Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

TOÀN VĂN PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGHỊ HOÀNG HỮU PHƯỚC TẠI QH

Tranh luận nảy lửa về Luật biểu tình


VNN - Đại biểu tự ứng cử ở TP. HCM Hoàng Hữu Phước cho rằng nếu lấy ý kiến, đa số dân sẽ không đồng ý ban hành Luật  biểu tình, song theo ông Dương Trung Quốc, phát biểu như vậy là xúc phạm đến dân.

Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã tranh thủ diễn đàn để bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình.

“Đa số công dân sẽ không ủng hộ”

Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu: “Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật”.

Lý do đầu tiên ông Phước nêu là ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc. “Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?”, ông Phước dõng dạc hỏi.

Luật biểu tình, theo ông lại càng không cần. Và ông tỉ mỉ dẫn lại các cứ liệu lịch sử.

 
ĐB Hoàng Hữu Phước

Theo đó, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức, mãi cho đến những năm 1960, từ ngữ “biểu tình” mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại chính phủ Kennedy đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam.
Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ“, ông Phước nói.

Ông Phước dẫn chứng thêm, trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.

Từ lập luận trên, ông Phước đúc kết lại, “Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do, dân chủ”.

Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. “Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?”, ông Phước lên tiếng.

Sau hàng  loạt lập luận trên, vị đại biểu của TP.HCM dẫn chứng về hậu quả của một số cuộc biểu tình vừa diễn ra vừa qua. Mà điển hình là các cuộc biểu tình đó gây ra nạn tắc đường.

Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người ở thành phố nhằm chống đường lưỡi bò, ông đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng đe dọa những người đang tập hợp biểu tình ấy.

“Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình. Chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân tại khu vực bị phong tỏa do biểu tình”, ông Phước nói.

Ông kết luận, cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân.

Ông Phước khẳng định, nếu được lấy ý kiến, đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.

Phản ứng với quan điểm cho rằng ở nước ngoài vẫn tổ chức biểu tình thì Việt Nam cũng sẽ làm được, ông Phước lần lượt nêu dẫn chứng các cuộc biểu tình xảy ra ở Anh, ở Mỹ vừa qua và kết luận, hầu hết đều biến thành bạo loạn và làm ô danh đất nước.

“Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”, ông Phước chốt lại bài phát biểu đanh thép của mình.

Rất nhiều ĐBQH cũng tán thành ý kiến ông Phước. Chẳng hạn, theo đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận), phải hiểu sâu xa những vụ việc biểu tình phản đối đường lưỡi bò như vừa qua có thể xuất phát từ động cơ tốt nhưng nên hiểu rõ đằng sau đó là gì? 

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Huế) nói, cho phép tổ chức biểu tình sẽ dễ khiến nhiều lực lượng lợi dụng, thậm chí sự chỉ đạo của nước ngoài. Nếu xảy ra vấn đề nhạy cảm, tranh chấp, chính quyền nên tăng cường đối thoại với dân. “Chứ theo tôi nghĩ có Luật biểu tình vô hình trung có thể thành chống chế độ, nếu chúng ta mít tinh như ý kiến của anh Phước tôi đồng tình, mít tinh là biểu thị sự đồng tình”.

Còn đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) cho rằng, ra luật vào lúc này là rất nhạy cảm và nói đến biểu tình là nói đến phản đối, chống đối là chính. “Tự do, dân chủ không phải là biểu tình, không phải cứ cho biểu tình là mới có tự do, dân chủ mà cái chính là chăm lo phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đó mới là cái cơ bản”, ông Tùng nói.

“Phát biểu như thế là xúc phạm đến dân”

Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng nay, ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã đứng lên trao đổi: “Diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận thức của mình để phát biểu ý kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận trong những quyết định chung”.
.
 
ĐB Dương Trung Quốc

Theo ông, ở Quốc hội, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, trường hợp đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận là hết sức nguy hiểm.

Ông Quốc dẫn lại nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh nội hàm của “quyền biểu tình” đã được xác lập từ trong lịch sử và cũng nhiều lần được Hồ Chí Minh nhắc đến.

“Chúng ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu tình ngày 1/5/1938, hạt nhân lãnh đạo là những người cộng sản tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đòi tự do, cơm áo hòa bình và ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân. Như thế biểu tình có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó như thế nào ở góc độ của một nhà nước, của người cầm quyền”, ông Quốc nói.

Theo ông, ngay trong bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập đã viết rằng “công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Hiến pháp năm 1946 không có chữ “biểu tình”. Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đã giải thích: “Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao”.

Ông Quốc khẳng định, phải nhìn biểu tình cả hai cách, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp để mà thực thi quyền hành pháp. Nhìn một mặt thì chỉ thấy sự hỗn loạn.

Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình và thuật ngữ “biểu tình” đã trở thành một chính văn của luật cơ bản.

