Sáng nay, UBND tỉnh Nam Định và Viện VHNT VN tổ chức hội thảo khoa học: Mô hình tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012. Hội thảo được tổ chức tại KS Vị Hoàng- là KS oách nhất của TP Nam Định. KS nằm trên đường Nguyễn Du và sát ngay tượng đài Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
BTC có tổ chức đón đại biểu HN từ chiều hôm qua tại Viện VHNT và đêm qua nghỉ tại KS Vị Hoàng. Nhưng tôi và TS Nguyễn Hồng Kiên (Gốc Sậy) sáng nay tự thuê taxi để đi từ lúc 05h sáng, và đến 07h30 đã đến KS Vị Hoàng. Chúng tôi đã lấy tài liệu hội thảo và đã nhận phong bì 300.000 đ/người. (phong bì của chúng tôi có đánh dấu xxx ở góc).
NXD-Blog dự kiến tường thuật trực tiếp cuộc hội thảo này:
08h05: hội trường đã đông đủ, không còn ghế trống. chúng tôi thấy có GS.TS Kiều Thu Hoạch, TS Nguyễn Xuân Năm (nguyên GĐ Sở VHTT Nam Định), Ông Trần Chiến Thắng (nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT), PGS.TS Đặng Văn Bài (nguyên Cục trưởng Cục Di Sản), PGS.TS Trương Quốc Bình (cựu GĐ Bảo tàng Mỹ thuật), TS Lê Thị Minh Lý (Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VHTTDL), PGS. TS Trần Lâm Biền, Đại diện Ban liên lạc Họ Trần Việt Nam và Ban Liên lạc họ Trần Nam Định, Chủ tịch Phường Lộc Vượng, đại diện của người dân khu vực đền Trần...
Rất đông các PV báo chí TW và địa phương cũng đã có mặt: Nguyễn Hòa (Văn hóa), Hà Hương (Tuổi trẻ), Xuân Thi (SGTT), Quang Hưng (Thời nay)...
08h10: Khai mạc
Chủ tịch đoàn: Ông Nguyễn Chí Bền (Viện trưởng Viện VHNT), Ông Đỗ Thanh Xuân (GĐ Sở VHTTDL Nam Định), bà Cao Thị Tính ( PCT TP Nam Định).
08h17 - 08h25: Bà Cao Thị Tính, PCT UNND TP Nam Định đọc lời chào mừng, ca ngợi nét đẹp của lễ hội đền Trần và khẳng định thành công của lễ hội đền Trần và lễ khai ấn cũng như những bất cập trong những năm qua.
08h26: Ông Nguyễn Chí Bền (Viện trưởng Viện VHNT) đọc báo cáo đề dẫn. Bài phát biểu của ông có lời đề nghị các PV báo chí tham dự với tư cách như những đại biểu đến dự hội thảo chứ không chỉ với tư cách phóng viên đến ghi chép và đưa tin, viết bài. Ông cũng nói, trong hội thảo sẽ phát phiếu để lấy ý kiến về 2 phương án cho lễ hội năm 2012, với cách trả lời "đồng ý"(Yes), "không đồng ý"(No)
08h35 - 08h56: Ông Lương Hồng Quang (PGS.TS) trình bày Đề án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012. Lời phát biểu của ông cũng thừa nhận lễ khai ấn những năm qua là "hỗn loạn". Ông nói: Nếu cấm phát ấn thì tức là chính quyền Nam Định bất lực trước việc không quản lý được lễ hội. Và: "phải làm thế nào để đối mặt với dư luận?"(câu này được nhắc 2 lần), "phải cân bằng các lợi ích, tất nhiên cân bằng có nguyên tắc",...
08h56: Tiếp theo là phát biểu của ông Trần Phúc Văn (80 tuổi) phường Tức Mặc, Tp Nam Định. Cụ đang trình bày về tâm linh và về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Cụ khen chị Bích Hằng quá trời. ...Và bây giờ cụ lại nhắc đến Bác Hồ đến đền Trần và phát biểu 1 bài, nhưng cụ chưa tìm được in ở trong sách báo nào.
GS. TS Kiều Thu Hoạch và PGS.TS Đặng Văn Bài (trái). Ảnh: NXD |
TS Phạm Lan Oanh. Ảnh: NXD. |
TS. Nguyễn Hồng Kiên (phải). Ảnh: NXD |
Ối!, đến 09h07, cụ mới đọc vào bài tham luận, lúc trước mới chỉ là "đề dẫn". Bài cụ dài quá! 09h24 cụ mới phát biểu xong.
Ông Nguyễn Chí Bền nhắc lại lời của ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ VHTTvaf DL về việc khai ấn và lễ khai ấn đền Trần.
09h27: Đại diện họ Trần Việt Nam phát biểu. Ông nói ông thay mặt 12 triệu công dân họ Trần gửi tới hội thảo lời chúc tốt đẹp. Ông nói đã đi dự hơn chục lần khai ấn trong đêm 14 tháng Giêng. Ông nói hùng hồn như đứng trước 12 triệu người bà con họ Trần ở một quảng trường. Đến 9h40 bài phát biểu của ông mới chấm dứt.
09h41 là phát biểu của ông Chủ tịch UBND phường Lộc Vượng.
09h55: Bài phát biểu của ông Chủ tịch kết thúc.
09h55: Giải lao, cafe hành lang. BTC nói, các vị đại biểu dùng cafe cho tỉnh táo! Hi hii...BTC cũng dí dỏm ra phết!
Người Đại diện họ Trần Việt Nam với các PV báo chí.
Ông Trương Quốc Bình trong vòng vây của báo chí trong giờ giải lao.
10h00: Hội thảo tiếp tục làm việc, với bài phát biểu của TS Trần Chiến Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT DL.
Ông cho biết, từ 8 năm trước, Bộ đã phê duyệt dự án 1.000 tỷ (một ngàn tỷ đồng) về lễ hội và di tích đền Trần. Ông nói việc phát ấn là cuồng tín. Không ai đưa ra một thống kê được rằng ai là người được ấn mà đã thăng quan tiến chức, ai khuynh gia bại sản, mất chức, ...Bản thân ông cũng đã vào đến hậu cung nhận ấn, đã được cán bộ tình Nam Định gửi ấn, vậy mà 10 năm vẫn không thăng chức, chỉ là Thứ trưởng đến khi về hưu. ..Ông cũng nói, quá chú trọng đến việc phát ấn, bán ấn mà bỏ qua các hạng mục khác của lễ hội.
10h40: Ông Trần Chiến Thắng kết thúc bài phát biểu.
10h41: Ông Hồ Đức Thọ phát biểu.Ông muốn việc phát ấn trong đêm 14 tháng Giêng và cả những ngày sau đó.
10h52: Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên (bác Gốc Sậy) tham luận: VỀ CÁI GỌI LÀ LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN.
TS Nguyễn Hồng Kiên phát biểu. Ảnh: NXD |
Ông nhắc là các Giáo sư: Nguyễn Quang Ngọc, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Văn Huy ...không đến được hội thảo, vì vậy ông nói, ông muốn có thời gian gấp đôi để trình bày, tức là 20 phút.
Ông nói: trước khi nói đến lễ Khai ấn thì phải nói đến cái ấn. TS Nguyễn Hồng Kiên nhắc đến các ấn tín đạo giáo bùa phép được nhắc đến trong cuốn sách Ấn chương Việt Nam của TS Nguyễn Công Việt. Cái ấn Trần Miếu Tự Điển được dùng trong việc đóng ấn chỉ là ấn tín ngưỡng và nó chỉ quan trọng đối với dân làng Lộc Vượng, chứ không có ý nghĩa gì đối với toàn quốc như cách hiểu của nhiều quan chức và người dân.
TS. Hồng Kiên: Ai đã sáng tác ra chuyện vua Trần có khai ấn, ban tước? Ai xui Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trực tiếp đóng ấn và phát ấn (như báo chí đã nêu)? Việc làm đó là việc của Chánh tổng Lý trưởng ngày trước ở đây.
Tôi xin được hỏi 1 câu: Tôi được thông tin rằng có một người tên Sinh ở Xuân Trường bị chết trong lễ phát ấn. Thông tin đó đúng hay sai? Có hay không?
Ý kiến của tôi là: Đề chấm dứt việc xuyên tạc lịch sử, xin hãy trả lại lễ đóng ấn đầu năm cho nhà đền. Chính quyền các cấp không nên tham gia vào việc này nữa.
11h20 - 11h40: TS Nguyễn Xuân Năm (nguyên GĐ Sở VHTT DL Nam Định) phát biểu.Ông nói ông chính là người nghiên cứu và nâng lễ hội này đến tầm như bây giờ.Ông nói ông chưa thấy có người chết ở lễ hội đền Trần, chỉ thấy có người chết ở lễ hội Phủ Giày nhưng mà là chết vì nghẹn vì ăn oản. Còn chuyện mất giày, dép thì có. Ngay như Thủ trưởng của tôi đây, là anh Trần Chiến Thắng cũng đã từng bị mất ví và điện thoại trong lễ khai ấn đền Trần.
