Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

TÁC GIẢ "HƯƠNG THẦM" KỂ CHUYỆN BỊ ÔNG PHẠM THẾ DUYỆT GỌI


HAI LẦN THOÁT KHỎI HIỂM HỌA THI CA

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Lúc đó, tôi đang là phó TBT tờ “Người Hà Nội” nên cứ thế đăng bài thơ “Yêu đời”, chẳng nghĩ ngợi gì, nhưng ngay sau khi phát hành, tôi nhận điện thoại của văn phòng thành ủy Hà Nội gọi lên gặp đồng chí Bí thư. Đây là lần đầu tiên tôi bước chân vào văn phòng Bí thư Thành ủy. Đồng chí Phạm Thế Duyệt khi ấy tôi trông đã ngại, vì anh cao lớn, da ngăm ngăm và có cái nhìn vô cùng nghiêm khắc. Đồng chí mời tôi ngồi đối diện rồi từ tốn nói: “Tôi vừa đọc mấy bài thơ của đồng chí trên báo, có câu, có bài được, nhưng có câu, có bài tôi phải hỏi lại cho rõ…”. Mới nghe đến đây, tôi vội ngắt lời: “Xin anh đừng gọi em là “đồng chí”, em nghe thấy …sờ sợ làm sao ấy ạ!”. 
Bí thư Thành ủy chợt mỉm cười: “Ừ thì gọi là “cô” thôi, cho cô bình tĩnh nhé. Tại sao cô dám viết “Mọi tượng thần đều sụp đổ”? Phải chăng cô muốn nói đến thần tượng của cả nước mà nhân dân rất kính trọng?”
Cách đây khoảng 30-40 năm, không khí văn chương ở nước ta rất căng thẳng. Các nhà văn nhà thơ tài giỏi như Phùng Quán, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm…đều không may dính vào những vụ án văn chương đến nỗi bị cấm viết, thường đi lao động chân tay ở các vùng núi, vùng quê, gọi là đi thực tế. Nếu tôi nhớ không nhầm thì chỉ vì các câu thơ đại loại như: “Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu”, “Chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ”, “Đôi môi tươi đạn xé/ Chưa bao giờ được hôn”… Tôi nhớ dạo đó nghèo quá, có cuộc thi trên báo, nhà văn Phùng Quán phải viết rồi ký tên vợ anh là chị Bội Trâm để được nhận giải thưởng (vì nếu ký tên anh thì không bao giờ được giải!). Nhưng sau này, đến năm 2007, thì hầu như các nhà văn nhà thơ trên đều được minh oan, nhiều người đã được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tôi chỉ là một người viết báo, làm thơ những năm 1970-1990, còn trẻ nên rất hồn nhiên viết tất cả những gì là tâm sự của riêng mình. Năm 1973, là phóng viên báo Hà Nội Mới, có ông chồng mới cưới công tác tận trên Tây Bắc mà chẳng may ở cơ quan lại có một chàng cứ tôi đi đâu cũng đi theo và nhiều lần tuyên bố thẳng thừng là… rất mến mộ PTTN(!). Nhưng có phải cứ ai thích mình là mình cũng thich người ấy đâu, nên tôi viết câu thơ mang tính chất rất “hoàn cảnh”: “Người tôi yêu đã đi xa/ Người yêu tôi lại ở nhà, chán ghê!”. Dạo đó, khi tôi gửi một chùm thơ đến báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn thì các bài khác đều được đăng, chỉ có câu này bị bỏ lại, vì theo các vị biên tập thơ thì câu này…cũng hay, nhưng trong tình hình đang đánh nhau rất khốc liệt như năm 1973, cả nước không đăng thơ tình mà câu này nghe lại có vẻ…ngoại tình (!), thì không thể nào đăng được!

