Tôi đi lễ thầy
Dương Minh Phong
Thời nhỏ, học trường làng, nhà tôi nghèo, làng tôi nghèo, tỉnh Quảng Bình của tôi cũng nghèo. Những người giáo viên rất nghèo nhưng giàu lòng nhân ái. Thầy cô đã truyền chữ cho lũ học trò nghèo nên người. Nhớ thời đó, đến ngày 20-11, nhà tôi lại chuẩn bị món quà đạm bạc để tôi đi lễ thầy.
1. Đồng Cu Chuông của làng tôi cò bay thẳng cánh, cánh đồng đầy cá, cua đồng, rau má sạch. Tôi lên lớp 3 đã trở thành đứa mò cua bắt tép nổi tiếng cả làng. Cái mương Thâm Ứ đầy những cá, nước sâu ngang ngực, lạnh căm nhưng xuống dầm mình ở đó, nước giữ được nhiệt vẫn chịu đựng tốt. Cùng đứa bạn xuống mò cá, bằng những thủ thuật nhà nông, cá trốn vào hang hốc tránh rét, hai đứa tím môi cùng “tác nghiệp”, cá thường chọn những cái hang có hai ngách để thoát thân khi có nguy hiểm.
Dùng tay bịt miệng hang trước, thằng bạn bỏ tay vào ngách sau, thế là xách ra những chú cá quả béo ụ. Có khi, xách ra cả một con rắn to hơn cá, thấy rợn người. Nhưng công lao cả ngày cũng được giỏ cá đầy ắp. Về nhà, chia nhau, mừng húm. Mạ tôi nói, gần đến ngày lễ 20-11, nhà mình không có chi, mang sang biếu cô mấy con cá lóc nấu canh chua. Tôi ngại không đi vì xấu hổ. Mạ nói: “Có chữ thầy thì mới đi. Đây là cái lòng. Nhà có chi thì lễ thầy rứa con”. Tôi mím môi sang nhà cô giáo, mấy anh chị lớp trên đến lễ cô cũng đạm bạc. Gặp cô, tôi ấp úng thưa: “Mạ sai con sang biếu cô mấy con cá lóc”. Nói xong rồi ù té chạy về. Để lại ánh mắt cô nhìn ngạc nhiên.
2. Mùa đông năm 1986, làng đói xơ xác, nhiều nhà không còn bo bo, hay sắn mài, những vạt chuối sau vườn được hạ xuống để lấy cội nấu ăn cầm hơi. Nhà tôi cũng thế, những người thầy giáo trong làng cũng không khá hơn. May mùa đó, lũ trẻ như tôi cải thiện thêm cuộc sống với việc cất tép xuyên đêm bằng cái rớ nhỏ, làm từ màn xô. Mỗi đứa trẻ làng đi từ hai giờ sáng, kéo nhau đến từng cái mương ở ngoài Đồng Cuôn, Đồng Rụm, Đồng Ma... Không biết mùa đó, tép ở đâu kéo về la liệt, mỗi đứa trẻ như tôi mỗi ngày cất rớ cũng được cả chục cân. Nhà ăn không hết, mạ mần ruốc chua, rồi hơ lửa cho khô làm tép khô ăn dần. Ngày 20-11, tôi vô tư ham chơi, mạ gọi vô bếp nói: “Con học hành cả năm, mà ngày ni không nhớ ơn thầy. May có mạ không ê quên ơn thầy con ơi”. Nói rồi mạ dặn cái tréc đất có ruốc chua, rồi bao tép khô mạ gói cẩn thận rồi, con mang sang biếu thầy.
.
.
Nói bọ mạ con biếu mừng thầy cho chữ với con”. Lúc đó, tôi lớn hơn những năm trước nên mạ nói rứa là đi ngay. Không có bộ áo quần nào lành, chỉ được độc hai cái áo, hai cái quần dài, cái nào cũng vá nhiều chỗ. Sang nhà thầy, rón rén bên cái hè lợp tranh, thầy đang cùng các anh chị nói nhiều kỷ niệm trường lớp. Thấy tôi thập thò ngoài cửa, thầy gọi vào, tôi lễ phép thưa: “Dạ, thầy bọ mạ con dặn sang ơn thầy dạy giỗ”. Thầy nói: “Nhà con nghèo, đừng làm rứa thầy bận tâm”.
