Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

BÙI CÔNG TỰ: XEM KẾ SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA PHILIPPINES


XEM KẾ SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA PHILIPPINES
Bùi Công Tự

Trông người mà nghĩ đến ta

So với Philippine thì sự đe dọa từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên chúng ta cũng cứ tìm hiểu kế sách bảo vệ chủ quyền của nước bạn, xem có thể tham khảo được điều gì chăng?

Tôi biết đất nước Philippine đầu tiên từ thầy giáo trường làng, qua câu chuyện ly kỳ về nhà thám hiểm Majenlang, người Bồ đào nha, theo lệnh nhà vua Tây ban nha, giong chiến thuyền đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm những vùng đất mới. Ngài Majenlang dũng cảm đã bị tử chiến khi đổ bộ lên quần đảo Philippine, trong một trận giao tranh với những người thổ dân kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Đó là năm 1521.

Về mặt khoa học, hành trình của Majenlang đã góp phần chứng minh rằng trái đất có hình cầu. Đồng thời nó cũng khởi đầu cho những cuộc viễn chinh của người châu Âu chinh phục châu Á, mà đầu tiên là người Tây ban nha xâm chiếm Philippine vào năm 1562.

Mãi tới năm 1946 Philippine mới giành được độc lập. Tuy nhiên quãng thời gian gần bốn thế kỷ bị nước ngoài thống trị không làm nguội lạnh được ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền của người dân trên xứ sở đầy gió bão này. Tinh thần ấy giờ đây lại đang bùng lên mạnh mẽ trước nguy cơ bị nước lớn Trung hoa xâm chiếm các đảo và lãnh hải ở biển Tây Philippine (tức là biển Đông đối với Việt Nam).

Philippine là một quốc đảo có tới 7.000 hòn đảo ở phía Tây Thái Bình Dương. Diện tích tổng cộng khoảng 300.000 km2. Dân số 86 triệu người (năm 2005). Số người biết chữ chiếm 95%. Tuổi thọ trung bình 70. Vài số liệu ấy cho thấy nước bạn tương đương với Việt Nam về nhiều mặt.

Tôi nghe nói người Philippine giỏi ngoại ngữ hơn chúng ta nên khi đi xuất khẩu lao động họ thường được làm những công việc nhẹ nhàng hơn và có mức lương cao hơn người Việt Nam. Nhưng mới đây Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu thuộc LHQ (WIPO) lại đánh giá trí tuệ Việt Nam cao hơn Philippine nhiều bậc (Việt Nam xếp thứ 51/125, Philippine xếp thứ 91/125).

Chúng ta trở lại câu chuyện về kế sách bảo vệ độc lập chủ quyền của Philippine hiện nay.

Như chúng ta đã biết, Trung Quốc tuyên bố một vùng biển đảo rộng lớn giáp bờ Tây Philippine là chủ quyền của Trung Quốc, trong khi người Philippine nói là của họ. Mới đây thôi, năm 2009, không biết có phải vì “đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” hay vì sức ép nào khác mà bà Tổng Thống Gloria Arroyo của Philippine lúc đó đã có những thỏa thuận với Trung Quốc hợp tác thăm dò địa chấn trên vùng biển mà cả Philippine, Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Cũng năm 2009 Philippine tuyên bố phản đối hồ sơ của Việt Nam và Malaixia về lãnh hải trên biển Đông.

Chúng ta cũng biết rằng hiện nay Philippine đang chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó lớn nhất là đảo Thị Tứ (mà Philippine gọi là Pagasa), họ đã xây dựng sân bay trên đảo này. Nhưng sự tranh chấp này, theo tôi, không đe dọa Việt Nam. Ta và bạn trong tương lai có thể giải quyết theo luật quốc tế cho dù còn lâu dài.

Hiện nay dưới sự lãnh đạo của ngài Tổng Thống Aquino, chính phủ Philippine đã có chiến lược mới rất rõ ràng cho công cuộc bảo vệ biển đảo trước nguy cơ xâm lăng từ Trung Quốc.
Chiến lược đó thể hiện ở những động thái sau đây:

- Chính phủ Philippine chính thức phản đối yêu sách” đường lưỡi bò 9 đoạn” phi lý của Trung Quốc.
- Tuyên bố sẽ kiện Trung Quốc lên Tòa Án quốc tế.
- Nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị quân sự.
- Có phản ứng tức thì, kiên quyết, cứng rắn trong các vụ bị Trung Quốc gây hấn.
- Gắn bó hơn trong quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Ngày 25/07/2011 phát biểu trước Nghị viện, trong thông điệp gửi quốc dân, Tổng Thống Aquino đã tuyên bố nước này sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biển Tây Philippine.

