Ông Phan Diễn, nguyên thường trực Ban Bí Thư Đảng:
Nhận thức của tôi về vị trí của kinh tế Nhà nước đã khác!
Hoàng Phương Loan
Nhà nước có dám bỏ kinh doanh?
Bàn về đổi mới tư duy để có thể tái cấu trúc nền kinh tế, nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn cho hay, nhận thức của chính ông về kinh tế nhà nước đã khác so với hơn 1 năm trước.
"Nhận thức đã khác"
Ông cho hay, đầu năm 2010, thảo luận về vị trí của kinh tế Nhà nước, ông cho rằng, nói kinh tế nhà nước là chủ đạo vẫn đúng. Bởi lẽ chúng ta cần một lực lượng trong tay nhà nước, giúp nhà nước thực hiện các ý đồ, định hướng nền kinh tế, làm những việc mà các thành phần kinh tế khác không làm được.
"Nhận thức đã khác"
Ông cho hay, đầu năm 2010, thảo luận về vị trí của kinh tế Nhà nước, ông cho rằng, nói kinh tế nhà nước là chủ đạo vẫn đúng. Bởi lẽ chúng ta cần một lực lượng trong tay nhà nước, giúp nhà nước thực hiện các ý đồ, định hướng nền kinh tế, làm những việc mà các thành phần kinh tế khác không làm được.
Thế nhưng, qua những chuyến đi khảo sát ở các nước, "nhận thức của tôi (Phan Diễn - pv) về vị trí của kinh tế Nhà nước đã khác".
"Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế rất quan trọng nhưng kinh tế Nhà nước thì chưa chắc", nguyên Thường trực Ban Bí thư nói.
Hàn Quốc là bài học thực tế tạo nên bước chuyển nhận thức ấy.
Đánh giá cao vài trò của Chính phủ trong việc định hướng phát triển kinh tế, đề ra nhiều chủ trương, chính sách, nhưng Hàn Quốc thực hiện được những ý định không phải dựa vào lực lượng kinh tế quốc doanh mà chính là vào lực lượng tư nhân.
Ngay cả tư nhân, nhà nước cũng không quá o bế đối với lĩnh vực cần ưu đãi, và cũng không nên nuông chiều, ưu đãi quá lâu. Hàn Quốc đã từng trả giá khi o bế các cheabol.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng "Gốc gác của vấn đề là nhiều tư duy không ổn mà ta ít nhắc tới.
Tư duy của vị trí nhà nước trong nền kinh tế thị trường của ta còn khác nhau và chưa rõ, kể cả nhà nước trung ương và nhà nước địa phương. Ở các nước, chính quyền chủ yếu lo quản lý hành chính nhà ước, không ai đi làm kinh tế cả.
Ông nêu vấn đề: Với các nước GDP là câu chuyện của DN, đâu phải là của nhà nước lo. Ở ta thì khác. Các địa phương được đánh giá qua thành tích tăng trưởng, qua các con số như GDP, và hệ quả tất yếu là họ chạy, xin đầu tư, là chạy theo tư duy nhiệm kì. Mỗi tỉnh là một pháo đài, một đơn vị kinh tế hoàn chỉnh. Không gian kinh tế quốc gia vì thế bị chia cắt thành không gian kinh tế tỉnh, nền kinh tế bị xé lẻ.
Trách nhiệm lo phúc lợi xã hội của Nhà nước cũng thông qua DNNN, tức là vẫn là nhà nước làm kinh doanh, bởi tiền ngân sách rót qua DNNN tới dân.
Thực tế, nền kinh tế VN đang phải trả giá cho những bất cập trong phân vai giữa nhà nước và tư nhân trong kinh tế.
Theo Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, khu vực này hiện đang sở hữu 70% tổng tài sản cố định của nền kinh tế, chi phối 20% vốn đầu tư của toàn xã hội, 60% tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, 50% vốn đầu tư nhà nước và 70% nguồn vốn ODA.
Được bảo hộ lớn và ưu đãi nhiều, thế nhưng, khu vực này chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế và 20% giá trị sản xuất công nghiệp..
Hơn nữa, khu vực này dựa vào vay nợ lớn để đầu tư. Không kể 9 tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa có số liệu, con số nợ của các DNNN đã lên tới 54,2% GDP, TS Phan Thanh Hà, Vụ phó Vụ tài chính và tiền tệ, Bộ Kế hoạch đầu tư dẫn lại thống kê của Ban đổi mới và phát triển DN.