Tôi lại vòng tay: “Dạ, thầy, bọ mạ nói đây là quà con mần được nên mong thầy nhận”. Thầy thương tôi lắm, biết món quà giản dị, thầy nhận để lên bàn, rồi xoa đầu, cho tôi cái kẹo cau mua từ đầu làng, nhai khum khúm, ngon lạ lùng, đến bây giờ có nhiều loại kẹo nổi tiếng mà cái vị của nó vẫn còn vướng vất.
.
.
3. Lớn hơn, đất nước mở cửa, làng tôi dần thoát nghèo, cuộc sống dễ thở hơn, cái thằng bé vật lộn với ruộng đồng cũng theo tiếp được con chữ. Năm học lớp 9 còn ở trường làng. Những người thầy chúc chúng tôi tốt nghiệp thành công. Tháng 11 năm đó, bọ mạ tôi trồng khoai vụ đông được lắm. Cả nhà ra đồng chở về từng xe ba gác nặng trịch.
Năm đó, 20-11, mọi người đi lễ thầy tíu tít bằng hoa cho nhẹ. Nhà tôi vẫn thế, mạ không cho tiền mua hoa hồng như các nhà khác. Mạ nói tôi gánh hai thúng khoai xuống biếu thầy. Tôi úp mặt vô gối khóc. Răng mạ không mua hoa cho con đi. Mạ giải thích: “Nhà mình nghèo, mần rứa thầy tự ái đó con, nhà khác có điều kiện không răng”. Tôi không hiểu, cứ nằng nặc đòi mua. Bọ dượng tức giận, lấy cái roi mây quất trâu, bắt nằm úp xuống giường, quết một trận tơi bời.
Nhưng tôi vẫn không gánh hai rổ khoai đi. Mạ hiểu, mạ gánh đi, lôi tôi đi theo. Ra đường làng, người xóm hỏi, tôi xấu hổ nấp sau dáng mạ. Mạ vẫn tươi cười chào cô bác. Vào nhà thầy. Mạ tất tả bỏ gánh khoai xuống, cất cái nón cời, kẹp lại mái tóc, kéo nhẹ cánh cửa rào, vào nhà thầy, chắp hai tay trước mặt: “Thưa thầy, hôm ni lễ trọng, tui suốt năm bám đồng bám ruộng, không ơn ngãi được công lao với thầy. Chừ có được hai thúng khoai, của nhà mần ra, xin thầy nhận như là tấm lòng biết ơn của bọ mạ thằng cu”. Trong nhà thầy đã nhiều hoa, nhưng món quà mạ tôi mang đến, thầy không từ chối vì sợ bọ ma tôi tủi thân. Mấy năm trước có dịp gặp lại thầy, thầy vẫn nhắc hai thúng khoai của bọ mạ. Lúc đó tôi mới thấm lòng mạ.
.
.
4. Lên cấp ba, tôi vào trường Đào Duy Từ ở TP. Đồng Hới, cô giáo chủ nhiệm ba năm liền. Năm nào đến ngày 20-11 tôi cũng lên nhà cô. Lúc đó, mạ lại gửi tiền để tôi góp lại cùng lớp mua hoa tặng cô. Những năm đó chân tình, mỗi dịp chúng tôi lên, cô chuẩn bị bột lộc để đãi học sinh làm bánh. Vườn nhà trồng nhiều mía, mỗi đứa ra chặt một cây vô ăn, rứa mà cô không giận, vẫn cười tươi.
.
Nay, đã đi làm, đã có con, đến ngày 20-11, tôi cùng vợ lại chuẩn bị quà để đi lễ thầy cô. Nhưng lại là quà khác. Rất khác.
.
.
Đứa em kết nghĩa dạy mầm non một trường nhỏ thành phố, chưa đến ngày 20-11 đã khoe em được phụ huynh phong bì được 6 triệu rồi…
.
