Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

NỮ "THI SĨ" BỐC THƠM ÔNG TRẦN GIA THÁI LÀ AI?

TRẦN HUYỀN NHUNG LẠI BỐC THƠM THƠ TRẦN GIA THÁI
Nguyễn Hoàng Nguyên

Ngày 8-10-2011, Trần Huyền Nhung tung lên mạng của nhà văn Trần Nhương, mạng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo bài bốc thơm tập thơ “Lời nguyện cầu trước lửa” của Trần Gia Thái (Chủ tịch Hội nhà báo Hà Nội, tổng giám đốc, tổng biên tập Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội) có tên: “Đọc tập thơ “Lời nguyện cầu trước lửa” của Trần Gia Thái”.

Trước khi nói đến bài bốc thơm thơ Trần Gia Thái của Trần Huyền Nhung, tôi xin bạn đọc tìm hiểu xem Trần Huyền Nhung là ai qua lời nhà thơ Vũ Thanh Hoa ( Vũng Tàu):

“Vụ việc Trần Huyền Nhung và văn chương mạng
VŨ THANH HOA

NVTPHCM- Mấy ngày qua, các bloggers trên trang vnweblogs.com sửng sốt khi phát hiện ra một blogger mới “nhập làng vnweblogs” chưa lâu lộ mặt đạo văn liều lĩnh và trắng trợn tên là Trần Huyền Nhung (tên blog là hoangnhungmedia) và bên 360 plus là blog Tigon’s.

Thỉnh thoảnh post lên vài bài bình thơ, văn, ca khúc… của một số nhà thơ, nhà văn lão làng trên mạng, blogger này bắt đầu tự tin post những bài thơ ký tên “Trần Huyền Nhung” lên vnweblogs.com… nhưng cô ta quên rằng trò chơi mạng bao giờ cũng có hai mặt, tức khắc có người đã phát hiện ngay bài thơ “Nghĩ về anh” ký tên Trần Huyền Nhung  sự thật là của một bloggers thâm niên trên vnweblogs tên Phương Phương. Các blogger bắt đầu vào cuộc, thôi thì có đủ ý kiến khác nhau, người cho là cô ta nông nổi lỡ dại, người cho là cô ta ỷ thế có những người nổi tiếng trên văn đàn mạng đứng sau lưng (những người đã giúp cô viết những bài phê bình), người thì nổi giận lôi đình vì thói ăn cắp trắng trợn… nhưng sự thật cứ hé lộ dần dần khi các bloggers tiếp tục “điều tra”, họ thành lập hẳn một blog cảnh báo cho cư dân mạng trên yahoo 360 để điều tra rõ trắng đen và có những dẫn chứng cụ thể, theo từng đường link và blog bị Trần Huyền Nhung đạo (tại đây) và vô cùng bất ngờ khi biết rằng: hầu như tất cả các bài thơ ký tên Trần Huyền Nhung đều “mượn lại” của các tác giả khác, có bài chưa ai biết và có bài đã nhiều người biết, có bài trên các blog cá nhân, trên các trang web, có bài đã được giải trong một cuộc thi… và Trần Huyền Nhung cũng đã kịp thời gửi đăng thơ và bài viết ký tên mình trên các trang web thiên về văn học như: vanchuongviet.org, trannhuong.com, nguyentrongtao.org, vanthoviet.com, vandanviet.net, Đất đứng, văn nghệ Nam Định… Sau khi phát hiện vụ việc và cảnh cáo, Ban Quản trị trang vnweblogs.com đã chiếu theo nội quy của trang vnweblogs.com để 3 ngày chờ chủ nhân blog hoangnhungmedia giải thích nhưng đáp lại, blogger này lại tiếp tục đăng bài bình thơ của một nhà văn lão làng như chẳng cần biết có gì xảy ra… và kết quả là blog hoangnhungmedia đã bị vô hiệu hóa trên trang vnweblogs.com, một số trang web đã gỡ những bài thơ ký tên Trần Huyền Nhung sau khi  điều tra sự thật là của tác giả khác và  Trần Huyền Nhung cũng bị trục xuất ra khỏi “Ban Quản trị” một trang web văn học.

Đạo văn thời gian qua đã được nói khá nhiều, thôi thì đủ mọi loại thượng vàng hạ cám, nếu in trên giấy trắng mực đen sẽ dễ dàng “bắt tận tay day tận mặt” (vụ cô Lê Thủy) còn trên mạng thì có thể nhanh chóng xóa dấu vết hơn. Từ lâu văn chương mạng vẫn bị coi thường bởi người ta vẫn nghĩ đằng sau các trang web văn chương có sự thiếu khách quan mang nhiều dấu ấn cá nhân của chủ trang, khi các nhà văn lão làng thiếu thận trọng chọn đăng và lăng-xê  các bài viết (nhất là các bài viêt ca ngợi mình) của những ngòi bút không đi bằng con đường chân chính, vô tình làm mất sự tín nhiệm của độc giả. Còn bản thân những blogger như Trần Huyền Nhung đã vội vã, chủ quan coi thường người đọc, nghĩ khá đơn giản về sự nổi danh và quá tự tin vào những mối quan hệ bên ngoài văn chương, mong một sớm một chiều ngồi “chiếu trên” của Văn đàn, mà không biết rằng Ngôi đền Văn chương đích thực  luôn thiêng liêng và trong sáng.”
18.6.2011
BQT vnweblogs.com
.
Trn Huyn Nhung đo văn bo gan hơn c Lê Thy!
(Lên mng lúc 18:30 ngy 13/6/2011)

Vụ Lê Thủy đạo văn vẫn đang ì xèo khắp nơi. Thế mà ngay tại vnweblogs này vừa có blogger ngang nhiên đạo thơ của một blogger khác! Cũng có thể người này đã chôm bài thơ “sưu tầm” từ một trang nào đó và “hồn nhiên” bê nguyên nó đặt vào blog mình với cái tên T.H.N tức Trần Huyền Nhung, và không ngờ tác giả đích thực của bài thơ lại là một nữ blogger của vnweblog? Hy vọng là thế để chúng ta không nghĩ người này quá liều lĩnh và trơ tráo, nhất là cô ta đang được coi là một người yêu văn chương và có nhiều bài viết phê bình văn thơ được đăng tải trên mạng.