Sau ngày thống nhất đất nước, khi tôi vào Sài Gòn, các anh chị phụ trách tờ Văn Nghệ TPHCM nói tôi đưa mấy bài thơ, trong đó có thơ tình để đăng cho bà con miền Nam làm quen với văn chương miến Bắc, thì chùm thơ của tôi trong đó có câu này được đăng ngay. Khi tôi đã về lại Hà Nội, một nhà thơ của Văn Nghệ TPHCM hốt hoảng gọi điện ra, thông báo là các anh đang bị phê phán nặng nề vì câu “Người tôi yêu đã đi xa/ Người yêu tôi lại ở nhà, chán ghê!”, được mọi người cho là có ý khen những người bỏ Việt Nam đi di tản sang Mỹ và chê những người ở lại Sài Gòn! Tôi cũng hoảng, vội trình bày mọi chuyện với trưởng ban của tôi lúc đó là nhà báo Bình Minh, nhờ anh can thiệp. Rất may là bác Bình Minh rất hiểu là tôi không liên quan gì với những người đi di tản sang Mỹ, và hình như anh có quen biết với ai đó trong thành ủy Sài Gòn nên “vụ án Văn chương” này được bỏ qua. May thế chứ!

Đến năm 1992, sau đổi mới ít lâu, vì chuyện riêng, tôi có lúc rất chán đời nên đã viết bài thơ “Yêu đời”. Trong bài thơ,tôi viết:

Có đôi lúc buồn tôi đã định tự tử
Sống làm chi khi bè bạn bon chen
Cơ quan quanh năm đấu đá
Sống làm chi khi người yêu thành người lạ
Ngày như đêm một mình
Sống làm chi lương ba cọc ba đồng
Viết báo làm thơ kiếm từng xu vẫn loay hoay không đủ
Sống làm chi khi mọi tượng thần đều sụp đổ
Người ta tin yêu lại hóa tầm thường

Vậy mà tôi vẫn sống nhơn nhơn
Vẫn cười nó , họp hàn, trưng diện
Vẫn hy vọng kiếm được một ông chồng đáng mến
Một người đã thông minh lại giầu(!)
Và tôi hiểu ra trong thăm thẳm niềm đau
Tôi vẫn còn yêu đời quá!


Lúc đó, tôi đang là phó TBT tờ “Người Hà Nội” nên cứ thế đăng, chẳng nghĩ ngợi gì, nhưng ngay sau khi phát hành, tôi nhận điện thoại của văn phòng thành ủy Hà Nội gọi lên gặp đồng chí Bí thư. Đây là lần đầu tiên tôi bước chân vào văn phòng Bí thư Thành ủy. Đồng chí Phạm Thế Duyệt lúc đó tôi trông đã ngại, vì anh cao lớn, da ngăm ngăm và có cái nhìn vô cùng nghiêm khắc. Đồng chí mời tôi ngồi đối diện rồi từ tốn nói:

- Tôi vừa đọc mấy bài thơ của đồng chí trên báo, có câu, có bài được, nhưng có câu, có bài tôi phải hỏi lại cho rõ …

Mới nghe đến đây, tôi vội ngắt lời:

- Xin anh đừng gọi em là “đồng chí”, em nghe thấy …sờ sợ làm sao ấy ạ.

Bí thư Thành ủy chợt mỉm cười:

- Ừ thì gọi là “cô” thôi, cho cô bình tĩnh nhé. Tại sao cô dám viết “Mọi tượng thần đều sụp đổ”? Phải chăng cô muốn nói đến thần tượng của cả nước mà nhân dân rất kính trọng?

Tôi tái mặt, lắc đầu;

- Không ạ. Em chỉ viết về những người bình thường mà lúc em yêu họ, em cứ tưởng là thần tượng nhưng hóa ra không phải, làm em thất vọng thôi ạ.

Thấy bí thư nhăn trán,có vẻ nghĩ ngợi, tôi bèn mạnh dạn nói thêm để thanh minh:

- Em có thằng em trai hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, em cũng làm đơn xin vào Nam tham gia chiến đấu mà không được. Em có phải là phản động đâu ạ…

Bí thư thành ủy chợt mỉm cười:

-Thế hả? Bây giờ làm sao mà cô chán đời đến mức muốn tự tử?

Tôi cãi phăng:

- Đâu, em nói là em vẫn yêu đời đấy chứ ạ. Chồng em mất đã lâu, em còn đang mong kiếm được một ông “đã thông minh lại giầu” mà anh…

Đến đây thì Bí thư Thành ủy cười lớn, đứng lên:

- Thôi, cô về. Lần sau viết gì phải cân nhắc cho cẩn thận vào.

