Ta phải xuống đường vì không còn cách nào khác để biểu thị thái độ của mình trong cái thế chông chênh hiện nay của đất nước. Xuống đường để phản đối những hành động gây hấn trên biển Đông, cũng là để tri ân những người đã và đang bám biển, bám đảo vì từng tấc đất thiêng do cha ông để lại.
Người ta bảo đó là tình yêu nước. Không sai về mặt chữ nghĩa. Song yêu nước đến mức nào lại là vấn đề. Ở đây cần phải có một thước đo giống như trong vật lý học. Theo tôi, cũng như bất cứ tình yêu nào, tình yêu nước chỉ hiện hữu khi ta chịu hy sinh bản thân mình cho đất nước. Nếu không chịu hy sinh, nhất là khi sơn hà nguy biến, thì dù ta có gào thét trên các loại diễn đàn sang trọng bao nhiêu đi nữa, cái gọi là tình yêu ấy chỉ mông lung, mơ hồ, thậm chí có khi ta chỉ yêu bản thân mình.
Theo thước đo này, khi xuống đường biểu tình, dù có bị đánh đập quát tháo như hôm 17 tháng 7 vừa qua, tình yêu nước của chúng ta vẫn chưa bằng cái móng tay so với các chiến sỹ và ngư dân đã và đang hy sinh để bảo vệ biển đảo ở ngoài trùng khơi kia. Xuống đường chỉ là chuyện tầm thường như vậy, sao người ta lại cứ thêu dệt như những hành động quả cảm. Khó hiểu quá!
Sáng chủ nhật 24/4 vừa qua, trước tượng đài đức vua Lý Thái Tổ, mỗi người chúng tôi được phát một tờ giấy A3 trên đó có tên một chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa hoặc Trường Sa. Tôi đọc tên Anh – Trương Hồng Đào, hy sinh ngày 19/1/1974 tại Hoàng Sa – rồi trân trọng trương tờ giấy ra trước ngực đi theo đoàn biểu tình.
Anh là ai, đồng đội của Anh hôm ấy có những ai, mà sao đến tận bây giờ một người Việt Nam có học như tôi mới biết? Tôi đi theo đoàn biểu tình vòng quanh Hồ Gươm, miệng hô vang Hoàng Sa – Trường Sa theo đám trẻ mà không ngớt bần thần tưởng tượng ra Anh cùng đồng đội đã ngã xuống thế nào trong cái giờ phút định mệnh ấy của Tổ quốc. Là một người làm khoa học vốn quen đo lường phân tích, tôi thấy mình mới chỉ làm được một ép xi lôn (ε) vô cùng bé (một khái niệm toán học) so với Anh và đồng đội.
Đất nước ta không thiếu đất để làm sân golf, không thiếu rừng để cho người nước ngoài cai quản, xin hãy dành ra một ép xi lôn (ε) để dựng lên khu tượng đài các chiến sỹ Hoàng Sa đã anh dũng hy sinh này 19/01/1974. Xin hãy chịu hy sinh một ép xi lôn (ε) đi để chúng tôi còn noi theo mà yêu nước hơn. Bao nhiêu năm rồi chúng ta đã mắc lỗi với các chiến sỹ ấy, mà cũng chính là mắc lỗi với đất nước này.
Mấy ngày hè nóng bỏng vừa qua, một số người đã xuống đường. Con số ít lắm, vài trăm không hơn. Lại cũng chỉ là một ép xi lôn (ε) so với dân số Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nhưng những hình ảnh từ đây đã để lại bao nhiêu cảm xúc dâng trào cho hàng triệu người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Nhiều người đã khóc. Ngay đến bản thân tôi, nước mắt tưởng đã ráo hoảnh từ lâu rồi, mà sao vẫn cứ tuôn trào.
Thế thì tại sao trên 700 tờ báo cách mạng không có lấy một dòng nào? Tại sao không có lấy một vị Tổng biên tập nào dám hy sinh một ép si lôn (ε) đi để vừa được yêu nước như các vị thường rao giảng trên các trang báo của mình, lai vừa khơi dòng chảy thông tin tưới tắm cho đất nước? Hóa ra giờ đây chỉ cần một tý ép xi lôn (ε) đó đủ để làm cho bạn hóa thân thành anh hùng dân tộc.
