Những sáng kiến kéo lùi đất nước
Nguyễn Duy Xuân
Tai nạn giao thông đang là vấn nạn của đất nước. Để hạn chế nó, biết bao giải pháp đã được thực thi nhưng xem ra hiệu quả chưa thấy đâu mà tai nạn vẫn cứ gia tăng. Mới đây, Bộ Công an lại đưa ra dự thảo sẽ cấp phiếu kiểm soát lái xe (KSLX) bên cạnh giấy phép lái xe nhằm quản lý lái xe và ngăn ngừa tai nạn giao thông.
Đành rằng mục đích là cực tốt nhưng xem ra, chủ trương này sẽ kéo theo những hệ lụy khôn lường. Thứ nhất nó đi ngược lại những cố gắng của Chính phủ trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lí thông thoáng, giảm bớt phiền hà cho người dân. Thứ hai nó sẽ gây lãng phí mà theo ước tính nếu thực thi cấp phiếu KSLX trong cả nước sẽ tốn khoảng 600 tỉ đồng. Một con số không nhỏ giữa thời cơm cao gạo kém này. Với số tiền đó dư sức để trang bị phương tiện kiểm soát hiện đại cho cảnh sát giao thông mà hiệu quả chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều. Thứ ba là thêm loại giấy phép này có nghĩa là thêm một lỗ hổng tiêu cực cho các cơ quan quản lí, nhất là ngành cảnh sát giao thông. Thứ tư là trước đây công an đã phát hành phiếu này nhưng sau đó thì bãi bỏ vì những phiền hà, tiêu cực của nó. Rõ là “mèo lại hoàn mèo”. Thứ năm là việc cấp lại phiếu KSLX là việc làm chẳng giống ai giữa thời hội nhập. Thiên hạ người ta quản lí nhân sự chỉ bằng một cú nhấp chuột, còn ta bằng cả một đống giấy tờ và thủ tục “hành dân”.
Tóm lại là đây là một tối kiến hơn là sáng kiến bởi nó sẽ kéo lùi sự phát triển của đất nước. Những người nghĩ ra nó chắc bị dồn vào thế bức bách không lối thoát bởi sự bất lực, bất tài cho nên mới nhắm mắt chọn lại cái mà chính họ đã vứt vào sọt rác từ lâu.
Nhân cái sáng kiến này của ngành công an lại nghĩ tới cái sáng kiến của ngành giáo dục. Số là để chống lại cái việc giáo viên cóp giáo án trên mạng, nhiều trường chủ trương buộc họ phải soạn bài bằng tay, cấm sử dụng giáo án in. Thế là cái hình ảnh đã đi vào kí ức tuổi học trò giờ có dịp trở lại: đêm đêm thầy (cô) chong đèn (dù bây giờ là đèn điện) miệt mài trên trang giáo án.
Thế giới đẻ ra công nghệ thông tin (CNTT) để xã hội phát triển. Bộ GD-ĐT cũng đã chủ trương đưa công nghệ thông tin vào trường học với những hô hào năm học ứng dụng CNTT để đổi mới dạy học. Internet đã và đang có mặt khắp mọi nhà. Tác động tích cực của nó đối với sự phát triển xã hội thì không cần bàn cãi. Thế mà, không hiểu sao trong hàng ngũ quản lí giáo dục lại có những vị lãnh đạo muốn quay ngược thời gian như thế ? Vì sao vậy ? Vì sự dốt nát về công nghệ ư ? Rất có thể bởi lãnh đạo cũng không hiếm người mù CNTT hoặc giả nếu biết chỉ đủ để nhắp chuột xem các trang web đen. Vì bất tài ư ? Quá đúng, bởi có những vị lên chức bằng chạy chọt, chứ cái đầu thì rỗng tuếch. Vì lười biếng ư ? Cũng đúng, bởi quan chức bây giờ cần thời gian cho nhậu nhẹt, ăn chơi hơn là đầu tư trí tuệ cho công việc quản lí của mình. Bắt giáo viên soạn giáo án bằng tay tức là họ muốn đá quả bóng trách nhiệm quản lí chất lượng chuyên môn sang người khác. Đây quả đúng là một loại tối kiến cho thấy sự bất lực, bất tài của những người được giao nhiệm vụ quản lí giáo dục phổ thông. Chống giáo viên coppy giáo án của người khác thì phải dùng cái đầu tức là bằng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ chứ không phải bằng cơ bắp, bằng mệnh lệnh hành chính kiểu như thế. Chả trách, giáo dục của ta bây giờ ngày lại ngày cứ luẩn quẩn và tụt hậu.