Theo ông Quốc, những cuộc biểu tình phát huy cả hai mặt. “Đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế, chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn của phong trào, đặc biệt ở đô thị đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước”, ông Quốc phân tích.

Bằng chứng rõ ràng nhất là những năm 1980, khi các hiện tượng diễn ra ở nông thôn Thái Bình, theo cách nhìn của đại biểu Phước là bạo loạn, phải dẹp bỏ thì các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực tiếp đi vào tận tâm bão tìm hiểu để thấy hai mặt của vấn đề rồi từ đó kịp thời điều chỉnh.

Ông Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.

Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật”, ông Quốc nói.

Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.

“Không phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường”, ông Quốc kết luận.

Lê Nhung  – Ảnh: Bình Minh
——–
Dưới đây là toàn văn lời phát biểu của hai đại biểu 
Hoàng Hữu Phước và Dương Trung Quốc

 

Hoàng Hữu Phước – TP Hồ Chí Minh

Kính thưa Quốc hội.

Tôi kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này vì những lý do như sau: 

Thứ nhất, về Luật lập hội, ở Việt Nam Mặt trận Tổ quốc được thành lập năm 1977 trên cơ sở thống nhất ba tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam – Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam. 

Hiện nay Mặt trận Tổ quốc có 44 tổ chức thành viên, nếu xếp theo các loại hình tổ chức như đoàn thể chính trị, tôn giáo, từ thiện, xã hội và nghề nghiệp thì có đến 22 hội đoàn trong nhóm nghề nghiệp: từ Hội luật gia, Hội nhà báo đến Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập v.v… Nếu như vẫn còn thiếu các hội nghề nghiệp khác mới xuất hiện do sự phát triển của xã hội thì có thể thành lập mới cùng trong quy mô rộng khắp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không? 

Nếu Luật lập hội là để tạo nên các hội mới nằm bên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như 44 thành viên hiện hữu để làm phong phú hơn tổ chức hùng mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không? 

Thứ hai, về Luật biểu tình. Kể từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức nhằm phản đối Chính phủ Vương quốc Đại Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan áp bức nhân dân Ấn Độ . Mãi cho đến những năm 60 của thế kỷ trước từ ngữ “biểu tình” mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại Chính phủ Kennedy đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam, rồi phát triển mạnh mẽ thành các cuộc biểu tình chống Chính phủ Mỹ liên tục từ năm 1960 đến 1975, thậm chí tiếp tục ngay cả sau khi Hoa Kỳ thất bại tháo chạy khỏi Việt Nam, biểu tình chống Chính phủ Mỹ đã từ Mỹ lan ra toàn thế giới. Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước mình, khi 1 triệu người dân Mỹ đổ về Thủ đô Washington tháng 9 năm 2009 họ chống lại Tổng thống Obama, gọi ông là kẻ có dã tâm, biến Hoa Kỳ thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, bày ra kế sách bảo hiểm y tế vì người nghèo, biểu tình chưa là hình thức bày tỏ chính kiến chống lại một nước khác ngay cả khi nước đó đang xâm lược nước mình. Cuộc tập hợp khổng lồ tại quảng trường đỏ là để bao quân đoàn Liên Xô tiến thẳng ra chiến trường chiến đấu chống Đức quốc xã và chống bọn nha gian. Để phản đối sự xâm lược của nước khác tiến hành chống lại nước mình chỉ có gia nhập quân đội, dồn tài sản cá nhân cho Bộ Quốc phòng mới là hành động duy nhất, cần thiết. Điều cần làm rõ ở đây là trong tiếng Anh biểu tình, tức là Demonstration luôn để chống Chính phủ nước mình hay một chủ trương của Chính phủ nước mình, còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của Chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với Chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng. 

Như vậy, Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ. Như vậy, cái Việt Nam cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không. Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây Thành phố Hồ Chí Minh chống đường lưỡi bò tôi đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu tình ấy. Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình, chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân, xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người dân, buôn gánh bán bưng, đoan chính, tự trọng kiếm từng đồng tiền nhỏ chứ quyết tâm không làm hành khất, xâm hại thu nhập chính đáng của những cửa hàng hoạt động kinh doanh hợp pháp tại khu vực bị phong tỏa do biểu tình, xâm hại quyền được chăm sóc của công dân khi đau ốm hay khi chuyển dạ sinh con mà xe cứu thương không để đến được hay xâm hại hạnh phúc của công dân khi xe hoa của họ không thể nhúc nhích được trên đường vì tắc đường. 

Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân. Câu hỏi được đặt ra ở đây là dự án Luật biểu tình đã tham vấn ý kiến, nguyện vọng của cử tri, công dân là người cao tuổi, cựu kháng chiến, cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, tập thể nông dân, tập thể quân đội, công an, những chiến sỹ biên phòng đang trấn giữ biên cương của tổ quốc và hải đảo quốc gia, những nhà tu hành chân chính hay chỉ vì một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm. Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn. 