Sự việc bị phát giác vào trưa hôm qua, khi BQT được “một người đọc” thông báo trên trang blog Trần Huyền Nhung (http://hoangnhungmedia.vnweblogs.com/) đã đăng nguyên xi bài thơ “Nghĩ về anh” của Phương Phương với tên tác giả THN. Chủ nhân blog hoangnhungmedia sau khi cám ơn một số lời khen về bài thơ thì nhận được thắc mắc của “Một người đọc” (Tôi thấy Bài thơ "Nghĩ về anh" đăng TẠI ĐÂY đề là của tác giả Phương Phương, sao nay lại đăng TẠI ĐÂY đề là của THN? Hai người là một hay là hai?) và đã vội cho bài viết vào chế độ đang soạn thảo và sau đó thì xóa hẳn. Nhưng chúng tôi đã kịp lưu lại những “khoảnh khắc” hiện diện của bài thơ này trên blog Trần Huyền Nhung:

Như vậy, chúng ta biết Trần Huyền Nhung vốn có tài đạo văn; không ngờ, ngay trong bài viết  bốc thơm thơ Trần Gia Thái, đoạn văn  mở đầu có vẻ “lý luận” lại là đoạn Trần Huyền Nhung đạo văn. Xin xem lời nhà văn Khôi Vũ ( Đồng nai) viết trên website của ông như sau :

Trần Huyền Nhung lại copy của người khác đưa vào bài mình
 
Hôm nay KV tôi đọc được trên nguyentrongtao.org bài của nữ doanh nhân Trần Huyền Nhung (có lập blog trên vnweblogs do yêu văn chương?). Đây là bài "phê bình" (khen) tập thơ mới xuất bản của tác giả Trần Gia Thái, Giám đốc Đài TH Hà Nội (Người bị các nhân sĩ Hà Nội kiện về việc cho đưa tin biểu tình & vu khống những người này). Trước bài của Trần Huyền Nhung đã có vài bài viết khen thơ Trần Gia Thái, đồng thời một số bài khác chê tập thơ này, phản đối những người đã "khen".
Chuyện khen, chê trong sáng tác văn học là bình thường. Ở đây, KV tôi chỉ nói đến một phần bài phê bình của Trần Huyền Nhung (ngoài trang nguyentrongtao.org, còn đưa lên cả trên trang http://hoangnhungmedia.vnweblogs.com/ nữa). 

Dưới bài này trên trang nguyentrongtao.org có một comment của bạn đọc như sau:
Ngố Tàu09/10/2011

Bài bình thơ này lại đạo một số đoạn và ý của bài viết tại đây:http://ngonnguhoc.org/forum/viewtopic.php?f=13&t=1656&p=9233.
Pó tay.com!!!

Tò mò, KV tôi bèn vào địa chỉ trên thì thấy đây là trang web của trường Đại học Khoa học Xã Hội Nhân văn - Khoa Ngôn ngữ học có tên là MISS & MISTER NGÔN NGỮ HỌC LẦN 3 NĂM 2011. Tiêu đề bài viết là Thơ Thơ Thẩn Thẩn Thơ thẩn, người gửi là hankaro, Đã gửi: 26 Tháng 5 2010, 16:04.

Tiếp tục tìm xem có đoạn nào giống nhau không thì thấy có đoạn này (trong bài trên trang ngonnguhoc.org:

Nằm trong phương thức biểu hiện trữ tình, thơ được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa những con người và cuộc sống. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của thơ ca, con người được tắm mình trong tình cảm của nhà thơ và của chính bản thân mình. Thơ đi vào lòng người những cảm xúc những mối liên tưởng kín đáo bằng ý tứ sâu xa và sức quyến rũ của thanh điệu, tiết tấu... tất cả đã ùa vào cùng một lúc tràn ngập trong lòng người đọc, xoá sạch đi hay khắc sâu hơn những tình cảm con người: những tình cảm nhỏ nhem, ích kỷ sẽ bị loại bỏ, những tình cảm cao quý sẽ được nâng lên. Tâm hồn con người sống với thơ sẽ được “thanh lọc” (Aristot) trở nên trong sáng và đẹp đẽ hơn. Sống với thơ con người sẽ tìm được sự yên tĩnh trong tâm hồn, sẽ được nghĩ ngơi. Nhưng cũng trong lúc đó, tâm hồn con người sẽ tiếp tục cuộc hành trình trên đường đời, để lớn hơn, để khôn hơn... những giây phút nghĩ ngơi như thế không phải là trống rỗng, ngược lại sự im lặng của nó có một ý nghĩa sâu xa trong cuộc đời của một con người. Là khoảnh khắc mà con người sống với chính bản thân mình, sống với cuộc sống nội tâm. Nhưng cũng chính vì thơ là tiếng lòng nên cũng không dễ dàng khơi nguồn những cảm xúc, những nắm bắt của tâm lý đời thường. Cảm xúc của chúng ta trào dâng mãnh liệt, cuộc sống cứ cuộn xoáy lên, từng mãng tràn đầy trong tâm hồn, song để viết thành những lời thơ có vần điệu thì không mấy dễ dàng. 

