Chu Hảo
Bài viết riêng cho NXD-Blog
"Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu và mùi cỏ thảo nguyên có hương rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương...".
Vào cuối mùa thu đầu tiên của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, bài tuỳ bút bắt đầu bằng những lời giản dị và đằm thắm trên của nhà văn - nhà báo Nga nổi tiếng, Ilya Êrenbua, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi công dân Xô Viết và nâng đỡ tinh thần họ trên khắp các nẻo đường của cuộc chiến tranh khốc liệt cho đến ngày toàn thắng. Áng văn bất hủ ấy được kết thúc bằng câu " ...khi kẻ thù giơ bàn tay khả ố đụng đến Tổ quốc ta, chúng ta ai chẳng hiểu, mùa thu qua: mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa ! "
Có lẽ vì người Nga chưa bao giờ thực sự bị mất nước, nên lòng yêu nước của họ có thể bắt đầu từ lòng yêu cuộc sống thường nhật thanh bình ở chốn quê hương. Tuy họ chưa được trải nghiệm cái nhục mất nước, ấy thế mà họ cũng đã thấu hiểu: mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa? Và họ đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi.
Còn chúng ta thì khác: "Một ngàn năm đô hộ giặc Tầu, môt trăm năm đô hộ giăc Tây...", lịch sử trường tồn của dân tộc ta cho đến ngày nay là lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, khẳng định chủ quyển lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, lòng yêu nước của nhân dân ta trước hết được hun đúc bới tinh thần Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Tinh thần yêu nước ấy đang bùng lên trong mấy tuần qua, bắt đầu từ khi những hành động ngang ngược của tập đoàn bá quyền Trung Quốc trên Biển Đông, trong vũng lãnh hải thuộc chủ quyền đương nhiên của Việt Nam, với ý đồ thâm độc không cần che đậy (và cũng không thể che đậy!) về việc “ao nhà hóa” vùng biển quốc tế mênh mông.
Tinh thần yêu nước ấy được thể hiện khá rõ ràng trong các cuộc biểu tình diễu hành tự phát của hàng ngàn người tại Hà Nội và t/p Hồ Chí Minh, phản đối sự lộng hành khiêu khích của các tàu ngư chính Trung Quốc trong vùng thềm lục địa của nước ta, vào buổi sáng ngày 5 tháng 6 vừa qua. Chỉ có sự hiệp thông, không có ai là người đứng ra tổ chức hay hướng dẫn. Không có hành động quá khích, không có náo loạn, chỉ có sự phấn chấn vì được tự do bày tỏ thái độ phẫn uất trong ôn hòa. Không có sự trấn áp, không có những lời răn đe thô bạo, chỉ có sự cảm thông lặng lẽ và âm thầm bảo vệ của các lực lượng chức năng… Chỉ ngần ấy thôi cũng làm chúng ta vững tin hơn vào sức mạnh vô biên của khối đại đoàn kết của toàn dân mỗi khi độc lập dân tôc và chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa.
Lòng yêu nước hàng ngày được biểu hiện ở từng người trong từng công việc cụ thể với lòng trắc ẩn, sự tự trọng và ý thức trách nhiệm công dân. Nhưng khi “kẻ thù giơ bàn tay khả ố đụng đến Tổ quốc ta” thì mọi tấm lòng nhất nhất chung về một hướng: “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!”, “ Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ quyết không chịu làm nô lệ!”
“Mềm nắn rắn buông”, đấy là bản chất của kẻ ý thế mạnh và bất chấp lẽ phải. Vì vậy vào lúc này, khi xung đột đối đầu thực sự chưa xẩy ra thì cách tốt nhất để ngăn chặn khả năng xấu nhất là chính quyền và nhân dân đồng lòng nhất trí, sát cánh bên nhau tỏ rõ ý chí “rất rắn” để kẻ quen đi bắt nạt không dám “nắn” thêm. Và xưa nay vẫn vậy, bạn bè tứ xứ chỉ khích lệ và ra tay giúp đỡ những kẻ có thể yếu nhưng không hèn.
*Bài viết do Giáo sư Chu Hảo viết riêng cho Nguyễn Xuân Diện-Blog.
Xin chân thành cảm ơn giáo sư!
Có thể lịch sử đã "Một ngàn năm đô hộ giặc Tầu" nhưng chúng ta đã không bao giờ nô lệ về tư tưởng. Chúng ta cần phải xuống đường nhiều hơn nữa. Yêu nước để trong lòng là chưa đủ. Chí ít cũng phải bằng một hành động cụ thể nào đó.
Trả lờiXóaCảm ơn ông Chu Hảo về bài viết này, rất xúc động.
Trả lờiXóaHèn nhát thì sao cảm-phục người ?
Trả lờiXóaTổ-tông huyết mạch không ngừng ngơi !
Bác Chu thật khéo ví-von,dẫn...
Người biết thổi,khơi...mới tuyệt-vời !
GỬI ANH DIỆN MỘT BÀI VĂN TÔI ĐÃ ĐỌC TỪ NHỎ.