.
Nguồn: Blog Cu Làng Cát.
đọc bài tôi lại nhớ những người thầy người cô thủa nghèo khó, hồi đấy vào cuối những năm 80 nhà ai cũng đói, vậy mà vào ngày 20/11 các bạn trong lớp đều được cha mẹ cho tiền ,cả lớp hùn vào mua được cái chậu bằng nhuôm mang đi tặng cô, hoa thì nhà bạn nào có trồng trong vườn thì hái, những món quà đơn sơ nhưng khi đó tình cảm thầy trò tôi thật là trong sáng, không có bất cứ trò nào dám vô lễ với thầy cô, gặp thầy cô ở đường phải bỏ mũ xuống khoanh tay đứng chào, chờ thầy cô đi qua rồi mới dám đi tiếp. thầy cô thì rất thương học trò, ai học yếu đều được dạy kèm tại nhà cô miễn phí, mà lâu lâu còn được thêm củ khoai củ sắn. nhìn lại bây giờ kinh tế khá hơn, những món quà bây giờ được thay bằng những bao thư dày ,nhưng tình cảm giữa thầy cô và học trò không còn như xưa mà lònh thấy ...!
Trả lờiXóaNgày mai 20/11
Trả lờiXóaXin được phép vinh danh những người Thầy, Cô
Chúc vạn sư may mắn đến với những Thầy Cô chân chính, tận tụy với công việc, dấn thân trong tinh thần yêu nước Viêt trong sáng.
Kính chúc.
TH
Bố tôi là giáo viên.ông tôi cũng là giáo viên.tôi kể chuyện này mong tiến sĩ cho hiển thị.
Trả lờiXóakhoảng năm 80 của thế kỷ trước ,tôi học lớp 3 thì phải .một hôm tôi thấy 1 đám đông lắm khoảng 2 chục anh chị vào đầu làng tôi thì dừng lại,nói cười thật vui và ra ngay nghĩa trang ở đầu làng bẻ một ôm hoa mào gà đỏ .rồi đám đông ấy vào nhà tôi.nói nhân ngày nhà giáo việt nam đến chúc mừng bố tôi.Bố tôi thật vui,ra vườn vặt bưởi ,mang cả buồng chuối ra mời học trò ,sai tôi sang hàng xóm mượn thêm nghế cho học trò ngồi .Bố tôi sau đó vui vẻ mấy tuần liền .còn tôi cứ nhớ chuyện này lại thấy mắt cay cay.năm 86 tôi tôta nghiệp cấp 3 ,bố tôi muốn tôi vào sư phạm nhưng tôi không thi vào .
giờ đã là một trung niên sao tôi cứ mong bao giờ cho đến ngày xưa,nghèo đói mà tình người.
Tôi dạy học 31 năm. Cứ trước ngày 20-11 tôi dặn học sinh các lớp tôi dạy: mấy ngày này thầy không tiếp khách (cha mẹ học sinh và học sinh),không nhận quà.Ngày 20-11 nếu các em tặng hoa thầy ,thầy vui lòng nhận,nhưng thầy chỉ nhận hoa các em tặng ở trên trường.
Trả lờiXóaHôm nay trường tổ chức Ngày NGVN, tôi nhận được rất nhiều hoa.
Ngày chúng tôi đi học,không có ngày 20 tháng 11.Chúng tôi chỉ có ngày "Hiến chương nhà giáo", và cũng chẳng đem biếu thầy cô gì cả!Chỉ vì không có cái lệ như thế.Tất cả chúng tôi chỉ học hành vô tư,và chúng tôi được nhà trường dạy từ những năm tiểu học, rằng cách trả ơn cho thầy cô là hãy học hành chăm chỉ.
Trả lờiXóaNgày Tết,vào giờ học cuối cùng của một năm,cả lớp chúng tôi đứng lên,lớp trưởng tiến lên bàn thầy cô, hai tay cung kính tặng thầy cô tấm thiệp chúc xuân, thầy cô cười nhận lấy tấm thiệp, chúc chúng tôi một năm mới học hành tấn tới. Có khi thầy cô kể một câu chuyện vui và hẹn gặp chúng tôi vào đầu năm mới.