Có ý nói rằng ở nước ngoài người ta biểu tình đàng hoàng nên ở Việt Nam cũng sẽ làm được. Ở Việt Nam hiện nay đã 100% đội mũ bảo hiểm khi đi bằng xe máy chưa, có chấm dứt chen lấn ở nơi công cộng chưa, có tham gia giao thông đúng luật chưa. Đó là chưa kể ở đất nước có nền văn học hoàng kim, mặt trời không bao giờ lặn trên cương thổ vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, cuộc biểu tình tháng 8 vừa qua tại Luân Đôn và lan ra một số thành phố lớn khác đã biến thành bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà, làm ô danh đất nước. Cuộc biểu tình chiếm phố Wall suốt 2 tháng nay tại NewYork và hơn 20 thành phố lớn ở Mỹ vừa bị cảnh sát ra tay dẹp do tình trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh, ẩu đả, trộm cắp và hiếp dâm xảy ra tại các nơi biểu tình làm ô danh nước Mỹ. Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh. Đây là ý kiến của tôi mong được sự ủng hộ của Quốc hội. Xin cảm ơn.

————-

Dương Trung Quốc – Đồng Nai

Kính thưa Quốc hội,

Tôi nhận thức diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận thức của mình để phát biểu ý kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận trong những quyết định chung của Quốc hội. Vì thế, tôi muốn trao đổi ý kiến của một số đại biểu cho rằng Luật Biểu tình là chưa cần thiết.

Ở Quốc hội, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận hết sức nguy hiểm. Biểu tình đâu chỉ bắt đầu có từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chúng ta đang được hưởng ngày Quốc tế lao động là thành quả của cuộc đấu tranh của những người lao động ở Chicago từ những thế kỷ trước. Chúng ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu tình ngày 1/5/1958, hạt nhân lãnh đạo là những người Cộng sản tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đòi tự do, cơm áo hòa bình và ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân. Như thế biểu tình có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó như thế nào ở góc độ của một Nhà nước, của người cầm quyền. Tôi thấy cần nhắc lại bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích trong bản Sắc lệnh nội hàm của chữ “biểu tình” để chúng ta thấy được phải nhận thức nó từ hai chiều. Văn bản này viết rằng “công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài”, đúng là trong Hiến pháp năm 1946 không có chữ “biểu tình”. Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đã giải thích: “xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao nên ra Sắc lệnh này”, tức là Sắc lệnh về biểu tình.

Như thế ta phải nhìn biểu tình cả hai cách của nó, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp pháp luật để mà thực thi quyền hành pháp. Nếu không chúng ta chỉ nhìn một mặt thì chúng ta chỉ nhìn thấy mặt hỗn loạn của nó thôi. Chúng ta biết rằng cho đến bản Hiến pháp năm 1959 thì chữ “biểu tình” đã được đưa vào trong chính văn, ở Chương III của Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 25 khi đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình thì thuật ngữ “biểu tình” đã trở thành một chính văn của luật cơ bản. Như thế nó không phải vì xa lạ cả, chúng ta thấy tất cả trong thực tiễn lịch sử những cuộc biểu tình ấy có thể phát huy cả hai mặt, đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn của phong trào, đặc biệt ở đô thị đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Còn chữ “mít tinh” cũng chỉ là biến dạng của ngôn ngữ. Nếu chúng ta nhìn vào hiện tượng ngay gần đây gắn liền với thời kỳ đổi mới khi những hiện tượng diễn ra ở tỉnh Thái Bình nơi từng có truyền thống của tiếng trống Tiền Hải. Nếu quan niệm đơn giản như chúng ta, như đại biểu Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có cách dẹp bỏ nhưng chính lúc đó các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực tiếp đi vào tận tâm bão tìm hiểu thì thấy hai mặt của vấn đề có những yếu tố kích động nhưng cũng có những yếu tố thực tế, có vấn đề trong bộ máy lãnh đạo cầm quyền, vì vậy dẫn đến điều chỉnh một cách thích hợp.

Bây giờ chúng ta đang chứng kiến những sự kiện trong quá trình hội nhập thế giới, việc biểu tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình, ta nói đúng tên của nó. Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật. Luật biểu tình là một công cụ để chúng ta điều chỉnh, chúng ta bảo đảm những yếu tố tích cực của nó và chúng ta bảo đảm quyền của người dân, thóa mạ những người biểu tình như thế chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của nhà nước, đó là những người yêu nước, cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này vì chúng ta chưa có luật. Không phải tự nhiên mà Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội chúng ta hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đương nhiên đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, chúng ta phải có lộ trình thích hợp, thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay. Xin cảm ơn Quốc hội.

Nguồn: Ba Sàm.