Tôi ra khỏi phòng Bí thư Thành ủy, về đến cơ quan vẫn còn run, không hiểu mọi chuyện sẽ kết thúc ra sao? Nhưng rồi tôi đợi mãi, không thấy ai nói gì đến chuyện thần tượng trong bài thơ của tôi nữa. Thật là hú vía. Tôi rất biết ơn sự thông cảm của bí thư thành ủy Hà Nội lúc đó. Nếu không, chẳng hiểu cuộc đời tôi bây giờ ra sao nữa…

Nguồn: Lê Thiếu Nhơn.com

32 nhận xét :

  1. Bài thơ của chị viết bây giờ thấy vẫn hay, và phù hợp với XH ta nữa chứ. Chúc chị luôn gặp may mắm trong cuộc sống.

    Trả lờiXóa
  2. May cho chị Nhàn đấy,chị đăng bài thơ "Yêu đời" khoảng 1957,1958 thì chị đã được vào nhóm NVGP rồi;cũng may cho chị đã gặp ông Phạm Thế Duyệt chứ không thì...

    Trả lờiXóa
  3. Ôi, sự sợ hãi. Lại chợt nhớ đến câu nói về sự sợ hãi của GS Ngô Bảo Châu.

    Trả lờiXóa
  4. KTS Trần Thanh Vânlúc 11:24 12 tháng 9, 2011

    Chị Nhàn ơi. Tôi chẳng biết làm thơ, nhưng vô tình lahi dính vào đôi "vụ án văn chương", xin kể chị nghe chuyện này.
    Thời kỳ năm 1967, 1968, cơ quan tôi sơ tán ở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên, nhóm thiết kế Khu nghỉ mát Tam Đảo của chúng tôi lên ở ngay trong Khu nhà nghỉ Tam Đảo. Một hôm Vĩnh Tường gọi điện thoại lên báo: "Cơ quan sắp Đại hội Đảng bộ, nhóm Tam Đảo làm một tờ Bích báo gửi về mừng Đại hội"
    Chữ viết của tôi khá đẹp nên được cử ra biên tập và trang trí tờ báo "TAM ĐẢO MÂY BAY" trên một tờ giấy khổ A0 bây giờ
    Chúng tôi có hơn 10 người hò nhau sáng tác thơ ca hò vè mà cố mãi vẫn chưa đủ bài. Tôi đang bí bài thì anh Mai Xuân Sinh, kỹ sư thoát nước ngẫu hứng đọc lên 4 câu thơ tả cảnh Tam Đảo như sau:
    "Trời không mưa, ngoài hiên rơi tý tách."
    "Nắng lên rồi, núi vẫn mờ sương."
    "Hồ Xanh phẳng lặng như gương."
    "Suối Bạc réo suốt canh trường,"
    "Buồn chưa?"
    Tôi thấy 4 câu thơ hay quá, tả cảnh Tam Đao đẹp quá. Tôi chép vội vào chỗ trang trọng nhất, lại đề rõ Mai Xuân Sinh cẩn thận.
    Hoàn thành tờ báo, chúng tôi gửi về kịp mừng Đại Hội.
    Mấy hôm sau, kỹ sư Mai Xuân Sinh bị gọi về Vĩnh Tường, anh bị phê phán và bị gạch tên trong danh sách ĐỐI TƯỢNG KẾT NẠP ĐẢNG.
    Tại sao Đảng là mặt trời mà anh ấy dám nói "Nắng lên rồi núi vẫn mờ sương?"

    Trả lờiXóa
  5. Có đôi lúc buồn tôi đã định tự tử
    Sống làm chi khi bè bạn bon chen
    Cơ quan quanh năm đấu đá
    Sống làm chi khi người yêu thành người lạ
    Ngày như đêm một mình
    Sống làm chi lương ba cọc ba đồng
    Viết báo làm thơ kiếm từng xu vẫn loay hoay không đủ

    Trả lờiXóa
  6. Đơn giản thôi, hậu quả của căn bệnh nhìn đâu cũng thấy kẻ thù mà...