"Khi một quốc gia đưa phần lớn vốn đầu tư nhưng lại không đưa được lực lượng lao động vào một khu vực, và khu vực này lại không thể tự tạo ra được ngân lưu hay không duy trì được tỷ phần đóng góp của mình vào sản lượng của nền kinh tế dù đó được bảo hộ và những lợi thế khác, thì đó không phải là biểu hiện của quản lý kinh tế tốt", GS David Dapice từng cảnh báo như vậy trong một nghiên cứu của ông năm 2003.
"Một khi tư duy không thay đổi, chúng ta sẽ chứng kiến kế hoạch mà Chính phủ đang trình, Quốc hội đang bàn sẽ không thể thay đổi được... Sẽ chẳng có tái cấu trúc đâu", ông Vũ Khoan nói.
Cưỡng lại "xu thế"?
Bàn về chuyện tái cấu trúc, các chuyên gia đều nhấn mạnh nhu cầu xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường: cái gì cần nhà nước đầu tư, cái gì tư nhân đầu tư. Vốn đầu tư nhà nước sẽ không đổ vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân làm được.
Nhà nước không nên sử dụng doanh nghiệp nhà nước như một công cụ điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường hay thực hiện chính sách xã hội.
Điều nghịch lí là, ở Việt Nam, khi tư nhân hào hứng đầu tư thì nhà nước cũng lao vào cạnh tranh, và ngược lại. Việc đầu tư ở cảng Thị Vải - Cái Mép là một ví dụ, khi có tới 3 dự án cảng thuộc liên doanh của Tân Cảng Sài Gòn.
Theo TS Vũ Thành Tự Anh, chương trình kinh tế Fulbright, nên giới hạn hoạt động của DNNN ở mấy lĩnh vực: an ninh, quốc phòng; độc quyền tự nhiên; hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và công nghiệp trụ cột. Chỉ cần nêu rõ những ngành ấy là có thể loại bỏ một loạt DNNN hiện nay đang chèn lấn khu vực tư nhân, triệt tiêu cạnh tranh của nền kinh tế.
Chúng ta cần buộc DNNN cạnh tranh bình đẳng; đẩy mạnh cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn lớn; chấm dứt DNNN đầu tư tràn lan ra ngoài ngành.
Hơn nữa, "cần hạn chế bắt DNNN phải gánh trách nhiệm phi kinh tế", TS Tự Anh nhấn mạnh. Chúng ta không nên xem việc trách nhiệm ấy là mặc định DNNN phải gánh. Hiện nay, đó là cái cớ để họ vin vào mỗi khi bị thổi còi về tính kém hiệu quả. Những trách nhiệm chính trị - xã hội nếu có, sẽ được áp dụng bằng một hợp đồng riêng với nhà nước với những ràng buộc cụ thể.
Vấn đề là, "chúng ta có dám rũ bỏ chuyện nhà nước kinh doanh không?", nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu câu hỏi.
TS Vũ Thành Tự Anh lấy ví dụ, ngay cả khi cơ quan tham mưu như Bộ KH-ĐT đã nhận diện ra vấn đề, thì việc thay đổi cũng không dễ. Chuyện các khu kinh tế ven biển là một ví dụ.
Khi thảo luận, chính Bộ KHĐT cho rằng, con số 15 khu kinh tế ven biển là quá nhiều, mà chưa có khu nào đáng gọi là khu kinh tế. Đến lúc VN phải xem lại, chọn lựa một vài khu kinh tế biển để "làm cho ra hồn"
Thế nhưng, cũng chính Bộ KHĐT lại không cưỡng được xu thế, ít lâu sau lại trình thêm 3 khu kinh tế biển nữa, thành 18 khu, mà mỗi khu chỉ cách nhau 40-50km.
Sự thay đổi ấy, "phải dũng cảm mới có thể thực hiện được", TS Tự Anh nói.
Nguồn: Tuần Việt nam.
Chỉ khi về hưu, nhận thức của các vị lãnh đạo mới thay đổi thì người dân khổ là phải rồi.
Trả lờiXóaBác "nhận thức đã khác" thì có làm gì được nữa đâu! Những điều này chỉ có ý nghĩa khi các bác tại vị nhận ra để hành động chứ bây giờ nói xong để đấy thì ôi thôi muộn quá rồi,...muộn quá rồi,...
Trả lờiXóaNhiều bác nguyên là lãnh đạo cấp cao của Nhà nước khi về nghỉ hưu đều có những tư duy đổi mới về tình hình kinh tế, về hiện trạng đất nước, như Nguyễn Văn An, Vũ Khoan, Nguyễn Khoa Điềm và nay là Phan Diễn. Giá như khi còn đương chức mà các bác có tư duy đó thì dân được nhờ nhiều lắm.
