Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

QUỐC HỘI ĐƯA LUẬT BIỂU TÌNH VÀO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT

Đưa Luật biểu tình vào chương trình xây dựng luật

 

Một ngày sau khi Thủ tướng lên tiếng ủng hộ việc soạn thảo dự án Luật biểu tình, sáng nay Quốc hội đã thông qua nghị quyết đưa dự luật này vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 13. 

> Quốc hội tranh cãi gay gắt về luật biểu tình/ 'Luật biểu tình sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội'

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy ban đề nghị rút khỏi chương trình 3 dự án: Luật nhà văn, Luật bảo vệ quyền riêng tư, Luật bảo vệ sức khỏe tâm thần vì phạm vi điều chỉnh, chính sách, nội dung cơ bản chưa được làm rõ.

Dự án Luật biểu tình được đưa vào chương trình chuẩn bị để thể chế hóa điều 69 của Hiến pháp năm 1992, tạo công cụ pháp lý để công dân thực hiện quyền của mình và Nhà nước quản lý, kiểm soát hoạt động biểu tình theo đúng pháp luật.

Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của nhiều đại biểu đối với dự án luật này là cần chỉ đạo, chuẩn bị kỹ về nội dung, cân nhắc thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua để tránh việc lợi dụng biểu tình gây rối an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ. Ảnh: Hoàng Hà.

Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13 gồm 85 dự luật, 6 dự án pháp lệnh thuộc chương trình chính thức và 38 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh thuộc chương trình chuẩn bị.

Trước đó, tại buổi thảo luận về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội khóa 13, trong khi đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng biểu tình là sự ô danh và Việt Nam chưa phải siêu cường kinh tế để đài thọ cho sự ô danh đó thì nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh: "Biểu tình là quyền cơ bản của người dân, không thể biến chúng ta thành ốc đảo dị thường".

Tại buổi trả lời chất vấn sáng 25/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Luật biểu tình phù hợp với Hiến pháp, đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam, thông lệ quốc tế và cũng để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân. Đồng thời luật này cũng có yêu cầu là ngăn chặn những việc làm, những hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, đến lợi ích của xã hội và nhân dân.

Tiến Dũng
Nguồn: VNExpress

Bản tin trên VietNamnet: 
Rút Luật nhà văn, chuẩn bị Luật biểu tình 

- Tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định rút dự án Luật Nhà văn ra khỏi chương trình chuẩn bị do phạm vi, chính sách, nội dung cơ bản chưa được làm rõ. Luật biểu tình sẽ được QH xem xét trong nhiệm kỳ này.

Dự án Luật nhà văn do đại biểu tỉnh Nghệ An Nguyễn Minh Hồng đề xuất và đầu kỳ họp đã được đưa vào chương trình chuẩn bị. Tuy nhiên, ngay sau đó, dự án đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều đại biểu nên cuối cùng đã được rút khỏi chương trình.

Cùng được đưa ra khỏi chương trình chuẩn bị còn có dự án Luật bảo vệ quyền riêng tư (do đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đề xuất) cũng với lý do như trên.

Ảnh: Minh Thăng

Chuẩn bị Luật biểu tình

Riêng dự án Luật biểu tình vẫn được giữ nguyên. Theo giải thích của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, dự án Luật biểu tình được đưa vào chuẩn bị xem xét trong nhiệm kỳ này để chuẩn bị thể chế hóa điều 69 của Hiến pháp năm 1992, tạo công cụ pháp lý để người dân thực hiện quyền của mình và nhà nước quản lý, kiểm soát hoạt động biểu tình đúng pháp luật.

Tuy nhiên, dự án luật cần được chỉ đạo, chuẩn bị kỹ về nội dung, cân nhắc thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua và điều kiện tỏ chức thực hiện để tránh việc lợi dụng biểu tình gây rối an ninh, trật tự, làm ảnh hướng lợi ích nhà nước và công dân.

Tại kỳ họp này, các đại biểu cũng đề xuất nhiều dự án luật mới như Luật từ chức, Luật phản biện xã hội, Luật tòa án hiến pháp... Tuy nhiên, theo ông Phan Trung Lý, các dự án này mới chỉ là đề xuất về tên gọi, chưa có hồ sơ, thuyết minh đầy đủ, chưa nêu rõ phạm vi, chinh sách cần điều chỉnh nên đề nghị chưa đưa vào chương trình. Các đại biểu và cơ quan đề xuất sẽ tiếp tục nghiên cứu khi nào đủ điều kiện sẽ tiếp tục tái đề xuất với Quốc hội.

Như vậy, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13 được chốt lại gồm 85 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh (trong chương trình chính thức). Đó là các dự án: Luật hoặc nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992; Luật Thủ đô, Luật đất đai sửa đổi...

38 dư án luật, 3 dự án pháp lệnh thuộc chương trình chuẩn bị bao gồm Luật biểu tình, Luật báo chí, Luật về hội hoặc luật lập hội, Luật tiếp cận thông tin...