    Trả lờiXóa
  7. Ha ha ha...! Chị Nhàn viết về hai lần thoát khỏi hiểm hoạ thi ca giống ở chỗ tôi thế! Từ quãng những năm bẩy mươi đến cuối những năm chín mươi, ở chố tôi cũng "dính" mấy vụ. Ngay như tôi không phải người thơ, nhưng vì bị làm chủ tịch Hội Văn nghệ địa phương nên một lần tập tọng làm bài thơ "Nỗi niềm Tôn Hành Giả", trong đó lấy tứ trong truyện "Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" của Tiểu thuyết Tây Du Ký. Thầy Đường Tăng đã xử oan Tôn Ngộ Không chỉ vì Ngộ Không thì "Trung ngôn nghịch nhĩ suốt đời long đong!" mà Đường Tăng thì không nhận ra bản chất của yêu quái nên đến lúc :"Muộn rồi mới biết đâu người, đâu ma"...Tôi bị quy kết là ám chỉ sự sai lầm về công tác cán bộ của BTV tỉnh uỷ! Đã phải lôi cả Tuyên giáo, Văn hoá, Hội Văn nghệ...vào cuộc, thẩm định. Họ đều kết luận không có gì. Nhưng có kẻ chân gỗ muốn tâng công tâu lên bí thư tỉnh uỷ nên ông Bí thư bảo: "Rõ ràng anh đăng bài thơ này là ám chỉ công tác cán bộ của tỉnh uỷ là mù quáng, sai lầm, mà tôi là người đứng đầu tỉnh uỷ!...Ý Bí thư là ý Vua rồi, nên chục ông trong BTV cũng chẳng bênh được tôi. Tôi bị lôi cổ ra kỷ luật(Cảnh cáo trong Đảng và trong Cơ quan, mất một năm nâng lương...). Năm ấy là 1998. Về chỗ này chị Nhàn đúng là còn may hơn tôi.

    Trả lờiXóa
  8. Người miền nam yêu thơlúc 13:20 12 tháng 9, 2011

    Vậy mà sự "giám sát" về tư tưởng nghệ thuật đến nay vẫn còn tồn tại qua câu chuyện rút lại giải thưởng thơ đã trao tại vùng Tây Đô, vì bài thơ đó cũng đã bị "săm soi tư tưởng" như người ta "săm soi" bài thơ của PTTN hồi 30,40 năm về trước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 30 năm, 40 năm, hay 70 năm nữa cũng chẳng khác chó gì nhau. Vẫn não trạng đó, vẫn thói tư duy đó, vẫn cách hành xử đó... Nếu không nói là còn tệ đi.

      Xóa
  9. Cô Phan Thị Thanh Nhàn ơi. Sao cô lại phải cảm ơn ông Phạm Thế Duyệt trong khi chính ông ta là người làm phiền cô. Chẳng nên sống dối lòng thế làm gì kẻo những người ngưỡng mộ Hương thầm của cô cũng lại thành quỵ lụy hèn kém mất thôi. Lần đầu tiên trong đời cháu biết tên cô và bài thơ nổi tiếng của cô là do thày giáo Quyền tóc bạc dạy văn trường An dương đấy mặc dù cùng ở một phố với cô. Chúc cô mạnh khỏe bình an!

    Trả lờiXóa
  10. Đọc xong bài viết của chị Nhàn, tôi cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi,....
    Sao lại có một thời kỳ văn chương trên đất nước này tội nghiệp đến thế. Thế rồi, tôi tin chuyện của chị Nhàn là có thật. Bởi mới đây thôi, một người bạn của tôi đã bình giảng rất hào hứng bài thơ "con cóc" thành một bài thơ nói lên tâm trạng của người yêu nước: "Con cóc trong hang, con có nhảy ra. Con có nhảy ra, con cóc ngồi đó. Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi..." Đó là diễn biến tâm trạng từ nhận thức đến hành động của một người yêu nước...

    Trả lờiXóa
  11. Vậy nên Việt nam hiện nay mới không có tác phẩm xứng tầm thời đại!

