19/11/2011 06:30
Lời dẫn của Nhà văn NQL: Báo Hà Nội Mới trước đây đả phá dân biểu tình ở Bờ Hồ với những lời lẽ qui chụp và miệt thị rất ghê gớm, nay đã có bài khá hay về biểu tình. Điều này chứng tỏ Đảng bộ Hà Nội đã có sự nhận thức lại về vấn đề biểu tình.
Còn Đảng bộ Sài Gòn thì sao? Có người nói còn anh Ba Đua thì sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Hu hu.
Cho rằng biểu tình là một trong những quyền tự do của người dân, là câu chuyện bình thường trong xã hội văn minh, nhiều ý kiến đề nghị Luật Biểu tình cần sớm được ban hành để điều chỉnh những hoạt động từ thực tiễn…
Quyền biểu thị thái độ của người dân
Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, từ lâu quyền biểu tình đã được đề cập trong Hiến pháp. Điều 25, Hiến pháp năm 1959 ghi rõ “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình”. Hiến pháp năm 1980, tại Điều 67 cũng có quy định “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình phù hợp với lợi ích của CNXH và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân”. Điều 69, Hiến pháp năm 1992 cũng quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Và tại Hiến pháp 1992 (được sửa đổi năm 2001) Điều 69 trên vẫn được giữ nguyên.
Như vậy, tại các bản Hiến pháp được ban hành từ khi lập nước đến nay, dù ở những mức độ khác nhau, song quyền biểu tình của người dân luôn được đề cập. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà lập pháp, hiện chúng ta mới chỉ có Nghị định 38 của Chính phủ ban hành năm 2005 Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng mà chưa có Luật Biểu tình nhằm thể chế hóa các quy định của Hiến pháp. Tại các dự thảo Luật Khiếu nại, tố cáo đang được QH cho ý kiến, cũng mới chỉ đề cập tới các hình thức khiếu nại, tố cáo tụ tập đông người mà chưa đề cập tới nội dung biểu tình.
Trước thực tế ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cuộc “tụ tập đông người”, đình công, tại kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII đang diễn ra, khi góp ý chương trình làm luật của QH khóa này, nhiều ý kiến đề xuất cần xây dựng ngay Luật Biểu tình vì đây là một đòi hỏi bức thiết từ cuộc sống. Theo đại biểu (ĐB) Trịnh Thế Khiết (Đoàn ĐBQH Hà Nội), việc hội họp, tụ tập thể hiện ý kiến về những vấn đề bức xúc, phản ánh cả mặt trái của xã hội là xu thế tất yếu sẽ phát triển nhanh trong tương lai. Vì vậy, thay vì đề nghị đưa vào chương trình dự kiến, cần đưa Luật Biểu tình vào chương trình chính thức. Đồng tình với quan điểm này, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) cho rằng, chúng ta không nên “né tránh” thực tế cuộc sống mà cần sớm ban hành Luật Biểu tình để người dân có thể thể hiện chính kiến của mình một cách đúng luật.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của QH – cơ quan thẩm tra đề xuất chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng nhận định: Việc ban hành Luật Biểu tình là cần thiết nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình. Qua đó, Nhà nước cũng có cơ chế kiểm soát hoạt động biểu tình trên thực tế.
Cần hiểu đúng khái niệm biểu tình
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học do GS Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 1998 có ghi: Biểu tình là đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung. Hiểu rộng ra, biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đấy. Song lâu nay, trong suy nghĩ của không ít người, biểu tình vẫn được hiểu nhầm sang ý nghĩa chống đối. Ngay tại diễn đàn QH cũng có ý kiến cho rằng chưa nên ban hành Luật Biểu tình bởi như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội khi các đối tượng xấu lợi dụng biểu tình để gây rối. Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến của nhiều người về việc họ hiểu thế nào về biểu tình và việc ban hành luật liệu có “vẽ đường cho hươu chạy”? Đa số ý kiến cho rằng biểu tình là một trong những quyền tự do của công dân. Biểu tình cũng không có nghĩa là chống đối. Bởi trước chủ trương, hành động đúng đắn của Nhà nước, người dân ủng hộ thì họ xuống đường để bày tỏ quan điểm, thái độ. Ngược lại, có những vấn đề liên quan tới đời sống, người dân không đồng tình thì họ cũng được quyền biểu tình để phản đối. Việc sớm ban hành Luật Biểu tình sẽ giúp người dân thực hiện quyền bày tỏ thái độ của mình một cách chính đáng. Hơn nữa, luật sẽ quy định quyền, nghĩa vụ của người dân khi tham gia biểu tình, những vấn đề liên quan tới địa điểm, nội dung… cũng sẽ được thể chế hóa sẽ là điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý hoạt động biểu tình đúng pháp luật.