16-10-2011
Nguyễn Duy Xuân
Khong trach gì Microsoft tạo ra cong cụ Recycle Bin. Đôi khi nguoi2 ta van co nhu cau dùng lại những thư da vứt sọt rác mà
Trả lờiXóaKhông ở đâu, quốc gia hay vùng lãnh thổ nào như ở Việt nam: Luật thực tế không phải được xây dựng từ cơ quan lập pháp là quốc hội mà từ chính người nào có nhu cầu "làm luật". Các bác không tin cứ vi hành sẽ thấy: lái xe khi qua chốt kiểm soát giao thông thì xuống "làm luật", buôn đường dài gặp QLTT cũng "làm luật", doanh nghiệp nộp thuế hay quyết toán thuế cũng "làm luật", xuất nhập khẩu qua cửa Hải quan cũng "làm luật". Có thể kể vô vàn ví dụ trong đời sống xã hội, bất cứ khi nào người dân khi phải tiếp xúc với cơ quan công quyền cũng đều có thể, hoặc bắt buộc phải "làm luật".
Trả lờiXóaTừ nhận xét đó, để chữa các căn bệnh trầm kha của mọi mặt đời sống xã hội thì cần phải bắt đúng bệnh, tìm đúng thuốc và đúng thầy.
Xe phóng nhanh, lấn làn, chở quá tải khi bị bắt cứ làm luật là đi tiếp. Vậy bệnh của giao thông nằm ở ngành công an. Thay vì những tối kiến cải lùi như giấy phép con giấy phép cháu, Bộ CA nên công bố một chương trình giám sát bí mật các CSGT, có thể trong vai các lái xe, người dân...Như vậy buộc các CSGT phải nghiêm túc từ tác phong điều lệnh tới nghiệp vụ xử lý công việc vì luôn có tâm lý có thể bị sờ gáy bất cứ lúc nào.
Với các lĩnh vực khác cũng vậy, các biện pháp đưa ra nhằm lành mạnh hóa xã hội nên hướng đến đối tượng chủ yếu là những người có quyền ra một quyết định nào đó chứ không phải người dân, nếu quan không tham thì dân nào dám "làm luật" và cũng không muốn "làm luật".
ở ký túc xá trường đại học Kinh tế quốc dân, mấy năm trước (2-4 năm) có chuyện buồn cười tương tự thế này. Ban quản lý KTX cấm SV dùng internet. SV ai câu internet bên ngoài vào đều bị cắt dây, phạt. Có người lên ban quản lý KTX thắc mắc, thì ông ở ban chỉ nhìn vào mặt, hỏi rằng mày có muốn ở đây nữa không.
Trả lờiXóaVề chuyện giáo án viết tay, tôi biết là có chuyện đó thật. Hết khổ với thầy cô giáo.
TP. HCM
Trả lờiXóaTuyến quốc lộ 22. Từ Ngã tư An Sương -> Hóc Môn -> Củ Chi luôn luôn có bọn CAGT "làm luật" sao không thấy báo chí lên tiếng nhỉ. Cũng tuyến đường này khoảng 11h 30 sáng đến 1h 30 chiều xe gắn máy chở thuốc lá lậu chạy hiên ngang - tốc độ cao - lấn tuyến - chở hàng cồng kếnh thì chẳng thấy thằng CAGT nào phạt cả !!! Mặc dù bọn nó đang đứng "làm luật" mấy xe tải. Mấy vị không tin thì cứ mục kích xem. Lưu thông đoạn Ngã Tư An sương - QL 22. Chốt Ngã Tư Giếng nước Hóc Môn) - Hai đầu cầu An Hạ (Hóc Môn - Củ Chi). Bọn ăn cướp có giấy phép. Khinh tởm quá.
