Lời dẫn của Nguyễn Xuân Diện:
Dưới đây là 21 phát đại bác mà bác Hoe Hòe (hình như là cựu chiến binh) đã bắn vào VietNamnet và tác giả Hoàng Công Minh viết bài báo: "Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn". Bác Hoa Hòe đăng tải ở phần comments, nhưng Nguyễn Xuân Diện thấy nó dài tới hơn 3000 chữ, lại trình bày rất nhiều vấn đề, vậy nên tách ra thành một bài để độc giả dễ theo dõi!
Xin cảm ơn Bác Hoa Hòe đã công phu bình - luận bài viết của Hoàng Công Minh. Dưới đây là toàn văn comments, chữ HCM là viết tắt của chữ Hoàng Công Minh.
____________
1. Hoàng Công Minh (từ đây viết tắt là HCM) viết: “Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn”
Tôi bình: Cuối bài này HCM sẽ khẳng định các giá trị của phim này???
2. HCM viết: “Chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?”
Tôi bình: Câu này đúng với hầu hết mọi loại sản phẩm trừ một số thứ như sản phẩm văn hóa. Đó là lý do cho sự ra đời của Hội đồng duyệt phim. Và khi đa số thành viên HĐ đồng ý và chỉ một thiểu số thành viên không chấp nhận, mà bộ phim vẫn không chiếu được thì chứng tỏ nó chẳng có giá trị xứng tầm với “Nghìn Năm Thăng Long”
Tôi bình: Cuối bài này HCM sẽ khẳng định các giá trị của phim này???
2. HCM viết: “Chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?”
Tôi bình: Câu này đúng với hầu hết mọi loại sản phẩm trừ một số thứ như sản phẩm văn hóa. Đó là lý do cho sự ra đời của Hội đồng duyệt phim. Và khi đa số thành viên HĐ đồng ý và chỉ một thiểu số thành viên không chấp nhận, mà bộ phim vẫn không chiếu được thì chứng tỏ nó chẳng có giá trị xứng tầm với “Nghìn Năm Thăng Long”
3. HCM viết: “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng long” là một bộ phim video (19 tập) do Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Trường Thành phối hợp sản xuất”.
Tôi bình: “Thăng long” thì chữ viết hoa chữ viết thường, Trường Thành thì viết hoa cả hai chữ (!!!). Sao báo chí dạo này cẩu thả quá. Xin nói rõ là Công ty Trường Thành và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp sản xuất. Ai bỏ vốn ra nhiều phải nêu trước chứ hay định đá quả bóng sang sân Nhà Đài à? Khôn lõi thế.
4. HCM viết: “…nhằm hoàn thành và chiếu trong dịp mừng đại lễ “nghìn năm Thăng Long” tháng 10 năm 2010.”
Tôi bình: chữ “nhằm” để chỉ mục đích, ai lại đem dùng chỉ tiến độ. Lẽ ra phải viết: “theo dự định sẽ hoàn thành để chiếu…” nghe ổn hơn.
5. HCM viết: “Nhưng thật tiếc bộ phim này đã bị tạm dừng và không đúng hẹn với Đại lễ. Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.
Tôi bình: Tại sao lại tiếc. Nói rõ lý do. Lẽ ra HCM phải vui mới đúng, vì nếu phim này không lỗi hẹn câu thề với Đại lễ, thì bây giờ chẳng ai thèm cậy nhờ ông chấp bút viết bài này đâu.
Nói thêm: HCM bất nhất quá: trong câu trên ông viết “đại lễ” thì ngay câu dưới là “Đại lễ”
6. HCM viết: “Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.”
Tôi bình: Nghe câu này, tôi có cảm giác người viết là của TT. Lẽ ra nên nói thẳng “Đến nay vẫn còn nằm trong “kho” của chúng tôi.”
Thắc mắc: Sao lại để chữ “kho” trong dấu nháy nhỉ???
Tôi bình: “Thăng long” thì chữ viết hoa chữ viết thường, Trường Thành thì viết hoa cả hai chữ (!!!). Sao báo chí dạo này cẩu thả quá. Xin nói rõ là Công ty Trường Thành và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp sản xuất. Ai bỏ vốn ra nhiều phải nêu trước chứ hay định đá quả bóng sang sân Nhà Đài à? Khôn lõi thế.
4. HCM viết: “…nhằm hoàn thành và chiếu trong dịp mừng đại lễ “nghìn năm Thăng Long” tháng 10 năm 2010.”
Tôi bình: chữ “nhằm” để chỉ mục đích, ai lại đem dùng chỉ tiến độ. Lẽ ra phải viết: “theo dự định sẽ hoàn thành để chiếu…” nghe ổn hơn.
5. HCM viết: “Nhưng thật tiếc bộ phim này đã bị tạm dừng và không đúng hẹn với Đại lễ. Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.