Tôi nhớ vào năm lớp 8,cô giáo dạy Việt văn của chúng tôi, cô thật trẻ và đẹp, có khuyên chúng tôi nên tìm đọc hai cuốn Bút Nghiên và Nhà Nho của cố giáo sư Chu Thiên Hoàng Minh Giám, vì năm ấy chúng tôi phải bình giảng một đoạn trong tác phẩm Bút nghiên.
Tôi không ngờ rằng,bảy năm trời học Việt văn đã ảnh hưởng đến tâm hồn tôi đến vậy.Mặc dù rằng,về sau này tôi chẳng học và cũng chẳng làm việc gì liên quan đến văn chương cả.
Ngày còn bé, tôi thấy báo chí, đài phát thanh, truyền hình và cả ngoài đường nữa, người ta giăng các băng-rôn ;"Hôm nay: Ngày hiến chương nhà giáo", nhưng vào trường vẫn thì thấy im lìm, chẳng được nghỉ học gì cả,thầy cô chẳng ai nhắc gì đến ngày này.
Trả lờiXóaKhi lớn "choai choai" một chút, tôi được các bề trên giảng giải rằng, các thầy cô không lưu tâm tới ngày này, nhưng xã hội phải cần lưu ý, nghề "mô phạm" không phải là một nghề, mà là một nghề cao quý.
Ngày đó, chúng tôi phải làm một bài văn nghị luận với đề tài:"Làm bác sĩ mà sai lầm thì giết một người, làm giáo dục mà sai lầm thì giết muôn đời". Không hiểu, với đầu óc non nớt ngày ấy, chúng tôi đã viết gì vào bài làm văn ấy.Nhưng câu ấy đã đi theo tôi đến tận ngày nay, mặc dù tôi chẳng làm nghề dạy học.
Những ngày ấy tình trò thầy thật thuần khiết, dản dị mà sâu đậm. Thầy tận tụy dậy trò, trò kính trọng thầy.
Trả lờiXóaBài viết rất hay, Cảm ơn Cu làng Cát. Cảm ơn NXD Blog.
đọc bài tôi lại nhớ người thầy Hieu truong
Trả lờiXóaHiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm được giảm án
(PLO)- Chiều 10-3-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt bị cáo Sầm Đức Xương 9 năm tù về tội mua dâm người vị thành niên. Phiên tòa cũng nhắc đến một số đối tượng có hành vi như bị cáo Xương, tuy nhiên người thì không xác định lai lịch, người thì đã được tách ra điều tra bổ sung ở một vụ án riêng lẻ.
http://phapluattp.vn/20110310091815761p1063c1016/hieu-truong-sam-duc-xuong-mua-dam-duoc-giam-an.htm
ụ hiệu trưởng cắt cổ giáo viên ở Bạc Liêu: Truy tố bị can ở khung hình phạt cao nhất
Trả lờiXóa(PL)- Ngày 28-10, VKSND tỉnh Bạc Liêu đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thanh An (nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Phước Long C) tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS.
Giáo viên ẩu đả, hai người chết và bị thương
Điều khoản này quy định khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như Pháp Luật TP.HCM đưa tin, vào ngày 24-6, ông An và các thầy giáo rủ nhau uống bia tại phòng thư viện trường. Nhậu say, lời qua tiếng lại, ông An đã dùng dao cắt cổ thầy Trần Việt Triều dẫn đến tử vong và làm bị thương thầy Bùi Thanh Đẳng.