Khó hiểu quá! Tôi xin thề rằng trong cuộc đời làm khoa học của mình tôi chưa bao giờ được trải nghiệm một nghịch lý quá bí hiểm như thế này.
Khoa học sinh ra để giải quyết các nghịch lý trong thế giới tự nhiên và xã hội. Vậy xin mách dùm lời giải để còn đẩy khoa học tiến lên phía trước.
*Bài viết do Giáo sư Phạm Duy Hiển gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn giáo sư!
bài viết thật hay- hay từ "tâm" sáng, hay về logic đặt và kết thúc vấn đề
Trả lờiXóaBài của giáo sư giác ngộ cho triệu người!
Trả lờiXóaBài viết thật hay và cũng thật ''đau''. TXN
Trả lờiXóaBài viết rất tuyệt với. Cháu cảm phục bác lắm..
Trả lờiXóaXin chia sẻ với GS những suy tư, day dứt. Đúng là chúng ta đang sống vào một giai đoạn có rất nhiều điều khó hiểu, khó giải thích. Cảm ơn GS, một trí thức đáng kính, dám dấn thân vì đất nước...Xin gửi tới GS lòng kính phục, lời cầu chúc tốt đẹp nhất.Kính
Trả lờiXóaLời nói xuất phát từ trái tim, vì hồn quê đất mẹ, khác hẳn những bài viết xuất phát vì miếng cơm manh áo, vì vai diễn.
Trả lờiXóaCháu cảm ơn bác nhiều ah!
Bác viết hay quá, mà cũng đau quá. Ai cũng hiểu, chỉ vài người (có trách nhiệm) không hiểu.
Trả lờiXóaCháu chúc Bác và gia đình sức khỏe, an khang.
Cháu rất chia sẻ những trăn trở của Giáo sư. Bài viết của Giáo sư quá sâu sắc và cháu tin chắc sẽ chạm được vào trái tim của nhiều người. Tuy cháu không cho rằng việc xuống đường là tầm thường, nhưng cháu cũng nghĩ bản thân những người đi biểu tình cũng phải nghĩ rằng, việc làm đó là việc hết sức bình thường.
Trả lờiXóaCảm ơn Giáo sư rất nhiều vì một bài viết quá sâu sắc !
Giáo sư Hiển kính mến, lời của bác viết thật đúng và xúc động. Cũng nhờ có các trí thức tiên phong, và cũng vì căm phẫn với sự trấn áp biểu tình lần trước, mà cháu đã dũng cảm và công khai hơn khi bày tỏ quan điểm của mình với bạn bè trong nước. Ở Đức cháu cũng đã xuống đường nhưng chỉ có thể góp phần rất nhỏ bé chứ không thể có ý nghĩa sâu sắc như những cuộc xuống đường trong nước phải vượt qua biết bao rào cản và định kiến. Mấy hôm nay, cháu đã làm một việc là giới thiệu những bài hay ở blog của TS Diện liên quan đến sự kiện biểu tình trên facebook của cháu. Hôm nay cháu cũng xin phép được mang bài của bác về mạng xã hội của cháu. Kính chúc bác sức khỏe và bình an.
Trả lờiXóaCám ơn bác, bác nói thay cho bao nhiêu người,
Trả lờiXóaXúc động quá,các anh là ai? để đến hôm nay chúng con mới được biết...
Tôi đã trào nước mắt khi đọc những dòng chữ đầy xúc cảm của GS Phạm Duy Hiển. Đúng là chỉ có vài trăm người thôi, một vô cùng bé so với trên 90 triệu người, nhưng những hình ảnh ta thấy được đang làm thức tỉnh tất cả 90 triệu con người đó. Cũng như GS Hiển tôi cũng thấy một nghịch lý mà chưa bao giờ phải trải qua, đó là để thể hiện được lòng yêu nước đích thực cần phải có sự hi sinh, phải có sự dấn thân. Không còn cách nào khác trong một xã hội mà hình như mọi thứ, mọi giá trị đang bị đảo lộn tất cả.