Ông nói: “Chúng ta không muốn gây căng thẳng với bất kỳ ai, nhưng chúng ta phải để cho thế giới biết rằng chúng ta sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của mình”. “ Thông điệp của chúng ta gửi thế giới rất rõ ràng. Cái gì của chúng ta là của chúng ta!”.

Tinh thần ấy đã thể hiện trong việc Philippine xử lý vụ Trung Quốc gây hấn ngày 02/03/2011. Ngày hôm đó 02 tàu tuần tiểu của Trung Quốc đã áp sát tàu thăm dò dầu khí MV Veritas Voyayer của Philippine ở gần đảo Bãi cỏ rong, ép tàu này phải rời khỏi khu vực thăm dò. Ngay sau đó sự xuất hiện kịp thời của 02 máy bay và 02 tàu hải quân Philippine đã buộc tàu tuần tiểu của Trung Quốc rút chạy.

Về vụ đụng độ này tướng Sabban của Philippine tuyên bố:” Rõ ràng đây là lãnh thổ của chúng tôi. Nếu họ (TQ) ức hiếp chúng tôi thì trẻ con cũng sẽ chống trả”.

Sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Philippine tướng Gazmin và Tư lệnh LLVT tướng Oban đã trực tiếp thị sát khu vực thăm dò nói trên.

Philippine tuyên bố tiếp tục đẩy mạnh thăm dò dầu khí ở khu vực đảo Bãi cỏ rong (đảo Bãi cỏ rong bị TQ chiếm năm 1995) Chủ tịch Công ty dầu khí Forum Enery (Anh quốc) cũng cho biết tiếp tục đầu tư lớn vào dự án này.

Thực ra, về quân sự, Philippine thuộc loại yếu, nếu như không nói là rất yếu trong khu vực. Một viên tướng không giấu diếm:” Chúng tôi chỉ có 53 chiếc tàu, trong đó thường xuyên hoạt động chỉ 25 cái, phần lớn là tàu cũ”. Nhưng họ đang có chương trình đầu tư 2,33 tỷ USD để mua sắm khí tài quân sự và xây dựng căn cứ trên 8 hòn đảo trong vùng tranh chấp mà họ đang chiếm giữ. Họ cũng vừa mua của Mỹ 1 tàu tuần tra trị giá 10 triệu USD và đã đưa vào tuần tra trên biển.

Sở dĩ Philippine “mạnh miệng” được là vì họ có những người bạn chiến lược. Đó là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Philippine đã cho phép quân đội Mỹ đồn trú tại nước này vô thời hạn và quân đội 2 nước có quyền tham gia các hoạt động quân sự dưới nhiều hình thức.

Ngày 15/04/2011 quân đội Mỹ và Philippine đã tổ chức tập trận chung “Vai kề vai 2011” với qui mô lớn nhất từ trước đến nay. Mục đích của cuộc tập trận chung này, theo bình luận của các chuyên gia, là nhằm tăng cường khả năng của Philippine để đối phó với Trung quốc trong vùng tranh chấp tại biển Đông.

Tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương Willaad đã phát biểu cam kết tiếp tục hỗ trợ Philippine trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh, nhất là hỗ trợ tuần tra trên biển. Đó cũng là nội dung Hiệp định phòng vệ song phương ký kết giữa Mỹ và Philippines năm 1951, các lực lượng Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ binh lính, tàu bè và máy bay Philippines nếu họ bị tấn công trên Biển Đông.
Ngày 09/0/4/2011 Tổng Thống Aquino tuyên bố: “Trong số các nước bạn bè của Philippine không có quốc gia nào vĩ đại hơn Mỹ và Nhật Bản. Thời gian đã chứng minh rằng, chúng ta (Philippine) có thể dựa vào những nước đồng minh như họ (Mỹ và Nhật). Khi an ninh và chủ quyền của chúng ta bị uy hiếp chúng ta tin rằng họ sẽ đứng về phía chúng ta “.

Như vậy chúng ta thấy các nhà lãnh đạo Philippine đã tuyên bố cho nhân dân họ biết rõ ràng về chiến lược bảo vệ chủ quyền quốc gia của họ. Chắc chắn họ cũng cố được niềm tin của nhân dân, góp phần tăng cường sức mạnh cho dân tộc họ.

