Trần Đăng Khoa: “Thật oan cho Nguyên Ngọc”
04/09/2011 11:05:19
Vì không đến dự lễ Trao tặng Huân chương Độc lập cho mình năm 2000, có người nói “cái ông Nguyên Ngọc này buồn cười thật”. Nhưng Trần Đăng Khoa biết ông Nguyên Ngọc bị oan. Bài viết từng đăng trên báo Văn nghệ số 44 ra ngày 3/11/2007.
Tôi vẫn còn nhớ buổi sáng ngày 1/9/2000. Tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra một nghi lễ long trọng: Trao tặng Huân chương Độc lập vì những cống hiến to lớn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cho 5 nhà văn xuất sắc: Hải Triều, Thanh Tịnh, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Thi và Nguyên Ngọc.
Trong số 5 nhà văn rất nổi tiếng này, chỉ có mỗi Nguyên Ngọc là còn sống. Nhưng ông lại không có mặt. Nhiều người tỏ ra băn khoăn. Một nhà văn bảo tôi: “Cái ông Nguyên Ngọc này buồn cười thật. Cứ khụng khà khụng khiệng. Khó chịu quá”. “Hình như anh Ngọc đi vắng.”. “Vắng đâu. Về rồi. Về mà vẫn không chịu đến! Cha này xem ra không được!”.
Thật oan cho Nguyên Ngọc.
Khi Hội Nhà văn tổ chức đón nhận Huân chương Độc lập cho ông thì ông vẫn còn lặn lội ở cơ sở cách mạng vùng ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Ông hoàn toàn không biết có sự kiện này. Báo tin cho ông ngay trong buổi chiều hôm ấy lại là những độc giả của ông ở Đà Nẵng. Họ tíu tít đến chúc mừng ông. Anh Giám đốc khách sạn Non Nước còn mang lẵng hoa đến tặng ông. Nguyên Ngọc rất cảm động vì tấm lòng thương yêu quý trọng của độc giả giành cho mình. Xem chừng họ còn vui hơn cả ông khi ông được Nhà nước ghi nhận về sự cống hiến to lớn trong cả một đời cầm súng và cầm bút.
Chiều 7/9/2000, Nguyên Ngọc về đến Hà Nội thì sáng ngày 8/9, nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Tổng thư ký cùng nhà thơ Nguyễn Hoa, cán bộ Tổ chức Hội, thay mặt Ban Chấp hành đã đến tận nhà trao ông Huân chương Độc lập hạng nhì của Nhà nước cùng với lẵng hoa của Hội nhà văn. Phó Tổng thư ký Nguyễn Trí Huân còn thông báo cho ông biết, ông có 7 triệu đồng tiền đầu tư sáng tác.
- Ồ, cái đó thì mình không nhận đâu.
Nguyên Ngọc lắc đầu. Nhà văn Nguyễn Trí Huân cười điềm đạm:
- Đây là lộc chung thôi anh ạ. Lộc của Nhà nước mà!
- Lộc nào của Nhà nước. Tiền đóng thuế của dân đấy. Mình không nhận đâu!
- Mọi người đều nhận cả bác ạ - Tôi chen vào - Nhà văn mình khổ quá. Nhà nước tạo điều kiện thêm để ngồi làm tác phẩm. Em cũng đã nhận mấy triệu. Mọi người cũng đều nhận cả. Bác không nhận, thế bằng bác bỉ chúng em à?
- Không! không! - Nguyên Ngọc vội vã xua tay - Cái này là tuỳ quan niệm của mỗi người thôi. Mình viết được cái gì thì “bán” cho Nhà xuất bản lấy tiền rồi. Sao bây giờ lại còn lấy tiền của dân nữa? Số tiền ấy mình không nhận đâu. Huân đừng mang đến nhé!
Nguyên Ngọc lại từ chối. Như mấy lần đầu tư trước đây, ông cũng kiên quyết từ chối.
Ở Hội Nhà văn hiện nay, chỉ có mỗi Nguyên Ngọc là chưa nhận tiền tài trợ lần nào. Mà ông “gàn” lắm! Cực đoan lắm. Có người bảo, Nguyên Ngọc đã quyết cái gì thì không ai có thể ngăn cản nổi. Có túm tay ông kéo lại thì lập tức ông hoá thành anh La Văn Cầu, rút mã tấu chặt phéng ngay cái cánh tay bị níu giữ ấy mà xông lên. Việc từ chối tiền đầu tư cũng thế.
