ ràng, lời nói đi đôi với việc làm, tôn trọng công dân.
Những năm sau này bên AN đã để xảy ra nhiều vụ đàn áp, cưỡng chế, và chết người ở quan an ninh mà thời đại thông tin không thể dấu diếm.
Giữa nhìn toàn cảnh và hành động tại chỗ người dân bình thường có chút học hiểu như tôi thấy vẫn cần xuống đường, lên tiếng dể thay đổi giúp xã hội tử tế hơn, được sống trong môi trường chân thật hơn.
cảm ơn lắng nghe
"cần xuống đường, lên tiếng dể thay đổi giúp xã hội tử tế hơn, được sống trong môi trường chân thật hơn."
Trả lờiXóa(bác K.Â.D 09:51)
Phải đấy, các bác công an nên nhìn nhận biểu tình là thái độ tích cực của người dân đối với nhà nước!
Về lâu về dài thì các bác sẽ phải tôn trọng người biểu tình thôi! Tốt nhất là nên tôn trọng ngay từ bây giờ!
Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.Đại diện cho nguyện vọng của toàn dân.Vì vậy yêu cầu quốc hội cần lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân hơn nữa.
Trả lờiXóaTôi mất niềm tin giữa nói và làm của TT.
Trả lờiXóaNhìn em Nguyễn Văn Phương đội lá cờ Tổ Quốc trên đầu đẹp thật đấy. Em lúc nào cũng toát lên sự bình tĩnh, thanh cao, khiêm nhường. Cầu chúc cho em gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trả lờiXóaNgười dân chúng ta đã biết cách nói tiếng nói của khát vọng. Có trái tim thổn thức nóng bỏng. Có Ý chí trên quy chiếu cơ bản của nền luật pháp.
Trả lờiXóa"Nói" và "làm" rõ ràng là hai khái niệm chưa bao giờ cùng là bạn đồng hành của chính quyền...
Trả lờiXóaThế nên, không vội gì hoan hô quá sớm
Thực tế minh chứng cho lý lẽ phát biểu, dẫu phát biểu ấy có hùng hồn bao nhiêu, sang trọng bao nhiêu mà thực tế đã xảy ra phản lại thì phát biểu ấy chỉ là "mị dân" thôi...trò hề chính trị là ở chỗ đó chứ ở đâu xa ???
TH
Ở Một thành phố vì hòa bình từ trước đây làm gì có cảnh bắt bớ người giữa ban ngày LLAN chỉ sử dụng trấn áp tội phạm đem lại trật tự cho người dân nhưng nay LLAN lại quay sang bắt dân như vậy với việc bắt nhầm còn hơn bỏ sót gây phảm cảm trước người dân và bạn bè quốc tế thật buồn quá |
Trả lờiXóaDo đã quá quen vói cái việc "nói một đằng làm một nẽo" nên những gì xảy ra vào ngày 27/11 vừa qua không làm tôi ngạc nhiên lắm. Tôi chỉ buồn,thật buồn!Trong quan hệ giữa con người với nhau việc không giữ chữ tín đã là vấn đề đạo đức và nhân cách rồi. Huống hồ là người có quyền cao chức trọng.Có quyền cao chức trọng đồng thời lại nói ở nơi tôn nghiêm nhất,song không biết trọng lời nói của mình."Quân vô hí ngôn" mà!!!
Trả lờiXóaĐây là biểu hiện rõ nhất của dân chủ XHCN cao gấp vạn lần dân chủ TBCN theo lời bà Doan, vì nó gấp cả vạn lần nên cái dân chủ này nó lớn quá không cái vỏ nào chứa nổi thì nó vỡ do vậy nó không còn tí nào. Cho nên câu của bà Doan đợt rồi chúng ta chỉ trích phải hiểu theo nghĩa này mới đúng bà con ạ!
Trả lờiXóa1 lần thất tin sao trăm vạn lần..còn tin ???
Trả lờiXóaMẤT NIỀM TIN!!!
Trả lờiXóaHà Nội được Unesco công nhận là “Thành phố vì hòa bình” cho đến ngày hôm qua 27/11/2011 đã thực sự trở thành "Thành phố không hòa bình"!!!
Hoàn toàn mất niềm tin giữa "NÓI" và "LÀM" của TT!
Chính quyền Hà Nội phải xem lại cách hành xử của mình!?
Một ĐẤT NƯỚC DÂN CHỦ ĐÃ DÂN CHỦ THỰC SỰ NHƯ THẾ SAO???
(Muathuhanoi)
Bức ành bên dưới hình như ở nhà thờ Đức Bà thì phải?
Trả lờiXóaẢnh mới hay cũ vậy không biết ?
TH
Bắt những người biểu tình bày tỏ sự ủng hộ với thủ tướng thì có khác gì là bắt ông thủ tướng đâu? Càng ngày càng không hiểu nổi cách hành xử của chính quyền này nữa... Điên loạn hay giãy chết?
Trả lờiXóa