Tôi tán thành phương án 2: Khai ấn tối 14 âm lịch, phát ấn ngày Rằm tháng Giêng.
11h40: Hội thảo nghỉ, ăn trưa.
13h30: bắt đầu làm việc buổi chiều.
13h41: Hội thảo tiếp tục làm việc. Với phát biểu của TS Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VH TT DL): Cách tổ chức hội thảo như thế này là cách mà UNESCO khuyến khích, đó là có sự tham gia của cộng đồng, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý địa phương và trung ương.
Về lễ khai ấn, tôi xin có 3 ý kiến khuyến nghị:
- Phải kiểm kê để nhận dạng các di sản văn hóa có ở đền Trần (cả văn hóa vật thể, phi vật thể).
- Vấn đề ở đây là nhận thức và thông tin: tăng cường thông tin, về giá trị đích thực của di sản. Phải trao quyền lại cho cộng đồng để họ tự thực hành, tự làm ...để nhận thức và đừng mở rộng quy mô, đừng nâng tầm lên. Nó như thế nào thì cứ để như thế! Tôi nhất trí với các nhà khoa học: Không có dấu hiệu hành chính ở lễ hội này, không phát ấn trong lễ hội đền Trần.
- Vấn đề bảo vệ và tổ chức an toàn lễ hội là có thể giao cho chính quyền. Và phải làm rõ trách nhiệm của từng bên (chính quyền và cộng đồng) để bảo vệ được toàn vẹn di sản đúng như nó có.
13h55: Chủ tịch Hội Sử học Nam Định đọc tham luận.
Sau đó là Nguyễn Xuân Diện.
14h25: Phó Chủ tịch UBND Tp Nam Định nói: Ý kiến về việc có 1 người dân đi lễ Khai ấn chết là không có, trong suốt các mùa lễ hội vừa qua. Về nguồn thu: Địa phương thu. Sau 2000 thì TP quản lý về mặt nhà nước, còn thu là UBND Phường thu.
14h26 - 14h47: PGS. TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục Di sản. Ông nói, ông đến đây và phát biểu với tư cách cá nhân. Ông nói, phải đặt lễ khai ấn vào trong tổng thể văn hóa ở đây. Về khai ấn đền Trần, tôi muốn nói có những điều chính sử không chép nhưng dân gian thì có lưu truyền và nếu sưu tập thì sẽ bổ sung cho chính sử. Việc phát ấn, nếu dân có nguyện vọng thì chính quyền phải đáp ứng thôi.
14h47: GS.TS Kiều Thu Hoạch phát biểu: Tại sao Lê Lợi sau khi thắng quân Minh thì không có phát ấn. Vậy sao thời Trần có phát ấn. Đó là câu hỏi phải đặt ra.
Các khoa học phải nghiên cứu liên ngành để nghiên cứu về một đề tài. Ông nói về văn hóa dân gian, về truyền thuyết, rồi tôn giáo tín ngưỡng...
15h47: PGS. TS Trần Lâm Biền phát biểu: Các anh phát biểu hết cả rồi, tôi không biết phát biểu gì nữa. Tôi chuyển vấn đề. Tại sao nhà Trần được đề cao như thế? Tại sao chỉ có Trần Hưng Đạo là thành Thánh. Lý Thường Kiệt, Lê Lợi sao không thành Thánh.
Duy chỉ có Trần Hưng Đạo trở thành Thánh, sống trong tâm thức dân gian...Ông là ai? Trần Hưng Đạo là hóa thân của Ngọc Hoàng Thượng đế tại Kiếp Bạc, với hai núi Nam Tào - Bắc Đẩu. Đức Thánh Trần có thanh gươm thiêng chém Phạm Nhan. Ông là một thầy thuốc tâm linh. Ông là người giữ công bằng xã hội, đặc biệt là các thương thuyền. Đức Thánh Trần trở thành vị thần linh liên quan đến thương mại.
Quay trở lại với lễ Khai ấn đền Trần thì, chúng ta đều hiểu lễ Khai ấn có liên quan: Khai ấn, Ban ấn, Phát ấn. Việc khai ấn của triều đình chuyển hóa vào trong dân. Khai ấn là hiện tượng khai mở cho một mùa lễ hội ở đây.
Ông nói không nhất thiết phải đi tìm trong chính sử, văn bản như TS Nguyễn Hồng Kiên. Ông cho rằng việc phát ấn cũng nên để rộng rãi hơn chứ không nên chỉ giới hạn trong giới thanh đồng nhận ấn trừ tà sát quỷ.
Chúng ta không thể nào tránh thoát được việc phát ấn. Việc phát ấn là yêu cầu của mộ bộ phận nhân dân. Đương nhiên, khi một cái gì bồng bột bao giờ cũng có những nhược điểm. Nhưng đó là chỉ là nhất thời mà thôi.
15h55: Ông Nguyễn Văn Thư, GĐ Bảo tàng Nam Định phát biểu tham luận.
Hội thảo kết thúc lúc 16h20!
Nguyễn Xuân Diện tường thuật từ Khách sạn Vị Hoàng, Nam Định
Tôi tán thành phương án 2: Khai ấn tối 14 âm lịch, phát ấn ngày Rằm tháng Giêng.
11h40: Hội thảo nghỉ, ăn trưa.
13h30: bắt đầu làm việc buổi chiều.
13h41: Hội thảo tiếp tục làm việc. Với phát biểu của TS Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VH TT DL): Cách tổ chức hội thảo như thế này là cách mà UNESCO khuyến khích, đó là có sự tham gia của cộng đồng, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý địa phương và trung ương.
Về lễ khai ấn, tôi xin có 3 ý kiến khuyến nghị:
- Phải kiểm kê để nhận dạng các di sản văn hóa có ở đền Trần (cả văn hóa vật thể, phi vật thể).
- Vấn đề ở đây là nhận thức và thông tin: tăng cường thông tin, về giá trị đích thực của di sản. Phải trao quyền lại cho cộng đồng để họ tự thực hành, tự làm ...để nhận thức và đừng mở rộng quy mô, đừng nâng tầm lên. Nó như thế nào thì cứ để như thế! Tôi nhất trí với các nhà khoa học: Không có dấu hiệu hành chính ở lễ hội này, không phát ấn trong lễ hội đền Trần.
- Vấn đề bảo vệ và tổ chức an toàn lễ hội là có thể giao cho chính quyền. Và phải làm rõ trách nhiệm của từng bên (chính quyền và cộng đồng) để bảo vệ được toàn vẹn di sản đúng như nó có.
13h55: Chủ tịch Hội Sử học Nam Định đọc tham luận.
Sau đó là Nguyễn Xuân Diện.
Ý kiến của Nguyễn Xuân Diện: Những người đau lòng vì lễ hội máy năm qua tổ chức tràn lan ,sai lệch, không phải là nơi hội tụ nét đẹp, mà đi vào lầm lạc, không cổ vũ những điều tốt đẹp. Nếu nói về lễ hội đền Trần thì có hai điều:
Tư tưởng lễ hội là gì? lễ hội đền Trần Nam Định là gì? là tinh thần của hào khí Đông A, quân dân một lòng, gác hiềm khích để lo việc nước. thể hiện ra trong các hành động để giáo dục con người. Có làm được điều đó không? Nhà Trần không nói chuyện ấn tín, coi rẻ ấn tín, Trần Nhân Tông rời bỏ ngai vàng năm 35 tuổi, không thiết chức tước nói gì đến ấn tín. Tinh thần của triều Trần phải xây dựng trên tinh thần đó.
Hội thảo khoa học thì phải căn cứ vào những căn cứ khoa học lịch sử; khảo cổ, hán nôm, chưa phát hiện được tài liệu gì hết, đúng như tham luận của TS Hồng Kiên. Nếu không có chứng cứ vào lịch sử, phải dựa vào dân gian: lễ hội nền tảng là ở trong dân gian. Khai ấn và phát ấn có hay không?
Ấn Trần miếu tự điển chỉ mới có máy chục năm nay thôi. Nhìn hình thức, biết không phải là một vật xưa. Vậy nếu lễ khai ấn là của dân gian thì trả về cho dân gian. Không nên mời các vị lãnh đạo về đóng ấn, phát ấn, dẫn đến dư luận khắp nơi hiểu sai về ấn tín đền Trần.