Cuối cùng, đọc lại bài của Trần Huyền Nhung thì gặp ngay đoạn đầu tiên như sau:

Nằm trong phương thức biểu hiện của trữ tình, thơ ca được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của thơ ca, con người tắm mình trong tình cảm của nhà thơ và của chính mình. Thơ ca thấm vào lòng người đọc bởi những cảm xúc trực tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, bằng những ý tứ sâu xa và sức quyến rũ của tiết tấu, thanh điệu… Tất cả như cùng một lúc ùa vào, tràn ngập trong lòng người đọc, xóa đi hay khắc sâu thêm tình cảm của con người: Những nhỏ nhen, ích kỷ bị loại bỏ, những gì đẹp đẽ, cao quý được tôn vinh. Tâm hồn của con người với thơ sẽ được “thanh lọc” (Aristot) để trở nên trong sáng hơn, cao thượng hơn. Sống với thơ con người sẽ tìm thấy sự yên tĩnh trong tâm hồn, sẽ được nghỉ ngơi, nhưng cũng chính lúc đó, con người tiếp tục hành trình để trở về bản ngã của chính mình. Những phút nghỉ ngơi ấy không phải là trống rỗng, vô nghĩa; ngược lại sự im lặng lại có một ý nghĩa sâu xa trong cuộc đời của mỗi người, là khoảnh khắc con người sống thật nhất, sống với bề dày của cuộc sống nội tâm. Cảm xúc của ta cứ trào dâng mãnh liệt, cuộc sống cứ cuộn lên, xoáy sâu từng mảng ngập tràn tâm hồn khi đọc những vần thơ của Trần Gia Thái.

So sánh thì thấy giống nhau "hơi bị nhiều": những chỗ in nghiêng ở bài trên được "chuyển qua" bài của THN và được tác giả sửa đôi chỗ (cắt bỏ hoặc thêm vài chữ)!

Được biết tác giả viết blog Trần Huyền Nhung trước đây đã từng bị admin của Vnweblogs cảnh cáo và tạm dừng trang blog một thời gian vì đăng bài giống của các tác giả khác! Sau đó cô THN "nhận lỗi" bằng một bài viết (được cho là nhận lỗi quanh co chứ không dám nhận trực tiếp lỗi của mình). Trước sự "phục thiện"(!) này, Admin của Vnweblogs đã cho trang blog Trần Huyền Nhung tiếp tục hoạt động.


Xin xem người làm nghề “ thó “ thơ văn thiên hạ làm thơ văn mình - Trần Huyền Nhung - ca ngợi thơ Trần Gia Thái hết lời, hệt như những nhà phê bình quốc doanh xưa tụng ca thơ Tố Hữu : “Cảm xúc của ta cứ trào dâng mãnh liệt, cuộc sống cứ cuộn lên, xoáy sâu từng mảng ngập tràn tâm hồn khi đọc những vần thơ của Trần Gia Thái.

 “Lời nguyện cầu trước lửa” là một tập thơ của Trần Gia Thái rất có ấn tượng với tôi ngay từ tiêu đề. Nghe như lòng thành tâm của Trần Gia Thái trước một vấn đề thuộc về tâm linh. Lần dở vào trang trong, tôi bắt gặp bài thơ “Lời nguyện cầu trước lửa” (Tr.67), đúng như ý nghĩ ban đầu của tôi khi cầm tập thơ trên tay. Nội dung bài thơ không những giàu tính nhân văn cao cả, mà còn mang đậm chất Thiền của kinh nhà Phật. Cuộc sống đầy rẫy những bon chen, ghen ăn tức ở… lúc này không có mặt trong “lời nguyện cầu trước lửa” của Trần Gia Thái. Ta có cảm tưởng như Trần Gia Thái đã thiền vào thơ, để rồi Anh cảm nhận xung quanh mình chỉ còn là:

“Gió và gió
Hoa tràn theo gió
Gió cuốn hương của muôn loài thảo dược thấm quyện lên một trời hương tinh khiết
Nhìn họ, ta tin những điều thiện cát trong lá sớ kia sẽ thành hiện hữu
Mãn nguyện một đêm hương
Sương ngủ quên trên lá
Trăng đã khóc
Những giọt nước mắt hoan hỉ mừng cho sự giải thoát
Sẽ không còn nữa cảnh đói niềm tin”
                         ( Trích “lời nguyện cầu trước lửa”- tr.69)

Kẻ viết bài này, xin mượn lời nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trong bài “ Đọc tập thơ Trần Gia Thái, buồn về hội chứng “méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách” của nền văn học hôm nay”, bình về bài thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa”, là cái đinh, là điểm nhấn số một của tập thơ, được Trần Huyền Nhung  bốc thơm như sau:

“Một người chưa biết viết câu văn tiếng Việt đơn giản, viết sai ngữ pháp, viết thật tối nghĩa, phản nghĩa, lủng củng như Trần Gia Thái, sao có thể lãnh đạo toàn ngành báo chí từ báo chữ, báo nói, báo hình của thành phố Hà Nội ? Bó tay !Đọc cả tập thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa”, chúng tôi chẳng tìm thấy sự lớn lao nào cả, chí thấy toàn chữ là chữ, toàn nói là nói, nhưng chất thơ thì biến thành vô hình, biến thành không có thật.

Xin trích nguyên văn bài thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa” ( trang 67) được lấy làm tên cho cả tập thơ để thách đố bạn đọc xem có tìm ra câu thơ nào không ? Chắc Trần Gia Thái cho bài thơ này hiện đại lắm, “lớn lao đến mức thành vô hình” lắm lắm, tâm huyết lắm, là cái đinh của cả tập thơ:

“Lời nguyện cầu trước lửa

( Kính tặng Đại Đức Thích Minh Pháp)