Ủy ban Thường vụ QH sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề để các đại biểu chuyên trách và đại biểu nào quan tâm có thể cho ý kiến về các dự án luật trước khi trình Quốc hội. Ngoài ra, các ủy ban trong quá trình thẩm tra luật cần tiếp tục thu hút chuyên gia, nhà khoa học giỏi cùng tham gia hợp tác.

Lê Nhung
Nguồn: VietNamnet.

27 nhận xét :

  1. Bác Diện kính mến, nếu tuần nào cũng có tin vui như thế nầy thì chắc chắn là tôi sẽ không già trước tuổi. Cảm ơn Bác nhiều.

    Trả lờiXóa
  2. KTS Trần Thanh Vânlúc 23:15 26 tháng 11, 2011

    Cần phải chê, nhưng chính vì thế khen là điều thiếu được. Mà trong hai cái khen, chê, khen vẫn có lợi hơn. ( ngạn ngữ dân gian )

    Trả lờiXóa
  3. Rất vui khi 22:57 lại được đọc bài đăng của ts Nguyễn Xuân Diện.
    Ôi!thở phào nhẹ nhõm.

    Trả lờiXóa
  4. Hoan nghênh ĐB Dương Trung Quốc,hoan nghênh TT Nguyễn Tấn Dũng

    Trả lờiXóa
  5. Nông dân yêu nướclúc 00:24 27 tháng 11, 2011

    Em vừa được biết tin ts được "mời". E vừa spot bên dlb là:( em nghĩ bác diện dùng từ BIỂU TÌNH lên nó "nhạy cảm"hay lần sau bác dùng từ MÍT TINH đi . Hj hj...tại em thấy mỗi lần nhà nước tổ chức "TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI" hay dùng từ mit tinh lắm!) chúc a bình an !

    Trả lờiXóa
  6. Xin bà con hãy khoan vội mừng về luật biểu tình. Trong hiến pháp có qui định: "công dân có quyền biểu tình theo quy định của pháp luật". Thế thì luật biểu tình cũng có thế diễn tiến như sau: "Công dân có quyền biểu tình theo nghị định xyz của chính phủ". "Nghị định xyz của chính phủ theo hướng dẫn abc của Bộ công an". "Hướng dẫn abc của Bộ công an theo ý kiến chỉ đạo def của Ủy ban phường". Nói đi nói lại vẫn là định luật muôn thủa: có có là có, có không là có, không có là không, không không là có. Chính vì vậy biểu tình là... chưa thích hợp???

    Trả lờiXóa
  7. chỉ sợ khi có luật rồi, muốn đi biểu tình làm giấy tờ thông qua cơ quan nhà nc, lúc đó lại đang chờ xem xét... rồi sếp đi công tác rồi đủ thứ...

    Trả lờiXóa
  8. Biểu tình ở nước nào cũng có 2 loại:

    1 loại tự phát, dân chúng uất ức quá ! và tự kêu gọi nhau tới 1 địa điểm mà họ thấy thích hợp và có nhiều tác dụng. Như vậy không cần xin phép hoặc bất chấp đàn áp hay lệnh cấm.
    Thường những cuộc biểu tình này rất quyết liệt và có nhiều tác dụng tức thì hay chiến lược.


    Loại thứ 2: Biểu tình xin phép tại 1 địa điểm thích hợp do những người biểu tình đề xuất, kể cả ngày giờ và được bên Công an cho phép .

    Thường phải xin phép trước( không quá 1 tuần từ ngày đặt đơn), công an phải cấp Giấy phép.

    Kính mong Các Quí vị cùng góp ý về Nội dung của quyền Biểu tình( đây là việc rất quan trọng). Vì thủ tướng giao cho Bộ CA làm luật Biểu tình??? sau đó thông qua các đại biểu QH, rồi luật này sẽ được đem ra cho chính quyền thi hành!
    Tôi cũng không hiểu tại sao Bô CA lại có quyền soạn thảo Luật Biểu tình, mà không phải là các nhà lập pháp trong UB thường vụ QH liên kết cùng bộ Tư Pháp?

    Trả lờiXóa
  9. Đối với tôi đây chỉ là một niềm vui nhỏ thôi. Có luật là một chuyện, chính quyền có thực thi theo luật không lại là một chuyện khác. Tôi không mấy tin vào sự thực hiện theo luật ở nước ta. Sau này có luật rồi nhưng chính quyền không cấp phép cho cuộc biểu tình vì một lý do ất ơ nào đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

    Trả lờiXóa
  10. Bây giờ thì...tạm vui vì nghe tin QH sẽ ra luật biểu tình. Nhưng (ở đời bao giờ cũng có chữ nhưng thế này). Thí dụ sau này đã có luật biểu tình, TQ gây hấn Biển Đông, muốn đi biểu tình ngay nhưng lại phải xin phép trước, đơn xin phép đi từ thành phố, xuống tỉnh, phường xã...rồi bị... ngâm cứu ở đâu đấy một thời gian vài tuần. Thế là hết thời gian tính, đành phải ở nhà vì chưa được phép?