Trả lờiXóa-------------TÂM HỒN CAO THƯỢNG, EDMOND DE AMICIS_ Hà Mai Anh dịch
28.- Lòng ái quốc.
Thứ tư, ngày 25.
Đầu bài thi của con sáng nay là : "Tại sao anh yêu xứ sở của anh?" Con đã cảm động về chuyện "Chú lính đánh trống" hôm trước, tất con đã làm bài một cách dễ dàng.
Tại sao anh yêu xứ sở của anh? Câu hỏi ấy chẳng làm nẩy nở trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao? Tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy ; vì nguồn máu trong mạch của tôi đều là của người ; vì trong khu đất thánh kia đã chôn vùi tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng ; vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển sách tôi học, các em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn sống chung với tôi, cảnh đẹp của tạo hoá bao bọc chung quanh tôi, tóm lại tất cả những sự vật mà tôi trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tất cả những cái gì mà tôi quí, nhất nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả.
Bây giờ tôi còn bé, con chưa thể hiểu thấu được thế nào là lòng yêu nước. Rồi ra con sẽ biết. Khi con du lịch ở xa về, một buổi sáng, đứng dựa bao lơn tàu con thấy ở chân trời một dãy núi xanh của xứ con hiện ra, bấy giờ con sẽ thấy trào lệ cảm ở lòng con dâng lên và miệng con vuột ra những tiếng kêu mừng rỡ.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con ở nước ngoài chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con, theo lòng con xui giục tự nhiên con đến hỏi chuyện người thợ không quen ấy.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi con nghe thấy người ngoại quốc lăng mạ xứ sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con nóng mặt.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước mạnh mẽ và tôn đại hơn nữa, nếu một ngày kia, nước địch vô cớ giày xéo vào đất ta ; lúc ấy con sẽ thấy nào cha hôn con khuyên câu "dũng cảm" , nào mẹ tiễn con hẹn lúc "khải hoàn".
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy những đội quân vất vả trở về với những khúc ca chiến thắng.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy lá cờ ba sắc bị bắn tả tơi đi đầu một toán người nghĩa dũng, ai nấy đều phô cao trán buộc băng hay cái tay bị bó, trong đám đông dân chúng hoan hỉ, người ta ném hoa mừng và hô những lời chúc tùng.
Enricô ơi ! Bây giờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc. Đó là một điều rất to tát, rất thiêng liêng. Vì một ngày kia, ta trông thấy con về trận được an toàn, nhưng được tin con lẩn lút để tránh cái chết, thì cha đây thay vì đón con lúc đi học về bằng những tiếng cười vui vẻ, bấy giờ cha sẽ đón con bằng những tiếng khóc xót xa. Cha sẽ không thể thương con được nữa và sẽ đâm tim mà thác cho rồi !
Cha con.
" bạn bè tứ sứ chỉ khích lệ và ra tay giúp đỡ những kẻ có thể yếu nhưng không hèn "
Trả lờiXóađọc đoạn trích từ TÂM HỒN CAO THƯỢNG thấy xúc động quá
Trả lờiXóacám ơn bạn nặc danh 10:59
Đè nghị GS Chu Hảo dẫn đầu đoàn biểu tình tị HN vào ngày mai !
Trả lờiXóa"Đi biểu tình do Việt Tân giật dây, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng..." chính là câu PHẢN ĐỘNG.
hen cac ban o thanh pho ho chi minh ngay mai 12/6 di bieu tinh phan doi trung quoc gay han / ca anh em trung nien ,ca cac ong ba cao tuoi nua nhe /
Trả lờiXóaGS Chu Hảo nói đúng là không có đàn áp hay bắt bớ nhưng cũng có sự ngăn cản của Công an khi lập rào không cho người biểu tình đến gần Đại sứ quán và Lãnh sứ quán.
Trả lờiXóaChính quyền không thể ngăn cản BT. Nhưng phải biết hướng dẫn và "cỗ vũ" nó. Không được để xảy ra xô xát. Hướng dẫn bà con đứng chỗ đẹp nhất để hô khẩu hiệu phản đối. Hướng dẫn thời gian mối nhóm được lưu lại trước SQ là bao lâu. Những khẩu hiệu quá khích nào bà con không nên đưa ra. Tổ chức liên tục các nhóm như vậy không gây ttapj trung quá đông khó giải quyết an ninh. Nhưng liên tục thay đổi ác nhóm, tạo khí thế và sứ mạnh uy hiếp đối với SQ TQ. Các nhóm sau khi đi qua SQ sẽ tiếp tục tuần hành không lưu lại quá lâu ảnh hưởng tới các nhóm khác. Như vậy biểu tình vừa trật tự văn minh vùa có hiệu quả. Lẽ ra một trình tự như vậy CQ phải hướng dẫn cho ND. Nay mai hết làm CQ rồi về nhà phải biết cách mà đi BT cho đúng pháp luật chứ.
Trả lờiXóaHH
bài viết tam được
Trả lờiXóa