http://phapluattp.vn/20111028114314592p0c1063/vu-hieu-truong-cat-co-giao-vien-o-bac-lieu-truy-to-bi-can-o-khung-hinh-phat-cao-nhat.htm
nu sinh danh nhau khong kem dai uy Pham Hai Minh
Trả lờiXóahttp://video.soha.vn/watch/5/video/1030415/phim-video-clip-nu-sinh-danh-nhau.html
Tại sao em không chào cô!:"em tưởng bố em đưa phong bi rồi"?? (Nguồn ba sàm)
Trả lờiXóaxin chào anh Diện.Càng ngày 20-11 càng buồn anh ạ em nguời Bút Ngọc... luôn theo dõi Blog của anh
Trả lờiXóaôi thôi thôi! Tôi gõ những lời còm này trong cay đắng. Ngày xưa nào có con số 20/11 mà đạo thầy trò nghiềm đến thế? Sáng nay những GV quèn chúng tôi buộc phải đi dự "lễ kỉ niệm" ngày tết hiến chương ở..UBND xã! Tất cả GV, HS tề tựu về để nghe ...chỉ đạo. Sau một buổi bắt HS, GV phơi nắng là tiết mục liên hoan do "hội khuyến học" tài trợ từ đóng góp của chính chúng tôi! Quan khách đủ mọi thành phần, nói cười hỉ hả. Những em HS học kém lưu ban ngày nào không thể hco5 tiếp giờ đã trưởng thành vinh dự nhận các chức : trưởng thôn, xếp xóm...Chủ tịch hội khuyến học kiêm chủ tịch "trung tâm học tập cộng đồng" chưa hề hoạt động ngày nào lên ê a khai mạc. GV thì ngồi cùng đám học trò nhốn nháo giữ trật tư. Thật sốc khi nghe câu giới thiệu:" hôm nay ngày lễ Nhà giáo, mời các em dâng hoa cho..đại biểu"! Giời ơi! Mấy sếp vỗ vai khen đây là mô hình cần nhân rộng, là Sáng kiến kinh "ngạc" mau chóng phổ biến cho mọi nơi noi theo. Chưa hết, lại cấm học sinh đến thăm thầy cô với lí do "an toàn giao thông". Tôn sư trong đạo là đây hay sao? Cha ông chúng ta đã dày công vun đắp cho nghề dạy hco5 vậy àm giờ đây...chua xót quá! Tôi xin lỗi, không gõ thêm nỗi một chữ nào nữa..
Trả lờiXóaXã hội ngày trước làm nên những thầy cô của ngày trước, xã hội bây giờ làm nên những thầy cô của bây giờ. Ngày trước "Rất khác" bây giờ.
Trả lờiXóaĐọc những giòng của bạn Cu Làng Cát làm tôi đã phải suy nghĩ lại lúc xưa kia khi tôi còn đang học tại TP HCM từ cấp tiểu học, trung học vv. Và những năm sau cùng thì cũng là trong chế độ nhà nước hiện nay. Thật lòng thì gia đình tôi và tôi chưa bao giờ tặng các Giáo Chức đó món gì hết chứ đừng nói là phong bì, nhưng tôi vẫn lên lớp hằng năm và luôn luôn thi đậu. Và khi đến hãi ngoại thì tôi cũng đã phải đi học lại và cũng chưa bao giờ tặng gì hết cho bất kỳ Giào Sư nào. Chỉ sau mùa thi thì chúng tôi những học sinh/sinh viên cùng với tất cả các vị Giáo Sư cùng đi ăn tại một nhà hàng hay là quán ăn bình dân nào đó và rồi chúng tôi cùng đi uống bia/rượu thôi. Và các chi phí đó thì chúng tôi cùng nhau đóng góp. Cũng vì thế nên tôi rất buồn khi đọc những giòng chữ bạn. Nhưng theo nguồn tin của đài RFA thì lương của các vị Giáo Chức cấp Tiểu Học là 800.000 ngàn một tháng. Mức lương nầy rất thấp và không đủ sống. Phải chăng đây là nguyên nhân sinh ra nạn phong bì??? Nếu quả tình là thế thì dù không vui nhưng tôi cũng cảm thông cho các vị Giáo Chức kia. Cảm ơn bạn Cu Làng Cát đã chia sẽ thông tin âm u trong nghành Giáo Dục hiện nay. Và cũng cảm ơn Bác Diện đã cho đăng tải bản tin.