65 nhận xét :

  1. Ôi nhân tình thế thái! Nói hay không tại hay nói.
    Lưu danh muôn đời ông dân biểu ơi

    Trả lờiXóa
  2. Bác Phước này đang tập làm văn và đang tập đọc .
    Bác Phước này đã dốt lại thích "chơi nổi".
    Nên gọi bác Phước là "khỉ nhảy bàn độc"

    Trả lờiXóa
  3. "từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức"
    (Hoàng Hữu Phước)

    Chỉ cần đọc hai chữ "do Gandhi" là biết ngay tên này giang hồ đầu đường xó chợ rồi! Đâu còn can đảm đọc tiếp!

    Trả lờiXóa
  4. "Ông Phước dẫn chứng thêm, trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration luôn để chống Chính phủ"
    (Hoàng Hữu Phước)

    A HA!"Phước khỉ" khoe dạy Anh văn mà dốt thế.
    Theo định nghĩa của tự điển Oxford về cái chữ demonstration mà nó đem "lòe" thiên hạ thì:

    Demonstration = a public meeting or march protesting against something or expressing views on a political issue

    xin tạm dịch:

    một cuộc họp công cộng hoặc diễu hành biểu tình chống lại một cái gì đó hoặc thể hiện quan điểm về một vấn đề chính trị

    Chỉ là thể hiện quan điểm chính trị như phản đối Trung Quốc xâm lược mà là chống chính phủ hả?Thằng giời đánh?

    Trả lờiXóa
  5. Anh Hung chu tich QH oi cho bo phieu tin nhiem tay nghi Phuoc nay di.

    Trả lờiXóa
  6. Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật”
    Tán thành ý kiến này của Bác Dương Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  7. Đề nghị có ai giỏi tiếng Anh cho biết chữ Demostration có phải như định nghĩa của "cử nhân anh văn" Phước không: "Điều cần làm rõ ở đây là trong tiếng Anh biểu tình, tức là Demonstration luôn để chống Chính phủ nước mình hay một chủ trương của Chính phủ nước mình". Tôi có tra từ điển anh việt thấy không phải như vậy. Cần kiểm tra xem ai đã cấp cho tay nghị ngu xuẩn này bằng cử nhân anh văn.

    Trả lờiXóa
  8. Hỡi những cử tri đã đặt nhầm niềm tin vào ông Phước, hãy xuống đường đòi ông ta trả lại phiếu bầu.

    Trả lờiXóa
  9. Có thể gọi tên Hoàng Hữu Phước là 1 tên phản động vì tội chống lại nhân dân, Biểu tình là điều thể hiện quyền tự do tối thiểu của nhân dân mà lịch sử thế giới đã thừa nhận từ cổ đên kim, thế mà tên phản động phước muốn tước quyền đó của nhân dân, điều khốn nạn và ngu dốt là dám nhân danh nhân dân nói rằng " đa số dân không đồng ý ..." tên Phước đã dựa vào cơ sở nào mà dám nói vậy ? cần có biện pháp chế tài thật nặng đối với tên Phước phản động chống lại nhân dân.

    Trả lờiXóa
  10. HOAN HÔ Bác Dương Trung Quốc, Bác đã nói tiếng nói, niềm tin và nguyện vọng của nhân dân. Vừa qua các Báo đã nêu rằng TRANH LUẬN NẢY LỬA LUẬT BIỂU TÌNH ! Tôi không cho rằng đây là cuộc tranh luận bởi tên Phước và "đồng bọn" nêu vần đề không có căn cứ, thiếu tính khoa học, thiếu tính quần chúng, có thể gọi là nói bừa bãi, lộng ngôn và bị nhà Sử học Dương Trung Quốc vạch mặt, chỉ tên bằng những lập luận uyên bác, hợp lòng dân.Tên Phước và "đồng bọn" không đủ tầm để đứng vị trí TRANH LUẬN cùng nhà khoa học DƯƠNG TRUNG QUỐC

    Trả lờiXóa
  11. "Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình"
    Không biết khi phát biểu câu này ông Hoàng Hữu Phước đã chắc chắn có những công dân nào đồng ý với ông?
    Còn tôi không có ở trong cái danh sách "đa số" đó của ông đâu nha, xin ông làm ơn chừa tôi ra.

    Tôi đồng ý với ý kiến bác GÀ QUÊ : "Hỡi những cử tri đã đặt nhầm niềm tin vào ông Phước, hãy xuống đường đòi ông ta trả lại phiếu bầu"

    Trả lờiXóa
  12. Tôi ko qui kết ông Phước là "phản động" nhưng ông cho rằng ko cần luật biểu tình là quan điểm của đa số quần chúng nhân dân là sự xúc phạm vô cùng lown. Ông chỉ là một công dân, một đại diện của quần chúng trong QH(dù chưa biết rõ rằng làm sao ông lại vào được QH) nhưng lấy danh nghĩa cho nhiều người dân là hoàn toàn lố bịch. Với trình độ cử nhân tiếng Anh, giám đốc doanh nghiệp mà phát biểu như vậy thì hoàn toàn ko xứng đáng là ĐB của dân và vì dân. Một ông nghị tương ứng như ông nghị rau muống, ông nghị đường sắt cao tốc, ông nghị luật biểu tình.