Phải trả lại lễ phát ấn đền Trần cho các cụ ở Lộc vượng, đóng 9 cái ấn đó là ấn tôn giáo, lấy uy của Đức Thánh Trần để trị bệnh trừ tà, ban ra cho 9 cái đền xung quanh, trừ tà sát quỷ, không có thăng quan tiến chức gì trong đó. Trả lại cho các cụ bô lão cho họ vẫn tự tiến hành, không nên tổ chức rầm rộ, nếu phát ấn tràn lan sẽ tạo thêm thói hư cho nhân dân mình. Nếu tỉnh và thành phố hay phường Lộc Vượng thua thiệt một nguồn thu, nhưng chúng ta được gì?
PV Hồng Minh của báo Nhân Dân điện tử ghi tại hội trường.
14h20: Ông Nguyễn Chí Bền yêu cầu Chủ tịch UBND xã Lộc Vượng trả lời TS Nguyễn Hồng Kiên về việc có một người chết trong lễ hội Khai ấn Đền Trần. Ông nói: chuyện ngất, mất trộm mất cắp là có nhưng chuyện người chết là không có. Tôi cam đoan là không có.
14h25: Phó Chủ tịch UBND Tp Nam Định nói: Ý kiến về việc có 1 người dân đi lễ Khai ấn chết là không có, trong suốt các mùa lễ hội vừa qua. Về nguồn thu: Địa phương thu. Sau 2000 thì TP quản lý về mặt nhà nước, còn thu là UBND Phường thu.
14h26 - 14h47: PGS. TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục Di sản. Ông nói, ông đến đây và phát biểu với tư cách cá nhân. Ông nói, phải đặt lễ khai ấn vào trong tổng thể văn hóa ở đây. Về khai ấn đền Trần, tôi muốn nói có những điều chính sử không chép nhưng dân gian thì có lưu truyền và nếu sưu tập thì sẽ bổ sung cho chính sử. Việc phát ấn, nếu dân có nguyện vọng thì chính quyền phải đáp ứng thôi.
14h47: GS.TS Kiều Thu Hoạch phát biểu: Tại sao Lê Lợi sau khi thắng quân Minh thì không có phát ấn. Vậy sao thời Trần có phát ấn. Đó là câu hỏi phải đặt ra.
Các khoa học phải nghiên cứu liên ngành để nghiên cứu về một đề tài. Ông nói về văn hóa dân gian, về truyền thuyết, rồi tôn giáo tín ngưỡng...
15h47: PGS. TS Trần Lâm Biền phát biểu: Các anh phát biểu hết cả rồi, tôi không biết phát biểu gì nữa. Tôi chuyển vấn đề. Tại sao nhà Trần được đề cao như thế? Tại sao chỉ có Trần Hưng Đạo là thành Thánh. Lý Thường Kiệt, Lê Lợi sao không thành Thánh.
Duy chỉ có Trần Hưng Đạo trở thành Thánh, sống trong tâm thức dân gian...Ông là ai? Trần Hưng Đạo là hóa thân của Ngọc Hoàng Thượng đế tại Kiếp Bạc, với hai núi Nam Tào - Bắc Đẩu. Đức Thánh Trần có thanh gươm thiêng chém Phạm Nhan. Ông là một thầy thuốc tâm linh. Ông là người giữ công bằng xã hội, đặc biệt là các thương thuyền. Đức Thánh Trần trở thành vị thần linh liên quan đến thương mại.
Quay trở lại với lễ Khai ấn đền Trần thì, chúng ta đều hiểu lễ Khai ấn có liên quan: Khai ấn, Ban ấn, Phát ấn. Việc khai ấn của triều đình chuyển hóa vào trong dân. Khai ấn là hiện tượng khai mở cho một mùa lễ hội ở đây.
Ông nói không nhất thiết phải đi tìm trong chính sử, văn bản như TS Nguyễn Hồng Kiên. Ông cho rằng việc phát ấn cũng nên để rộng rãi hơn chứ không nên chỉ giới hạn trong giới thanh đồng nhận ấn trừ tà sát quỷ.
Chúng ta không thể nào tránh thoát được việc phát ấn. Việc phát ấn là yêu cầu của mộ bộ phận nhân dân. Đương nhiên, khi một cái gì bồng bột bao giờ cũng có những nhược điểm. Nhưng đó là chỉ là nhất thời mà thôi.
15h55: Ông Nguyễn Văn Thư, GĐ Bảo tàng Nam Định phát biểu tham luận.
16h10: Mặc dù hai TS Nguyễn Hồng Kiên và Nguyễn Xuân Diện đề nghị BTC để được phát biểu phản biện ý kiến. Song ông Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện VHNT đề nghị không thảo luận nữa vì hết giờ, các nhà nghiên cứu có thể phản biện trên các diễn đàn (?).
Tôi - Nguyễn Xuân Diện cho rằng: Bài thơ chữ Hán của Đỗ Hựu (1441 - ?), Tiến sĩ Khoa Mậu Tuất (1478) là tư liệu được Đề án Lễ hội 2012 đưa ra làm căn cứ chính cho rằng việc Khai ấn có ở tk XV, là tài liệu chưa được kiểm chứng, không đáng tin cậy, có thể là bịa đặt!
Tôi - Nguyễn Xuân Diện cho rằng: Bài thơ chữ Hán của Đỗ Hựu (1441 - ?), Tiến sĩ Khoa Mậu Tuất (1478) là tư liệu được Đề án Lễ hội 2012 đưa ra làm căn cứ chính cho rằng việc Khai ấn có ở tk XV, là tài liệu chưa được kiểm chứng, không đáng tin cậy, có thể là bịa đặt!
Ông Nguyễn Chí Bền phát biểu tổng kết hội thảo. Ông nhắc đến lệnh và kết luận của Ông Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ VHTT và DL (từ sáng đến chiều nhắc khoảng 4 lần). Ông Hoàng Tuấn Anh mà là người hiểu văn hóa và có năng lực quản lý về văn hóa thì văn hóa Việt Nam không đến mức xuống cấp như thế này!
Hội thảo kết thúc lúc 16h20!
Nguyễn Xuân Diện tường thuật từ Khách sạn Vị Hoàng, Nam Định
Bác Diện phải có bài phát biểu đóng góp quan trọng vào bản dự thảo đề án lần thứ 3 chứ. Nếu không nhận phong bì thì ngượng lắm. he..he
Trả lờiXóaHội thảo đăng trình cho bà con xem đề án, bài nghiên cứu chắc được nhiều người comment nhiều ý kiến hay, có khi lại có hiệu quả tốt.
Trả lờiXóaFong bì 300k chưa đủ 1/2 tiền taxi, hai vị đi chung mới đủ 2/3 tiền taxi, như vậy lỗ to, các quý phu nhân kêu là đúng.Khi về nên đi 4 người để giảm chi nhé.
Trả lờiXóaHỏi nhỏ Ban tổ chức là kỳ trước Hội Lĩnh ấn thu được bao nhiêu mà chi sẻn thế, muốn thu bội thì phải loby , chi cần vê gón tay như bác Phi Khanh là họ hiểu.
Phong bì có dấu xxx ở góc là thế nào hả bác Diện ???
Trả lờiXóaTôi không được tham gia nên không biết lễ hội này đẹp ở điểm nào. Không biết nó thiêng liêng như Lễ hội Sóc, vui tươi như hội Lim, đậm chất văn hóa như Festival Huế, hoành tráng như pháo hoa Đà Nẵng ... hay là như thế nào ? Chỉ thấy là xô đẩy la hét quanh một cái chuồng cọp để giật lấy mấy tờ giấy về cất ở nhà
Trả lờiXóaNhận tiền bồi dưỡng trực tiếp,chắc là tự đi ăn trưa. Cũng được...hi .. hi ..
Trả lờiXóaĐề án của UBND Tỉnh Nam Định mà sao dưới cùng bìa sách lại ghi Hà Nội 2011 nhỉ? Một bác ở HN soạn hộ rồi quen tay ghi luôn?
Trả lờiXóaLễ hội này nên bỏ? Vì sao ư?
Trả lờiXóaHãy hỏi những người đi dự lễ khai ấn thì biết.............(100% quan chức nhà nước).
chừng nào mới có cuộc hội thảo về lễ hội biểu tình nhỉ các bác. hehehhe. lúc đó bác Diện chắc phát biểu ác lắm, có cả ca63nm nang mà
Trả lờiXóaLay phieu xin y kien la mot cach lua dao roi, khac gi bau cu dau. TS. Kien va TS.Dien dang phai doi mat voi mot the luc den roi. Hy vong thoi!
Trả lờiXóaLễ hội Đền Trần "hấp dẫn" nhất là "tiết mục" xin
Trả lờiXóa(à...mua)ấn có lẽ chỉ dành cho cán bộ các cấp, các ngành, những ai 365/365 ngày mơ quyền chức, chứ với "phó thường dân" chả ai bén mảng tới ấn tín làm gì! Bà con chỉ cầu cho mưa thuận,gió hòa
có bát cơm đầy, manh áo ấm...