Trả lờiXóaCuộc biểu tình ngày 24/7 rất đặc biệt có thể nói là vô tiền khoáng hậu vì đã vinh danh không những binh sĩ VN ở Trường Sa mà còn cả binh sĩ VN ở Hoàng Sa nữa. Hoan hô những người Hà Nội đáng yêu, đáng kính!
Trả lờiXóaTôi là một người làm báo, đọc bài của GS Phạm Duy Hiển, tôi vừa nhất trí, vừa kính phục giáo sư vừa tự thấy rất xấu hổ.
Trả lờiXóaTôi cũng chưa đi biểu tình chống TQ xâm lược lần nào, nhưng nghĩ: Nếu CA mà lại giở cái trò đạp vào mặt người yêu nước đi biểu tình chống xâm lược như ngày 17-7 vừa qua thì tôi sẽ đi biểu tình chống xâm lược- dù tuổi đã cao, sức đã yếu.
Cảm ơn GS. Phạm Duy Hiển.
Hôm qua, tôi cũng viết suy nghĩ của mình về thái độ im lặng, quay mặt lại của tất cả các tờ báo trong nước với những cuộc biểu tình ôn hòa, yêu nước chống âm mưu xâm lược của nhà cầm quyền China nhưng không được đăng. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc tất cả các hệ thống truyền tin của mình như báo chí, đài phát thanh và tivi nên cùng hòa mình với dân nhân để tỏ rõ thái độ của mình. Từ lâu tôi đã nói rõ quan điểm của mình về những người lính của chế độ Miền Nam hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc Việt Nam. Với tôi, họ là những người anh hùng dù không đứng cùng trận tuyến vì tất cả chúng ta chỉ có một Tổ Quốc, một Quê Hương và đó là VIỆT NAM. Một ngày gần đây, những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận chiến biên giới phía Bắc đầu năm 1979 khi bảo vệ Tổ Quốc sẽ có tượng đài xứng đáng để toàn dân tưởng nhớ công ơn của họ nhưng từ lâu rồi, tất cả những người lính đó đã có vị trí của mình trong trái tim mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Cảm ơn GS Phạm Duy Hiển đã nói lên tâm tư của mình và đó cũng là tâm tư, mong mỏi của cả dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaCám ơn GS Phạm Duy Hiển, bài viết của GS rất hay.
Trả lờiXóaTuy nhiên, câu cảm thán "Khó hiểu quá!" của GS, thực ra ai trong chúng ta cũng biết rõ đâu là nguyên nhân của cái sự "khó hiểu quá" này, mong GS cứ nói rõ ra cho nó nhẹ lòng!
Rất trân trọng GS!
Bác Hiển là một người tôi rất quý trọng. Tôi đã tặng bác những tấm hình kêu gọi bảo vệ ngư dân Việt Nam qua nhà anhbasam!
Trả lờiXóaCám ơn Bác vì bài viết rất sâu sắc và ý nghĩa. Xin tiếp bước theo bước chân yêu nước của Bác!
Lý lẽ của nhà khoa học,
Trả lờiXóaTinh thần của bậc trượng phu,
Lòng cao thượng của người dân Việt
Hoan hô Giáo sư
Hoan hô Giáo sư
Hoan hô Giáo sư
Kính,
Chẳng lẽ 700 ông Tổng biên tập đều giống nhau như thê. Không, họ biết cái đúng cái thiện đấy, nhưng họ lo cho cái lợi cái danh của họ. Thưa GS Hiển, tôi đã thấy giáo sư đi dưới nắng hè trong đoàn mồ hôi lấm tấm. Chỉ có những người làm theo cái tâm của mình mới là người thực sự cao quý, dù họ chỉ là một người không có địa vị gì.
Trả lờiXóa"Tại sao không có lấy một vị Tổng biên tập nào dám hy sinh một ép si lôn (ε) đi để vừa được yêu nước như các vị thường rao giảng trên các trang báo của mình..." Vì họ sợ. Lòng yêu nước không vượt được danh vị, sự sợ hãi. Đât nước ta còn sống trong nổi sợ ấy lâu lắm, Bác ạ.