Vậy thì cho dù Philippine có nằm giữa vành đai bão Thái Bình Dương, người dân của quốc đảo này vẫn có thể ngon giấc hơn những người yêu nước Việt Nam? Chúng ta có thể tham khảo được gì qua kế sách bảo vệ chủ quyền của nước bạn?


TP HCM, ngày 29 tháng 07 năm 2011
Bùi Công Tự

29 nhận xét :

  1. Chỉ một góp ý "nhỏ" là tên của nhà thám hiểm đề cập trong bài viết có lẽ không phải là Majenlang mà là Magellan (Ferdinand Magellan)

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta vẫn tự hào " Dân tộc ta là dân tộc anh hùng"
    Chúng ta vẫn tự hào về đường lối ngoại giao "độc lập tự chủ"
    ...
    Song chúng ta không chịu thừa nhận rằng:
    - Dân tộc ta chỉ thể hiện ý chí anh hùng trong những tình thế bị động;
    - Lịch sử ngoại giao của chúng ta là lịch sử bị phụ thuộc vào lợi ích của các nước lớn;
    - Chúng ta chưa bao giờ có những người bạn đích thực, đường lối ngoại giao của Đảng và NN ta cho thấy chưa tạo được đủ niềm tin với bất kỳ "người bạn vĩ đại" nào!
    Vì vậy kế sách của ta đành lơ mơ vậy thôi!

    Trả lờiXóa
  4. Thời đại buộc chúng ta phải có cái nhìn độ lượng và khách quan hơn trong quan hệ với Mỹ. Bác Hồ cũng đã từng thế với Pháp năm 1946. Vậy mà...

    Trả lờiXóa
  5. Với những người bạn ngay cả Mỹ, Nhật, Nga... chúng ta cũng không thể tin một cách chắc chắn rằng họ sẽ bảo vệ ta khi ta bị Trung Quốc tấn công vì bọn Tàu quá lớn, quá mạnh. Chỉ khi nào sự việc tác động trực tiếp đến sự an nguy của nước họ, họ mới can thiệp. Trong những trường hợp khác, họ chỉ lên tiếng bênh vực hay may mắn lắm là tài trợ vũ khí thôi.
    Chúng ta phải tự lực là chính, phải chính mình mạnh lên là chính. Đây chính là sự trăn trở của chúng ta đối với tình hình hiện nay của nước ta. Phải làm sao cho đất nước hùng cường? Đi tìm câu trả lời không quá khó cho những 'thứ dân' như chúng ta nhưng sao lại khó khăn vô cùng với những 'đầy tớ nhân dân'...
    Cái hay của Phillipin là họ có đường lối rõ ràng, mạnh mẽ, còn đường của chúng ta đi thì 'rụt rè', 'dò dẫm'...

    Trả lờiXóa
  6. nho anh dien sua tiep ten nha tham hiem thanh magellan hoac ma gien lang theo phien am tieng viet/cam on ban doc gop y /

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Đăng Hưnglúc 22:54 29 tháng 7, 2011

    Philippines là một nước yếu, kinh tế cũng như quân sự! Tổng thống Benigno Aquino III đã quyết đoán đưa ra chiến lược toàn diện mới về quốc sách tự vệ, bảo toàn lãnh hải và lãnh đảo. Năm 2009 khi thỏa hiệp hợp tác với Trung Quốc để cộng tác thăm dò dầu khí tại thềm lục đia Philippines, bà cựu Tổng thống Arroyo sáu đó bị cáo buộc là đã bán rẻ chủ quyền Philippines cho người Trung Hoa với một khoản ODA quá ít ỏi ! Đây cũng là lý do mà ASEAN đã từ chục năm nay không có đồng thuận trong việc hợp tác bảo vệ biển Đông Nam Á trước tham vọng ngang ngược của Trung Quốc. Một học giả đã viết là nên truy tố bà cựu Tổng Thống về tội phản bội tổ quốc. Chính quyền mới đã sửa sai kịp thời và bài của tác giả Bùi Công Tự đã trình bảy rõ lập trường sáng tỏ và lý do tại sao tuy là nước yếu Phillipines đang có cơ sở vững chắc để tự tin và Trung Quốc hẳn đang nao núng vì lập trường và chỗ đứng chính trị vững chắc của Philipines. Đây là bài học thời sự quí giá cho Việt Nam. Vấn đề là bài học này có được nghiên cứu đúc kết đúng mức không? Chuyến đi gây nhiều tranh cải của TT Hồ Xuân Sơn làm tôi rất hồ nghi! Chừng nào chúng ta mới ra khỏi đường hầm của của cái thế đứng nghiệt ngã lệ thuộc chư hầu đây? Dân tộc Philippines nào đâu có một lịch sử chống ngoại xâm oai hùng như dân tộc Việt Nam? Thế mà người yêu nước chân chính hôm nay vẫn ngày đêm xót xa cho vận mệnh dân tộc, lo lắng cho tiền đồ trước mắt !