Tôi biết Nguyên Ngọc rất nghèo. Số lương hưu của hai vợ chồng ông có đáng là bao. Nguyên Ngọc lại đi thực tế liên miên, mà đi xa, đi tự túc. Tính ông lại khảnh. Đã thế ông lại không chịu viết tạp. Thế thì làm sao mà có được tiền.
Một lần nhà văn Nguyễn Thị Như Trang đến thăm ông, thấy trên mâm chỏng trơ hai cái xoong. Một xoong cơm, một xoong canh. Thức ăn không cho ra bát. Người ăn cứ múc thẳng từ nồi. Đấy là lối ăn theo kiểu thời chiến của lính trận. Chiến tranh đã kết thúc cách đây hơn một phần tư thế kỷ rồi, vậy mà Nguyên Ngọc vẫn chưa ra khỏi cuộc chiến. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn không biết đi xe máy, cũng không biết đi cả xe đạp. Cứ túc tắc cuốc bộ. Và ông bước phăm phắp như lính cắt rừng.
- Sao tôi được nhận Huân chương Độc lập hạng nhì mà Nguyễn Thi lại chỉ hạng ba. Nguyễn Thi phải hơn tôi chứ. Tôi so với anh Thi sao được?
Nguyên Ngọc tỏ ra rất băn khoăn. Nguyễn Trí Huân chỉ còn biết nở nụ cười của Phật bà Quan âm. Bởi điều ấy nằm ngoài tầm tay Hội Nhà văn rồi. Có lẽ Ban Thi đua Khen thưởng Nhà nước cứ chiểu theo Quy chế, căn cứ vào độ dài của thời gian phục vụ trong chiến trường. Nguyễn Trọng Oánh và Nguyên Ngọc lặn lội trong lửa đạn suốt hơn chục năm trời, hết chiến tranh mới ra Bắc. Còn Nguyễn Thi thì ngay từ năm 1968, ông đã hy sinh rồi. Nguyễn Thi ở chiến trường mới được có bốn năm. Còn cả một đời, Nguyễn Thi nằm trong lòng đất và đến nay vẫn không tìm thấy hài cốt ở đâu…
Nguyên Ngọc ngồi lặng. Gương mặt đượm buồn. Ông và Nguyễn Thi cùng đi B một ngày. Bấy giờ, Nguyên Ngọc đi nhẹ nhàng lắm, vì ông chưa có vợ con. Còn Nguyễn Thi thì đã có vợ. Người vợ trẻ của ông lại vừa sinh con trai đầu lòng. Nhà thơ Vũ Cao còn nhớ buổi chia tay Nguyễn Thi. Bữa đó, ông rủ Nguyễn Thi ra phố. Ông muốn mời bạn ăn một bát phở bò. Nhà văn thời đó nghèo xơ xác. Trong túi Vũ Cao cũng chỉ đủ số tiền cho một bát phở thôi. Chả lẽ chỉ bạn ăn, còn mình thì ngồi suông ngắm bạn? Hình như cũng hiểu được nỗi băn khoăn của Vũ Cao, Nguyễn Thi bảo ông chỉ thèm khoai lang luộc thôi. Trời, tưởng gì, chứ khoai lang thì rẻ lắm. Số tiền trong túi Vũ Cao đủ để hai ông ăn no khoai lang. Thế là họ ngồi sụp xuống bên đường, làm một đĩa khoai mật.
Tối ấy, Nguyễn Thi về nhà từ biệt vợ con. Vợ ông chỉ lặng lẽ lau nước mắt còn thằng bé mới đẻ thì khóc ré lên. Nguyễn Thi đùng đùng quay ra rồi phăm phăm bước thẳng, không ngoái đầu lại, mặt tái ngắt, trông rất ghê sợ, cứ như sắp sửa chém giết ai đó. Vũ Cao biết nếu chỉ quay nhìn lại vợ con, cửa nhà, chắc Nguyễn Thi sẽ không thể đi nổi.