Trả lờiXóaĐúng như Bác đã nói:"Xuống đường chỉ là chuyện tầm thường như vậy, sao người ta lại cứ thêu dệt như những hành động quả cảm. Khó hiểu quá!".. là vì những người xuống đường đã vượt qua được nổi sợ hãi, chấp nhận 'nghịch cảnh' nếu có xảy ra với họ. Vì vậy, trong thời buổi này tôi cho rằng đây là hành động quả cảm không sai. Những hành động ấy đang gieo mầm cho những thay đổi tốt đẹp ở tương lai.
Cháu xin ngả mũ trước bác Phậm Duy Hiển với bài viết tràn đầy xúc cảm này của bác!
Trả lờiXóaCháu rất kính mến GS. Phạm Duy Hiển, xin kính chúc GS luôn mạnh khỏe.
Trả lờiXóaBài viết của giáo sư hay quá, chỉ tiếc là không biết có bao nhiêu vị tổng biên tập các tờ báo ở VN dám đọc, hiểu được và dám làm theo trái tim của một người Việt yêu nước ? Một câu hỏi mà khi viết ra đã biết được câu trả lời là sẽ không ai dám cả, vì ai cũng phải lo cho sinh mạng chính trị của mình.
Trả lờiXóaTôi không biết gửi link cho TS Diện bằng cách nào, nên xin gửi qua comment vậy.
Trả lờiXóaĐây là hình ảnh clip biểu tình tại Tokyo, Nhật Bản
http://www.youtube.com/watch?v=xJL9G9k7lWw&feature=player_embedded#at=23
Day dứt của bác cũng là day dứt của rất nhiều người trong chúng tôi.
Trả lờiXóaXin cảm ơn giáo sư về bài viết sâu sắc và xúc động này. Các đại lượng vô cùng nhỏ đã cấu trúc nên cuộc đời này. Không được phép quên, nhất là máu đỏ. Kính chúc giáo sư sức khỏe.
Trả lờiXóaVõ quang Luân.
Tôi vừa đọc bài này trên Vietnamnet, thấy bài này rất nên được phổ biến rộng rãi. Tôi cứ nghĩ là sao chúng ta giúp cho người nông dân hiền lành tránh được việc vô tình nối dáo cho giặc tự hại chính mình.
Trả lờiXóa10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc
Bài trên DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM – VIETNAMNET
Khó hiểu quá! Tôi xin thề rằng trong cuộc đời làm khoa học của mình tôi chưa bao giờ được trải nghiệm một nghịch lý quá bí hiểm như thế này.
Trả lờiXóaNhiều người coi những người biểu tình là dũng cảm, là anh hùng không phải vì họ chịu nắng, khát, đi bộ mỏi chân, thậm chí bị xúc phạm, đánh đập.
Trả lờiXóaBài viết của GS tự lý giải: Hà Nội, Sài Gòn dân số 5-7 triệu người, nhưng đi biểu tình chỉ có mấy trăm.
Thư GS, về mặt xã hội học, danh hiệu anh hùng dành cho những người có hành động quả cảm vì mục tiêu cao cả, hiếm người làm được, trong hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ Nguyễn Văn Trỗi chẳng hạn. Chỉ là công nhân điện, chiến sĩ biệt động bình thường, công lao chưa có gì (thậm chí không hoàn thành nhiệm vụ ám sát Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắcnamara), nhưng trước 12 họng súng nhằm bắn, dám giật miếng băng đen che mắt.
Ở ta trong hoàn cảnh hiện nay, việc dám đi biểu tình là chấp nhận bị an ninh và chính quyền ghi sổ đen, gia đình, bè bạn đều liên lụy nhiều thế hệ. Vì vậy, hàng chục triệu người muốn và rất muốn, nhưng mới chỉ có vài trăm người dám đi. Nếu nay mai, hàng triệu người cùng xuống đường, an ninh bất lực, thì số đông này không phải là anh hùng.
Vài trăm người đó đâu phải là nhiều so với hàng chục ngàn anh hùng, bà mẹ VN anh hùng mà Nhà nước đã tuyên dương?
Anh hùng, bà mẹ VN anh hùng được xã hội trọng vọng, chu cấp chế độ. Nhiều anh hùng quân đội xuất thân từ lính nghĩa vụ (không phải tình nguyện). Nhiều bà mẹ VN anh hùng không muốn con ra trận nhưng vì tự nguyện hay hoàn cảnh, con vẫn đi.