    Trả lờiXóa
  8. Ước gì chúng ta có được những nhà lãnh đạo sáng suốt, quyết đoán, khôn khéo, bình tĩnh nhưng không nhu nhược. Có lẽ còn lâu lắm VN ơi. Thật buồn!

    Trả lờiXóa
  9. Anh Diện kính mến,

    Anh có xem bài viết "Vietnamnet.vn, phunutoday.vn cố tình bôi nhọ Phật giáo?" đăng trên Phattuvietnam.net chưa. Anh có thể đăng lại bài này cho bà con hiểu rõ hơn về bản chất vụ việc không?
    Đây là link của bài viết: http://www.phattuvietnam.net/diendan/15565.html

    Thân chào Anh và cầu nguyện Chư Phật gia hộ anh và gia đình an lạc, hạnh phúc.

    Thân ái,

    Trả lờiXóa
  10. Lãnh đạo Philippin cũng tham nhũng giống trầm trọng như ta,đó là việc đối nôi của ho,nhưng 1 khi chủ quyèn bi xâm phạm,họ đã có những hành động cương quyết để cảnh cáo Trung quốc,trang bi,kinh nghiệm quân sự của ho có khi không bằng ta,Thực tế lãnh đạo VN đã có hành động nào cương quyết chưa?????Haz khi người dân yêu nước biểu tình phản đối TQ xâm phạm lãnh hải,cướp giết ngư dân thì CA lại đàn áp??? So sánh như thế có bị khập khiễng không??? http://bee.net.vn/channel/1987/201107/Bi-truy-to-vi-xuc-pham-Quoc-ky-1806911/.Nhân đọc bài này trên Bee.net về việc giật Quốc kì vứt đi ,không hiểu tay CA giật Quốc kì trong vụ đàn áp biểu tình thì có bi truy tố không

    Trả lờiXóa
  11. Tôi rất không thích cái cách mà có vị nào đó hay nói đại loại " bọn tàu quá mạnh, quá lớn..." tại sao không nói được như Bác Nguyễn Trọng Vĩnh," một khi chiến tranh thì người sức đầu, kẻ mẻ tráng, yếu chưa chắc đã thua,mạnh chưa chắc đã thắng... từ trước đến giờ chúng tôi chưa thua..."
    Chiến tranh biên giới 1979 có 15 ngày mà nghe đâu TQ chết hơn hai vạn, nước Pháp, Mỹ trước đây không mạnh hơn chúng ta sao? Nói như các vị đó chẳng khác nào chưa đánh đã thua, con Chó muốn cắn con mèo, nếu con Mèo không nhe răng ra dọa thì con chó sẽ cắn ngay! Tôi thấy cái cách mà Ngài Tổng Thống của Philippin nói với dân chúng là rõ ràng, minh bạch và khẩu khí rất đúng, không thách đố và cũng không nhu nhược,nó giống như nói, đất của tôi nếu anh tới chiếm tôi sẽ đánh anh, khỏi phải hù dọa, vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Từ trước năm 1979 Tôi trong quân đội vẫn được quán triệt nghị quyết của Đảng xác định kẻ thù số 1 thời đó là Trung quốc. Còn tình hình hiện nay trước họa xâm lăng không thấy xác định là kẻ thù thay vào đó là người bạn 16 chữ vàng 4 tốt.
    Chẳng hiểu ai là ta, ai là địch.