Trả lờiXóaThân gửi anh Cu làng cát: "Mùa đông năm 1986, làng đói xơ xác..." Đọc dòng chữ này của anh tôi sực nhớ mùa đông năm 1986,trong một chuyến đi phép từ Lạng Sơn vào Huế,tôi có ghé thăm nhà đồng đội ở Nghệ An, ở Quãng Bình, tôi không ngờ hoàn cảnh của những nhà tôi ghé thăm là quá cơ cực, thiếu đói, nhưng tình cảm thì lại quá tốt. Khi tôi đến, nhìn thấy phương tiện sản xuất(nông nghiệp), tiện nghi sinh hoạt trong nhà, ...lạc hậu không thể tin nổi. Thời điểm đó Huế còn nghèo nhưng nghèo như NA.QB thì có trông thấy tận mắt mới tin được.Mỗi nhà tôi ghé thăm, đều để lại trong tôi một tình cảm quá đậm đà. Sau khi xuất ngũ, tôi chưa có dịp về lại QB. Bất ngờ bắt gặp bài viết của Cu làng cát làm tôi nhớ lại...
Trả lờiXóaNăm 1986 tôi đã đi dạy rồi ! Những năm đó chưa có văn hóa phong bì cho các cô , các thầy nên HS ngoan và có chí hướng học thành người hơn bây giờ . Nếu GV sông được bằng lương như ai đó đã từng tuyên bố hùng hồn thì cũng sẽ không còn văn hóa phong bì nữa ! Không biết lúc tôi về hưu thì nhà giáo đã được trả lại đúng vai trò của mình trong XH chưa ? Buồn thật !
Trả lờiXóaChia sẻ Tâm tình
Trả lờiXóaThưa bác Trang chủ Nguyễn Xuân Diện,
Thưa tác giả Dương Minh Phong,
Tôi đã đọc nhiều tin trên mạng về „Ngày Nhà Giáo 20 tháng Mười một“. Trở lại Trang nhà, tôi đọc các bài trong topic này. Hai bài của anh Xuân Diện rất hay, vì tôi cũng coi Cụ Cao Bá Quát như thần tượng; Nhưng xin được chia sẻ cùng anh Minh Phong: Tôi rất cảm động khi đọc và nhớ lại những tình, cảnh trong những tháng năm đói, khó. …
Thưa anh Minh Phong,
Đọc anh, tôi nhớ đến một đoạn trong „Bước đường cùng“ (?) của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Đó là đoạn tả buổi những người trò cũ đến lễ Thày. Trong khi những người trò có thế lực đuổi một người bạn học nghèo ra để giành phần thi lễ, người trò nghèo đã đến góc sân, cởi tấm áo vá của mình, trải xuống đất rồi phục xuống bái vọng về phía Thày. ...
Tôi đã qua Quảng Bình ngay trong những ngày đầu của 1976. Biết trong những viên cát trắng trên bãi mênh mông kia chứa nhiều nguyên tố (hóa học, chuyên ngành) hiếm và quý; Nhưng bao nhiêu năm tháng và công sức ăn học của chúng ta vẫn chưa làm được gì nhiều cho QUÊ HƯƠNG! …
Không dám viết dài; Xin gửi đến quý bác một đoạn ghi lại từ một Giao thừa trong những ngày xa xứ:
Giao Thừa
26 tháng Giêng - 10. tháng Một 1990
Ca dao:
Mồng Một thì ở nhà Cha,
Mồng Hai nhà Mẹ, mồng Ba nhà Thày.
…
Đất Mẹ ơi, con xin lại khóc một lần,
Khi nhớ ngọn roi Thày và những lời nhắn nhủ:
-"Sức thằng nhỏ còn đi xa nữa".
Con chưa đi hết lòng mong, tầm mắt của Thày!
Qua những thăng trầm, qua những đắng cay,
Bám vào Quê hương, nắm tay bè bạn,
– Nguồn sinh lực không bao giờ mòn cạn,
Bốn ngàn năm giòng máu chảy trong người.
…
Giao thừa con thắp nén hương,
Trên bàn thờ Mẹ, gửi hồn về Quê ...
Thân mến.