    Trả lờiXóa
  13. Phước đang chống lại quá trình Dân Chủ hoá Đất nước. Đất Nam Định thật hổ thẹn sinh ra y.

    Trả lờiXóa
  14. Sao lại xuất hiện một ĐB QH cuồng ngôn loạn ngữ như tay H.H.Phước thế nhỉ? Đề nghị QH trước khi họp cần khám sức khỏe xem thần kinh các ĐB có vấn đề không? Nếu có, đưa đi bệnh viện tâm thần điều trị, tránh tình trạng để các ô như Đương rau muống, Minh nhà thơ, Phước chém gió nhảy vào làm loạn QH. Sắp tới không biết đến lượt anh hay chị cuồng nào nữa đây.
    Đúng là thời mạt pháp rồi!

    Trả lờiXóa
  15. Hoàng Hữu Phước - một kẻ bẩn thỉu

    Trả lờiXóa
  16. Ủng hộ Bác Dương Trung Quốc. VN cần có Luật BT.

    Trả lờiXóa
  17. lão Hoàng Hữu Phước này phải gọi là đã ngu còn cố tỏ ra nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  18. Là một công dân bình thường, tôi cũng đã có một vài ý kiến tham gia đối với những phát biểu của ông PHƯỚC - đại biểu Quốc hội TPHCM, tuy nhiên tại diễn đàn này tôi cũng muốn nêu thêm một vài ý kiến tham gia với quý vị rằng sau khi đọc toàn văn bài phát biểu của ông PHƯỚC tôi thật sự không thể hiểu được ông là người đại diện cho ai, phát biểu ý kiến trên cương vị nào, ông có bị "thiểu năng trí tuệ" hay không? Vì những lời phát biểu của ông tôi thấy nó ngây ngô quá, thậm chí là ông không thể phân biệt nổi thế nào là "chống đối", thế nào là "phản đối" nên ông mơia có kiểu phát biểu theo lối vơ đũa cả nắm đến như vậy! Lẽ ra ông cần phải hiểu rằng "biểu tình" là một trong những hình thức phản biện xã hội thông qua việc "phản đối" những chủ chương, chính sách của Chính phủ chứ không phải là "chống đối" như ông phát biểu. Thật sự là không thể hiểu ông PHƯỚC này thế nào?

    Trả lờiXóa
  19. Phải chi quốc hội có nhiều người như bác Dương Trung Quốc nhỉ.

    Trả lờiXóa
  20. Tên độc tài Gaddaphi chết song hồn ma bóng quỉ của tênn này lại nhập vào tên nghị Hoàng vô Phước của Việt Nam.
    Nhân dân và cử tri Sài gòn cần thận trọng khi bầu Đạ biểu quốc hội. Không nên tự tay mình chọc mắt mình được.

    Trả lờiXóa
  21. Ông Phước đã không đủ khả năng diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ mà lại cầu viện vào một cái định nghĩa bằng tiếng Anh một cách sơ sài, không đến nơi đến chốn.
    Nếu ông muốn nói một cách chính xác về biểu tình,ông phải dùng thuật ngữ chuyên môn trong ngành luật,và phải diễn giải sao cho thuyết phục người nghe.Không thể nói hàm hồ như thế được.
    Thật ra, đất nước ta đã có biểu tình từ năm 1284 rồi, đấy là Hội Nghị Diên Hồng.

    Trả lờiXóa
  22. Tôi là công dân quận 4 tp HCM. Khi tôi đọc toàn văn bài phát biểu của ông trước quốc hội, tôi xin ông đừng bao giờ phát biểu trước QH nữa nếu ông chưa hiểu biết về lịch sử, ngôn từ . Tôi thấy ông nói "bậy" hơn là nói "liều" và vô cũng xấu hổ khi ông đại diện cho tiếng nói của TP HCM trước QH cả nước.
    Nếu rảnh đến tôi,tôi sẽ " phụ đạo" thêm cho ông về môn triết học, kể cả môn " triết học Mac-Lenin" môn này tất cả các Lãnh đạo TW, Địa phương đều phải học.
    KHÔNG CÓ ĐẤU TRANH, THẾ GIỚI KHÔNG TỒN TẠI nếu ông biết câu nói triết lý này từ đâu mà có, tôi nghĩ ông sẽ không phát biểu như vừa qua.
    Hãy nhớ lời các cụ dạy " Dốt thì dưa cột mà nghe".