Thực tiễn càng đa dạng, càng cần có pháp luật để điều chỉnh. Sự cần thiết phải ban hành Luật Biểu tình tại nước ta hiện nay sẽ góp phần thực hiện dân chủ trong kỷ cương và bảo đảm sự tôn nghiêm của luật pháp.
Đà Đông
Nguyễn Xuân Diện:
Thôi, thế là cũng mừng! "Đảng bộ Hà Nội đã có sự nhận thức lại về vấn đề biểu tình". Như thế này, chắc các lực lượng an ninh Hà Nội cũng sẽ nhận thức lại về những người biểu tình, và chắc sẽ không có cảnh bắt bớ, khủng bố, thu giữ máy tính, đập vỡ máy ảnh... của những người từng tham gia biểu tình yêu nước.
Và chúng ta cùng hy vọng rằng các ông Trần Gia Thái, Đào Lê Bình, Tô Phán cũng sẽ nhận thức lại, vượt qua cơn mê, để rồi khăn áo chỉnh tề có nhời xin lỗi các nhân sĩ, trí thức, những người biều tình yêu nước vì đã xúc phạm, vu khống họ. Làm được vậy, các ông Trần Gia Thái, Đào Lê Bình, Tô Phán không những không hổ thẹn với tổ tiên mình mỗi kỳ giỗ chạp mà còn để lại phúc đức cho con và cháu các ông ấy. Các ông nên nhớ, không có điều gì có thể thoát luật nhân quả!
Và chúng ta cùng hy vọng rằng các ông Trần Gia Thái, Đào Lê Bình, Tô Phán cũng sẽ nhận thức lại, vượt qua cơn mê, để rồi khăn áo chỉnh tề có nhời xin lỗi các nhân sĩ, trí thức, những người biều tình yêu nước vì đã xúc phạm, vu khống họ. Làm được vậy, các ông Trần Gia Thái, Đào Lê Bình, Tô Phán không những không hổ thẹn với tổ tiên mình mỗi kỳ giỗ chạp mà còn để lại phúc đức cho con và cháu các ông ấy. Các ông nên nhớ, không có điều gì có thể thoát luật nhân quả!
Chúng tôi thành thật khen ngợi Báo Hà Nội Mới có tinh thần cầu thị. Thái độ của báo đối với các cuộc biểu tình tôi cho là tích cực.
Trả lờiXóaMột điểm đáng khen nữa, là báo Hà Nội Mới đã biết kính trọng các nhà nhân sĩ, trí thức yêu nước.
Chúng tôi mong mỏi chính phủ nên đem cái LỄ đến với các nhà ái quốc.Vì một thực tế rằng, Các cụ nhân sĩ,các anh các chị trí thức, các em sinh viên yêu nước đang thu phục được tình cảm của tuyệt đại đa số người dân trên đất nước này đấy!
Khi chính phủ trân trọng các nhà ái quốc thì lo gì việc xây dựng quốc gia giàu mạnh không thành.
Nếu chính phủ luôn luôn tâm niệm rằng, chính quyền là của dân, do dân và vì dân thì câu trả lời ở ngay trước mắt rồi.
Trân trọng.
Dù "lề trái" hay "lề phải" mà lời nói phải thì củ cải cũng lọt tai.
Trả lờiXóaNhận thức là một quá trình.
Trả lờiXóaĐiều gì đến ắt phải đến.
Bài báo đã phần nào làm vợi đi một phần những suy tư của tôi.
Hoan hô nhà báo Đà Đông.