Ấy là lúc chuyển sang nghi thức cuối cùng của Đàn lễ tân niên
Trang nghiêm Đại Đức tọa theo tư thế Đức Phật ngự trên tòa sen
Tự tay ông khơi ngọn lửa
Lớn dần lớn dần lửa đồng điệu cùng âm vang lời cầu nguyện của những thiện nam tín nữ
Lửa bay phần phật như cờ vàng rồi hợp thành một tháp lửa vàng
Vàng cuồn cuộn hất ngược vào không trung
Đêm và ngày giao hòa
Quyền uy phủ vàng mật thất
Tựa như muôn lưỡi mác uốn cong kết thành đài lửa
Hoàng Liên
Hoàng Liên
Tòa sen vàng đấy ư ?
Trong quầng lửa kỳ biến dường như quần tụ những gương mặt chúng sinh rạng ngời ký thác trên dung nhan Phật
Từ mơ hồ vọng về lời sấm
Gió bão nắng mưa nóng lạnh đội lên từ sâu thẳm đất hay ngồn ngộn kéo về từ vũ trụ bao la ?
Không, không hẳn thế
Đấy là lời vị Đại Đức có đôi mắt sáng như sao và giọng nói trầm hùng vang động
Ông nói với lửa bằng ngôn ngữ riêng
Ngọn lửa dịu dần dịu dần hóa thân vào một vầng trăng viên mãn sau cái lắc chuông đường đột như một khẩu lệnh cắt đứt chuỗi âm thanh tưởng như triền miên vô tận ấy khiến ta bừng tỉnh
Ôi, giá như bức tường kia là một tấm gương thì các phật tử lúc này sẽ được chiêm ngưỡng chính mình và cảm nhận rõ sự thăng hoa hàm súc
Gió và gió
Hương hoa tràn theo gió
Gió cuốn theo hương của muôn loài thảo dược thấm quyện nên một trời hương tinh khiết
Nhìn họ, ta tin những điều thiện cát trong lá sớ kia sẽ thành hiện hữu
Mãn nguyện một đêm hương
Sương ngủ quên trên lá
Trăng đã khóc
Những giọt nước mắt hoan hỉ mừng cho sự giải thoát
Sẽ không còn nữa cảnh đói niềm tin”
( hết bài thơ)

Đọc xong bài được Trần Gia Thái gọi là thơ này, chúng tôi không biết nó thuộc thể loại gì : văn xuôi, văn tế, văn tường thuật, văn đưa linh…hay mê cung triết học ? Cầu mong ông Trần Gia Thái thương tình mà chỉ giáo cho sự tò mò có thể phát ốm của chúng tôi được giải tỏa phần nào ? Với kiến văn hạn hẹp người trần mắt thịt, chúng tôi xin cá với ông Trần Gia Thái bài sớ trên của ông mà là thơ thì chúng tôi xin …chết liền.”

Xin trích những lời bốc thơm vô tội vạ, bốc thơm không biết ngượng của Trần Huyền Nhung trước những câu không thể được gọi là thơ của Trần Gia Thái trong bài thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa” :

“Trăng đã khóc” hay chính là Trần Gia Thái đã nhỏ những “ giọt nước mắt hoan hỉ” từ chính tấm lòng của mình? Vâng, Anh đã mừng cho sự “giải thoát” chúng sinh. Anh cầu nguyện cho những cảnh đói nghèo không còn xuất hiện trong xã hội này nữa. Lòng tin vào Đức Phật từ bi trong Trần Gia Thái rất cao. Nếu không có một tấm lòng từ bi bác ái, thì tôi nghĩ rằng Trần Gia Thái không thể viết lên được những câu thơ như thế.”

Trần Huyền Nhung còn tung ra hàng chục dòng tụng ca lên mây xanh thơ Trần Gia Thái, khen tới bến hơn cả những bài bốc thơm thơ Trần Gia Thái của Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Sĩ Đại; ví dụ như :”


“Đọc tập thơ “Lời nguyện cầu trước lửa”, ta còn nhận ra giá trị nhân văn trong mỗi trang thơ của Trần Gia Thái.
“Giản dị, chân tình, mộc mạc, thăng hoa… đó là tất cả những gì người đọc tìm thấy trong thơ Trần Gia Thái. Xin đặt bàn tay lên ngực thành kính “lời nguyện cầu trước lửa” cùng Người con của quê hương Bình Lục – Hà Nam!”

Vấn đề tôi muốn nói ở đây là sự ngụy biện đến ngớ ngẩn của Trần Huyền Nhung, bênh vực hành vi tội lỗi của Trần Gia Thái, dùng đài truyền hình Hà Nội chiếu hai cuốn phim hạ nhục, phỉ báng những người yêu nước chống giặc Trung Quốc xâm lược quanh Hồ Gươm Hà Nội là xấu xa, phản động, đáng phải trừng trị.

Trần Huyền Nhung viết :

Lời nguyện cầu trước lửa”, Trần Gia Thái tuyệt nhiên không hề nói tới chuyện chính trị trong thơ, ta không được quyền “lẫn lộn” giữa thơ và đời thực. Ý thức được vai trò “đệm đàn” của nhà phê bình – làm sao “đệm” nhưng “không át tiếng hát”, nghĩa là gợi lên cái nhịp cầu (không ai bắc nổi) nối thực với mơ, giữa trời với đất ( ý Hoài Thanh). Gần đây, một số nhà phê bình đã “đệm đàn” làm “át cả tiếng hát” của Trần Gia Thái. Đang chuyện thơ thì nhảy qua chuyện chính trị, thậm chí bàn luận những vấn đề chẳng liên quan tới tập thơ “lời nguyện cầu trước lửa” gì cả. Trong cách hành văn, như thế gọi là “lạc đề”, thậm chí một số người còn “lậu đề” một cách trắng trợn”

Trần Huyền Nhung bảo “ Không được nói chuyện chính trị trong thơ”. Thế mà, trong bài bốc thơm này, Trần Huyền Nhung lại trích hơn hai lần thơ Tố Hữu - một nhà thơ chính trị số một Việt Nam - làm cơ sở cho “lập luận” của mình.