Những người biểu tình hiện nay, chỉ được số ít người dân có hiểu biết và nhiệt tâm yêu nước, yêu tự do dân chủ trân trọng. Nhiều người còn coi họ là "rỗi hơi", "rách việc", thậm chí phản động hay bị phản động xúi giục. Nhiều người, tuy kính nể nhưng sợ liên lụy mà xa lánh họ.
Vậy gọi họ là anh hùng chẳng chí lý sao?
Hôm 24.7, cháu thấy bác Hiển mặc áo No-U, bước đi tập tễnh mà thương bác quá! Nước mình rất nhiều GS.TS, lúc nào cũng khoe truyền thống này nọ, rồi lại học tập gương Cụ này, người kia,... sao lại ra cơ sự này! Cả Mẹ và vợ cháu đều phản đối việc cháu thể hiện tình cảm với vận nước, kể cả việc mua áo No-U. Mọi người còn bảo sao không dành thời gian đó mà đi... kiếm tiền! Cháu cũng giải thích và đưa cho vợ đọc những bài viết hay nhưng cô ta (một Đảng viên) vẫn hoàn toàn vô cảm. Cháu rất suy nghĩ, và cho rằng một phần là do chính quyền chẵng những phản ứng thiếu mạnh mẽ, minh bạch mà lại còn thẳng tay trừng phạt người dân thể hiện lòng ái quốc. Điều đó làm nhiều người sợ hãi và không biết tin vào ai. Nhưng theo cháu, chính quyền có thể ác với Nhân dân, thiếu trách nhiệm với Dân tộc nhưng Đồng bào không thể không thương nhau!
Trả lờiXóaRiêng với việc biểu tình yêu nước, cháu cảm thấy cô đơn lạnh lẽo ngay trong tổ ấm của mình. Cháu rất buồn nhưng không thể sống khác với lương tâm của mình.
Cháu rất cảm ơn bác đã có một bài viết tâm huyết và đúng với tâm trạng của cháu lúc này.
Kính chúc bác có thật nhiều sức khỏe!
Thật vô cùng cảm phục sâu sắc cái: TÂM -ĐỨC cùng sự giản dị, khiêm tốn, hết mình. của nhà bác học nguyên tử năng của Việt Nam đã cùng các trí thức cất lên tiếng nói tâm huyết: VÌ NƯỚC -VÌ DÂN.
Trả lờiXóaBác Hiển ơi, sao họ nở lòng để Quê Hương mình như thế? Chân thành cháu rất kính trọng và quý mến khâm phục Bác nhiều lắm.
Trả lờiXóaCảm ơn Bác nhiều!
Trả lờiXóaBác nói rất tuyệt.
Từ mấy tháng nay cháu thậm chí không muốn đọc báo, xem thời sự nữa. Những chuyện tối quan trọng và đi vào lịch sử như thế này mà báo đài im lặng. Ma lực nào đã làm họ khiếp nhược đến vậy?. Các Tổng biên tập và lãnh đạo của họ khờ khạo đến mức nghĩ rằng không đưa tin thì sẽ không ai biết hay sao, khó hiểu? Làm như vậy, báo đài chính thống đã tự đánh mất mình, đánh mất niềm tin của Nhân dân. Cháu nhớ sau hôm chủ nhật biểu tình đầu tiên, báo đài đồng thanh nói theo TTXVN, trong khi đó TTXVN lại chối bỏ lòng yêu nước của dân tộc. Nhục, mất thể diện quốc gia quá.
Đôi lời trăn trở cùng Bác.
Kính Chúc Bác cùng gia đình mạnh khoẻ!
Bài của Bác Hiển viết thì có lời giải rồi,Đất nước lắm sâu quá, nó ăn hết mầm non , chẳng còn gì nữa.
Trả lờiXóa"Anh là ai, đồng đội của Anh hôm ấy có những ai, mà sao đến tận bây giờ một người Việt Nam có học như tôi mới biết?". Chân thành cảm ơn bài viết đầy xúc động của bác, một nhà trí thức chân chính.