Tôi vẫn còn nhớ buổi sáng ngày 1/9/2000. Tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra một nghi lễ long trọng: Trao tặng Huân chương Độc lập vì những cống hiến to lớn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cho 5 nhà văn xuất sắc: Hải Triều, Thanh Tịnh, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Thi và Nguyên Ngọc.
Trong số 5 nhà văn rất nổi tiếng này, chỉ có mỗi Nguyên Ngọc là còn sống. Nhưng ông lại không có mặt. Nhiều người tỏ ra băn khoăn. Một nhà văn bảo tôi: “Cái ông Nguyên Ngọc này buồn cười thật. Cứ khụng khà khụng khiệng. Khó chịu quá”. “Hình như anh Ngọc đi vắng.”. “Vắng đâu. Về rồi. Về mà vẫn không chịu đến! Cha này xem ra không được!”.
Thật oan cho Nguyên Ngọc.
Khi Hội Nhà văn tổ chức đón nhận Huân chương Độc lập cho ông thì ông vẫn còn lặn lội ở cơ sở cách mạng vùng ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Ông hoàn toàn không biết có sự kiện này. Báo tin cho ông ngay trong buổi chiều hôm ấy lại là những độc giả của ông ở Đà Nẵng. Họ tíu tít đến chúc mừng ông. Anh Giám đốc khách sạn Non Nước còn mang lẵng hoa đến tặng ông. Nguyên Ngọc rất cảm động vì tấm lòng thương yêu quý trọng của độc giả giành cho mình. Xem chừng họ còn vui hơn cả ông khi ông được Nhà nước ghi nhận về sự cống hiến to lớn trong cả một đời cầm súng và cầm bút.
Ở Hội Nhà văn hiện nay, chỉ có mỗi Nguyên Ngọc là chưa nhận tiền tài trợ lần nào. Ảnh sưu tầm |
Chiều 7/9/2000, Nguyên Ngọc về đến Hà Nội thì sáng ngày 8/9, nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Tổng thư ký cùng nhà thơ Nguyễn Hoa, cán bộ Tổ chức Hội, thay mặt Ban Chấp hành đã đến tận nhà trao ông Huân chương Độc lập hạng nhì của Nhà nước cùng với lẵng hoa của Hội nhà văn. Phó Tổng thư ký Nguyễn Trí Huân còn thông báo cho ông biết, ông có 7 triệu đồng tiền đầu tư sáng tác.
- Ồ, cái đó thì mình không nhận đâu.
Nguyên Ngọc lắc đầu. Nhà văn Nguyễn Trí Huân cười điềm đạm:
- Đây là lộc chung thôi anh ạ. Lộc của Nhà nước mà!
- Lộc nào của Nhà nước. Tiền đóng thuế của dân đấy. Mình không nhận đâu!
- Mọi người đều nhận cả bác ạ - Tôi chen vào - Nhà văn mình khổ quá. Nhà nước tạo điều kiện thêm để ngồi làm tác phẩm. Em cũng đã nhận mấy triệu. Mọi người cũng đều nhận cả. Bác không nhận, thế bằng bác bỉ chúng em à?
- Không! không! - Nguyên Ngọc vội vã xua tay - Cái này là tuỳ quan niệm của mỗi người thôi. Mình viết được cái gì thì “bán” cho Nhà xuất bản lấy tiền rồi. Sao bây giờ lại còn lấy tiền của dân nữa? Số tiền ấy mình không nhận đâu. Huân đừng mang đến nhé!
Nguyên Ngọc lại từ chối. Như mấy lần đầu tư trước đây, ông cũng kiên quyết từ chối.
Ở Hội Nhà văn hiện nay, chỉ có mỗi Nguyên Ngọc là chưa nhận tiền tài trợ lần nào. Mà ông “gàn” lắm! Cực đoan lắm. Có người bảo, Nguyên Ngọc đã quyết cái gì thì không ai có thể ngăn cản nổi. Có túm tay ông kéo lại thì lập tức ông hoá thành anh La Văn Cầu, rút mã tấu chặt phéng ngay cái cánh tay bị níu giữ ấy mà xông lên. Việc từ chối tiền đầu tư cũng thế.