    Trả lờiXóa
  23. Không muốn bình luận ,nhưng ông Phước này ngu quá,sâu bọ thời bao cấp sót lại,

    Trả lờiXóa
  24. Ông Hoàng Hữu Phước phát biểu những lời lẽ như hạ thấp dân trí VN,coi thường người dân VN.. vô hình trung đã phủ nhận mọi thành quả của chính phủ VN ,điển hình là những công việc hiện nay của Bộ Giáo dục.Ngoài ra ông ta còn làm mất mặt dân chúng Sài gòn vốn được coi là một trung tâm lớn về phát triển văn hóa kinh tế kỹ thuật của cả nước.Đúng là ông Phước này là con người phản trắc.

    Trả lờiXóa
  25. SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA HOÀNG HỮU PHƯỚC : O988898399lúc 17:26 18 tháng 11, 2011

    SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA HOÀNG HỮU PHƯỚC : O988898399

    SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA HOÀNG HỮU PHƯỚC : O988898399

    SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA HOÀNG HỮU PHƯỚC : O988898399

    Trả lờiXóa
  26. Càng ngày, nhờ truyền hình và báo chí mà chúng ta được biết các phát biểu "độc đáo" của những vị "đại diện nhân dân thực hiện quyền làm chủ của dân". Đọc xong bài phát biểu của ông Phước mà tôi chẳng thể nói nên lời, chỉ có thể thốt lên: dốt mà nói lấy được.
    Thật nực cười!

    Trả lờiXóa
  27. Hoàng Hữu Phước là người hoang tưởng nặng :http://www.emotino.com/bai-viet/18997/da-dang

    Trả lờiXóa
  28. Tôi thì không đủ can đảm để đọc " toàn văn " bài phát biểu của tên Phước vì nó quá xằng bậy, quá ngu xuẩn. Chỉ ngay câu mở đầu " đề nghị loại luật biểu tình...." là tôi đã không chấp nhận nổi tư duy của con người này rồi. Đồ Nghị bẩn thỉu, ăn cơm của nhân dân mà tư cách thật là hèn hạ

    Trả lờiXóa
  29. Bà con tha cho Phước đi. Hắn là một thằng điên trốn khỏi bệnh viện tâm thần đấy!

    Trả lờiXóa
  30. Đồ con lợn. Phước ngu hơn con lợn. Thật phí hoài cho những người dân đã bỏ phiếu bầu tên vô lại có tên gọi PHƯỚC này.

    Trả lờiXóa
  31. Kẻ ngu chẳng bao giờ nhận mình ngu.
    Những nhận thức như ĐB HHP lại là vạch áo cho mọi người biết ta "NGU NHƯ LỪA". Dựa vào đâu mà ông nói người dân không đồng tình về bộ luật Biểu tình

    Trả lờiXóa
  32. Phản đối việc lấy danh nghĩa Nhân Dân khi chưa xin phép của ND hòng đạt được ý đồ cá nhân của HHP

    Trả lờiXóa
  33. Xem qua phát biểu của ông Phước đủ thấy ngay ông trình độ của ổng quá thấp. Vậy mà thấy nắm chức vụ cũng khá nên nghi ngờ quá các bác ạ. Một là đi bằng đầu gối giỏi hai là chạy "dữ" lắm đây.

    Trả lờiXóa
  34. Bạn Làng cháy nói đúng lắm, phải chăng cử tri chúng tôi đã nhắm mắt...bầu mù, cho nên mới ra nông nỗi này. Để hôm nay phải cắn răng chịu sự hành hạ về tinh thần lẫn thể xác của cái tư duy thiểu năng như thế này đây. Trời ơi! sao cử tri chúng tôi thiếu sáng suốt như thế, để rồi vừa phải nhắm mắt... bầu mù, vừa phải cắn răng... chịu đựng.

    Trả lờiXóa
  35. Ủng hộ Bác Dương Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  36. Nếu tôi nhớ không nhầm, cụ Trần Tế Xương (cụ Tú Xương) quê ở Nam Định.
    Chắc dưới suối vàng, cụ sẽ buồn lắm.
    Cụ buồn! con cháu như chúng ta vui sao được nhi?

    Trả lờiXóa
  37. Quốc Hội khóa này có 2 ông nghị làm dân tình cười đau bụng là ông Hồng về luật nhà văn và ông Phước. Zui quá đi !

    Trả lờiXóa
  38. LÀM ƠN CHO BIẾT VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÁNG KÍNH HOÀNG HỮU PHƯỚC

    Trả lờiXóa
  39. Hoang Huu Phuoc neu co quyen luc chac se tro thanh doc tai co Kadafi

    Trả lờiXóa
  40. Các nước văn minh đều được tự do bày tỏ ý kiến, được tự do ngôn luận, tự do lập hội... chẳng lẽ ta không phải là nước văn minh? còn ông nghị HHP thật hết lời để nói.
    Khách ẩn danh

    Trả lờiXóa
  41. TP.HCM bộ hết người rồi sao??? Mà đem cái thứ "rác" này ra Quốc Hội làm Quốc Hội ô uế thêm, dân chẳng được nhờ mà còn khổ thêm

    Trả lờiXóa
  42. Lão Phước này là giáo viên anh văn, lão biết đếch gì về lịch sử và chính trị. Hay nói đúng hơn là thuộc loại ngu dốt về kiến thức lịch sử - chính trị.