    Trả lờiXóa
  13. Anh Công Tự thân mến,
    Tôi đã đọc kỹ bài „Kế sách bảo vệ chủ quyền của Philippines“ của anh trên Blog của anh Nguyễn Xuân Diện. Tôi nghĩ anh đã nêu khá rõ chính sách của nuớc bạn. Nhưng theo tôi Việt Nam và Philippines buớc vào cuộc xung đột biển Đông từ hai hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tồn tại trong hai thể chế chính trị hoàn toàn khác nhau nên sẽ có rất nhiều điều các bạn Phi làm đuợc, nhưng chúng ta thì không.
    -Về mặt lịch sử, địa lý, Việt Nam ở sát Trung Quốc, chịu hàng ngàn năm đô hộ của Trung Quốc, ảnh hưởng rất nhiều về văn hóa, tư tưởng (Nho, Lão, Mao vv.). Trong Khoa hoc thì từ âm lịch, canh nông, trong văn hóa thì từ ngày tết lễ đến ngôn ngữ, văn học, chúng ta đều chịu ảnh hưởng của TQ. điều này ở Philippines hoàn toàn khác hẳn.
    -Trong vòng 60 năm gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc đên Việt nam thông qua các cuộc cách mạng vô sản và công cuộc xây dựng CNXH lại càng sâu sắc. Không có một biến động lớn nào của Viẹt Nam mà lại diễn ra không có sự có mặt của Trung Quốc. Từ Chỉnh huấn, Chỉnh phong, Giảm tô, CCRĐ, Cải tạo công thuơng, chống Mỹ v.v. đều có những „cố vấn bạn“ chỉ đaọ. Trong suốt thời gian đó, Philippines lại là một pháo đài của phuơng Tây nhằm ngăn chặn thế cờ „Domino Cộng Sản“ ở Á châu. Chỉ từng đó đã thấy răng: Chúng ta, vốn quen học Trung văn, khó học theo nguời Phi giỏi Anh ngữ, theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

    Điều đó giải thích tại sao Philippines, một nuớc đang gặp khá nhiều vấn đề về quốc phòng và an ninh chính trị hơn ta, (như phiến quân hồi giáo ABU SAYYAF, Măt trận ly khai MORO ở Mindanao v.v.) vẫn có một chính sách rõ ràng đối với Trung Quốc. Vì muốn dựa vào dân và quốc tế nên các bạn Phi thực hiện đối sách biển Đông khá minh bạch, cả về đối nội lẫn trên truờng quốc tế, không hề ú ớ, úp mở.

    Trả lờiXóa
  14. Mỗi dân tộc có một lựa chọn riêng. Nước VN ta lựa chọn đường lối độc lập, tự chủ. Muốn độc lập thực sự, tự chủ thực sự thì không có cách nào khác là phải vươn lên trở thành cường quốc về kinh tế, chính trị, quân sự. Muốn trở thành cường quốc thì người dân VN không có cách nào khác là phải đoàn kết một lòng,lao động cật lực cộng với sự sáng suốt của lãnh đạo để chứng minh cho thế giới thấy có sư tồn tại của "Thần kì Việt Nam". Trước nguy cơ chủ quyền đất nước bị đe dọa, chúng ta cần tìm lại động lực và tinh thần yêu nước từ lịch sử để đoàn kết một lòng từ lãnh đạo đến dân thường, thực thi chính sách dân chủ, trao quyền làm chủ cho nhân dân, khai sáng dân trí, chấn hưng giáo dục, chỉnh đốn kinh tế. Thời gian cho chúng ta không còn nhiều, mong rằng các bậc trí sĩ hãy dấn thân vì tinh thần khai sáng cho giống nòi, như Fukuzawa Yukichi đã làm với nước Nhật 150 năm trước.

    Trả lờiXóa
  15. Vâng, chuyến đi của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn quả là mờ ám và đáng lo ngại.
    Theo tôi điều lo ngại nhất vẫn là "Thái độ Việt Nam trước con mắt của các nước ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung".
    Chúng ta cứ ra rả nào là ASEAN cần đoàn kết, nào là đa phương thế mà sau chuyến đi của Ngài Thứ Trưởng, báo TQ lại nói "...thống nhất cao", rồi "định hướng dư luận", chúng ta lại yên lặng như tờ...Thì các nước ASEAN sẽ nghĩ gì?
    Hiển nhiên, họ sẽ rất nghi ngờ về thái độ đoàn kết của chúng ta...Đó là về phía chính phủ của chúng ta. Nhưng nhân dân chúng ta sẽ không bó tay trước tình thế. Chúng ta hãy tỏ rõ tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam với nhân dân ASEAN trước sự xâm hấn bá quyền của TQ.
    Theo tôi một vài quyết sách mạnh của nhân dân (tay không vũ khí) là:
    -Đâu cần gì tổ chức biểu tình ở Tòa ĐS TQ. Chúng ta cần tổ chức biểu tình ở các tòa ĐS và Lãnh Sự của các nước Thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ để cảnh báo dã tâm TQ và các tòa ĐS và LS các nước ASEAN để tỏ rõ tình đoàn kết. Dĩ nhiên, cờ xí, biểu ngữ mỗi nơi mỗi khác. Có thể mời cả lưu học sinh các nước ASEAN tại VN tham gia.
    -Các sinh viên du học sinh, nghiên cứu sinh và đồng bào hải ngoại có thể kêu gọi các sinh viên những nước ASEAN cùng tham gia tổ chức những cuộc biểu tình chung tại các nước sở tại. (Đã có ba cuộc ở Pháp, Nhật và Đức, tôi ấn tượng nhất cuộc biểu tình ở Nhật).