Trả lờiXóaThật ra những người làm sai mà có lời xin lỗi là người đáng kính và là người thông minh ( vì họ sẽ được tôn trọng hơn ). Còn người đã làm sai lại còn cố chấp không xin lỗi thì không phải là người có nhân cách và họ cũng chỉ là những kẻ ngu dốt... Nhân dân lao động và yêu nước là những con người chân chính, dù chỉ là một bài báo thôi nhưng lời lẽ đúng mực thì luôn được trân trọng...Hy vọng những người làm báo nhà nước dù có bị miếng cơm manh áo chi phối, dù có bị kẻ có quyền điều khiển thì cũng gắng giữ lấy chữ Tâm. Nếu không đứng được về phía nhân dân yêu nước thì cũng đừng xúc phạm và chống lại họ, tìm chữ nghĩa mà lách cho thoát cả 2 gọng kìm. Các blogers và các com. sĩ chúng tôi đây, tuy không bị chèn ép nhiều lắm nhưng cũng đang sống dưới bầu trời này với các phóng viên nhà nước... cũng phải lựa lời để lách vừa thể hiện được chút chính kiến của mình, vừa không gây phiền hà cho bloger. Bao giờ cho tới tháng Mười, được tự do ngôn luận, tự do báo chí thì cứ thật lòng mà nói , dù đúng dù sai...Hu hu hu
Trả lờiXóaHoan hô anh Nghị và báo HNM. Thay đổi dù chậm vẫn hơn không. Nhận thức của cuộc sống thì luôn thay đổi , mà cứ vẫn giữ khư khư tư duy cũ thì nguy hiểm đấy. Hóa ra người HN vẫn nhạy bén hơn người SG sao!
Trả lờiXóaNhiệt liệt hoan nghênh báo Hà Nội Mới cho đăng bài này, một bài thật hay, có sức thuyết phục bởi sụ hiểu biết sâu sắc về Pháp luật, sự chặt chẽ, logic trong lập luận.
Trả lờiXóaLà một người cao tuổi (gần "cổ lai hi"), có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đọc xong bài này (2lần), tôi rất vui mừng vì thấy sự tự tin cao độ của Đảng bộ Hà Nội(Báo Hà Nội Mới là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Hà Nội mà).
Chắc chắn bài này sẽ đến với các vị Đại biểu Quốc hội khóa XIII đang dự kì họp đang diễn ra.
Tôi cũng đồng ý với bác ẩn danh 10:16 :Chính phủ nên có lời xin lỗi các cụ,các bác nhân sĩ, các anh các chị trí thức, các em sinh viên yêu nước.
Trả lờiXóaVà lời xin lỗi này được phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các tờ báo phát hành cả nước.
Ngoài ra Chính phủ nên đem xe đưa đón các cụ vào dinh bàn việc nước.
Được như thế đã là ngày hội lớn của dân tộc rồi. Đâu cần lễ lạt rình rang.
Chỉ một việc đó thì chính phủ đã thu phục được lòng dân ngay lập tức.
Chúc mừng báo Hà Nội Mới có một bài báo tốt.
Trả lờiXóaTôi thấy Hiến pháp Bác tham gia soạn và công bố hiện đại,phù hợp gấp nhiều lần bây giờ. Những thế hệ sau cứ cắt bớt những tâm tư nguyện vọng của Người vì lợi ích nhóm là sao???
Trả lờiXóaCó lẽ nên tỉnh táo hơn. Tôi không nghĩ Báo Hà Nội Mới hay ai đó trong hệ thống có tinh thần cầu thị nhanh đến như vậy. Theo suy đoán của tôi có lẽ bài viết này là " đặt hàng " từ bên trên xuống để dọn đường cho việc soạn thảo luật Biểu tình chăng? Nếu không chắc chắn Báo HNM hay ai đó không thể tự dưng có một bài viết thế này được.
Trả lờiXóaCó cái nhìn tích cực nhưng chúng ta cần tỉnh táo.
Trân trọng
Chinh quyen Ha Noi da co cai nhin dung dan ve bieu tinh,xin cam on.
Trả lờiXóaTổ tiên chúng ta đã có tinh thần dân chủ lâu đời rồi, đó là Hội Nghị Diên Hồng diễn ra năm 1284.
Trả lờiXóaChúng ta không phải đợi có Jean jacques rousseau, John locke, Montesquieu, Karl marx...mới biết được dân chủ là gì!
Chỉ cần con cháu ngày nay kế thừa và phát huy tinh thần dân chủ của cha ông là chúng ta đã có ngay một xã hội tươi đẹp thôi.