Trả lờiXóabài viết thật cảm động, đất nước cần nhiều người làm khoa học chịu dấn thân như bác lắm! chúc bác luôn sức khỏe & bình an!!
Trả lờiXóaTôi sợ sáng mai có vài chục tổng biên tập báo từ chức vì xấu hỗ thì rối việc ra chớ chẳng chơi.
Trả lờiXóaBài viết của Giáo sư thật xúc động.
Trả lờiXóabài viết thật hay,như dòng chảy tự nhiên làm rung động và mát mẻ chảy vào lòng người.Nhất là những người còn vương vấn chút máu sĩ phu-chút chí khí xưa của cha ông để lại.Hãy yêu,hãy cứu lấy nhân dân này, dân tộc này,đất nước này khi còn kịp (chưa muộn)
Trả lờiXóaNhững suy tư và mong muốn của chú như 1 dòng nước trong veo giữa 1 đầm lầy ứ đọng !
Trả lờiXóaTrân trọng chú .
"chử tâm kia mới bằng ba chử tài".Tâm phục khẩu phục Bác một tri thức trong sáng và chân chính. đất nước này đang rất cần những "NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA " NHƯ BÁC.
Trả lờiXóaMột tấm lòng, một trí tuệ, một trí thức thật sự, khó có thể lẫn với nhan nhãn đồ giả. Kính chúc giáo sư sức khoẻ.
Trả lờiXóaThưa Giáo sư ! Có những phút làm nên lịch sử ,lâu quá !Có những epxilon thời gian cũng làm nên lịch sử !Đó là lúc lện nhoà cùng hô vang ...trong cảm xúc dâng trào !Xin cảm ơn giáo sư .
Trả lờiXóa"...Anh là ai, đồng đội của Anh hôm ấy có những ai, mà sao đến tận bây giờ một người Việt Nam có học như tôi mới biết? Tôi đi theo đoàn biểu tình vòng quanh Hồ Gươm, miệng hô vang Hoàng Sa – Trường Sa theo đám trẻ mà không ngớt bần thần tưởng tượng ra Anh cùng đồng đội đã ngã xuống thế nào trong cái giờ phút định mệnh ấy của Tổ quốc..."
Trả lờiXóaCám ơn GS Hiển thật nhiều! Những lời lẽ tự đáy tim như thế này; những cụ già, thanh niên nam nữ, những em bé Hà Nội chân thành tôn vinh các chiến sĩ bỏ minh vì nước ở Hoàng Sa năm 1974 như thế này... có sức mạnh xóa tan đi bao nhiêu hận thù, nghi kỵ, chia rẽ trong lòng dân tộc!
Đôi khi tôi lẩn thẩn cám ơn nhà cầm quyền Bắc Kinh: chính tham vọng điên cuồng của họ đã tạo cơ hội cho cuộc hòa giải đẹp như trong mơ của đồng bào tôi! Dân tộc Việt Nam là MỘT! Chúng ta là anh chị em ruột thịt!
Cám ơn bác rất nhiều.
Trả lờiXóaCảm ơn giáo sư Hiển. Tôi đã khóc khi đọc bài viết của Giáo sư. Thật xấu hổ cho hơn 700 tờ báo Cách mạng Việt Nam khi đọc bài viết này của Giáo sư.
Trả lờiXóaTôi vô cùng kính trọng Giáo sư, Chúc Giáo sư luôn mạnh khỏe.
700 vị TBT. Có mỗi ông Đinh Quang Lập là khá nhất. Còn các vị khác???? Không lẽ cuộc sống chỉ là cái ghế, chỉ là cơm áo gạo tiền... Khóc thương cho các Liệt sĩ
Trả lờiXóaTôi nghĩ anh chiến sĩ TRƯƠNG HỒNG ĐÀO , cái tên mà bác Hiển mang, lúc hy sinh cũng không thể tưởng tượng đến sự phũ phàng của ngày hôm nay... Nghĩ mà chảy nước mắt
Trả lờiXóaThật hổ thẹn cho báo chí Cách mạng nước nhà hiện nay. Một sự im lặng đến khó hiểu. Bác Hiển viết:
Trả lờiXóaKhó hiểu quá! Tôi xin thề rằng trong cuộc đời làm khoa học của mình tôi chưa bao giờ được trải nghiệm một nghịch lý quá bí hiểm như thế này.