    Trả lờiXóa
  16. Hôm nay lại thấy tin này trên báo Thanh niên. Bực không chịu nổi, chúng đã cướp biểu mình rồi còn đánh đập ngư dân và phá kế sinh nhai của họ là sao?!.

    Họ bảo rằng họ là nước xã hội chủ nghĩa là đại đồng vì người nghèo người lao động mà sao côn đồ, mất dạy như thế này nè . Một quốc gia lớn luôn mở mồm bảo văn minh, nhân bản và văn hóa mà lãnh đạo toàn thứ hạ cấp & tiện nhân như vậy đây nè !!!!

    ---------------------
    Một tàu cá bị Trung Quốc đập phá
    30/07/2011 0:42 (THANH NIEN ONLINE)


    Sáng 29.7, bà Phạm Thị Hương - Phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, một tàu cá của ngư dân địa phương vừa bị phía Trung Quốc đập phá, lấy tài sản khi đang hành nghề trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của VN.
    Theo báo cáo xác minh của Đồn biên phòng 328 Lý Sơn, tàu cá QNg-96617TS, công suất 250 CV, do ông Lê Văn Cương (45 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng 13 ngư dân khác bị tàu màu trắng, vỏ sắt, số hiệu 54025 của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc khống chế tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa) vào trưa 14.6.

    Sau gần 2 giờ lục soát, phía Trung Quốc đã đập bể 4 cửa kính ca-bin tàu, 3 can dầu diesel, chặt đứt 4 bành dây lặn, 1 thúng chai và ném 1 thúng chai khác xuống biển; lấy đi một la bàn và lương thực, thực phẩm, đồ dùng cá nhân (ước thiệt hại khoảng 15 triệu đồng) rồi xua đuổi không cho hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa. Dù vậy, thuyền trưởng Cương đã mượn ngư cụ của tàu ông Lê Vinh (ở cùng địa phương) để tiếp tục bám biển, đến ngày 29.6 mới trở về đảo Lý Sơn. Đồn biên phòng 328 Lý Sơn đã báo cáo vụ việc với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi.

    Trả lờiXóa
  17. Chính trị - Xã hội
    Cỡ chữ : A- A A+
    Bao Thanh nien
    Một tàu cá bị Trung Quốc đập phá
    30/07/2011 0:42
    Sáng 29.7, bà Phạm Thị Hương - Phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, một tàu cá của ngư dân địa phương vừa bị phía Trung Quốc đập phá, lấy tài sản khi đang hành nghề trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của VN.

    Theo báo cáo xác minh của Đồn biên phòng 328 Lý Sơn, tàu cá QNg-96617TS, công suất 250 CV, do ông Lê Văn Cương (45 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng 13 ngư dân khác bị tàu màu trắng, vỏ sắt, số hiệu 54025 của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc khống chế tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa) vào trưa 14.6.

    Sau gần 2 giờ lục soát, phía Trung Quốc đã đập bể 4 cửa kính ca-bin tàu, 3 can dầu diesel, chặt đứt 4 bành dây lặn, 1 thúng chai và ném 1 thúng chai khác xuống biển; lấy đi một la bàn và lương thực, thực phẩm, đồ dùng cá nhân (ước thiệt hại khoảng 15 triệu đồng) rồi xua đuổi không cho hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa. Dù vậy, thuyền trưởng Cương đã mượn ngư cụ của tàu ông Lê Vinh (ở cùng địa phương) để tiếp tục bám biển, đến ngày 29.6 mới trở về đảo Lý Sơn. Đồn biên phòng 328 Lý Sơn đã báo cáo vụ việc với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi.

    Trả lờiXóa
  18. Truyền thống ngàn năm tạo dựng nên tư thế lẫm liệt, chính trị lại khiến nó èo uột đi...

    Trả lờiXóa
  19. “Khi đã có một Đặng Tiểu Bình tuyên bố biển Đông là ‘chủ quyền thuộc ngã’ và khi Trung Quốc tuyên bố biển Đông là khu vực ‘lợi ích cốt lõi’ của họ, thì khó dùng tinh thần hiếu hòa của người Việt để ngăn chặn tham vọng của phương Bắc. Lịch sử Việt Nam có nhiều bài để học. Vấn đề là học như thế nào và hành ra sao để ngăn chặn được nguy cơ không chỉ riêng cho dân tộc mà còn là nguy cơ đối với đảng cầm quyền và những người lãnh đạo đất nước”.