 Trần Huyền Nhung lại phán : “TA KHÔNG ĐƯỢC LẪN LỘN GIỮA THƠ VÀ ĐỜI THỰC” ! Thơ được viết ra từ con người cụ thể, con người thực, hồn thơ xuất phát từ đời thực mà thăng hoa, mà đi vào lòng người thực. Tách thơ ra khỏi đời, tách thơ ra khỏi người viết ra nó, thì thơ được hư vô viết ra ư ? Chế Lan Viên từng quở trách thứ thơ siêu hình kia : “ Đời đẻ ra thơ mà thơ lại hòng quên “. Đời là cơ sở, là cội nguồn của thi ca. Hô hào tách thơ ra khỏi cuộc đời, Trần Huyền Nhung đang một mình chơi thơ trên sao Hỏa (!) ?

Dụng ý của Trần Huyền Nhung nhằm chống lại những bài viết nói về thân nhân bất hảo của Trần Gia Thái, kẻ dùng truyền hình thóa mạ những người yêu nước.Một kẻ chống lại nhân dân mình, xỉ vả, bôi nhọ những người yêu nước trên truyền hình như Trần Gia Thái, kẻ đó liệu có tâm hồn đẹp không, có nhân cách tốt không ?

Không, một trăm lần không ! Một kẻ chống lại dân tộc mình, chống lại đồng bào mình, làm tay sai cho ngoại bang như Trần Gia Thái không thể nào có một tâm hồn cao đẹp, tất nhiên không thể nào thành nhà thơ chân chính.

Than ôi, mèo mả gà đồng xưa nay gặp nhau là lẽ thường tình.

Chúng ta không hề ngạc nhiên khi một người chuyên đi đạo văn người khác làm văn mình như Trần Huyền Nhung lại bốc thơm thơ Trần Gia Thái đến thế .,.

Hà Nội 13-11-2011
Nguyễn Hoàng Nguyên

56 nhận xét :

  1. Đúng là "mèo mả - gà đồng"!

    Trả lờiXóa
  2. Trần Gia Thái trắng trợn vu khống người biểu tình yêu nước (Truyền hình Hà Nội), cam tâm làm kẻ cơ hội, mong chui sâu, luồn cao, lương cao, bổng hậu, hối lộ nhiều.
    Nhưng trời cao có mắt. Gã tự bộc lộ mặt thật. Thi đàn chân chính không có chỗ cho kẻ táng tận lương tâm, chỉ cốt chức quyền, coi khinh nhân phẩm
    Vậy mà Trần Huyền Nhung vẫn cố tình bốc thơm. Tởm hết chỗ nói.
    Hay là ả muốn vào Đài của Thái, làm chân thư ký tháp tùng Hạ Long, Sa Pa, Nha Trang, Đà Lạt...du hí nước ngoài!
    Buồn nôn quá đi mất thôi!!!

    Trả lờiXóa
  3. Bọn"ăn theo,nói leo"đạo"toàn cục"bốc"đại cục"

    Trả lờiXóa
  4. Mồm rộng thế đương nhiên phải hành nghề thổi kèn là đúng rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Bọn đã viết bài, đưa tin, đi truyền miệng xuyên tạc những người yêu nước là tội đồ của lịch sử. Xuyên tạc lòng yêu nước là phỉ nhổ vào hàng chục triệu người đã ngã xuống vì đi chống Pháp, Mỹ và Tàu.
    Đặc biệt, những kẻ xuyên tạc người yêu nước đã làm chia rẻ tình gia đình, họ hàng, làng xóm. Chúng nó hô hào ổn định xã hội nhưng chính chúng nó đang làm xã hội hỗn loạn. CHúng nó đang hô hào bảo vệ chế độ nhưng chính bọn chúng nó đang phá chế độ này.
    Nhà nước phải đưa chúng ra khỏi bộ máy trước khi quá muộn.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thì mong mọi người không nên dùng từ ĐẠO, hay THAM NHŨNG làm gì , nên nói thẳng ra là Ăn cắp, hoặc Trộm cắp cho dễ hiểu !

    Trả lờiXóa
  7. Trần Huyền Nhung, bốc thơm thơ Trần Gia Thái để tìm một chương trình tivi Hà Nội giới thiệu mình : giám đốc công ty quảng cáo, nhà thơ nhà văn, nhà phê bình văn học, theo kiểu ông mất chân gò, bà thò chai rượu mà. Nếu ông Trần Bình Minh , Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam bỗng dưng in tập thơ, chắc chắn sẽ có bài bốc thơm lên mây của Trần Huyền Nhung, kẻ đạo văn nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay. Đúng như bác Nguyễn Hoàng Nguyên đã viết : THN & TGT là một cặp mèo mả gà đồng.

    Trả lờiXóa
  8. Chắc "Nhà thơ" dởm THN nào đó muốn có chân trong Ban văn nghệ của ĐPT -TH Hà Nội chăng?

    Trả lờiXóa
  9. Bài bốc đồng phi nghệ thuật này suy cho cùng là do tác giả của nó có quá nhiều chức vụ " ngon ăn " cho những kẻ cơ hội dễ bề khai thác. Cũng phải xem xét lại ông Trần Gia Thái ở cương vị quan trọng như vậy mà thơ ca " thum thủm" liệu có xứng đáng hay không ?

    Trả lờiXóa
  10. Đọc bài thơ của Trần Gia Thái thấy lảm nhảm như kẻ mất trí thốt lên vậy. Nhảm.

    Trả lờiXóa
  11. Trần Huyền Nhung lại bị vạch mặt.
    Bộ mặt thật của Trần Huyền Nhung ở đây :
    Trần Huyền Nhung lại copy của người khác
    đưa vào bài mình?
    http://vn.360plus.yahoo.com/canhbaoblogtac

    Trả lờiXóa
  12. http://danviet.vn/61740p1c24/phoi-hop-chuan-bi-xay-cung-huu-nghi-viettrung.htm

    Trả lờiXóa
  13. Bận tâm làm gì hả các bác,một lũ phò phạch thôi mà

    Trả lờiXóa
  14. Trần Huyền Nhung - một DĨ THƠ THỜI ĐẠI!

    Trả lờiXóa
  15. Pó tay.com. Nhơ nhớp thế là cùng

    Trả lờiXóa
  16. Em này tuy lèo lá nhưng trông cũng được, các bác thương tình.