Trước hết và trên hết là chấn chỉnh nghành C.A, cụ thể là những con người thực thi pháp luật, phải dạy dỗ cho họ biết cái luật, cái lẽ phải ở đời...
Trả lờiXóaHọ phải chùn tay khi cầm đồng tiền hối lộ,Theo tôi biết thì chỉ có A.N là ít dám rờ đến hối lộ, vì các vụ việc mang màu sắc chính trị dễ kéo theo cái ghế họ đang ngồi...còn nói chung thì tệ hối lộ trong nghành C.A thì đầy dẫy, từ C.A khu vực trở đi, mà công khai và thách thức nhất là C.A giao thông khắp mọi nẻo đường...
"Ông lớn" nào có trách nhiêm và đủ quyền hãy thử nhấc mông khỏi cái ghế trong phòng lạnh mà rong ruổi vi hành dọc đường đất nước thì sẽ thấy ngay xem có đúng như thiên hạ nói hay không ???
TH
B Diện gỡ dùm cái này này xuống tôi cảm thấy bất an rồi. Thành thật cám ơn
Trả lờiXóa12:46 Ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tỉnh Quãng nam quê tôi năm vừa rồi cũng có sáng kiến hay từ các vị lãnh đạo là: Thành phố du lịch Hội An phải tắt đèn đi ngủ và cấm kinh doanh sau 11 giờ ở tấc cả các Nhà hàng, khách sạn...trên thành phố. Chắc các vị thương các du khách ở xa đến sợ đi chơi ảnh hưởng đến sức khoẻ nên bắt buộc du khách phải đi ngủ hết.
Trả lờiXóaNhững chia sẽ thẳng thắng của Bác Nguyễn Duy Xuân đã thể hiện đạo đức chân chính của con người Việt Nam. Chúc Bác luôn an lành và luôn luôn đứng thẳng nói thật để làm tỉnh giấc một số đông đang mê ngũ.
Trả lờiXóađúng là toàn tối kiến kéo lùi lịch sử, đi ngược lại xu thế phát triển của xã hội và đất nước ta
Trả lờiXóaVới bằng ấy tiền bỏ ra sao họ không nghĩ đến việc phối hợp với ngành GTVT thiết lập phần mềm quản lý toàn bộ GPLX, thậm chí cả đăng ký và biển số xe trên phạm vi toàn quốc.Với chỉ một vài thao tác trên xe tuần tra được lắp đặt hệ thống họ có thể có đầy đủ dữ liệu để xử lý. Hay là làm thế thì hỏng ăn nên vờ như không biết, các lãnh đạo ngành đi nước ngoài tham quan học hỏi kinh nghiệm suốt sao không thấy áp dụng về nước mình nhỉ?
Trả lờiXóaTôi đã có gần 10 năm tham gia giao thông ở NN thì thấy rằng, với những vi phạm trực tiếp mà CSGT bắt được thì ngoài chuyện lập biên bản xử phạt là đương nhiên họ còn kiểm tra hồ sơ quá trình tham gia GT bằng phần mềm QL ngay trên xe tuần tra và cập nhật liên tục.Sẽ không có chuyện một Lx vi phạm về vượt quá nồng độ cồn trong máu cho phép khi tham gia GT hoặc chạy quá tốc độ quy định liên tục mà lại không bị tước GPLX có thời hạn hoặc vĩnh viễn tuỳ theo mức độ vi phạm, tái phạm...ngoài ra nếu anh gây tai nạn liên tục thì số tiền đóng bảo hiểm sẽ phải tăng lên chứ
Mai này, để chống tăng dân số, UBKHHGĐ sẽ ra lệnh cấm các cặp vợ chồng sinh hoạt tình dục một số ngày trong tuần.
Trả lờiXóaNếu còn ở cái cơ chế như hiện nay thì còn nảy sinh nhiều "Sáng kiến". Dân còn bị hành, quan càng ngày càng "khôn"...
Trả lờiXóaComment của khách ẩn danh 15:02 18/10
Trả lờiXóaSao lại vẽ đường cho hươu chạy thế hả bác. Nếu làm thế thì lại phải đẻ ra 1 loại "phiếu kiểm soát quan hệ vợ chồng" nữa để quản lý à?