    Trả lờiXóa
  20. Như vậy Nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt nam và cướp của đánh ngư dân Việt nam. Các nhân sỹ trí thức cùng nhau đi biểu tình vào ngày 2/8/2011.

    Trả lờiXóa
  21. Về thông tin tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đập phá, đăng trên báo Thanh Niên ngày 30.7, đề nghị mọi người lưu ý:

    - Tàu cá bị đập phá ngày 14.6, tức là cách đây 1 tháng rưỡi rồi.

    Như vậy, với tất cả những thông tin mà chúng ta đang có thì hiện không có vụ gây hấn trực tiếp nào trên biển Đông cả.

    Trả lờiXóa
  22. Cháu mong bác Diện (trang chủ của Blog này) đăng COMMENT của cháu "Tổ quốc thân yêu" để cháu được góp một phần sức nhỏ bé của mình vào TINH THẦN YÊU NƯỚC!
    Cảm ơn bác

    Trả lờiXóa
  23. Nguyễn Đăng Hưng hay lắm! tôi rất đồng ý với bạn. theo bạn thì: "Chừng nào chúng ta mới ra khỏi đường hầm (tăm tối) của cái thế đứng nghiệt ngã lệ thuộc chư hầu đây?"

    Trả lờiXóa
  24. Chính sách ngoại giao kiểu run sợ, nói một đằng làm một nẻo của VN trước TQ hiện nay sẽ khiến VN mất đi nhiều sự ủng hộ quốc tế, khiến họ hồ nghi không biết VN thế nào, và tốt nhất là họ sẽ đứng ngoài.

    Trả lờiXóa
  25. Philipin có 3 thuận lợi mà Việt Nam không có:
    - Ở xa TQ, không phải là "láng giềng với TQ.
    - Họ chỉ có một người lãnh đạo duy nhất. Lãnh đạo Việt Nam là một nhóm người.
    - Họ có đồng minh chiến lược là Mỹ. Việt Nam không có đồng minh.

    Trả lờiXóa
  26. tiếp theo:

    Song điều tôi nêu ở trên về quan hệ khăng khít giữa hai nuớc Việt Trung trong suốt quá trình lịch sử dựng nuớc, không phải là các yếu điểm của dân tộc ta, lại càng không có nghĩa là chúng ta cứ phải nhân nhượng. Càng gần Trung Quốc, càng bị cái bóng khổng lồ đó đè, cha ông ta luôn có đối sách cứng rắn và khôn khéo, chắc chắn là khác hẳn Philippines. Chính nhờ vậy mà suốt mấy ngàn năm nay, biên cương của nuớc Nam Việt ta luôn là một cơn ác mộng cho các Mã Viện, Thoát Hoan, Vuơng Thông, Tôn Sỹ Nghị. Có nghĩa là trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc hiện nay, chúng ta chẳng thể học đuợc ai, ngoài của chính chúng ta.

    Trên nhiều diễn đàn, đa số các tác giả đều nêu rõ: Mọi thắng lợi của nuớc Nam Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại phương Bắc đều dựa vào một nguyên tắc „Vun đắp lòng yêu nuớc của Dân, dựa vào Dân để lấy Chí nhân mà thắng Cường bạo“. Những triều đại đặt quyền lợi của tập đoàn mình lên trên dân tộc dân tộc, như Hồ Quý Ly, nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn đều dẫn đến cảnh mất nuớc, phải làm nô lệ cả vua lẫn tôi.

    Các triều đại Nam Việt, khi đã thống nhất đuợc sức mạnh dân tộc, tuy với một lực luợng yếu hơn nhiều, vẫn đủ sức giáng cho kẻ khổng lồ phuơng Bắc những đòn khiếp đảm mà thông thuờng sau vài thế kỷ chúng mới dám bén mảng quay lại nhòm ngó nuớc ta:

    Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán năm 938
    Lý Thường Kiệt đại thắng quân Tống năm 1076
    Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên năm 1230
    Lê Lơi, Nguyễn Trãi tiêu diệt quân Minh năm 1428
    Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1782

    Khoảng cách hàng trăm năm giữa các mốc lịch sử trên đây là thời gian mà „Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư“