Chúng tôi nghĩ việc này không khó. Vì không có hạnh phúc nào bằng được sống theo nếp sống ngàn đời do cha ông vạch sẵn.
vay la sau bao nhieu cong suc ,va bi xu pham cac tri thuc va nhung nguoi di bieu tinh ...da lam cho rat nhieu nguoi u me duoc tinh lai , khoi day duoc long yeu nuoc cua nhan dan viet nam ,hoan ho hoan ho tam long cua nhung nguoi yeu nuoc da thu phuc duoc nhan tam
Trả lờiXóaVấn đề tiếp theo là tất cả những người quan tâm: các nhân sỹ trí thức, các luật sư, luật gia, các nhà xã hội học cần giám sát kỹ lưỡng và kịp thời công tác xây dựng Luật Biểu Tình, để giúp QH phê duyệt 1 bộ Luật Biểu Tình phù hợp nhất, hài hòa nhất, công bằng nhất cho tất cả các bên.
Trả lờiXóaphải cho ông nghị Hoàng Hữu Phước đến báo Hà nội mới để chỉnh lý lại tư tưởng ngay!
Trả lờiXóaHoan nghênh Hà Nội Mới đã đăng bài này..:)
Trả lờiXóaHOAN HÔ!
Trả lờiXóaNHƯNG CÒN PHẢI CHỜ 1 THỜI GIAN NỮA XEM THỰC TẾ THẾ NÀO?!
Tôi cũng mừng.
Trả lờiXóaNhắc lại mỘT câu trong lời dẫn của nhà văn NQL: "Đảng bộ Hà Nội đã có sự nhận thức lại về vấn đề biểu tình".
Tôi cũng hy vọng rằng nhân dịp này các ông Trần Gia Thái, Đào Lê Bình, Tô Phán sớm có lời xin lỗi các nhân sĩ, trí thức, những người biều tình yêu nước. Tôi mà ở cương vị như các ông ấy tôi đã xin lỗi ngay sau khi Đài PTTH Hà Nội vừa thưc hiện xong chương trình qua đó đã xúc phạm, vu khống những người biểu tình yêu nước mà không cần kịp nghe người khác có ý kiến.
Muộn còn hơn không,Chuyện hợp lý mà phải lâu đến thế mới được nghe vài lời tử tế. Hy vọng khi thành luật cũng được tiếp tục....tử tế
Trả lờiXóaBác Phước thì mệt rồi, hì hì...có thể bác không đủ can đảm vào blog của bác Xuân Diện, nhưng những người chung quanh bác Phước thì đã đọc rồi!
Trả lờiXóaVả lại bác Phước sống trên mặt đất này, không phải bác sống trên giời! Sáng mở mắt ra đi làm, xuống dưới đường đã thấy nhân dân khắp nơi! hì hì...
Vậy là bầu tròi u ám đã xuất hiện một tia nắng ấm! Cảm ơn Bác HÀ ĐÔNG, cảm ơn TS NGUYỄN XUÂN DIỆN! Hoan hô Báo Hà Nội mới!
Trả lờiXóađúng nhưng chưa đủ !
Trả lờiXóaPhải xin lỗi người biểu tình vì đã xúc phạm.
Đáng tội cái loại người như Trần Gia Thái, ngậm máu phun người, dùng độc quyền truyền thông để lừa bịp nhân dân và vu vạ cho nhân dân một cách trơ trẽn.
Trả lờiXóaÁp dụng phương pháp tuyền thông của Hitler, của Mao Trạch Đông, của Stalin... không phù hợp nữa đâu ông Thái ạ.
Báo Sài Gòn Giải phóng đã đăng 3 bài của bạn đọc ủng hộ vịêc ban hành Luật biểu tình và kèm một số ý phản bác Ông Phước.
Trả lờiXóaHòang Hải
"Chúng ta cùng hy vọng rằng các ông Trần Gia Thái, Đào Lê Bình, Tô Phán cũng sẽ nhận thức lại, vượt qua cơn mê, để rồi khăn áo chỉnh tề có nhời xin lỗi các nhân sĩ, trí thức, những người biều tình yêu nước vì đã xúc phạm, vu khống họ. Làm được vậy, các ông Trần Gia Thái, Đào Lê Bình, Tô Phán không những không hổ thẹn với tổ tiên mình mỗi kỳ giỗ chạp mà còn để lại phúc đức cho con và cháu các ông ấy."
Trả lờiXóaVà nhân đây đề nghị Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm ông Hoàng Hữu Phước ra khỏi Quốc hội khóa XIII, vì trình độ dốt nát và đã phạm tội phỉ báng, phản bội cử chi, phản bội nhân dân.
Xin ghi điểm cộng cho tiến bộ của báo Hà Nội mới.
Cảm ơn TS Diện.