Trả lờiXóaTiếc thay lại là khi đã nghỉ hưu! Nhưng dù sao thì cũng mừng.
Nếu các cụ giám nói lên thực tế này khi còn đương chức thì hay biết mấy.
Trả lờiXóaNhưng dù sao cũng trân trọng những ý kiến nói thẳng của các cụ. Vẫn còn hơn vô số cụ mặc dù về vườn rồi nhưng vẫn ngậm miệng không giám nói thật
Nói vuốt theo đời, chán như con gián.
Trả lờiXóaRat nhieu cac cu khi ve huu deu noi tuong tu nhu Phan Dien. Thu hoi neu con duong chuc, Phan Dien co noi vay khong?
Trả lờiXóaHiện tượng nhiều nhà lãnh đạo từ cấp trung ương đến địa phương ở Việt Nam khi về hưu có tư duy đổi mới có thể xem là hiện tượng mới trong lịch sử phát triển của thế giới cần được nghiên cứu . Theo suy nghĩ của tôi là có thể môi trường làm việc của các vị có những chất gây ức chế , chỉ đến khi về hưu chuyển sang môi trường khác thì các vị không bị ức chế nên tư duy tốt hơn.
Trả lờiXóaNhận thức thay đổi hay do giờ về hưu rồi bác mới "dám" nói thế??? Tôi nghi ngờ lắm
Trả lờiXóaKinh tế nhà nước có nguy cơ, là nói theo lợi ích quốc gia, và là cơ hội, là đối với tầng lớp lãnh đạo, thực hiện hành vi tham nhũng. Bỏ hay không bỏ, là tuỳ yheo vị trí của người trả lời câu hỏi này.
Trả lờiXóaNhận thức về kinh tế nhà nước thì đã khác! Còn nhận thức về Trung Quốc thì sao? Xin " các cụ" có ý kiến cho con cháu nhờ !
Trả lờiXóaTrong chính quyền hiện nay không lẽ không ai biết điều đó ? Bao nhiêu là tiến sỹ , giáo sư ? Đi biết bao nhiêu nước học tập nghiên cứu tốn nhiều tiền thuế của dân . Lại còn các viện nghiên nọ cứu kia , các trường đại học ...
Trả lờiXóaCó thể cái áo giáp giáo điều xưa cũ quá dày . Nhưng cũng có thể có nhiều thứ khác trói buộc . Chỉ tội cho đất nước , nhân dân phải trả giá . Cái giá quá đắt !
Buồn thay !
Tôi có một cảm tưởng là doanh nghiệp nhà nước chưa hề nộp một đồng lãi nào cả, chỉ toàn báo cáo lỗ thôi. Tuy vậy các cấp lãnh đạo các DNNN lương cao ngất ngưởng (vì hình như đó mới là mối quan tâm chính của các ảnh).
Trả lờiXóaCác vị lãnh đạo nước ta cùng có một "kiểu" như nhau, thay vì tạo dấu ấn cá nhân khi đương chức thì lại tôn thờ nguyên tắc "tập trung dân chủ", nghĩa là chỉ hát đồng ca không hát đơn ca! Chỉ đến khi được về "vui thú điền viên" mới đăng ký đi thi "tiếng hát truyền hình" hay "sao mai điểm hẹn" thì e rằng lực bất tòng tâm rồi. Thú thật, đọc phát biểu của bác Diễn (và các bác khác) chỉ thấy một tâm trạng duy nhất: BUỒN!
Trả lờiXóaVì sao doanh nghiệp nhà nước, sau đây chỉ nói cô đọng ở Nhà nước Trung ương, tức các Tập đoàn và Tổng công nhà nước, do Chính phủ lập ra, là thủ phạm chính gây ra lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô, có thể lý giải sơ lược như sau:
Trả lờiXóa- Đầu tư kém hiệu quả gây ra nợ công cao. Hệ quả đẩy tăng chi ngân sách và thâm hụt ngân sách tăng. Ví dụ như Chính phủ phải bảo lãnh sự vỡ nợ của Tập đoàn vinasin. Để vẫn tiếp tục duy trì sự tồn tại của ngành công nghiệp đóng tàu này.
-Đầu tư kém hiệu quả dẫn đến kinh doanh lỗ. Ví dụ như Tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Do kiểm soát chi phí đầu vào kém. Để tránh lỗ và có lãi hay viện lý do "điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường" nhằm tăng giá bán. Nếu được Nhà nước chấp thuận thì hậu quả này các doanh nghiệp và người dân phải gánh chịu thay cho Tập đoàn hoặc Tổng công ty đó. Theo hiệu ứng dômino giá cả của các hàng hóa và dịch vụ có đầu vào liên quan đến điện hoặc xăng dầu cũng tăng theo sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn.