    Đất nuớc chúng ta sau mấy chục năm chiến tranh liên miên, năm 1975 đã hoàn toàn thống nhất và lẽ ra dân tộc ta phải đuợc huởng nền hòa bình bền vững. Sau ngày 30.4.1975 lẽ ra nguời Việt ta, dù ở bên này hay bên kia đều sẽ bỏ qua hận thù, cùng nhau nhặt mảnh bom, tháo gỡ mìn để xây dựng laị tổ quốc. Song điều đó đã không xảy ra, thật đau xót ! Biên giới của chúng ta lại bị xâm phạm, ở phía Tây Nam và cả phía Bắc. Khi đó, trong lòng dân tộc Việt vẫn có cái hố ngăn cách, giữa những nguời „Quốc gia“ thua trận và những nguời „Cách mạng“ thắng trận. Cho đến những ngày tháng 7 năm 2011 này, 36 năm sau cuộc chiến, tôi mới thấy rõ một nỗ lực từ trong lòng dân tộc đang tìm cách vượt mọi trở lực để xóa bỏ cái hố này. Tôi đã muốn rơi nuớc mắt khi thấy những nguời biểu tình yêu nuớc tại Hà Nội giơ những mảnh giấy vinh danh các chiến sỹ Việt Nam hy sinh vì tổ quốc tại Hoàng Sa, Truờng sa, đã thấy báo Thanh Niên, báo Đại Đoàn Kết nhắc đến các anh. Còn truớc đó, mọi khát vọng về hòa giải dân tộc chỉ dừng lại ở những câu nói không đuợc phổ biến của cố thủ tuớng Võ Văn Kiệt: „Yêu nuớc cũng có hàng trăm cách yêu nuớc.... Nuớc Việt Nam này đâu phải chỉ của riêng những nguời cộng sản... Ngày 30.4 là ngày vui của hàng triệu nguời, song cũng là ngày buồn của hàng triệu nguời khác!“

    Khi Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lăng Việt Nam năm 1979, nếu chúng ta đã không bị cái hố ngăn cách đó làm cho một nửa nuớc bị tê liệt vì bị cải tạo, vì lo vượt biên, làm cho nửa nuớc còn lại bị suy yếu vì phải đề phòng „thù trong“, thì tình thế khi đó đã khác. Khi đó với sức mạnh của cả một dân tộc đoàn kết, không hiềm thù lẫn nhau, Quân đội Nhân Dân Việt Nam tinh nhuệ với kinh nghiệm của một cuộc chiến 30 năm, cộng với kiến thức và lòng yêu nuớc của các sỹ quan, binh sỹ miền Nam, sẽ đủ sức dạy nguợc cho quân đội Trung Quốc một bài học khiếp đảm mà có lẽ, ngày hôm nay và vài trăm năm nữa, chúng ta sẽ không phải thì thầm với con cháu là: „Vì Trung Quốc nó mạnh, ta yếu, ta nghèo nên phải mềm con ạ!“

    Tôi nghĩ bài học của dân tộc ta là như vậy, chứ không phải chỉ là chơi với Mỹ hay với Nga với Nhật để giữ mình.

    Nguyễn Việt

    Trả lờiXóa
  27. hoc duoc gi u ? Hoc cach ho lien minh quan su voi Nhat- Ban va Hoa Ky the thoi la tam yen long .Ta co the lien minh voi An- Do va Hoa Ky . Con danh nhau tren bo thi Viet- nam ta chac khong so trung- quoc, vi chua bao gio trong lich su danh nhau tren bo trung- quoc thang ta ca, du co lan ta tam lui, hoac do noi bo ma de trung quoc chiem dong mat mot thoi gian nhu thoi nha minh .

    Trả lờiXóa
  28. Vn giờ chỉ có đoàn kết dân tộc cải cách dân chủ mới là điều cần nhất. Còn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế gắn với lợi ích của họ mà không mất chủ quyền cũng là điều quan trọng. Tự lực cánh sinh là tốt nhất, nhưng muốn làm điều đó thì giới cầm quyền phải suy nghĩ lại vai trò và trách nhiệm của họ trước tình thế hiện nay của đất nước

    Trả lờiXóa
  29. Nha tôi o môt khu phô kha sâm uât nhung vi kg co tiên đê chinh trang,nha giap bên no xây 5 tâng,thinh thoang lai dôi sang nha tôi xô nuoc bân-tuc khi,kg biêt lam j,tôi cho con dâu tay giam đôc công an thuê mo hiêu lam đâu,tu đo đên nay gap tôi o đâu thang hang xom cung chao ro to!

    Trả lờiXóa