Đúng là sau cơn mưa trời lại sáng. Thật bõ công những người đã dũng cảm đấu tranh cho quyền làm người của dân Việt. Có vẻ như những tiếng nói trên các blog, loại báo chí không chính thống đã thấu "trời xanh", và cũng có vẻ như "lương tri" không còn là thứ "xa xỉ". Chỉ là có vẻ thôi đấy nhé, còn phải chờ xem.
Trả lờiXóaKhông chỉ là luật biểu tình. Giới quan sát quốc tế cũng như người dân trong nước đang chờ xem thái độ trọng thị của nhà nước đối cới các cụ, các bác nhân sĩ và các anh chị trí thức ra sao.
Trả lờiXóaĐây là cơ hội bằng vàng của nhà nước để có được lòng dân.Và đây cũng là lời nói đầy thiện ý của người dân với nhà nước.
Thằng nghị phước đâu. nhanh chân đến báo Hà Nội mà đọc tin này.
Trả lờiXóaRất cám ơn tác giả bài báo, ban biên tập Hà Nội mới, Ts Nguyễn Xuân Diện!
Trả lờiXóaCó một chút chuyển biến, một hơi gió thoảng trong cái ngột ngạt trì trệ đã lấy làm mừng. Đó là thành quả chung của dân của đảng trong quá trình đấu tranh và nhận thức. Hy vọng sẽ có những chuyển biến mới tiếp theo.
Trả lờiXóaCần Thơ.
Trả lờiXóaHoan nghênh tinh thần sáng suốt của Báo HNM,xứng đáng là người con của TPHN.
Hoan hô Báo HNM.
Trả lờiXóaỦng hộ Luật Biểu Tình
Người Việt
Hoan hô báo HNM đã vả vào mốm bọn Trần Gia Thái, Đào Lê Bình, Tô Phán, Hoàng Hữu Phước...Mong QH sớm thông qua luật này cho người yêu nước được nhờ.
Trả lờiXóahoan hô báo hà nội mới ít ra cũng thể hiện được một chút văn minh nhân loại giữa đời này.
Trả lờiXóaHoan hô báo nhé, cố lên đừng làm phụ lòng nhân dân!
Trả lờiXóaBây giờ nên chăng lại chuẩn bị một cuộc biểu tình hoan nghênh Báo Hà nội mới, như thế mới phải đạo ?...
Trả lờiXóaCũng cho ông nghị Phước thấy rằng biểu tình không chỉ là "phản đối" mà còn "tán dương"
Báo chí phía Nam thế nào, lên tiếng đi chứ, đèn xanh đã bật rồi mà ?
TH
Tôi nghĩ nếu có luật biểu tình cũng chưa chắc tốt trong thời buổi hiện nay. Vì nếu có luật, khi biểu tình chống Trung Quốc, chúng ta phải xin phép. Lúc đó, chúng ta đã đặt thế khó cho chính quyền. Cho phép thì TQ sẽ tạo cớ, không cho thì chúng ta sẽ làm sao? Nếu chúng ta cứ đi thì sẽ phạm luật. Với cách soạn luật thuận tiện cho quản lý, thì những người biểu tình ngày càng khó hơn vì làm cách nào cũng phạm luật. Thôi hiện thời nhiều khi không có luật có khi còn hay hơn. Nếu có luật thì luật xuất phát từ quyền lợi quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóaGửi Haisg,
Trả lờiXóaBáo SGGP đã đăng nhưng ở dạng bạn đọc, khá nhỏ ở cuối báo
http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/2011/11/274062/
HH
Một bài báo hay. Một quyết định sáng suốt của Thành Uỷ Hanoi và báo Hà nội mới. Một tin vui đến với những người yêu nước.Hà Nội xứng đáng "Niềm tin yêu hy vọng" của cả nước.
Trả lờiXóaHay quá anh Diện nhỉ,Chân lý bao giờ cũng thuộc về lẽ phải và những tên như Trần gia Thái cũng phải hổ thẹn trước việc làm của mình ,đúng ở hiền thì gặp lành nếu ông Thái và mấy ông nữa không ăn năn hối cải mà sám hối việc làm của mình trước nhân dân thì hãy đua vào sủ ký của Ba sàm để lưu lại muôm đời sau vết nhơ bẩn thiu này.Nhân đây tôi cũng xin nói vơi các ông Thái,Bình,Phán rằng nhân dân Việt Nam,Dân Tộc Việt Nam rất đại lượng và vị tha."Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại" vậy chủ nhật tuần này các ông ra bờ hồ Hoàn Kiếm gặp các biểu tình viên xin lỗi họ đi .Trước khi đi nhớ vào Lăng viếng Bác xin Bác tha lỗi cho vì có học đạo đức của Bác nhưng mà vì bản chất hay vu khống xuyên tạc nên quên mất lời dạy của Bác.