Vậy nên việc "kinh doanh" ấn tín nên Stop lại
hoặc có cách nào thật văn hóa, thật "sạch sẽ" để
Lễ hội thực sự là một sinh hoạt Văn hóa đặc sắc
của địa phương.
Haha, bạn "Khách ẩn danh" 8:45 tinh ghê, một phát hiện rất độc đáo.
Trả lờiXóaBác Diện làm việc đáng nể, bác cố giữ gìn sức khỏe nhé.
Tôi suy diễn: "xxx" là 300K (mỗi sao là 1 xị), có đại biểu nào nhiều sao hơn nữa không, vui thật.
Bác Diện ơi phải cảnh giác nhé, Bác xem có chiên gia Trung Qốc nào không Pác nhé. Iem sợ họ lại mời như là làm mấy bộ phim 1000 năm Thăng long Pác ợ
Trả lờiXóaKính Lâm Khang
Trả lờiXóaTrong bài có phát biểu của ông Trần Phúc Văn (80 tuổi) phường Tức Mặc, Tp Nam Định
Không biết Lâm Khang có nhầm không?
Tôi không xem được ảnh. nếu ông là Trần Văn Phúc thì là nguyên thành đội trưởng thành đội Nam Định mà thường gọi tắt là ông Phúc Văn. Con ông là Trần Giới Trạch. Ông chuyên nghề binh nghiệp cho đến khi về hưu
Lễ hội truyền thống thì sao lại bỏ?! Nhưng theo chính sử, không có phát ấn tùm lum như vừa rồi! Có thể cứ bán ấn nhưng mở nhiều ki ôt hình thức đẹp trong kỳ lễ hội ra rộng xung quanh khu vực Đền để người hành hương khỏi chen lấn. Nhiều người mua ấn không phải do duy tâm mà như 1 kỷ vật độc đáo khi đi lễ đền Trần. Như thế BTC vừa có nguồn thu như bán đồ lưu niệm. Vừa đáp ứng nhu cầu người đi lễ! Có kinh phí càng có điều kiện tu bổ di tích đẹp hơn!
Trả lờiXóaCầu cho Vong linh cụ Trần Quốc Vượng hiện về để chấn chỉnh lũ ngu tối tham tiền.
Trả lờiXóaĐừng lừa bịp nhân dân và xuyên tạc lịch sử nữa!
Bẩn đến thế là cùng.
lạy các Thánh Trần. Xin các Thánh hãy trừng trị lũ tham lam gian giảo này.
Kính
Bác Diện nói với lãnh đạo là làm lễ hội cứ theo truyền thống mà làm Bác nhé, Cầu nguyện các vị vua, thần linh xin cho quốc thái dân an, ngư dân đi biển không bị bắn giết, cướp cá... Bầy đặt kinh doanh mê tín dị đoan là ru ngủ dân chúng trước quốc nạn.
Trả lờiXóaThưa Lâm Khang
Trả lờiXóaCòn ông Trần Chiến Thắng nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT
tôi thấy ông hiện là phó tổng biên tập thời báo kinh tế Việt Nam ( chỗ cụ Đào Nguyên Cát) tôi thấy ông chưa có bài nào cả
Tôi thấy nhiều giáo sư tiến sĩ quá, chỉ tiếc và buồn là trong số các bị ấy có mỗi 2 người là tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên và tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện không chỉ lên tiếng mạnh mẽ mà còn trực tiếp tham gia các đợt biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc vừa qua. Giá như ngần ấy vị giáo sư và tiến sĩ cùng lên tiếng nhỉ. Đất nước ta có nhiều giáo sư tiến sĩ thế cơ mà
Trả lờiXóaDat nuoc ngon ngang bao viec trong dai, viec can. Hop ban viec nhu ri. Vo van. Neu co long thanh voi ho Tran thi chi can hoc tap guong chien dau voi ke thu phuong Bac la qua du,qua tot roi.
Trả lờiXóaĐề nghị nên bỏ tục phất Ấn.Vì hoạt động tâm linh đã bị biến tướng
Trả lờiXóaGiá như tiền thu được từ lễ hội xây dựng lại lăng mộ các VUA TRẦN đã bị phá nát tương!
Trả lờiXóaHoan nghênh TS. NX Diện đã bỏ công tường thuật cuộc hội thảo khoa học này để bà con quan tâm theo dõi miễn phí.
Trả lờiXóaGiá như tiền của của nhân dân đóng góp để làm các chương trình văn hóa nên trích ra để TV nhà nước tường thuật công khai minh bạch tại chỗ những cuộc hội thảo như thế này thì hay biết mấy thay vì tòan chiếu các lọai phim vô bổ của Ta cũng như Tàu hay Tây.
Tôi nghĩ chân lí không thuôc về số đông. Ý kiến của Viện trưởng Bền "Ông cũng nói, trong hội thảo sẽ phát phiếu để lấy ý kiến về 2 phương án cho lễ hội năm 2012, với cách trả lời "đồng ý"(Yes), "không đồng ý"(No)"... cũng chỉ là một thứ thăm dò, tham khảo thôi. Cũng nên công khai công bố cho mọi người biết.
Có câu chuyện vui: 4 anh ngồi với nhau, trong đó có 1 người quê ở Nam Đàn Nghệ An, ba anh còn lại là người Hải Phòng. Tự nhiên một anh Hải Phòng nổi máu lên tuyên bố "Quê Bác Hồ ở Hải Phòng! Cậu xứ Nghệ nổi đóa nhảy lên bàn quát :"Nỏ phải! Quê Bác ở Nghệ An! Quê Bác là quê choa".
Một cậu Hải Phòng khác dõng dạc tuyên bố :" Vậy thì ta biểu quyết"! Rốt cuộc 3 đánh 1 chẳng chột cũng què! Buồn nhất là Cậu quê Xứ Nghệ cũng phải cúi đầu công nhận quê Bác ở Hải Phòng vì Bác đã dạy "Thiểu số phải phục tùng đa số".
Tôi tin rằng cái chuyện này không thể diễn ra ở đây vì chỉ có khoa học là chân lí, sự thật là chân lí mà thôi.
Vũ Thế Long
Có cần thiết một cái hội thảo to thế này không?
Trả lờiXóaƠ, mời bác Diện đến mà không đón lại chỉ chi có 300K thì sao đủ tiển taxi đây?
Trả lờiXóa09h27: Đại diện họ Trần Việt Nam phát biểu. Ông nói ông thay mặt 12 triệu công dân họ Trần gửi tới hội thảo lời chúc tốt đẹp.
Trả lờiXóaỐi giời ! Con cháu đông nhể ! NHưng sao để mộ tổ nát như tương bần! Liệu chừng bọn CHINA và con cháu trần ích tắc nhúng tay để trả thù không?
Van chua thay cu Bien phat bieu nhi?
Trả lờiXóaMuon xem cu noi gi qua!
- Tài liệu ghi hanoi 2011 mất hay
Trả lờiXóa- Hội thảo này chỉ bàn chon 1 trong 2 cách tổ chức Lễ hội chứ ko phải bàn đến có cần thiết phải tổ chức lễ hội.Chỉ có yes hoặc no trên 2 con đường, miễn tranh luận, thực chất cách làm đã rõ việc hợp thức hóa cái đã quyết
- Co 3* tức là có 1,2,7,8,9* Chắc có cái ko ít hơn 100* việc đó cũng là bình thường
- Bác Diện vất vả quá, bà con tin ở chuyên môn của Bác nhiều vì Bác đã có Bài viết khá sâu về đề tài này
- Mong các vị "trí thức" đi hội thảo biết ghi nhớ công ơn của các Thánh Trần bằng những việc làm cụ thể cho muôn dân .
Chúc 2 Bác ( Diện và Kiên) khỏe mạnh và vững tay chèo !
Mua mep khua moi vi chuyen tam linh,truyen thong...thuc chat la kinh doanh va ru ngu nhan dan bang cac tro le hoi ... chan lam roi chinh phu oi!
Trả lờiXóaTat ca la tro kinh doanh va tro lua gat nhan dan vi tinh hinh nuoc soi lua bong hien nay do ma
Trả lờiXóaXin hiến kế Bác Diện trình bày giùm trong hôi nghị. Cứ theo "quy luật thị trường" có cầu ắt phải cung., theo tôi bết thì 100% là cán bộ quan chức tham gia "mua ấn", họ đã lấy của dân quá nhiều đây là cơ hội "dân" lấy của họ hợp phá (còn họ lấy của dân là bất hợp pháp". Tui đề nghị cứ bán ân rộng rãi phân theo cáccấp "trung ương 100 triệu, tỉnh 50 triệu xã huyện vvv tiền này giao cho 1 ban quả lý xây dựng trường học bệnh viện cho địa phương, lâu dài dư ra cho các tỉnh lân cận, chứ bỏ phí khối taền này phí lắm. mong bác Diện đề xuất ý kiến này cho hội nghị mong lắm thay
Trả lờiXóaKhách ẩn danh nói...