    Trả lờiXóa
  43. Nếu tui mà ở cương vị CTQH như Bác NSH thì tui sẽ mời TS-Nhà thơ Nguyễn Xuân Hồng phản biện sau khi ông Phước phát biểu. Sau đó sẽ dán khẩu trang hai ông này và tước quyền ĐBQH, gọi trung tá Ninh nhốt hai kẻ ngu xuân vào Hỏa Lò (lấy công chuộc tôi). Chuyện đúng sai sẽ tự chịu trách nhiệm trước phán xét của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  44. Thang na`y chac moi ky' duoc va`i hop dong be'o bo tu phia TQ day ma`. No'i nang vua la(ng nha(ng vua kech kom. No' ko xung da'ng lam dai bieu QH. No xung da'ng la` 1 benh nhan tam than thi` dung hon. Can di Chuye^n Tu lai di ong dai bieu QH Phuoc oi. Ko biet viet da du'ng chinh ta nua hay chua ma` pha't bieu boc mu`i xu' ue qua'.

    Trả lờiXóa
  45. Demonstration or demostration theo Oxford Dictionary:
    (also informal demo especially in BrE) [C] ~ (against sb/sth) a public meeting or march at which people show that they are protesting against or supporting sb/sth:
    to take part in / go on a demonstration * to hold / stage a demonstration * mass demonstrations in support of the exiled leader * anti-government demonstrations * a peaceful / violent demonstration
    compare MARCH
    2 (also informal demo) [C, U] an act of showing or explaining how sth works or is done:
    We were given a brief demonstration of the computer's functions. * a practical demonstration * a demonstration model (= a model used to show how sth works) * We provide demonstration of videoconferencing over the Internet.
    3 [C, U] an act of giving proof or evidence for sth:
    a demonstration of the connection between the two sets of figures * a demonstration of how something that seems simple can turn out to be very complicated
    4 [C] an act of showing a feeling or an opinion:
    a public demonstration of affection * a demonstration of support for the reforms

    Trả lờiXóa
  46. Hai ông nghị Hồng và Phước của quốc hội kỳ này có dấu hiệu của bệnh hoang tưởng !

    Trả lờiXóa
  47. Có trưng cầu ý dân chưa mà dám lộng ngôn:" Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình...". ĐBQHội mà phát ngôn bừa bãi, vô lối như thế có xứng đáng là đại diện dân cử hay không? ăn bậy thì được nhưng nhớ là chớ có nói bậy...(phim tàu có câu này)

    Trả lờiXóa
  48. Demonstration = a public meeting or march protesting against something or expressing views on a political issue

    Trình diễn = một cuộc họp công cộng hoặc diễu hành phản đối chống lại một cái gì đó hoặc bày tỏ quan điểm về một vấn đề chính trị
    Tôi nhờ...google dịch đó....dịch rất sát luôn đó, vô tư và hợp lý chứ không suy diễn hay "tự vẽ bùa đeo"...

    Trả lờiXóa
  49. Khách ẩn danh:
    QH càng ngày thấy xuất hiện các vị Nghị viện như ông Nguyễn Minh Hồng,Hoàng Hữu Phước chẳng tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam,mà toàn thấy nhiều ông muốn đưa Việt Nam về thời đồ đá;

    Trả lờiXóa
  50. Quốc hội Việt Nam bàn chuyện quốc gia đại sự mà "chêm" tiếng Anh vô dẫn chứng....Hóa ra là tiếng Việt nghèo nàn đến thế sao..cực kỳ phản động...âm mưu rất lớn...chia rẻ nhà nước và nhân dân....đi ngược lại đấu tranh giai cấp.....thấy ghê quá đi!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  51. Giời ơi, thằng này là MBA đi chuyên dạy business mà suy nghĩ và phát ngôn vậy chắc chuyển xuống dạy lớp 1 thôi. Không thể hiểu nổi đây là dân trí thức MBA, TGĐ một công ty !!!!

    Trả lờiXóa
  52. Xin các bác chỉ cho có cách nào bãi miễn tư cách ĐBQH của ông nghị Tối đen và Vô phước không?