Trả lờiXóaTUNGLAM
Cảm ơn mách bảo cua Khách ẩn danh nói 19:46
Trả lờiXóaĐó chỉ là ý kiến bạn đoc.
TH
Trả lời bác Khách ẩn danh lúc 19:43
Trả lờiXóaVấn đề đó là bác lo quá thôi, nó nằm ở sự khôn ngoan của những người xây dựng Luật. Chúng ta cần nhớ rằng 1 bộ Luật sẽ quy định những điều cấm chứ không bắt buộc những điều có thể làm. Việc có Luật Biểu Tình còn dễ ăn nói hơn cho Chính Phủ, vì chính phủ sẽ k0 thể vi phạm luật pháp nước mình chỉ để làm hài lòng ngoại quốc. Miễn sao những người biểu tình thực hiện việc làm đó trong chừng mực cân nhắc kỹ lưỡng đặt trong mối quan hệ bang giao, liên quan nhiều đối tượng là được.
Bác Xuân Diện kính mến,
Trả lờiXóaĐọc bài nầy làm tôi vui mừng khôn tả. Và những giòng chia sẽ của Bác càng làm tôi kính trọng và quý mến Bác hơn. Khi nào có dịp về thăm quê hương thì tôi sẽ tìm Bác để tặng Bác một bó Hoa đẹp nhất Hà Nội. Kính Bác.
Bước đầu khái niệm về " Biểu tình" không bị né tránh và bôi nhọ hay lạm dụng.
Trả lờiXóaSong trên thực tế vẫn bị Chính quyền cấm và đàn áp dau75 theo điều 38 hay thông báo ngày 18/7 của UBND Hà Nội .
Như vậy có 2 phe phái trong CQ.
Đồng ý với TS.Xuân Diện...
Trả lờiXóa"Các ông nên nhớ, không có điều gì có thể thoát luật nhân quả!"
Còn về vấn đề biểu tình, theo thực tế thành phố chúng tôi đang sống, thì đó là một sinh hoạt hết sức bình thường! (như đã có dịp được kể trong một comments)
Đó là nơi để người dân bày tỏ quan điểm, thái độ, chính kiến của mình đối với Chính phủ. Ngược lại, đó cũng chính là nơi để Chính phủ nắm được rõ nhất, thật nhất về tâm tư nguyện vọng của người dân và khẳng định được sự tôn nghiêm của pháp luật.
Cho nên việc ban hành Luật Biểu tình là rất chính đáng và cần thiết trong một xã hội văn minh!
(Muathuhanoi)
Luật biểu tình là phương tiện để người dân bày tỏ nguyện vọng thôi. Thật ra luật biểu tình không phải là liều thuốc vạn năng cải thiện được tình hình đất nước. Nhà nước muốn hiểu được nguyện vọng người dân, thì người dân cung cấp thông tin cho nhà nước bằng các cuộc biểu tình!
Trả lờiXóaMười một cuộc biểu tình của các nhân sĩ trí thức yêu nước đã nổ ra tại thủ đô Hà Nội trong tháng vừa qua là một khối lượng thông tin dồi dào cung cấp cho nhà nước rồi đấy!
Vậy thì nhà nước nên có những bước đi thích hợp để thỏa đáng nguyện vọng của người dân. Theo chúng tôi nghĩ, chẳng còn bước đi thích hợp nào hơn ngoài việc mời các nhà nhân sĩ, trí thức vào dinh thủ tướng hội đàm. Người dân nhìn vào cách ứng xử của nhà nước với các vị nhân sĩ trí thức yêu nước để tự tìm câu trả lời cho mình!
Hiện nay, người dân chưa thấy được thiện chí của nhà nước ngoài việc bàn tới luật biểu tình.
Xin chúc mừng Nhân dân Việt Nam !
Trả lờiXóaCó lẽ đây là tín hiệu mở đầu cho lộ trình việc xin lỗi Nhân dân ?
Cảm ơn các bác, anh, chị, em đã lao tâm khổ tứ,thiệt hại tài sản, thậm chí là máu và nước mắt để làm nên những cuộc biểu tình vừa qua.
Trân trọng.