Trả lờiXóaLễ hội này nên bỏ? Vì sao ư?
Hãy hỏi những người đi dự lễ khai ấn thì biết.............(100% quan chức nhà nước).
Tôi là người đưa ra com này.
Theo tôi những lễ hội không xấu, nhưng nay nó biến tướng rất nhiều. Những số tiền mà họ thu được dùng để giúp đỡ người nghèo về công ăn việc làm thì tốt nhưng họ chỉ rình để chia chác số tiền khổng lồ đó thôi. Ví như lễ hội Đền Trần 1 năm cũng phải thu được từ 5-10 tỷ VNĐ.
Chán mớ đời.
Trả lờiXóaối giờ ơi, đại biểu đến dự hội thảo về lễ hội đền Trần sao mà đông như quân Nguyên vậy ? Lễ hội thì có gì phải bàn bạc giữ vây , có chăng chỉ là chuyện có nên phát ( bán ) ấn hay dừng lại chứ có gì mà thảo luận, làm khó cho XD & Gôc sậy rồi. Nếu trọng tâm chỉ là hỏi:có nên phát ( bán) ấn hay dừng thì chỉ cần đưa lên mạng VNN, hoăc VNexpress trưng cầu dân ý bằng hai từ No, Yes thì sẽ có câu trả lời chính xác chắc chả tốn đồng nào đi xe lên xuống , ăn ở KS của bao nhiêu người đến dự ? Làm khổ thời gian mệt mỏi của 2 bác TS "nhà ta" rồi, đừng ngủ gật nhé.
Trả lờiXóaBlogs bac dien sap dat con so 1.999.9999_2.000.000 nguoi theo doi roi bac Dien oi!Chuc mung !That dang vui mung,luong nguoi theo doi tu hom qua 17/07 toi nay tang nhanh chong.
Trả lờiXóaThưa Lâm Khang
Trả lờiXóaTôi rất mong được đọc lại bài viết của Tiến Sỹ Nguyễn Hồng Kiên VỀ CÁI GỌI LÀ LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN.
Kính gửi anh Diện
Trả lờiXóaNếu anh có phát biểu, điều chắc chắn phải "phê" là tại sao Đề án của UBND Nam Định chuẩn bị cho Hội thảo tại Nam Định lại ghi Hà Nội-2011 ở ngoài bìa? Những điều khác chắc anh đã có ý rồi.
Trân trọng
Bác Kiên là TS thật. Tiêu đề tham luận của Bác ấy đã nói lên rằng cái trò phát ấn này là nhảm nhí. Giặc đã vào trong nhà, ngoài biển, hãy học thật kỹ Hịch tướng sĩ và tuốt gươm ra. Nếu Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn có linh thiêng thì hãy về khai sáng cho nhũng đầu óc u mê của đám con cháu hư đốn này...
Trả lờiXóaTS Nguyễn Xuân Diện ơi! Tôi canh me từ sáng giờ, "chộp" được bức ảnh trang web có lượt truy cập 1999888, 1999991 và 2000002, tiếc quá, con số 2000000 thì "tuột' mất, bạn nào "chộp" được, thông tin lại.
Trả lờiXóaTôi gửi email cho TS 3 bức ảnh trên, hy vọng TS post lên làm kỷ niệm.
Linh thiêng thế nào về cái ấn đền Trần tôi không biết. Nhưng xếp tôi từ vị trí trưởng phòng một Tổng Công ty Xây dựng cũng bon chen xin được một cái ấn vàng chóe đỏ lòe về treo trong nhà mấy năm trước, nay xếp đã được thăng lên chức Phó tổng giám đốc Tổng Công ty rồi đó. Hay hỉ .(?).
Trả lờiXóaKính Bác Lâm Khang
Trả lờiXóaBác cho Em hỏi một câu nho nhỏ, ở lối cổng vào của Đền Trần hiện nay có ghi mấy chữ nho, Em đọc thấy là Miếu Trần, nhưng nay lại cứ gọi là Đền Trần. Miếu và Đền là khác hẳn nhau. Vậy thực hư nó là thế nào hả Bác?
Em xin cảm ơn
Bác asoka.vn nói phải lắm, đừng để phí nguồn tiền này. Bữa hổm đi "ca hát vui vẻ" với mấy ông anh "đứng đường" Cảnh Sát giao thông, đến phần "boa" cho các em một anh cười to nói "đúng thật là bạc, giờ tiền dân lại trả lại cho dân, ha ha ha".
Trả lờiXóaPhát Ấn đền Trần nên làm theo kiểu Kông-pông-chàm.Cái Ấn có hình thức đep, chup ảnh người mua và nôp 20 đô-la Mỹ (vé vào thăm Kông-pông-cham), ai mua lúc nào cũng được, ngày linh thiêng mở ấn thì 200 đô-la. Kinh tế thị trường mà. Qua CNTT thì biết ai mua và giá bao nhiêu,kế toán dễ thanh toán .Ai muốn hiểu linh thiêng thế nào cũng được.
Trả lờiXóaTS NXD ơi. Ấn đền Trần ( mọi người muốn gọi là gì thì gọi ) nhưng ấn đền NÀY là một vụ lừa đảo. Không có cái ấn đền Trần đang tồn tại. Ai chứng minh được cái cục gỗ ( đất ... mùn cưa ... nhựa đường ... đá ...) nào đó là ấn đền trần ( tôi không viết hoa là cố ý ) NXD ơi. mở com này cho anh TCT xem giúp tôi để anh biết góp ý của tôi. TCT ơi! CHÍ CHÓP đây.
Trả lờiXóaChủ trì hội thảo này là bác Nguyễn Chí Bền, bác này thì giỏi thôi rồi. Các bác cứ google một tí để hiểu thêm về bác ấy, không lại hiểu nhầm, oan cho người tốt. Bác ấy có công lao rất lớn trong việc phát triển các lễ hội ở Việt Nam. Cám ơn bác Bền: http://www.google.com.vn/search?q=nguyen+chi+ben&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a
Trả lờiXóaPhat ấn để làm gì? Phát hay mua bán? Đề nghị nếu tiếp tục phát ấn thì phat không thu tiền vì đây là mục đích của ban tổ chức
Trả lờiXóaĐề nghị Ban Tổ chức khi bế mạc Hội thảo, phát cho mỗi đại biểu một lá ấn he he he.
Trả lờiXóaCó hai phương án:
Trả lờiXóa1. Bỏ hẳn phát ấn dưới mọi hình thức. Trả lại LH với vẻ ban sơ của nó.
2. Nâng cấp hoạt động phát ấn cho phù hợp với nhu cầu thời đại theo hướng sau: Lập website của đền sau đó tổ chức cấp ấn (thực chất là bán) theo các hình thức:
a) Bà con VK hải ngoại đăng ký qua website: một tháng trước LH. Giá cả từ 100-500USD tùy theo chất lượng vải và mực để in ấn. Đảm bảo ấn đến tay đúng vào dịp LH. Tùy theo nơi cư trú bà con có thể yêu cầu các phiên bản song ngữ như Việt-Anh, Việt Nga, Việt-Hoa, Việt-Hàn...
b) Đối với bà con trong nước ở xa cũng đăng ký trực tuyến như VK nhưng giá cả thấp hơn 50-100USD. Phát chuyền nhanh tại nhà. Giá cả thay đổi theo chất lượng vải và in ấn.
c) Đối với bà con tham dự lễ trực tiếp: Chỉ có một loại ấn thường duy nhất giá đồng loạt: 100 nghìn đồng.
d) Đối với bà con nghèo muốn có ấn để vượt khó, được cấp phát ấn miễn phí theo sổ hộ nghèo (ấn giấy chứ không phải ấn vải)
e) Cư dân mạng có thể đặt mua ấn điện tử với giá rẻ từ 10-20 nghìn đồng.
f) Vào dịp khai mạc chính thức lễ hội. Chỉ cấp ấn đặc biệt cho quan chức CP, từ thứ trưởng trở lên (ấn này không bán trên thị trường vì đã in sẵn tên người nhận ấn)
Nếu làm được như vậy thì có nhiều cái lợi. Trước mắt thu được nhiều tiền, sau đó giảm áp lực tới đền để mua ấn. Quan trọng nhất là VK nước ngoại, nếu có ấn linh thiêng sẽ vươn cao trong bộ máy công quyền của nước sở tại, biến CP các nước thành CP VN. Chẳng mấy chốc VN lãnh đạo thế giới và đủ sức đập tan âm mưu BQ của TQ.