    Trả lờiXóa
  17. Xin các Bác đừng ném đá em nữa,cho em cơ hội vô"bộ phận" anh Thái,chứ em mà về quê thì chỉ có lấy mo nang che mặt... thôi.

    Trả lờiXóa
  18. đọc cái phần comment của cô ả thì thấy rằng cái loại này cần phải chửi mới đã( xin lỗi vì em là dân chợ búa) cha tổ sư năm đời mười đời cái con mặt dày mày dạn, mày ở cái lỗ nào chui lên mà lại tởm lợm hơn cả mùi cá ươn của bà thế, thật phí hoài chữ nhà thơ.

    Trả lờiXóa
  19. Trần Huyền Nhung,ngựa quen đường cũ!
    Thói ăn cắp trắng trợn của Trần Huyền Nhung đã hai năm rõ mười và thực chất bài bốc thơm Trần Gia Thái của Trần Huyền Nhung càng khẳng định: Trần Gia Thái và Trần Huyền Nhung Là Một Cặp Mèo Mả Gà Đồng.
    Với sự liều lĩnh và trắng trợn không thể chấp nhận được của Trần Huyền Nhung, đề nghị Ban quản trị trang Vnweblog.com trục xuất trang Hoangnhungmedia và BlogTigon´s ra khỏi một trang Web Văn Học bởi:
    Ngôi Đền Văn Chương Đích Thực Luôn Luôn Thiêng Liêng Và Trong Sáng!
    Và ngạn ngữ Pháp đã có câu: "Ai đã dám ăn cắp một quả trứng thì sẽ dám ăn cắp một con bò."
    Trần Huyền Nhung chính là người như thế!!!
    (Muathuhanoi)

    Trả lờiXóa
  20. Trân gia Thái có nhân cách chính trị rất tệ nhưng các vị comment ở đây xông vào đánh hội đồng tác phẩm văn thơ của người ta cũng thật không ra làm sao. Thế có khác gì nhân văn giai phẩm chứ. Nhân cách và tác phẩm nên được tách bạch.

    Trả lờiXóa
  21. Bác ẩn danh 00:59 Ngày 16 tháng 10 ơi!
    Cười chảy nước mắt khi đọc comment của bác! Lần đầu tiên tôi được biết câu chửi này đấy bác ạ, hay thế cơ chứ!
    Ô hay, mấy câu chửi của các cụ ta ngày xưa giờ vẫn chuẩn nhể!!!
    Cười đã lắm, cảm ơn bác nhé! (tôi lại ghi vào sổ tay rồi! hehe)
    (Muathuhanoi)

    Trả lờiXóa
  22. TRAN HUYEN NHUNG TRONG CO VE DEP NGUOI NHUNG TINH THI KHONG DEP CHUT NAO !

    Trả lờiXóa
  23. Đúng là "Thời của đểu cáng lên ngôi"

    Trả lờiXóa
  24. Em nó định đổi đời bằng cách "bán miệng nuôi trôn" đấy mà,
    Nhưng xem ra, "miệng" của em còn hôi tanh quá !

    Trả lờiXóa
  25. Xin có vài lời với bác Ẩn danh 04h00 ngày 16/10 .Tôi xin không nói về chuện văn thơ vì đây không phải là lĩnh vực mà tôi am hiểu. Tôi chỉ xin nói với bác 3 điều
    1)Bác có cho người ta xỉ vã THN có quá đáng không? Tôi nghĩ đối với một kẻ "trơ trẻn" như vậy thì còn là quá ít. Tôi không hiểu tại sao bác muốn"bênh vực " cho kẻ "mất tất cả nhân cách" như vậy
    2)Còn về ông Trần Gia Thái. Tôi vẫn nghe nói rằng "văn là người",và nghĩa là "thơ càng là người". Người như ông Thái,đến như bác cũng công nhận "có tư cách tệ" thế làm thế nào "có những áng thơ hay,làm bay bổng những tâm hồn". Những kẻ cơ hội như ông Thái chỉ có thể làm thơ để nịnh bợ "kiếm ít bơ thừa sữa cặn".Ca tụng,tâng bốc những kẻ như Ông Thái thì đúng là người có "tư cách"kém hơn cả Ông Thái
    3) Bác có nói "đến Nhân Văn Giai phẩm" không hiểu bác ca tụng Nhân văn Giai phẩm và lên án những người đối xử đối với NVGP hay bác lên án NVGP. Nếu bác thuộc tốp sau thì tôi chỉ lưu ý bác rằng hầu hết các vị trong NVGP đều được nhà nước phục hồi danh dự,công nhận công lao đóng góp của họ và nếu bác không nhận ra điều này thì đúng là bác "bảo hoàng hơn cả bảo hoàng"

    Trả lờiXóa
  26. Nhục quá! Không biết người được THN khen có thấy nhục không?

    Trả lờiXóa
  27. Nghe nói em Trần Huyền Nhung này là doanh nhân, chẳng biết em kinh doanh về cái gì nhỉ? Đề nghị ai biết đưa thêm thông tin về em này để mọi người biết mà tránh. Chứ cái loại người này mà không buôn gian bán lận thì mới lạ.

    Trả lờiXóa
  28. Người Đà nẵnglúc 16:25 16 tháng 10, 2011

    Mã ngoài em nó trông cũng không đến nỗi, thế sao mà Tâm em nó gian tà, Trí em nó ngắn cũn, Dũng em nó vượt qua cả cơn đê mê dục vọng của "trôn", ... khổ em quá, sao không cố làm người tử tế, lại đi vào cái điều xấu xa này hở em?