Đúng thế.Thật không còn gì để nói nữa. Cảm ơn Giáo sư Hiển.
(Bác có chút nhầm lẫn: Sáng chủ nhật 24/7 vừa qua chứ không phải 24/4)
Xúc động dâng trào!Đó là cảm xúc của tôi kể từ lần đầu tiên được "chứng kiến" các cuộc biểu tình tuần hành chống sự bành trướng của Trung Quốc (mà lại phải thông qua) trang blog của tiến sỹ Diện.Xin cám ơn các giáo sư,tiến sỹ, các nhân sỹ,trí thức đã nói hộ lòng dân.Tôi ước sao khắp đất nước ta,từ Bắc vô Nam đồng lòng,nhất tề xuống đường tuần hành với những tà áo dài, với những chiêc áo phông cắt bỏ hình lưỡi bò như Hà Nội mỗi sáng chủ nhật cho tới khi Hoàng Sa và Trường Sa không có kẻ ngoại bang xâm lấn.Bà con ngư dân ra khơi không còn lo bị cướp tàu, cướp cá trên vùng biển của ta nữa.
Trả lờiXóaCháu khóc khi đọc những dòng bác viết. Những người tham gia biểu tình có thể cho đó là hành động bình thường, nhưng với những người như cháu, đó là hành động quả cảm. Cháu thiết tha hướng về các bác, theo dõi diễn biến từng ngày xuống đường, đọc tin bài của các bác, các anh chị hằng ngày nhưng bản thân cháu mãi vẫn không vượt qua được những trở ngại riêng để bước chân hòa mình vào đoàn người. Cháu thật ngưỡng mộ các bác quá!
Trả lờiXóacám ơn các Bác các anh chị ,dù rằng chúng tôi chưa từng một lần đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược song tấm lòng chúng tôi vẫn luôn đi cùng các bác và các anh chị . Tôi cũng biết rằng những đồng đội, đồng chí của tôi cũng có suy nghĩ như tôi .Các bác hãy tin rằng đằng sau một vài trăm người dẫn đầu đoàn biểu tình như các bác còn có cả một dân tộc , trong có có những chiến sỹ như chúng tôi luôn sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc toàn vẹn." Là những người yêu nước các Bác và các anh chị sẽ không bao giờ đơn độc"
Trả lờiXóaĐọc bài của bác PDH lòng tôi cũng rưng rưng, quặn thắt. Thật khó để làm tượng đài như bác đã nêu vì "họ" chẳng muốn thèm làm. Đến tượng đài chiến thắng 1979 cũng đục bỏ chữ và bài thơ của CT.HCM nơi đền thờ vua Quang Trung ở núi Dũng Quyết vẫn còn bị hạ bệ...thì huống chi những điều bác nói có thực hiện được không. Ôi cái thời vàng thau thật giả không thể nào phân biệt... Đau lắm!
Trả lờiXóaGửi bạn Nguyễn Quý Kiên;
Trả lờiXóaBạn viết "Riêng với việc biểu tình yêu nước, cháu cảm thấy cô đơn lạnh lẽo ngay trong tổ ấm của mình. Cháu rất buồn nhưng không thể sống khác với lương tâm của mình."
Hoàn cảnh của bạn khá giống với mình. Vợ mình (đảng viên) phản đối kinh khủng, vì không muốn có thêm bất hòa nên mỗi sáng chủ nhật đi mình đều lén lút hoặc nói dối vợ là đi cafe với bạn gì đó. Chính vì thế nên mình cũng ko có điều kiện chuẩn bị mũ áo hay biểu ngữ gì.
Lần biểu tình thứ 5 mình đi, vợ nghi hoặc lắm rồi lại nói vào nói ra, gọi điện về mách cho ông cụ mình ở quê, rồi ông lại gọi điện ra dặn dò các kiểu, mình lại phải nói khéo cho cụ yên tâm. Ông cụ luôn lo cho em lắm do hồi 2007 em được mời lên đồn rồi an ninh ở quê điều tra nên ông cụ mới lo.