Tôi biết Nguyên Ngọc rất nghèo. Số lương hưu của hai vợ chồng ông có đáng là bao. Nguyên Ngọc lại đi thực tế liên miên, mà đi xa, đi tự túc. Tính ông lại khảnh. Đã thế ông lại không chịu viết tạp. Thế thì làm sao mà có được tiền.
Một lần nhà văn Nguyễn Thị Như Trang đến thăm ông, thấy trên mâm chỏng trơ hai cái xoong. Một xoong cơm, một xoong canh. Thức ăn không cho ra bát. Người ăn cứ múc thẳng từ nồi. Đấy là lối ăn theo kiểu thời chiến của lính trận. Chiến tranh đã kết thúc cách đây hơn một phần tư thế kỷ rồi, vậy mà Nguyên Ngọc vẫn chưa ra khỏi cuộc chiến. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn không biết đi xe máy, cũng không biết đi cả xe đạp. Cứ túc tắc cuốc bộ. Và ông bước phăm phắp như lính cắt rừng.
- Sao tôi được nhận Huân chương Độc lập hạng nhì mà Nguyễn Thi lại chỉ hạng ba. Nguyễn Thi phải hơn tôi chứ. Tôi so với anh Thi sao được?
Nguyên Ngọc tỏ ra rất băn khoăn. Nguyễn Trí Huân chỉ còn biết nở nụ cười của Phật bà Quan âm. Bởi điều ấy nằm ngoài tầm tay Hội Nhà văn rồi. Có lẽ Ban Thi đua Khen thưởng Nhà nước cứ chiểu theo Quy chế, căn cứ vào độ dài của thời gian phục vụ trong chiến trường. Nguyễn Trọng Oánh và Nguyên Ngọc lặn lội trong lửa đạn suốt hơn chục năm trời, hết chiến tranh mới ra Bắc. Còn Nguyễn Thi thì ngay từ năm 1968, ông đã hy sinh rồi. Nguyễn Thi ở chiến trường mới được có bốn năm. Còn cả một đời, Nguyễn Thi nằm trong lòng đất và đến nay vẫn không tìm thấy hài cốt ở đâu…
Nguyên Ngọc ngồi lặng. Gương mặt đượm buồn. Ông và Nguyễn Thi cùng đi B một ngày. Bấy giờ, Nguyên Ngọc đi nhẹ nhàng lắm, vì ông chưa có vợ con. Còn Nguyễn Thi thì đã có vợ. Người vợ trẻ của ông lại vừa sinh con trai đầu lòng. Nhà thơ Vũ Cao còn nhớ buổi chia tay Nguyễn Thi. Bữa đó, ông rủ Nguyễn Thi ra phố. Ông muốn mời bạn ăn một bát phở bò. Nhà văn thời đó nghèo xơ xác. Trong túi Vũ Cao cũng chỉ đủ số tiền cho một bát phở thôi. Chả lẽ chỉ bạn ăn, còn mình thì ngồi suông ngắm bạn? Hình như cũng hiểu được nỗi băn khoăn của Vũ Cao, Nguyễn Thi bảo ông chỉ thèm khoai lang luộc thôi. Trời, tưởng gì, chứ khoai lang thì rẻ lắm. Số tiền trong túi Vũ Cao đủ để hai ông ăn no khoai lang. Thế là họ ngồi sụp xuống bên đường, làm một đĩa khoai mật.
Tối ấy, Nguyễn Thi về nhà từ biệt vợ con. Vợ ông chỉ lặng lẽ lau nước mắt còn thằng bé mới đẻ thì khóc ré lên. Nguyễn Thi đùng đùng quay ra rồi phăm phăm bước thẳng, không ngoái đầu lại, mặt tái ngắt, trông rất ghê sợ, cứ như sắp sửa chém giết ai đó. Vũ Cao biết nếu chỉ quay nhìn lại vợ con, cửa nhà, chắc Nguyễn Thi sẽ không thể đi nổi.
Đêm ấy, Nguyên Ngọc và Nguyễn Thi lên tàu ở ga Thường Tín. Rồi họ vượt rừng, lội suối, luồn dọc Trường Sơn hàng mấy tháng trời. Đến A Sầu, A Lưới thì chia tay nhau. Đêm chia tay, họ còn giăng võng, nằm bên nhau trong một khu rừng xà nu. Khu rừng này đã thành nỗi ám ảnh đối với Nguyên Ngọc. Đêm ấy, mọi người còn mời một đồng chí ở cơ sở đến nói cho anh em mới vào nghe chuyện chiến trường.