    Trả lờiXóa
  29. THN Em kinh doanh nồi Lẩu,bỏ thứ này một tí thứ kia một tí(của người ta làm ra rồi mà)thành sản phẩm của Em.Khách hàng của Em là những người có "khả năng"các Bác ạ,chứ những người chỉ biết nghĩ đúng,nói trúng như các Bác thì Em xin chịu

    Trả lờiXóa
  30. Lại bốc thơm một doanh nhân họ Trần khác :
    Cảm Nhận Về Vị Doanh Nhân Trần Vân Tôn.
    Trần Huyền Nhung
    ...
    Trần Vân Tôn với thương hiệu công ty cổ phần Thế Kỷ được đọc tên ghi nhận trong lễ hội khai mạc đền Trần cùng với một số các doanh nhân họ Trần khác như: Trần Văn Mười với thương hiệu Năm Sao, Trần Văn Sen với thương hiệu bia Đại Việt… Tiến sĩ Trần Mạnh Quảng- trưởng tộc họ Trần Việt Nam rất tự hào về "Hào khí đông A” nhà Trần khi được đọc tên các doanh nhân tiêu biểu ấy.
    Hy vọng rằng một ngày nào đó khi bình minh "thức dậy” những tia nắng ấm áp ôm chặt tôi- bạn vào lòng, những bông hoa còn ngậm hơi sương mỉm cười với chúng ta. Mọi người dành cho nhau những ánh mắt ngập tràn lòng tin và thiện cảm. Niềm hạnh phúc len lỏi trong tim bạn, tim tôi vì thấy mình trở thành hạt muối mặn cho đời, là sắc hồng tô lên điều nhợt nhạt của cuộc sống và hơn tất cả là bạn cùng tôi chung sức với mọi người góp phần làm cho cuộc đời mỗi ngày tươi đẹp hơn. Và đó cũng chính là "thông điệp” mà doanh nhân Trần Vân Tôn cả đời tâm huyết trao tặng cho thế hệ trẻ chúng ta.
    Trần Huyền Nhung

    http://pham-asset.com/muaban_thongtin.php?l=en&mode=n&sc=0&n=7269

    Trả lờiXóa
  31. Bác Diện đưa con mẹ này lên coi chừng ô uế trang Blog :
    Trần Huyền Nhung đạo văn
    bạo gan hơn cả Lê Thủy!
    http://bqt.vnweblogs.com/print/24069/304597

    Trả lờiXóa
  32. Tại sao Trannhuong.com va nguyentrongtao.org lai cho đăng. Phải chăng hai ông này cũng có vấn đề? Nếu ả đăng ở trên blog của ả thì măc kệ, nhưng bác Tạo và Nhương cho đăng trên blog mình nghĩa là cũng hùa theo sao? (Hoàng Quang)

    Trả lờiXóa
  33. Mời các bạn đọc thêm một entry sau đây để hiểu thêm THN trơ trẽn tới mức nào.

    Chả là sau khi bị vạch mặt, quá già trang viết trong bài viết về tập thơ Trần Gia Thái là văn chôm chỉa, THN đã trưng ra bằng chứng, đó là một phần Tiểu luận về thơ thừ thời SV. Nhưng khốn thay, nó lại là sản phẩm copy từ Bài văn đọat giải nhất quốc gia 1987 của Nguyễn Thanh Sơn (Trường PTTH Chu Văn An). Hóa ra, trong bài phê bình “Phạm Quang Trung, kẻ nô lệ văn chương” của Trần Huyền Nhung, đăng trên nguyentrongtao.org và nhiều trang khác cũng cop nguyên xi đoạn đầu bài văn của Nguyễn Thanh Sơn.

    Mời mọi người đọc bài này:
    Trần Huyền Nhung khoe từng copy văn từ thời sinh viên:
    http://bqt.vnweblogs.com/post/24069/330221

    Trả lờiXóa
  34. không biết THN học lớp mấy mà dám nói LỜI NGUYỆN CẦU TRƯỚC LỮA là thơ thì thật là hết nói nỏi

    Trả lờiXóa
  35. Ông Trần thai Giá thât mừng hết chỗ nói khi dược một ả chân dài trơ tráo khen thơ mình . lời khen cũng lại đi ăn cắp nữa thì thật không biết còn mừng hay tủi nữa đây .Chúc mừng bác tiếng tăm ngày càng nổi như cồn. hihi

    Trả lờiXóa
  36. Những vô liêm sỉ nên bài thơ này để soi lại mình
    .....
    Xứ sở thật thà
    sao thật lắm thứ điếm
    điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…

    Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
    điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn

    .....http://tapchinhavan.vn/news/Tho/Nhin-tu-xa-To-quoc-chum-tho-cua-Nguyen-Duy-166/

    Trả lờiXóa
  37. Tôi không am hiều về văn chương lắm nhưng xem ra em này không hẳn đã "bất tài" vì ả vừa bốc thơm được ông Trần Gia Thái mà lại đưa được ông này lên thơt thì bà con ta có cái mà " Thái Ra Trần" đấy thôi? ngồi xem ném đá cũng thấy vui đáo để hê hê ... !

    Trả lờiXóa
  38. thối không ngửi được THN.tôi khinh.

    Trả lờiXóa
  39. Ối giời ơi! Cá mè một lứa mà. Tức làm chi cho nó ...... mệt!

    Trả lờiXóa
  40. Trần Huyền Nhung bị căn bệnh tôn sùng họ Trần , cứ ai có họ Trần mà tiếng tăm một chút là được bốc thơm . Tôi tên Trần Như Nhọng rất muốn được Trần Huyền Nhung bốc thơm một bài.