Lại nhớ hồi 2007, sau khi có tên em trong danh sách đen, trong 1 cuộc họp của công an quận công an có nêu tên em lên, em có ông anh đồng hao (cọc chèo) là công an có tham dự cuộc họp đó. Sau đó 1 thời gian ngắn gia đình có bữa cơm thân mật, bia bọt sao mà lúc đó ông anh mới nhớ đầy đủ họ tên của em và rồi ông anh lại nhớ tên mình vừa mới bị nêu danh trong cuộc họp trên quận. Hê hê, lúc đó ông anh chỉ trích mình trước cả nhà thôi rồi nào là thế nọ thế kia kinh lắm. Em kệ!
Chuyện của em thì cũng nhiều lần bạn bè dị nghị, cũng có khi là cả 1 chủ đề trong buổi nhậu và cũng có 1 bạn tán đồng (em nghe kể vậy). Em cũng chả thanh minh.
Đôi lời với bạn.
Khách ẩn danh nói...
Trả lờiXóa700 vị TBT. Có mỗi ông Đinh Quang Lập là khá nhất. Còn các vị khác???? Không lẽ cuộc sống chỉ là cái ghế, chỉ là cơm áo gạo tiền... Khóc thương cho các Liệt sĩ
Nếu bạn định nói là ông Tổng biên tập báo Đại đoàn kết thì có hơi nhầm một chút, tên ông là Đinh Đức Lập, đọc bài viết của GS Hiển tôi thấy tờ báo này cũng đã là một “epxilon” nho nhỏ của giáo sư rồi, tuy bé nhỏ (1/700) nhưng rất sáng trong số gần trong 700 tờ báo “lề phải” kia bởi lẽ vừa qua, “epxilon” này đã có một loạt (gần 30 bài) viết về một đề tài vô cùng nhậy cảm, đó là chủ quyền của ta đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong đó có những bài được coi là dũng cảm như: bài về các trận hải chiến 1974 , 1988 nhằm vinh danh những người con nước Việt (không phân biệt phía bên này bên kia) đã ngã xuống bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của cha ông chúng ta để lại, bài nói về công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng .v.v. Mong rằng sẽ có nhiều “epxilon” trong số gần 700 tờ báo “lề phải” hơn nữa
Hom nay doc bao thay ti le hon 90% thi sinh co diem thi dai hoc mon Su duoi trung binh ,hoc chay va day chay mon Lich Su co ket qua nhu vay do .Buon ?
Trả lờiXóaTUYỆT QUÁ! ĐÚNG NHƯ BẠN HỮU LONG NÓI: "ĐÃ CHẠM VÀO TRÁI TIM CỦA NHIỀU NGƯỜI.." ĐỌC RỒI DÀNH THỜI GIAN CẢM NHẬN VÀ TRẢI NGHIỆM NHỮNG BÀI VIẾT CỦA CÁC BÁC CHU HẢO, TRỊNH HỮU LONG, PHẠM DUY HIỂN, XUÂN DIỆN, XUÂN THỌ...MÌNH CẢM THẤY YÊU NƯỚC VÀ TỰ HÀO DÂN TỘC HƠN, MUỐN ĐƯỢC XUỐNG ĐƯỜNG CÙNG CÁC BÁC...TIẾC LÀ XA QUÁ!
Trả lờiXóaBài viết của giáo sư PHẠM DUY HIỂN đã thức tỉnh ,nhắc nhở ,kêu gọi mọi người hãy làm môt điều gì đó ,dù nhỏ thể hiện lòng YÊU NƯỚC . Song thực tế theo quan sát và cách nhìn nhận của tôi là có "một bộ phận không nhỏ" dân mình coi yêu nước , dân chủ ...như là điều xa sỉ .Họ muốn yên thân sợ bị sinh sự ,đàn áp , không muốn thiệt thòi mất mát , tính toán mình được gì mất gì từ đó dẫn đến vô cảm .
Trả lờiXóaTheo tôi đó cũng là điều đáng buồn .
Bác viết bài này rất hay.Đọc mà đau cho tình cảnh đất nước...Tại sao chính phủ ko dựa vào sức dân mà lại dồn hết sức đàn áp những người dân có lòng yêu nước..Đúng là quá bất công.!!!!!!!!!!
Trả lờiXóa