Đồng chí cán bộ đó không thể nói được gì, vì suốt mấy năm ở đây, ông chưa bao giờ được đứng trước một đám đông như thế. Trời ơi! Chỉ có 5 người thôi mà đã thành một đám đông. Nguyễn Thi bảo: “Tình hình thế này là ác liệt đấy. Chúng mình vào đây mà làm nhà văn thì vô duyên quá! Kỳ cục quá! Phải sống đã. Cầm súng đánh giặc đã rồi làm nhà văn sau. Chúng mình chỉ trở lại Hà Nội bằng con đường số Một.”
Câu nói như một lời nguyền. Và rồi họ đã thực hiện đúng như thế. Nguyễn Thi xuôi về Nam Bộ. Nguyên Ngọc xuống khu Năm. Đấy là những vùng chiến trường rất đỗi khốc liệt. Năm 1968, Nguyễn Thi hy sinh trong một trận chiến đấu . Ông ngã xuống như một người anh hùng. Còn Nguyên Ngọc thì sau chiến tranh, ông mới trở lại Hà Nội bằng đúng con đường số Một.
Câu nói như một lời nguyền. Và rồi họ đã thực hiện đúng như thế. Nguyễn Thi xuôi về Nam Bộ. Nguyên Ngọc xuống khu Năm. Đấy là những vùng chiến trường rất đỗi khốc liệt. Năm 1968, Nguyễn Thi hy sinh trong một trận chiến đấu . Ông ngã xuống như một người anh hùng. Còn Nguyên Ngọc thì sau chiến tranh, ông mới trở lại Hà Nội bằng đúng con đường số Một.
Kỳ tới: Tốt và tài đến như Nguyên Ngọc
Trần Đăng Khoa (Báo Văn nghệ số 44 ra ngày 3/11/2007)
Trần Đăng Khoa (Báo Văn nghệ số 44 ra ngày 3/11/2007)
Nguồn: Bee.net.vn.
Không thể nói được gì hơn là những người nhưng nhà văn Nguyên Ngọc là rất hiếm ở thời hiện tại.
Trả lờiXóaAnh Diện đăng một vài tấm ảnh nhà văn Nguyên Ngọc ở chiến trường thì hay quá.
Trả lờiXóaGia cảnh nhà văn nguyên Ngọc trong bài năm 2000, còn bây giờ sao rồi,anh Diện ?
Nhà văn Nguyên Ngọc,tên thật là Nguyễn Ngọc Báu,ông tham gia quân đội từ những năm 1950.Sau này ông chuyển sang làm phóng viên báo quân đội và giữ nhiều chức vụ,ông đã từng là tổng biên tập báo Văn nghệ.
Trả lờiXóaCả cuộc đời ông đi theo cách mạng.Trong sự nghiệp văn chương của mình,ông cống hiến thì nhiều mà nhận về cho bản thân thì hầu như rất ít,cái mà ông nhận được nhiều nhất là tên tuổi ông đã gắn sâu vào lòng mến mộ của độc giả.
Không phải ông chỉ bị oan một lần và bây giờ mới bị,mà từ thời còn làm tổng biên tập báo Văn nghệ cũng là một điều thật tiếc cho ông,nhưng âu cũng là do cơ chế một thời.
Ông là người có nhiều công lớn trong lĩnh vực văn hoá,giáo dục,giữ gìn bản sắc của dân tộc và cũng là người có công trong việc khơi dậy lòng tự hào, cũng như tinh thần dám xả thân vì đất nước của bao thế hệ thanh niên trong công cuộc bảo vệ và thống nhất đất nước.
Cho đến nay ông vẫn là người có nhiều tâm tư,nhiều trăn trở và vẫn một lòng lo lắng cho sự bình yên của đất nước.
Thật vô liêm sỉ cho những kẻ vì lợi ích riêng của cá nhân,vì sự kém hiểu biết của mình và cũng có thể vì sự nịnh bợ để cầu tiến của bản thân,mà dám có những dọng lưỡi phê phán,nói xằng,nói bậy về một người đáng kính đã đáng tuổi cha chú mình,một người đã một lòng theo cách mạng hơn 60 năm nay như nhà văn Nguyên Ngọc.