-Thực tế trên cho thấy ở Việt Nam Chính phủ dùng doanh nghiệp nhà nước làm công cụ để điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường.
Kết luận khi Nhà nước làm kinh doanh và điều tiết trực tiếp thị trường, thì cái giá phải trả và hệ quả thế nào? Với minh chứng trên chúng ta đã rõ. Điều này chứng tỏ nhận định của Ông Phan Diễn, nguyên thường trực Ban bí thư đảng " Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế rất quan trọng nhưng kinh tế nhà nước thì chưa chắc" là có cơ sở.
Hy vọng là bác Phan đã không "Diễn", mặc dù điều đó có hơi muôn nhưng cũng đáng mừng. Trên thế giới thực chất còn rất ít kiểu Nhà nước làm kinh tế. Mà chủ yếu là ban hành các chính sách để quản lý và điều tiết nền kinh tế mà thôi. Nói nôm na là trọng tài. Còn về Hàn Quốc nơi mà Bác đánh giá cao thì tôi nói thẳng là các bác chẳng học được gì đâu. Tại sao vậy?
Trả lờiXóaThứ 1: Thiên thời. Các Đại Tập Đoàn trong tiếng Hàn gọi là Chaebol (Chóp Bu) hình thành sau năm 1945 khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh. Họ đã tiếp quản các cơ sở công nghiệp do Nhật để lại và nhanh chóng nắm bắt cơ hội (có phần may mắn) và tận dụng tối đa nguồn lực từ Mỹ và các nước phương Tây trong suốt cuộc chiến tranh Lạnh.
Thứ 2: Địa lợi. Hàn Quốc nằm trong trục tam giác Đông Bắc Á, nơi có vị trí chiến lược có thể kiểm soát: Trung Quốc, Nhật Bản, và Viễn Đông của Nga.
Thứ 3: Nhân hòa. Người Hàn Quốc hoàn toàn đoàn kết vì phía bắc phải đối đầu với Bắc Hàn, xung quanh toàn là biển. Đất đai của họ manh mún với 3/4 là núi nên không thể phát triển nông nghiệp. Nên họ chỉ có 1 sự lựa chọn duy nhất: Đoàn kết hay là chết.
Hơn nữa cái tên "đáng ghét" Park Chung Hee cha đẻ của các Chaebol đã chết từ lâu rồi. Mà hắn còn sống thì cũng chẳng bao giờ truyền dạy cho các bác. Vì nó là kẻ thù một thời của các bác mà. Hic! Về các Chaebol tôi sẽ gửi một bài viết chi tiết. Nhưng nói ngắn gọn họ đã thành công vượt bậc với các Tập đoàn toàn cầu như: Samsung, Hyundai, LG... nhưng cũng để lại những hậu quả khôn lường cho Hàn Quốc trong quá khứ và tương lai. Điển hình là cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ châu Á 1997, mà đến nay Hàn Quốc vẫn chưa khắc phụ được hoàn toàn. Nguyên nhân chính là họ có quá nhiều quyền lực và được nuông chiều quá mức trên mọi lĩnh vực (nhóm lợi ích): Chính sách ưu đãi, thuế, Tín dụng, đấu thầu... và sự phá sản của Daewoo là một minh chứng.
Từ lâu tôi cũng có nghe nói bác 3D (Dũng) rất ngưỡng mộ và muốn học tập mô hình của các Tập đoàn kiểu Hàn Quốc. Và 3D cho thành lập ồ ạt các Tập đoàn, Tổng công ty... dẫn đến hội chứng "Tập đoàn". Ra cửa là nhìn thấy "Tập đoàn" mà đa số mọi người chẳng biết họ là ai và kinh doanh cái gì. Cuối cùng thì đùng một cái VINASHIN chết không kịp ngáp. Rồi sẽ còn nhiều "Tập đoàn" sẽ ra đi nhanh như cái cách mà nó được thành lập. Bác Hồ đã dạy: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của minh" chắc không chỉ dành cho các cháu thiếu nhi đúng không hả các bác? Hay hơn nữa ông cha ta còn dạy: Mèo bé bắt chuột bé. Tôi tin là các bác ai chẳng biết nhưng... xin một lần đọc lại và suy ngẫm vì Dân tộc này. Mong lắm thay!!!