Nước loạn thì âm nhạc Dâm. Nước mạt thì dân gian sinh ra lắm trò nhí nhố.Bệnh này không chữa được. Khi nào khí nước hưng vượng trở lại thì những trò này tự nhiên không dẹp cũng hết.
Trả lờiXóaLâu rồi không vào blog của Bác Diện, hôm nay mới vào lại, thấy Bác cũng là người thuộc phe hơi bị bảo thủ. Anh em đã góp ý là không nên cũng Kính thưa Chư vị nữa (vì nó giống tàu khựa quá) vậy mà Bác Diện vưỡn dùng là thế nào nhỉ.
Trả lờiXóaVề cái việc phát ấn đền Trần,em là một công dân ở Nam Định, cũng đã được nhiều lần nhận ấn, xin ấn hộ, tiếp khách về lễ hội xin ấn, dẫn khách đi lễ hội .... đủ cả. Em xin có ý kiến là thế này :
Việc tổ chức phát ấn cũng mới có khoảng chục năm nay, khi trước thì chẳng ai để ý, ban đầu có vài người thôi, rồi dần dần các quan chức nhà mình về (toàn quan to) một đồn mười, mười đồn trăm, thậm chí các ban ngành của tỉnh còn làm hẳn giấy mời các tỉnh bạn, thậm chí cả các tổ chức nước ngoài đến VN dự lễ.
Em thấy là nó vô cùng tốn kém tiền bạc, công sức của hàng vạn người, có những người từ mãi rất xa cũng tìm đủ mọi cách về lấy ấn cho bằng được.Em đã nhiều lần được nghênh tiếp nhiều đoàn mà mệt quá. Vì quá đông nên BTC đã nghĩ ra rât nhiều cách để tổ chức phát ấn nhưng tất cả mọi cách đều không có hiệu quả. Năm trước thì có nghĩ ra cách là phát thẻ xanh và thẻ đỏ.Thẻ đỏ là những khách siêu VIP (số lượng rất hạn chế) những siêu VIP có thẻ đỏ được vào dự lễ và trực tiếp đóng ấn cho mình, còn khách VIP được nhận thẻ xanh được ở vòng ngòai, dĩ nhiên là thảo dân thì chẳng có thẻ gì cứ đứng xa hàng cây số bái vọng. Bạn bè về cứ đòi mình tìm cho nó cáithẻ xanh, thẻ đỏ. Mình cũng quan hệ vạy đấy mà chỉ được một vài chiềc,thằng có thằng không, những thằng không được nó chửi mình không tiếc lời. Vừa phải đón tiếp,vừa phải lo chạy chọt cái thẻ xanh, thẻ đỏ rồi lại còn bị mang tiếng nữa.
Trong đêm khai ấn thì thôi rồi... hàng tỷ thứ chuyện.
Ý kiến của mình là vẫn để nhà đền tự làm, chính quyền không dính vào, chỉ bảo vệ an ninh thôi tuyệt đối lãnh đạo không dự buổi lễ khai ấn.
còn tiếp....
3 xxx là 3 trăm Bác Diện đi họp được phát phong bù mà không phát biểu kỳ lắm đề nghị Bắc cho y kiến.
Trả lờiXóaTôi nhất trí với TS Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VH TT DL): "Nó như thế nào thì cứ để như thế! Tôi nhất trí với các nhà khoa học: Không có dấu hiệu hành chính ở lễ hội này, không phát ấn trong lễ hội đền Trần."
Trả lờiXóaMột công dân bình thường.
Chán mớ đời.
Trả lờiXóaHỡi đồng bào bà con họ Trân trên thế giới hãy chung tay tu sửa mộ tổ. Tôi đề nghị tất cả các đền miếu có thờ Đức thánh Trần nên trích một phần công đức công với công đức của con cháu họ Trần và cộng với "Bắt đền" nhà nước đã làm hư hỏng lăng mộ các Vua Trần để cùng nhau tu bổ tôn tạo sửa chữa.
Hỡi ôi.
Người gốc gác ở đâu da đen, mình trần chân đất
mà đến đây gieo trồng, cầy cấy
mà nhuộn áo nâu non
mà nung gốm hoa chanh cánh tròn
Rượu rót ra chung dân chung vua một nhà, nói cười vạm vỡ
Lên non cao, ẩn mình luyện lấy sấm thiêng riêng
từ sấm thiêng của hoa thông nở, từ sấm thiêng của mây buông mưa nước lớn , từ sấm thiêng của rong rêu dưới suối lạch tuôn trào. Đã mấy ngàn năm người người sinh sôi, không ưa cân đai mũ áo, chẳng thích hoa lá màu mè. Vận khố và mang yếm - thế thôi, chỉ muốn sống như thế thôi. Ai nói chi cũng kệ - là sở thích giống nòi.
Ai nói chi cũng kệ - cứ mặc áo nâu non
Nuôi voi, nuôi ngựa
Ghép thuyền, dựng chông
Ngụp lặn từ luồng lạch ra Biển Đông
Yêu bờ cõi hơn sương máu
Yêu đất nước hơn cửa nhà
Tóc vấn đi vấn lại chỉ được như củ hành, ai nói chi cũng kệ người ta.
Chẳng biết từ đâu đã đến.
Chỉ biết đất đã thương mình thì mình yêu thiết tha.
Ng. Ngọc
khi người ta đã có ý định xin ẤN (nếu không được thì bằng được)thì trong tâm đã có rất nhiều kế hoạch để ẤN
Trả lờiXóaPhải dẹp bỏ lễ hội này. Đó là lời của Hưng Đạo Đại Vương!
Trả lờiXóaTrên lý thuyết thì Cộng sản vốn vô thần, nhưng trong những năm gần đây Nhà nước lại cho phép nhiều hoạt động tín ngưỡng phát triển mạnh. Chính các vị đầy tớ của dân và gia đình họ lại là những người sùng tín nhất, họ đi lễ bái để cầu tài, cầu lộc, cầu cho cái ghế đc vững chắc. Nhiều hoạt động mê tín được núp bóng các lễ hội văn hóa truyền thống, lịch sử...
Trả lờiXóaNhà em đọc xong xin đề nghị bác Diện có ý kiến ngay với ban tổ chức, ý như thế này có được không:
Trả lờiXóaNên áp dụng nguyên tắc CÔNG KHAI, MINH BẠCH, DÂN CHỦ: Nên ta cứ phát ấn thoải mái cho bất cứ ai muốn xin ấn, sẽ đáp ứng đầy đủ, có thu phí nhưng yêu cầu ai muốn xin thì đăng ký đầy đủ danh tính, chức vụ, số CMND, nơi công tác, nguyện vọng lên chức gì về ban tổ chức từ cuối năm trước. Ban tổ chức căn cứ vào đó in luôn ấn có tên tuổi, địa chỉ, quê quán, chức vụ, nơi ở lên ấn, như vậy đảm bảo chính xác, không đụng hàng. Sau khi thống kê được số lượng người xin ấn theo địa phương ta chia ra các bộ phận phát theo mã số riêng từng vị thông báo đến nhận theo khu vực. Hoặc có thể gửi ấn đến nhà riêng theo yêu cầu. Người xin ấn có thể đăng ký qua e mail,hoặc gửi thư, nhắn tin tới địa chỉ của BTC, BTC lắp mạng, kiếm cái phần mềm quản lý khoảng mấy triệu, sau đó cứ thế in phần mềm ra, năm sau có sẵn dữ liệu, kiểm soát chặt chẽ sau khi chốt danh sách tuyệt đối không in thêm, in riêng cho vị nào không công khai danh tính đăng ký, tất cả các khâu thu phí hết. (Nếu được công khai danh tính trên web của BTC là hay nhất, như vậy ai vào cũng biết ngay những vị nào muốn thăng quan tiến chức dân hay "đầy tớ" của dân)
Nông Văn Dền
" Chúc cho sỹ thứ người trong nước"
Trả lờiXóaSao được cho ra cái giống người "
Tú Xương
Anh Dien chua tham luan a?
Trả lờiXóaNhanh nhanh keo lai khong den luot dau!
He he!
Tôi đã ngửi thấy mùi XÔI THỊT ở lễ hội trong cái hội thảo này !
Trả lờiXóaDung giong cu Bien roi
Trả lờiXóaTiep tuc di anh Dien
Ông PGS. TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục Di sản có câu phát biểu cực kì BUỒN CƯỜI và DỐT nữa:"VIỆC PHÁT ẤN, NẾU DÂN CÓ NGUYỆN VỌNG THÌ CHÍNH QUYỀN PHẢI ĐÁP ỨNG THÔI".