    Trả lờiXóa
  41. Một thày đồ nọ sáng tác được tập văn, nghe tiếng có thày bói kia giỏi đoán, nhờ cái mũi thính…thày bèn mang văn mình theo cùng 2 cuốn sách khác
    -Đây là Hồng lâu mộng
    -Sao thày biết
    -Toàn những mùi son phấn
    -Đây là Tam quốc chí/ Toàn mùi gươm đao
    -Còn đây là văn thày…Vì có mùi thum thủm

    Rất mừng nước ta lớp thày bói trên tưởng đã tuyệt chủng nay lại nảy ra loại Bói Cô- Huyền Nhung, nhưng có cái mũi dở quá. Nếu cô thành thật phán rằng, thơ ấy thum thủm lắm thì may ra bàn dân thiên hạ còn tin cô được, nhưng quái thay, cô lại khen thơm, thì người ta biết tỏng cô định bói gì rồi: Bói Nịnh.
    ......
    Lý Đào

    Trả lờiXóa
  42. Đàn ông rộng miệng thì sang
    Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà

    Trả lờiXóa
  43. THN nói:bác Trần Như Nhộng nếu bác muốn"bốc"thì bác rủ cả bác Nguyễn Trường Tô tới chỗ em luôn thể, em sẵn sàng"cống,hiến" các Bác

    Trả lờiXóa
  44. Xin các bác

    Trần Gia Thái dầu sao cũng có tác phẩm in rồi, lại còn được các nhà thơ đại thụ như Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Sỹ Đại giới thiệu, ca ngợi. Đại thụ thơ ca ngợi thì Trần Hồng Nhung bốc thơm thơ TGT có gì là lạ.Các bác có chửi TGT, Trần Hồng Nhung thì đừng tục quá, kẻo Hữu Thỉnh, Quần Phương, Sỹ Đại lại buồn, nghĩ các bác gián tiếp chửi các ông ấy.Chỉ nên phê phán Trần Hồng Nhung tội đạo văn thơ thôi, còn cái tội bốc thơm làm sao nguy hiểm bằng cái tội bốc thơm không đúng của các đại thụ. Cái đó mới giết chết thơ Việt.

    Trả lờiXóa
  45. "Chính học suy thì tà thuyết thịnh", cụ Ngô Đức Kế nói rồi. Nhiều năm nay rồi một bọn dốt nát vô liêm sỷ múa may trên rất nhiều diễn đàn để tâng bốc nhau cái thứ văn chương vớ vẩn, vô hồn.

    Trả lờiXóa
  46. Không ai muốn chửi ông TGT dù Thơ của ông ấy hay hoặc không hay! mọi ngưòi chỉ thấy ả THN thật kệch cỡm trong việc đạo văv một cách vô lêm sỉ để bốc thơm Lãnh đạo của ĐTH HN vào lúc bà con ta còn đang bức xúc vụ đưa tin sai sự thật cua ĐTH HN về người biểu tình yêu nước ... ...

    Trả lờiXóa
  47. Bác Diện ơi,
    Xin hỏi Bác những câu thơ trên trong ngôn ngữ Hán - Nôm nó có nghĩa gì không vậy?
    Chứ tôi là người Việt, rất rành tiếng Việt, trình độ Đại học mà tôi chẳng hiểu nó có nghĩa gì trong tiếng Việt cả.
    Nếu bài thơ này có nhuận bút khoảng ... 200 đồng VN, thì chắc chắn tôi sẽ làm 1 triệu bài văn trong vòng ... 01 tuần. Lúc đó tôi sẽ giàu to cho mà xem.
    Bác Diện hay có ai dám đặt hàng tôi viết những bài thơ như vậy không??

    Trả lờiXóa
  48. Nếu phải nhận xét về bài thơ trên tôi chỉ biết dùng một Từ:ĐIÊN.Còn những người BỐC THƠM nó thì phải gọi là TÂM THẦN.

    Trả lờiXóa
  49. Sorry các bác, đang bàn chuyện văn thơ mà em xen vào thế này có phần không phải, nhưng mà đọc bài thơ đó đã thối (xin cứ tạm gọi nó là thơ), mà đọc bài "bốc thơm" ấy thì lại càng không ngửi được. Bởi vậy em đành phải thốt ra:"Thối! thối quá". Với "thi sĩ" Nhung này thì e là "rắm bác Thái" cũng thơm đó ạ!

    Trả lờiXóa
  50. TGT đang ngồi đồng vào thơ chứ thiền gì? Mà cứ cho là người viết không biết nhưng cố viết, còn người đọc thì cũng phải nhận ra đằng này THN lại khen thì vì cái gì? "tọa theo tư theo tư thế đức phật ngự trên tòa sen" thì tự tay khêu ngọn lửa được à? nếu ông ấy lấy "chim" khêu thì may ra còn được! Theo đức phật mỗi người tu hành phải tự chứng ngộ thì cần gì đến "tấm gương" để chiêm ngưỡng, cảm nhận,...
    Thật đúng là làm thơ thì thối mà bình thơ còn thối vượt bậc!

    Trả lờiXóa
  51. Một kẻ ăn cắp ca tụng một kẻ vu khống thì có gì là lạ. Kẻ ăn cắp mà khen thì phải chạy cho xa.

    Trả lờiXóa
  52. Xin mới bạn đọc cập nhật về "chuyên gia ăn cắp" Trần Huyền Nhung sẽ thêm điều bất ngời thú vị:

    http://bqt.vnweblogs.com/post/24069/330221#1500097

    Trả lờiXóa
  53. Cô Nhung này cũng là một Văn Nô , nhưng bốc thơm
    không bằng Tố Hữu khi khóc Staline ...
    - Tiếng đầu lòng con gọi Staline ...
    - Thương Cha , thương mẹ , thương chồng ,
    Thương mình ,thương một , thương Ông thương mười. Nghĩa là thương Cha, Mẹ mình có một phần
    thôi. Mà thương Ông Staline bên Nga tới mười phần cơ đấy .

    Trả lờiXóa
  54. Đúng là "mèo mả gặp gà đồng"
    Thứ thơ bẩn thỉu, tác giả bẩn thỉu thì lại gặp đứa phê bình, tâng bốc bẩn thỉu
    Tại sao trên đời lại có những người như vậy nhỉ?

    Trả lờiXóa
  55. Miệng em Nhung này dẻo thật. Có ai biết số đt xin cung cấp, tui đang cần tuyển nhân viên PR cho công ty

    Trả lờiXóa