Nước đến chân mới nhảy, sao cụ không nói sớm hơn - Bây giờ cụ dám nói thẳng ra nhà nước mình đã đi vay bao nhiêu tiền, những khoản vay đó chi phí vào đâu? nợ hiện tại bao nhiêu ?( những điều này cụ PD nắm rất rõ) Cụ nói được thì cụ mới yên tâm được - Chúc cụ sức khỏe
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/c20/s20-533215/de-nghi-dieu-tra-ve-clip-bac-sy-va-dong-tien.htm
Trả lờiXóaNếu bác Phan Diễn chịu lên tiếng nhiều hơn như bác Nguyễn Trọng Vĩnh thì sẽ góp thêm chút tiếng nói với nhà đương quyền về tình trạng của đất nước...tình hình kinh tế Việt Nam nếu vỡ nợ và sụp đỗ sẽ là không thể cứu vãn nổi. Gần đây có rất nhiều vụ vỡ nợ bạc tỷ và liệu rằng đây có phải là dấu hiệu cho sự sụp đỗ dây chuyền không?
Trả lờiXóaCòn nhiều ông về hưu khác vẫn không thấy lên tiếng để góp tiếng nói muộn màng của mình cho đất nước đi lên? Nhất là cụ cựu Tổng Nông, đã nghĩ ra cách "trồng cây gì, nuôi con gì" cho nông dân chưa, hay đã có tư duy đặc biệt mới là lên xe hoa càng nhanh càng tốt? Cụ nghĩ nhiều cho bản thân quá cụ Nông ạ, hèn chi dân chết dở vì 2 nhiệm kỳ của cụ.
Trả lờiXóaTôi rất hoan nghênh và tán thành các ý kiến mà anh Phan Diễn và một số các anh khác nêu ra tuy có chậm còn hơn biết sai mà không dám nói gì!
Trả lờiXóaỞ bể bơi tôi cũng nghe được rất nhiều ý kiến khâm phục cựu thủ tướng Vỏ Văn Kiệt và các vị khác về những điều ông và các vị khác nói ra sau khi đã về hưu nhưng trái lại cũng có nhiều ý kiến phê phán ông và các vị lảnh đạo này tai sao khi đương chức các ông không dám nói gì? Có một số người lại còn tệ hơn cho rằng phải chăng bây giờ các vị đã ăn đủ, đã có tài sản kếch sù nên ghen ghét những kẻ mới ngoi lên? Riêng tôi phản đối kịch liệt kiểu suy nghĩ có ý hằn học này...
Tôi nghĩ thế hệ những cán bộ hiện nay hãy thử suy nghĩ và mạnh mẻ sử dụng câu nói của Steve Jobs "Talk diferent" để có thể tránh lối mòn bảo sao làm vậy mà hảy tìm ra các giải pháp quản lí lảnh đạo tốt hơn cho đất nước cho nhân dân hàng ngày hàng giờ đang mòn mỏi mong chờ.
Cảm ơn nhiều lắm những ý kiến của các lão thành CM.
Trả lờiXóaTôi nghĩ, khi đương chức các cụ cũng nói đấy nhưng chắc được chỉ đạo là không thông báo trên các báo - đài.
Mong các cụ nói nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cảm ơn các cụ!
Cũng chỉ là câu chuyện giữa những người điếc với nhau.
Trả lờiXóa"Nhận thức là một quá trình". Để đến lúc sau khi rời vũ đài mới nhận ra đúng, sai thì hơi muộn! Nhưng muộn vẫn còn hơn không. Chỉ mong với nhận thức mới, ông có nhưng việc làm và hành động thiết thực để cái sai sớm bị loại bỏ để cho dân nhờ.
Trả lờiXóaHiện tượng nhiều nhà lãnh đạo từ cấp trung ương đến địa phương ở Việt Nam khi về hưu có tư duy đổi mới có thể xem là hiện tượng mới trong lịch sử phát triển của thế giới cần được nghiên cứu không? Có phải là môi trường làm việc của các vị có những chất gây ức chế , chỉ đến khi về hưu chuyển sang môi trường khác thì các vị không bị ức chế nên tư duy tốt hơn?
Trả lờiXóaTôi cho rằng không phải như vậy! vì rất nhiều trường hợp họ đã nhận thức được vấn đề nhưng do bị kìm kẹp bởi cơ chế, bởi nhiều yếu tố khác như họ không đủ dũng cảm để hy sinh lợi ích của bản thân vì nếu họ nói ra thì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của "tập thể", sẽ bị xử lý bởi các điều lệ... nên khi đã về nghỉ họ không còn gì để ràng buộc thì sẽ dễ dàng hơn trong việc bày tỏ quan điểm cá nhân của mình...
Bác Hòa Thượng Thích Hán Nôm có bài phân tích rất hay.Cảm ơn bác Hòa Thượng
Trả lờiXóa