    Trả lờiXóa
  12. chuyện hết sức bình thường trong các nền thi ca thế giới, thế mà ở VN ta lại bị coi là thảm họa thi ca!!. Thế mới biết câu nói " cởi trói văn nghệ sĩ " nó thấm đến đâu. Trách gì người ta có giải văn học thế giới, còn VN ta muôn đời là NO nhé.

    Trả lờiXóa
  13. Đọc bài viết cra Chi Nhàn Tôi chợt nhớ là khi mới giải phóng, Tôi ở trong quân đội người thì có vẽ thư sinh, ăn nói lưu loát, nói chung là có chút chữ nghĩa thế là bị ghép vào thành phần tiểu tư sản học sinh cân phải cải tạo để vô sản. Vậy là tôi phải dạy bổ túc văn hóa cho anh em trong đơn vị vào ban đêm còn ban ngày thì đi củi, cầy ruộng, làm cỏ, thấy tôi mảnh khảnh quá nên giao nhiệm vụ giữ bò tối về dạy học. Một hôm tôi viết lên bảng "còn trời còn đất còn non nước chả lẽ ta đâu mãi thế này" Thế là "được nghĩ lao động 1 ngày để làm kiểm điểm, Họ nói rằng đúng núi này trông núi nọ , không yên tâm công tác, không tin cách mạng. Hồi đó còn trẻ tôi nói ngang chẳng lẽ đi làm cách mạng là cứ giữ bò thế này sao, mà câu thơ đó đâu phải của tôi, của Nguyễn công Trứ đấy chớ, còn câu này nữa " Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông" Mấy chả có lẽ chẳng biết Nguyễn Công Trú là ai, len thêm câu sau có vẽ lên gân chí khí, nên anh chang chính trị viên đánh trống lảng nói sang chủ đề khác. Cuối cùng chỉ làm kiểm diểm thôi , hú hồn nếu biết có những vụ án văn chuýng thế này thì xin chừa ha..ha

    Trả lờiXóa
  14. “Xin anh đừng gọi em là “đồng chí”, em nghe thấy …sờ sợ làm sao ấy ạ!”.
    ---------------------------------
    Ở CƠ QUAN TÔI CHỈ KHI NÀO CHUẨN BỊ "Ra tay" KHI ẤY HỌ MỚI GỌI NHAU BẰNG ĐỒNG CHÍ.

    Trả lờiXóa
  15. Tố Hữu,khi là Uỷ viên Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam,phụ trách về công tác văn hoá văn nghệ,tuyên truyền.
    Trong báo cáo về vụ"Nhân văn-Giai phẩm"Tố Hữu đã kết luận về tư tưởng,chính trị của phong trào này như sau:
    -Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản,bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản.
    -Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội,khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và đảng lãnh đạo.
    -Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân,chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    -gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản,gãi vào đầu óc sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.
    Tố Hữu đã nhận định"Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động,và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình,cố tình chống lại cách mạng và chế độ."
    Rất may là thơ của Phan Thị Thanh Nhàn xuất bản muộn,nếu không chắc xẽ bị quy chụp như Văn Cao,Nguyễn Văn Tý,Phùng Quán,Bùi Xuân Phái,Nguyễn Tuân,Trần Dần,Nguyễn Bính.v.v.
    Gần 50 năm sau vụ này mới được sửa sai.
    Xã hội cứ vội vàng quy chụp.Quy chụp,nhìn nhận theo cảm tính nhất thời,rồi vài chục năm sau mới nhìn lại thì thật đáng tiếc.

    Trả lờiXóa
  16. Thế mới biết làm Bí thư Thành ủy cũng nhàn nhã nhỉ. Đọc thơ xong gọi người ta lên nói lằng nhằng mấy câu rồi cho về. Vớ vẩn.
    Bác văn nghệ sỹ nào đó nên tập hợp những câu chuyện như thế này thì sẽ là tập sách rất ý nghĩa.

    Trả lờiXóa
  17. Vì sao cán bộ hay quy chụp nhân dân ? Ai biết xin giải thích cho cháu rõ với.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vì sợ, vì bất minh, dòm đâu cũng sợ

      Xóa
  18. Nếu theo bức ảnh này thì nhà thơ PTTN đâu có đẹp mà sao vẫn có người đeo đuổi lạ nhỉ? Bài thơ YÊU ĐỜI đăng ở đây vẫn hay, rất hay là khác.