    Trả lờiXóa
  53. Hoàng Hữu Phước trước là một anh giáo tiếng Anh (loại trung bình), cũng có học và tốt nghiệp MIB, nhưng do không có khả năng hiểu biết thực tế cuộc sống, cộng với cách suy nghĩ không bình thường và hay phát ngôn vượt quá khả năng, nên dù đã đi làm nhiều nơi, nhưng không chỗ nào ông ta có thể trụ lâu được.
    Cái gọi là Tổng giám đốc là 1 chức danh tự xưng của 1 công ty TNHH quy mô 2-3 nhân viên. Tất nhiên với sự "nổ" và "nổi tiếng" thế này thì có thể sắp tới công việc kinh doanh của ông sẽ khá hơn. Tôi thì không quan tâm đến điều đó.
    Điều tôi quan tâm là có vẻ ông ta đã đi quá đà: dự kiến ban đầu phát biểu chỉ để gây sự chú ý với ai đó, nhưng sau những phản ứng của dân vạch trần "sự coi thường người dân, chia rẽ Chính Phủ và Nhân Dân" thế này, thì chẳng cấp trên nào hài lòng cả.
    Vì thế, mong sao chúng ta rông lòng tha thứ, nghiên cứu kỹ các bài viết trước đây của ông Phước để biết ông HHP có bị bị bệnh vĩ cuồng (hoặc hơn thế, như ý kiến của người bác sĩ đáng kính nêu trên) hay không và do đó xin coi bài phát biểu về LBT của ông ta trước QH là một tai nạn. Tai nạn này có thể vô cùng khó khắc phục....

    Trả lờiXóa
  54. Tương lai chắc các nhà báo không được dự các buổi họp Quốc hội quá.

    Trả lờiXóa
  55. Đề nghị ông VÔ PHƯỚC trả lại phiếu bầu cho chúng tôi! Ông ấu trĩ quá và ông đã phản bội lại người dân chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  56. Tiếng Hán Việt: Biểu tình là biểu hiện tình cảm.
    Còn tinh cảm đó là gi; chống, ủng hộ, thương, ghét,... là do nội dung cuộc biểu tình
    Ngu ơi là ngu

    Trả lờiXóa
  57. Nhìn các phát biểu của các bạn ở trên mà tôi thấy cũng hơi kì lạ, các bạn cứ tưởng là các đại biểu hiện nay là do các bạn bầu hay sao.
    Mọi vị trí đều do sự xếp đặt hết rồi, lá phiếu của các bạn chỉ là tấm bình phong để che mắt thiên hạ thôi. Đừng tự trách mình như vậy, đó không phải là lỗi của các bạn.

    Trả lờiXóa
  58. Bó tay!
    Chúc mừng Quốc Hội VN nhiệm kỳ này có các vị đại biểu: Phước, Hồng, Yến ... để đưa VN sánh vai với các cường quốc 5 châu!

    Trả lờiXóa
  59. Chưa bao giờ thấy Độc giả của báo chí "lề phải" lẫn "Lề Trái" "phê phán" phát biểu của tay này một cách dồn dập như thế..You ơi you! (hahaha xài tiếng Anh mới được)you có biết phỉ báng nhân dân you sẽ bị gì không you? Hy vọng mọi người chỉ mới nhìn you là thằng ngu thôi chứ chưa phải là thằng ác thì cũng là phước đức ông bà nhà you lắm rồi.

    Trả lờiXóa
  60. Thật thất vọng cho người "đại diện nhân dân" Hoàng Hữu Phước. Tôi không ngờ rằng một người có học thức, tự xưng mình là Thạc sỹ kinh doanh quốc tế, nhưng nhận thức thật đáng buồn. Hình như ông này đang PA cho tên tuổi của mình, nhưng tôi nghỉ nó đã tác dụng ngược rồi.

    Trả lờiXóa
  61. Kính chào anh Diện,

    Tôi thấy bà con còm sỹ comment cũng nhiều rùi. Sao chúng ta không biểu tình ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng, người định đưa việc Luật Biểu tình ra Quốc hội. Có phải làm vậy, chúng ta được một công đôi việc không? Đề nghị bác và anh em nghiên cứu và tổ chức sớm trong khi sự việc còn nóng hổi.

    Kính,
    PQK

    Trả lờiXóa
  62. đọc bài cũng nhận ra ai là người có ăn có học thực sự. Ai là kẻ dốt mà tham chữ, tỏ ra mình hiểu biết nhiều. Vui nhỉ. Buồn cho những người trí thức thực sự lại phải quân tử với kẻ tiểu nhân.
    Nguyễn Hảo

    Trả lờiXóa
  63. Chào các bác,

    Tôi ủng hộ đề nghị của khách ẩn danh lúc 13:04 hôm nay. đề nghị anh Diện cho thảo luận và hành động ngay.

    Kính chào

    Trả lờiXóa
  64. Thằng Hoàng Hữu Phước là một thằng điên. Đồ dots mà cũng đòi làm chính trị. Đề nghị quốc hội loại bỏ tư cách chủa nó ra khỏi nhiệm kỳ này!

    Trả lờiXóa
  65. nên nhốt HHP vào bệnh viện tâm thần suốt đời, chứ nó là bệnh nhân tâm thần hoang tưởng cực nặng có thể phá hoại nhân dân

    Trả lờiXóa