Trả lờiXóaVậy xin hỏi bác: Nếu bây giờ dân có nguyện vọng ĐÁNH BẠC thì chính quyền có đáp ứng không???? Rồi còn nguyện vọng chích ma túy, nguyện vọng gái gú,.. thì thế nào??? Thật là ...hết chỗ nói.
Mà theo tôi, thưa các bác bên ngành chức lăng, các nhà khoa hooc, các giáo xư, tiến xí, cái cụ "khai ấn đền Trần" có gì đâu mà phải hội thảo cho mệt người. Ai đời lại đi đổ tiền đổ của đi nghiên cứu một trò hết sức nhảm nhí do những kẻ cơ hội bày ra để lòe một lũ vô học muốn thăng quan tiến chức nhanh bằng xin xỏ, hối lộ,..chứ không phải bằng lao động chân chính. Thật là đất nước đến ngày mạt vận. Xin chân thành cám ơn các trí thức chân chính như TS NHK, TS NXD,..
đang quả cảm chiến đấu cho lẽ phải và cho đất nước. QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU TRÁCH.
"Thay mat Ban to chuc, toi xin tuyen bo ket thuc buoi hoi thao. Ban to chuc kinh tang moi dai bieu vai la an ve lam qua. Xin tran trong cam on!"
Trả lờiXóaReply: Tet nay, Ban to chuc xin moi chu vi tiep tuc ve den Tran linh an, ung ho cho tinh nhe!
Bác Diện hỏi xem có ấn tiên phong chống quân nguyên ko? Áp dụng vào đời này vẫn hợp nhỉ?
Trả lờiXóaÝ kiến của Nguyễn Xuân Diện: Những người đau lòng vì lễ hội máy năm qua tổ chức tràn lan ,sai lệch, không phải là nơi hội tụ nét đẹp, mà đi vào lầm lạc, không cổ vũ những điều tốt đẹp. Nếu nói về lễ hội đền Trần thì có hai điều:..................
Trả lờiXóaTS nói hay ! Ủng hộ ý kiến của bác !
Tổng kết: 'Cho đến giờ phút này, chưa có thể nói hội thảo thành công một cách tốt đẹp. Tuy nhiên,những gì.... '
Trả lờiXóaCảm ơn quý vị đại biểu. Hic hic...
Khó thhay đổi lắm anh Diện ơi! Chừng nào các vị lãnh đão địa phương còn cổ xúy cho hoạt động đó thì nó vẫn sẽ xảy ra. Chừng nào các vị lãnh đạo trung ương còn thiếu tầm nhìn thì việc đó vẫn xảy ra. Họ vẫn làm vì thông qua công việc đó họ tìm thấy các lợi ích của họ trong các nhóm lợi ích. Phát huy truyền thông lịch sử là quan trọng, bảo tồn bản sắc văn hóa lịch sử là quan trọng. Nhưng qua những gì lễ hội thể hiện mấy năm qua, tôi thấy rằng đây là một lễ hội văn hóa thiếu tính văn hóa nhất.
Trả lờiXóaN. N. Huy ĐH Kyoto,
UNESCO consultant
Ông Nguyễn Chí Bền phát biểu tổng kết hội thảo. Ông nhắc đến lệnh và kết luận của Ông Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ VHTT và DL (từ sáng đến chiều nhắc khoảng 4 lần).
Trả lờiXóaTổ chức HT này để làm trò hề à. Thật đau lòng.
Rất thích cái còm của Thanh niên VN! Đúng là như thế
Hoang Son nói:
Trả lờiXóa"Việc phát ấn, nếu dân có nguyện vọng thì chính quyền phải đáp ứng thôi"
Dân hoàn toàn không có nguyện vọng, chỉ là chính quyền, BTC lễ hội quảng bá kích thích sự mê tín dị đoan cho nguời dân.
Giả sử dân có nguyện vọng thật nhưng phải hiểu đó là nguyện vọng lầm lạc, đi tìm những điều không có thực trong cái mà người ta gọi là Ấn.
Trời vẫn còn u ám lắm.
Trả lờiXóaỐi giời đất ơi
Trả lờiXóaỐi ông bà ông vải ơi
Có ai biết số tiền này sẽ có thể làm gì cho nhân dân đặc biệt là dân nghèo không?
Ông Thắng nghỉ hưu rồi mới "minh bạch" ra số tiền ấy.
"10h00: Hội thảo tiếp tục làm việc, với bài phát biểu của TS Trần Chiến Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT DL.
Ông cho biết, từ 8 năm trước, Bộ đã phê duyệt dự án 1.000 tỷ (một ngàn tỷ đồng) về lễ hội và di tích đền Trần. Ông nói việc phát ấn là cuồng tín. Không ai đưa ra một thống kê được rằng ai là người được ấn mà đã thăng quan tiến chức, ai khuynh gia bại sản, mất chức, ..."
Giời đất thổ thần thổ địa ơi
Tiền của Nhân Dân đâu phải vỏ hến!
Buồn thay!
Giận thay!
Yêu cầu công khai hóa tất cả các chi tiêu kiểu này!
Tởm quá đồng bào ơi!
Đề nghị các nhà khoa học chân chính tẩy chay tên PGS rởm (PGS không được bổ nhiệm) Đặng Văn Bài! Tên Bài này về hưu tháng 3 năm 2009, đến tháng 11 năm đó mới được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS (ở Văn Miếu). Theo quy định của cơ quan có chức năng thì tất cả các GS, PGS "đời 2009" trở về sau đều phải trải qua khâu bổ nhiệm. Gần 2 năm nay, tên Bài có được cơ quan nào bổ nhiệm đâu mà vẫn xưng xưng là PGS! Thật thiếu tự trọng và lố bịch!
Trả lờiXóaTAM ĐOẠN LUẬN CỦA TÔI:
Trả lờiXóaA. Nếu nhân dân có nguyện vọng thì nhà nước phải đáp ứng.
B. Phát ấn đền Trần là nguyện vọng của nhân dân.
C. Nhà nước phải cho phát ấn đền trần.
QUÁ ĐÚNG, SUY RA
A. Nếu nhân dân có nguyện vọng thì nhà nước phải đáp ứng.
B. Biểu tình chống TQ là nguyện vọng của nhân dân.
C. Nhà nước phải cho Nhân dân biểu tình
PHẢI ĐÚNG CHỨ LỊ?
Phát ấn: Thật là lễ hội nhảm nhí.
Trả lờiXóaÔng Hoàng Tuấn Anh đã từng học chuyên ngành trắc địa, nhưng hình như cũng chưa làm chuyên môn ngày nào. Còn về văn hóa và quản lý văn hóa thì chắc cũng là mù tịt, là "ngoại đạo". Thật khôi hài.
Toi dong y voi nhan xet cua ban TNVN ve ong Dang Van Bai.Ong nay vua dot lai vua tham nen khi lam Cuc truong da an qua nhieu tien cua dan khi dan muon xep hang di tich thi cu xep hang neu bo tien ra, dan muon sua chua di tich thi cu lay tien chong xuong cap di tich cua Nha nuoc de chia chac lam cho hang tram di tich ngan tuoi thanh 01 tuoi.Ong con noi tieng vi da copy luan an TS cua Ong Hoang Dao Kinh nen bang cap moi trai khoay: DH Su,PTS Kien truc, PGS Van hoa ( sau khi ve huu)
Trả lờiXóaBác Diện ơi !Đọc bản tin về Hội thảo Lễ hội Đền Trần hôm nay của Bác sao mà ngán ngẩm thế .
Trả lờiXóa1/ Sự xuất hiện của vị "nguyên" Thứ trưởng Bộ Vă Thể Du => Trần Chiến Thắng thật sự vớ vẩn bởi cách diễn đạt của ông Thắng về "kết quả" của việc xin ấn đối với cá nhân ông Thắng (khác nào vạch áo cho người xem lưng) ông Thắng đã từng mộng mơ "lên" chức cao hơn nữa bởi xin được ấn hay sao?
2/Chắc Bác Diện cũng chẳng lạ gì bộ mặt đạo văn của ông Nguyễn Chí Bền với Hồ sơ về Văn hóa cồng chiêng của Tiến sĩ Tô NGọc Thanh với những tai tiếng lùm xùm cả ở Viện với Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiển và cả với Giáo sư Trần Văn Khê rồi hành xử bất nhẫn của ông Bền với chị Hồng Vân ở Viện VH đã bị trù úm đến đột tử năm 2009, rồi nhunwgx lần ông Bền lén lút đưa ông Trần Chiến Thắng về Đền Trần xin ấn ban đêm bằng xe công của Viện.