    Trả lờiXóa
  11. Thời tiết sẽ đẹplúc 07:13 27 tháng 11, 2011

    Rất vui khi Bản tin xuất bản lúc 22.57 ngày 26.11, mà không phải là sau đó vài ngày.
    Thời tiết Hà Nội chủ nhật này sẽ đẹp thôi.

    Trả lờiXóa
  12. mong luật biểu tình không bị đưa vào vết xe của luật biển?!

    Trả lờiXóa
  13. Bác Diện tạm thiếu bài: "làm việc với CA ngày
    26-11" đấy nhá

    Trả lờiXóa
  14. Tại sao luật biểu tình lại do Bộ công an soạn?

    Trả lờiXóa
  15. Ráng sông thêm ở kiếp này xem thử Luật Biểu tinh nước ta mặt mũi nó như thế nào ???

    TH

    Trả lờiXóa
  16. Xuan Dien bị công an đón lỏng rồi hay sao ko thấy đưa tin biểu tình. Hy vọng mọi việc ko quá tồi. Hoàng Quang

    Trả lờiXóa
  17. TIN NÓNG: CUỘC BIỂU TÌNH SÁNG NAY 27.11 ĐÃ BỊ ĐÀN ÁP DỮ DỘI.
    Khoảng 70 người đã bị bắt giữ.

    Trả lờiXóa
  18. Anh Diện ơi, sao hôm nay không thấy tin của Anh. Lo quá.

    Trả lờiXóa
  19. Giọt mưa trên lá ...Giọt mưa trên lá ...Có còn hơn không ...Có còn hơn không .

    Trả lờiXóa
  20. Hi hi . Hôm nay Chủ nhật 27/11/2011 Nguyễn Xuân Diện không lên hình.

    Trả lờiXóa
  21. Từ sáng đến giờ tự nhiên im lặng một cách đáng sợ...
    Lo lắng vô cùng.

    TH

    Trả lờiXóa
  22. Bầu chọn Vịnh Hạ Long để tự sướng ?
    Bình chọn vịnh Hạ Long: New Open World thu về bao nhiêu?
    Chủ Nhật, 27/11/2011 08:11
    Những khoản kinh phí chi cho cuộc bình chọn vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới vẫn chưa được công bố

    Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO vinh danh
    Hơn 24 triệu tin nhắn cùng các bình chọn trên internet đã giúp vịnh Hạ Long có tên trong danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới theo kết quả kiểm phiếu ban đầu của Tổ chức New Open World.
    UNESCO không hợp tác
    ...
    http://nld.com.vn/20111126104321622p0c1002/binh-chon-vinh-ha-long-new-open-world-thu-ve-bao-nhieu.htm

    Trả lờiXóa
  23. Tôi phải đi có việc nên viết ngắn. Đã thuộc quyền cơ bản (quyền tạo hóa trong lĩnh vực hội họp) nên ở Đức không hề phải xin phép!!! Chỉ báo thôi (muộn nhất trước 48 tiếng ở Đức)! Chính quyền thấy có đấu hiệu vi phạm Luật có thể cấm. Người biểu tình có quyền kiện. Mọi cái diễn ra rất nhanh, do họ đã có cơ chế xử lý. Còn khi có những diễn biến quá gấp (Trung quốc giết dân chài chả hạn) thì bên này biểu tình ngay không cần xin phép vẫn được (quan trọng là không có người tổ chức biểu tình!). Có lọai gấp vẫn có người đứng đầu, nhưng đủ 48 tiếng vẫn phải báo cho cơ quan cảnh sát). Không hiểu bạn ẩn danh 4:18 lấy thông tin nước nào.

    Hòang Hải

    Trả lờiXóa
  24. Hà Tĩnh quê choa!lúc 20:29 27 tháng 11, 2011

    Có luật biểu tình thì ai cũng vui chỉ sợ lúc đó để biểu tình được lại phải đi vòng vo nhiều đường lác léo xin xỏ. Nếu thế thì ban luật chỉ tổ vô ích.

    Trả lờiXóa
  25. Anh Diện ơi, anh có sao không vậy? Giữ vững tinh thần nhé!

    Trả lờiXóa
  26. ĐỪNG NGHE CHÍNH PHỦ NÓI - HÃY NHÌN KỸ CHÍNH PHỦ LÀM

    Trả lờiXóa
  27. CÁC BÁC HÃY HIỂU KHI CÓ LUẬT BIỂU TÌNH THÌ CHỈ ĐƯỢC BIỂU TÌNH KHI ĐƯỢC CẤP PHÉP , NẾU KHÔNG LÀ PHẠM LUẬT , MÀ XIN PHÉP KHÔNG PHẢI DỄ DÀNG DÂU NHÉ !

    Trả lờiXóa