Hà Nội, 12.6.2011. Ảnh: Mai Kỳ. |
Từ “Lời mẹ dặn” đến tình yêu Tổ quốc
Quốc Toản
Tôi đọc “Ba phút sự thật” của Phùng Quán vào cuối năm 2006. Hôm nay tự dưng tôi lại nhớ đến ông, nghĩ về ông. Ai đó nói: Người ta chỉ thực sự chết khi không còn sống trong lòng người khác. Phùng Quán, tên ông sẽ còn mãi. Một con người vượt lên khổ đau để được sống an nhiên, tự tại. Để được chết trong sự yêu thương, tôn kính của tất cả mọi người. Ông không chết. Ông mãi là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay về lòng yêu nước.
Đọc “Ba phút sự thật” tôi đã khóc. Đọc “ba phút sự thật” mới thấy ông giản dị, chính trực và yêu thương đồng loại biết nhường nào.
Đọc “Ba phút sự thật” lại nhớ đến các nhà văn nhà thơ có tên tuổi, đến một ngày mắt mờ chân chậm, trước lúc trở về với cát bụi đã phải thốt lên lời sám hối. Dẫu muộn còn hơn không: “Đi tìm cái tôi đã mất” hay “Sau này ai đọc thơ tôi nên nhớ/ Những chữ cần đưa vào thơ tôi đã giết rồi...”vv...
Đọc “Ba phút sự thật” tôi kính trọng và thương yêu ông vô cùng. Hai tuổi đã phải mồ côi cha, 14 tuổi trở thành anh Vệ quốc quân. Đó là “Tuổi thơ dữ dội” trong cuộc đời Phùng Quán. Cả đời văn, ông chịu nhiều oan khuất. Nói đến ông, người ta có thể gói gọn bằng mấy chữ: “cá trộm, rượu chịu, văn chui”. Nhưng nhân cách Phùng Quán, tâm hồn Phùng Quán thấm đãm tình yêu con người. Dám nói, dám làm vì sự thật, vì nhân nghĩa.
Phùng Quán sống trong lòng dân, cảm thông với nỗi khổ của nhân dân. Chính vì thế ông đã chống tham nhũng bằng những vần thơ mạnh mẽ nhất. Bài thơ ông viết từ năm 1956, vậy mà hôm nay, những vần thơ ấy vẫn còn tươi mới và để cho chúng ta nhiều suy ngẫm, khi nạn tham nhũng tràn lan đang làm giảm lòng tin của nhân dân, là “Quốc nạn” là “sự mất còn của chế độ”:
“Còn bao tên chưa ai biết ai hay?
Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy…
Chúng nảy nòi sinh sôi như dòi bọ
Khắp đất nước đâu đâu chẳng có!”.
Đến một ngày Đảng muốn phê bình tất cả
E phải nghìn số báo Nhân dân!.”
(Bài thơ Chống tham ô lãng phí)
Phùng Quán -một bài học làm người cho thế hệ hôm nay:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
(Bài thơ Lời mẹ dặn)
“Có phút ngã lòng/Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”. Đó chính là Phùng Quán!
Tôi, kẻ hậu sinh chỉ mong học được ở ông: Nói thật, viết thật, sống thật. Đừng bao giờ biến mình thành “văn nô”.
Tôi bắt đầu thấy chán những thứ văn chương đọc lên “chẳng để làm gì”, những thứ vô bổ, không mất lòng ai, anh anh em em, nhớ nhung, buồn bã, khóc lóc,...không để lại cho người đọc một nỗi niềm chia sẻ, cảm thông.
Tôi sợ những lời tung hô, nhưng lại ngoảnh mặt, thờ ơ với những gì đang diễn ra trong đời sống thực tại.
Đã có biết bao nhiêu diễn đàn nói về lòng yêu nước, nói về lý tưởng của thanh niên.Nhưng khi người dân biểu thị lòng yêu nước thì những vị đó không thấy lên tiếng.
Lúc này, nhiều người đang sợ sự thật. Nhiều người đang tránh xa sự thật.
Xin nói những lời chân thật nhất để không bao giờ ta phải sám hối.
Tôi không muốn kể ra đây tiểu sử và những trang văn của ông. Tôi chỉ muốn nói rằng, cuộc đời ông sẽ mãi là một bài học sống động cho những người dân yêu nước về nhân cách làm người. Nhân cách người chiến sỹ. Nhân cách nhà văn, kể cả những lúc cùng cực, cay đắng nhất.
Xin gửi tới những người yêu Tổ quốc bài thơ Lời mẹ dặn của Nhà văn Phùng Quán!
Lời mẹ dặn..
Phùng Quán
Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi!
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.- Mẹ ơi, chân thật là gì ?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
- Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.Từ ấy người lớn hỏi tôi :
- Bé ơi, bé yêu ai nhất ?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời :
- Bé yêu những người chân thật.Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không ! Những lời dặn đó
Như trang giấy trắng tuyệt vời,
In lên vết son đỏ chói.Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Những lời mẹ dặn thủa lên năm
Vẫn nguyên vẹn mầu son chói đỏ.Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
(1957)
*Bài viết do tác giả gửi trực tiếp NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn!
"Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Trả lờiXóaNhư mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông"
(Chế Lan Viên)
Cảm ơn bác Quốc Toản và NXD Blog đã cho độc giả một bài viết thật hay về nhà văn Phùng Quán, gợi nhớ lại những kỷ niệm và niềm sung sướng khi đọc các tác phẩm của ông. Phùng Quán một nhà văn bất tử.
Trả lờiXóaở chỗ tôi đang sống mới xảy ra một chuyện cũng nên đáng nói lắm...số là, có một tiệm ăn khá sang trọng, vừa ra một thông cáo là cấm không cho con nít (young children), dù là có đi với cha mẹ, vào ăn. Lý do là những đứa con nít làm ồn quá và người lớn thì không thể hoàn toàn kềm nó được. Thông cáo này vừa được đăng lên, lập tức rất đông người phản đối, biểu tình (ngay trước nhà hàng), báo chí và TV thì bình luận suốt cả ngày, thậm chí nhà hàng còn bị một số người đệ đơn kiện tập thể, với lý do là nhà hàng kia đã vi phạm vào nhân quyền và tự do của người dân...
Trả lờiXóaNhìn lại VN, không phải là chuyện nhà hàng đâu nhé...mà là chuyện đất đai, biển đảo bị TQ ngang tàng chiếm đoạt, bức hiếp ngư dân...mới biểu tình "lai rai" thôi (xin mượn tạm danh từ này) để bày tỏ lòng yêu nước thì chuyện xảy ra lại hoàn toàn một trời, một vực...đến nỗi, báo chí trên thế giới còn nói tới...thiệt là xấu hổ và tức cười...
Bất cứ khi nào nhắc đến tên Phùng Quán,cũng cho chúng ta niềm tin vào những gì tốt đẹp về tình yêu cuộc sống và lẽ phải.
Trả lờiXóaBất chợt tôi lại nghĩ đến một người có nhiều kỷ niệm có thể là rất sâu sắc với ông và bà Bội Trâm,vợ ông ,từng uống rượu nhạt cùng ông ở chòi ngắm sóng hồ Tây,gần đây lại đứng ra quyên góp để xây lăng mộ ông,thế mà chỉ vì sự ám chỉ vu vơ của một ai đó,tự nhiên đổi giọng.
Đó là chủ chiếu rượu Quê Choa,buồn ngao ngán !
Yêu ai cứ bảo là yêu
Trả lờiXóaGhét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Cách đây 5 năm tôi đã đọc đi đọc lại bài thơ này. Thật sự khâm phục nhà văn Phùng Quán, những câu thơ của ông sống cùng năm tháng. Cả cuộc đời của ông, chịu quá nhiều oan khiên. Nhưng biết làm sao được, xứ An Nam mình nó vốn thế. Những con người như ông, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang - nhà văn hoá lớn vẫn sống mãi và đồng hành cùng dân tộc. Cuối cùng, giải thưởng Nhà nước đã tưởng thưởng cho ông, khi mà ông đã xa rời cõi thế.
Trân trọng cảm ơn Blog TS Nguyễn Xuân Diện. Cảm ơn nhiều blog khác nữa, cảm ơn các còm sĩ, "Tiếng Việt ta còn thì dân ta còn". Không gì lay chuyển được nghị lực, ý chí sắt son của chúng ta trong việc bảo vệ quê hương, biển đảo thân yêu.
Cảm ơn bác Quốc Toản đã viết bài nhớ đến nhà thơ, nhà văn Phùng Quán. Tài năng và nhân cách của Ông thật là vĩ đại, đáng khâm phục và thế hệ trẻ sẽ còn tìm đến ông. Ông là một con người suốt đời yêu nước. Những người yêu quý Phùng Quán đã xây ngôi mộ nhà thơ và vợ ông là nhà giáo Bội Trâm trên khu đồi rất đẹp và long trọng ngay trên quê hương ông, ở Huế. Các bạn ai có điều kiện đến Huế nên hỏi thăm đường đến viếng vợ chồng ông.
Trả lờiXóaGiới phân tích trên thế giới tố chính quyền Bắc Kinh vi phạm ở Biển Đông nè các bác ơi.
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/c36/s36-498222/gioi-phan-tich-to-bac-kinh-vi-pham-o-bien-dong.htm
Thế mà ta lại "xuống giọng" theo "định hướng dư luận" liệu có tranh thủ được tình cảm chính nghĩa của nhân dân thế giới?
mỗi lần đọc bài thơ nay là một lần muốn khóc,muốn khóc vì nhiều lý do,một lý do trong số đó là "xấu hổ"
Trả lờiXóacac vi da lam duoc gi cho To quoc,neu so voi Phung Quan thi xau ho lam
Trả lờiXóaTôi là người cũng ít đọc thơ. Nhưng trong các nhà thơ hiện đại của Việt Nam rất kính trọng hai nhà thơ Phùng Quán và Hữu Loan. Họ là những người có nhân cách lớn, là những nhà thơ thuộc về nhân dân. Chỉ mong khi nào có dịp được thắp một nén nhang trên mộ 2 nhà thơ này! Những con người: Đi với nhân dân thì thơ không thể khác!
Trả lờiXóaBác Diện ơi cho em copy mấy bài của Bác dc không ợ
Trả lờiXóa