"...- Ồ, cái đó thì mình không nhận đâu.
Trả lờiXóaNguyên Ngọc lắc đầu. Nhà văn Nguyễn Trí Huân cười điềm đạm:
- Đây là lộc chung thôi anh ạ. Lộc của Nhà nước mà!
- Lộc nào của Nhà nước. Tiền đóng thuế của dân đấy. Mình không nhận đâu!"
....
Nhà văn Nguyễn Trí Huân cười điềm đạm:
Mọi người cũng đều nhận cả. Bác không nhận, thế bằng bác bỉ chúng em à?"...
Lời Bình:
Chắc Trần Đăng khoa đã tả sai nụ cười của NV Huân, vì sau " Nụ cười " đó là lời nhận xét mang tính " Đe đọa"!
....
Trong xã hội này mà trong sạch như Nguyên Ngọc là người...lập dị
Trả lờiXóaTôi nghĩ người như bác Nguyên Ngọc là không sống cho riêng bản thân mình đâu,đọc xong bài này tôi càng hiểu hơn về bác .Tôi mong những người có chức quyền họ cũng hiểu và đừng vì những lý do nào đó mà quy kết chụp mũ một ngừơi đã cống hiến cả đời mình cho đất nước cho nhân dân
Trả lờiXóaNhìn bức hình Bác Ngọc phúc hậu vậy mà tụi nó nỡ lòng nào? Đùng là....tụi "phát thanh vô loại"!
Trả lờiXóaCẢM PHỤC , CẢM PHỤC , CẢM PHỤC .........!
Trả lờiXóaBác Nguyên Ngọc trong như ngọc. Bọn đục thì lúc nào cũng nghĩ mọi người ai cũng đục. Nên chúng mới vu cho bác Ngọc là phản động.
Trả lờiXóaBác Ngọc làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ thì ủng hộ quyết liệt cho đổi mới và cởi trói (ai trói ai ấy nhỉ?).
Nguyễn Trí Huân làm Tổng biên tập lại cho đăng phóng sự ủng hộ, bênh vực dự án bô xít Tây Nguyên.
Trần Đăng Khoa khá đấy! Phản ánh, ngợi ca bác Ngọc trong lúc người ta vu cáo bác là phản động.
Gã Khoa này chẳng chỉ là thiên tài một thời thơ ấu, chẳng chỉ là tếu táo ở tuổi ngũ tuần bây giờ. Hắn thực sự nghêm túc trước vận nước nguy nan.
Hai Tổng biên tập, sao ngược nhau đến vậy?
Văn học có thiên chức giáo dục tâm hồn, hướng thiện, vươn tới điều cao cả. Báo Văn Nghệ do Trí Huân làm TBTập, lương tâm xã hội về đâu?
Một loài hoa mang sắc hồng và trắng nhẹ nhàng, thường cắm những nơi trang nghiêm và long trọng.Khi thành hạt dùng nấu chè củng mộc mạc củng cao sang.trong hạt là vị thuốc quý cho bệnh tim[nan y].Lá dùng gói cơm,gói thức ăn củng được,rất dân dả.Rể[ngó]làm gỏi thì tuyệt,dùng đải cho đám cưới,đám giổ....còn gì bằng.Chỉ mổi cái dở là mọc dưới bùn...nhưng...Thích nhất bỏ trà vào trong nhụy hoa để lấy hương thơm;và lấy nước sương đọng trên lá nấu lên để pha trà;nhấp một ngụm hồn như đả lên mây;ngâm thơ,bình chuyện nước...đều hay cả...là tôi đang nói về..??
Trả lờiXóaHiện nay, bác Nguyên Ngọc đang sống ở Số 8 Lý Nam Đế, một khu tập thể cùng vợ và con gái.
Trả lờiXóaMay mắn cho tôi ngày 21/8 quen con gái bác sau đó chúng tôi thân nhau và tôi hay qua lại chơi. Cái nhìn của tôi cảm nhận cảnh sống của 3 con người vẫn đạm bạc như bao năm thôi bạn Khách ẩn danh ạ.