    Trả lờiXóa
  19. Thế nên mới có chuyện "Ma chiến hữu" của Tầu đc xuất bản thay thế cho Văn học Quốc doanh

    Trả lờiXóa
  20. bác Diện làm một chuyên đề về các vụ án văn chương ở VN đi.

    Trả lờiXóa
  21. Xin tặng chị hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ (không biết chị có đồng ý không?)"Kiếp sau xin chớ làm người/Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".

    Trả lờiXóa
  22. Cảm ơn bác Nguyễn Xuân Diện đã cho cháu đọc 1 bài rất hay

    Trả lờiXóa
  23. Trân trọng cảm ơn anh NXD đã đưa bài của PTTN và cảm ơn các bạn đã comment cho bài viết nhỏ này. Tôi có mấy ý sau:
    - Chị TTV ơi, TN đã có lần hỏi nhà thơ "Cửa mở" VP địa chỉ của chị nhưng chưa đến thăm được (Vì TN đã đọc chị nhiều trên blog HM)
    - Cháu Gà con ơi, nếu cháu sống ở năm 1992 và viết bài thơ yêu đời như cô, thì cháu sẽ thấy việc cô nói cảm ơn Bí thư Thành Ủy lúc đó là đúng.
    - Bác ẩn danh théc méc là sao bà già PTTN lại có người đeo đuổi, lạ quá! Để TN kể bác nghe 1 chuyện nhỏ: Sáng nay có 1 chàng gọi điện bảo sẽ đến thăm ngay nhưng lúc đó TN còn đang ngủ nên bảo chàng chờ khi nào gặp bác ẩn danh thì đi nhậu luôn. Nhưng chàng bảo: TN đi Tuyên Quang lâu quá cứ gặp đã, khi nào gặp bác Ẩn danh lại đi nhậu có sao đâu...
    - TN chia sẻ với 2 bác ND và TH về mấy câu thơ:
    "Muộn rồi mới biết đâu người đâu ma", "Chả lẽ ta đâu mãi thế này" giống như câu thơ chị TTV kể: "Nắng lên rồi núi vẫn mờ sương"...
    - Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả mọi người.

    Trả lờiXóa
  24. Lâm Khang cảm thấy vô cùng hân hạnh khi được biết Nữ sĩ Phan Thị Thanh Nhàn đã Quang Lâm hiên trà và để lại lưu bút!

    Kính chúc nữ sĩ dồi dào sức sáng tạo và cống hiến cho Văn đàn nước Việt nhiều tác phẩm mới.

    Kính thư,
    Lâm Khang

    Trả lờiXóa
  25. Rồi cũng có ngày....rât đông người sẽ nói,.... May quá ngày ấy mình không vào....không thì bây giờ .....

    Trả lờiXóa
  26. Chuyện vụ án thì VN ta xuất bản đã nhiều, còn vụ án văn chương thì nhiều mà xuất bản quá ít. Xin chủ blog làm tuyển tập các vụ án văn chương như có người đề xuất đi, để xã hội bớt ấu trĩ !

    Trả lờiXóa
  27. BT có thể can thiệp mọi chuyện ntn ?

    Trả lờiXóa
  28. Đọc câu chuyện của nhà thơ Thanh Nhàn và của kiến trúc sư Thanh Vân, tôi càng tin quyết định của mình là đúng. Tôi từ chối không vào đảng ở tuổi đôi mươi và âm thầm rời Việt Nam năm sau đó. Bây giờ đã ở tuổi 60.

    Trả lờiXóa
  29. Khổ cho cái chế độ này, làm thơ, viết văn, viết báo cũng phải theo ý của kẻ khác. Tự do đến thế là cùng!

    Trả lờiXóa
  30. Tại sao nhà thơ PTTN lại viết mấy câu thơ như vậy? Chắc chưa học tập quyển "Phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay" của TS Trương Minh Tuấn Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ TT-TT?

    Trả lờiXóa