Nay sự xuát hiện trở lại của 2 vị đó tại Hội thảo thật quá ô danh. Nhất là khi ông Bền còn đem cả ông Hoàng Tuấn Anh ra để hù dọa Hội thảo thì thật nực cười, dù sao ông này cũng quá giỏi ô dù che đỡ, chẳng khác năm xưa bị đơn thư kiện cáo thế mà vẫn thoát tội (bởi có ô thứ trưởng họ Trần) .
Khu lăng mộ vua Trần thì chúng nó phá nát thế mà...
Trả lờiXóaNguyễn Chí Bền óa bộ mặt thật trật ra rồi sao ?
Đất nước có hơn 80 triệu dân mà theo thống kế có hơn 80 ngàn lễ hội lớn bé. Ngày xưa thì phá đền chùa miếu mạo. Câu đối thì mang đóng xe bò. Bây giờ thì ru ngủ dân chúng bằng trò mê tín dị đoan. Nếu tỉnh táo thì nhận ra ngay trò phản động, mị dân.
Trả lờiXóaMọi thứ đã sắp đặt từ trên xuống dưới cả rồi. Các quan chức của Bộ VHTT và của tỉnh đã hội ý rồi. Hội thảo chỉ để hợp thức hoá, chủ toạ chắc cũng đã lĩnh ý của Ban tổ chức nên thấy có ý kiến trái chiều mới đem bùa Bộ trưởng ra thị uy.
Trả lờiXóaHai bác Kiên - Diện nhiệt tình nhưng làm sao đọ nổi các băng đảng phía sau cái Hội thảo này. Hơn nữa nếu thừa nhận như 2 bác chẳng lẽ các quan chức đã nhận ấn từ trước đến nay lại hoá ra những kẻ bị ...nhận của dỏm à? Thôi thì cứ tiếp tục diễn trò hoàng đế cởi truồng.
Phải tìm "một em bé" nói ra sự thật này chứ các TS nói không ai nghe đâu.
Phát tài thì chưa thấy, nhưng hao người thì có rồi ! Bác NTT mới "he he" nhận ấn xong là bà cụ thân sinh đi theo hầu Đức Thánh Trần, còn blog thì bị đánh sập !!!
Trả lờiXóaKhông có dân chủ thì không có khoa học đâu! Điều này đúng cho cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khi người ta không sẵn sàng tranh luận một cách thẳng thắn thì sẽ chẳng có một nền khoa học đích thực và cũng chẳng có tiến bộ nào cả (dù nhỏ).
Trả lờiXóaTheo tôi, 10 người xin phát ấn thì 9.5 người tin rằng để thăng quan tiến chức. Quan tư nhân thì phải có tài. Quan Nhà nước thì lương thấp, bổng cao, tại sao lại muốn làm quan?. Cứ nhìn cảnh chen lấn ở nơi phát ấn thì cũng đủ thấy phải dẹp ngay cái trò này. Chỉ làm hư dân mà thôi.
Trả lờiXóaCó một nguyện vọng rất chính đáng của nhân dân là được bày tỏ lòng yêu nước mà có chính quyền nào đáp ứng đâu, còn cho quân tới đàn áp nữa chứ. Thật là không biết đâu mà mò. Khổ quá, khổ quá!
Trả lờiXóaBạn TN nói đúng, nếu dân có nguyện vọng thì ta cho làm? thế dân đang có nguyện vọng được xuống đường BTYN thì sao lại ngăn cấm, bắt bớ khg cho làm. Thật là... quan chí VN , hầu như bị "vú lấp miệng" mất rồi nên cứ nói cho được theo giọng cấp trên định hướng rồi.
Trả lờiXóaNhưng dù sao chúng tôi cũng đề nghi mấy ông quan tỉnh, quan TW hãy tránh xa cảnh phát ấn chụp rật trên để bớt làm xấu hình ảnh các vị trước quốc dân đồng bào .
Ông chủ tịch phường Lộc vượng lại nói láo rồi. Tôi ở Xuân Trường, Nam Định. Xóm tôi có ông Sinh đi lấy ấn bị chen cho dập phổi, lên BV Bưu Điện Định Công dc 1 tuần thì chết. Các ông ấy ngồi trên thì chỉ biết nghe báo cáo chứ có biết thực tế là gì đâu mà tham luận với phát biểu!
Trả lờiXóaKính gửi bác Diện,
Trả lờiXóa“Khai ấn” có thể là một nghi lễ. Nghi lễ này có thực hay không, xuất phát từ thời điểm nào… là điều có thể xác định được nhờ các nhà sử học. Giả sử là nghi lễ này có thực vào thời nhà Trần đi nữa, thì điều hiển nhiên là nghi lễ này là một nghi lễ để triều đình bắt đầu quay trở lại , sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Nó đánh dấu thời điểm cả triều đình quay trở lại làm việc bình thường, cũng giống như lễ Tịch Điền là thời điểm Nhà Vua mở đầu cho một năm làm việc cho nhà nông.
Các nghi lễ này nhằm mục đích nhắc nhở không chỉ cho triều đình, quan lại trong triều, mà con cho toàn dân kết thúc kỳ nghỉ lễ để bắt đầu một năm làm việc mới. Đây chính là ý nghĩa chính của các nghi lễ này.
Ngày nay, sau mỗi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, không khí chơi bời rả rích còn kéo dài đến hàng tháng trời, không quay trở lại không khí làm việc nghiêm túc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cả nền kinh tế và xã hội, và cần được chấm dứt.
Việc khôi phục lễ hội Khai Ấn là một điều nên làm, nhưng dứt khoát phải quay trở về với ý nghĩa nguyên thủy tốt đẹp của nó.
Nghi lễ “Khai Ấn” nếu có, cũng nhất định không thể có cái thể thức “phát ấn” như hiện nay, là thứ để người ta lợi dụng nhằm mục đích kiếm tiền.
Gần chục năm nay, lễ hội Khai Ấn được rất nhiều người quan tâm và về dự, nhưng với mục đích gì thì ai cũng rõ: “Mong được thăng quan, tiến chức”.
Điều này là do đâu mà ra? Có rất nhiều nguyên nhân. Một vài nguyên nhân cơ bản như sau:
1. Đời sống kinh tế được nâng cao, người dân có thêm nhu cầu về đời sống tinh thần, cần 1 chỗ dựa về mặt tinh thần
2. Nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thúc đẩy nhu cầu của người dân tìm mọi cách đê kiếm tiền, trong đó ai cũng biết, cách nhanh nhất là….”thăng quan tiến chức”.
3. Các tổ chức quản lý: Năng lực chưa đủ, trình độ chưa cao, không hiểu rõ bản chất và ý nghĩa của nghi lễ cũng như lịch sử.
4. Mục đích kiếm tiền và làm mọi cách để kiếm tiền khiến cho các cấp quản lý, từ cấp Tỉnh, Sở Văn hóa, Ban quản lý di tích, lợi dụng sự kỳ vọng và nhu cầu tâm linh của những người dân (dốt nát) để kiếm tiền. (Đây có thể là nguyên nhân lớn nhất, và cản trở mọi nỗ lực “làm sạch” lễ hội.)
5. Và nhiều nguyên nhân khác nữa….
Như vậy, “Khai Ấn” bản chất là một nghi lễ tốt đẹp, nhưng đã bị người ta biến tướng thành một thứ công cụ để kiếm tiền. Điều này là cực kỳ phổ biến hiện nay, không chỉ ở Đền Trần, mà còn ở tuyệt đại đa số các lễ hội trên cả nước. Đơn cử như các lễ hội lớn khác như: Hội chợ Viềng, Hội chùa Hương, Yên Tử,…. đang dần làm mất hết đi bản chất tốt đẹp của lễ hội để trở thành những “phiên chợ tâm linh”, thành công cụ kiếm tiền của tất cả từ các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích, của cả người dân trong và khu vực.
Các tệ nạn này không phải ngay một lúc có thể chấm dứt. Nhưng nếu có thể, thì hãy chấm dứt tại từng nơi có thể, mà ngay trước mắt là Lễ “Khai Ấn” Đền Trần. Hãy trả lại những ý nghĩa tốt đẹp đích thực về cho các lễ hội. Điều này nhất định chỉ có chính quyền với sự giúp sức của các nhà khoa học, sử học có cái tâm thực sự mới có thể làm nổi.
Hy vọng một ngày nào đó con cháu chúng ta sẽ được thấy những lễ hội với đúng ý nghĩa của nó.
hnaugust@yahoo.com
Có mỗi việc phát ấn đền trần thôi sao mà còmmen rôm rả thế nhỉ, bao chuyện đại sự quốc gia chống ngoại xâm lại chẳng thấy ai
Trả lờiXóaHi vọng có thêm thật nhiều sự kiện như thế này nữa. Mỗi sự kiện sẽ giúp con cháu chúng ta nhớ ơn các cụ nhiều hơn
Trả lờiXóa