Tôi bình: Tại sao lại tiếc. Nói rõ lý do. Lẽ ra HCM phải vui mới đúng, vì nếu phim này không lỗi hẹn câu thề với Đại lễ, thì bây giờ chẳng ai thèm cậy nhờ ông chấp bút viết bài này đâu.
Nói thêm: HCM bất nhất quá: trong câu trên ông viết “đại lễ” thì ngay câu dưới là “Đại lễ”
6. HCM viết: “Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.”
Tôi bình: Nghe câu này, tôi có cảm giác người viết là của TT. Lẽ ra nên nói thẳng “Đến nay vẫn còn nằm trong “kho” của chúng tôi.”
Thắc mắc: Sao lại để chữ “kho” trong dấu nháy nhỉ???
7. HCM viết: Nếu cứ như những nhận định ấy (mà chủ yếu dựa trên lời phê phán của nhà sử học Lê Văn Lan) thì các nhà làm phim có “âm mưu” giúp Tàu “đánh” Ta?
Tôi bình: Đích thị HCM chịu nhận rồi nghe. Đúng là không khảo mà khai. Thật thà thế thì làm bồi bút sao được.
Này nhé, nước lạ bỏ bao nhiêu công sức tiền của ra nếu không vì lợi ích của nước lạ mới là lạ chứ. Nếu đây là bộ phim đánh Mỹ thì nước lạ làm vô tư. Đằng này phim đánh nước lạ. “Thấy ông làm phim kể chuyện đánh tôi, tôi đã tức hộc máu rồi, chứ đừng mói chuyện xin tiền tôi mà chửi tôi. Tôi phải bỏ tiền ra để thay đổi ý đồ của phim. Tôi phải làm đạo diễn để nắn gân ông chứ.”
8. HCM viết: “Nhưng xem xét lại thì những ý kiến ấy không có cơ sở chuẩn xác bởi một điều đơn giản là nhiều “nhà” phê bình kia lại chưa bao giờ được xem phim này.”
Tôi bình: Đúng, rất có thể chúng tôi chỉ là thầy bói xem voi, nhưng cái mũi thính của những người yêu nước chúng tôi đã mách bảo cho chúng tôi cái hiểm họa văn hóa tiềm tàng trong đứa con lai lạc loài này. Nếu HCM có vinh dự được xem cả bộ “chưởng” 19 tập xin chỉ ra chân giá trị của nó cho thảo dân kém cỏi như tôi đây được dụi mắt mà thấy núi Thái Sơn.
9. HCM viết: Ngay những ý kiến của ông Lan cũng sai, và ông cũng đã thừa nhận với PV báo “Gia đình và xã hội” về mấy chi tiết lịch sử mà theo ông là chưa đúng.
Tôi bình: Chi tiết này ông nêu là đúng. Người ta có thể do xúc động mà lầm lẫn. Nhưng khi đưa lên văn bản thì đã sửa rồi. Chi tiết sai này không ảnh hưởng tới đánh giá toàn cục bộ phim của Gs Lan.
HCM viết: Tôi biết ông Lê Văn Lan là người đã có công đọc và nhớ nhiều về lịch sử của nước ta, vì thế một vài kênh truyền hình thường nhờ ông Lan “lên tivi” để nói về sử học nước nhà.
Tôi bình: Nhà sử học không phải là con vẹt mà đọc và nhớ rồi lên TV. Đúng là giọng điệu hàm hồ chỉ biết miệt thị mà không biết phê phán. Hay ông là con cháu Mao, chỉ biết coi bọn trí thức không hơn cục c… Đúng là hồ đồ. Sử gia nghiên cứu quá khứ của cộng đồng, dân tộc, nhân loại để tìm ra quy luật phát triển, rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai, dự đoán xu thế phát triển cùng các nguy cơ và vận hội. Chỉ có hạng người ít học mới cho sử gia là con vẹt đọc sách. Sử gia là tòa án tối cao phán xét công tội của tiền nhân. Hãy đọc Napoleon để xem ông ta sợ sử quan thế nào mặc dù ông với tư cách Hoàng đế có thể chém đầu bất cứ sử gia nào. Nhưng nếu chém hết sử gia thì còn ai biết Napoleon là ai.
10. HCM viết: Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông.
Tôi bình: HCM hãy học lại Các Mác: Trong nền kinh tế hàng hóa mọi trao đổi đều ngang giá. HCM không cho không ai bài viết này đâu. Trước khi viết chắc hẳn HCM đã ngã giá rồi. Nhưng HCM có thể lấy nặng hơn nhờ có tờ báo VNN mà nó là tài sản của ND, lợi dụng tài sản ND để tăng thu nhập. Còn Gs Lan có lấy nặng thêm thì do chất xám ông ấy giá cao. (Nếu Gs Lan là quan đầu Tỉnh hay đầu Ngành thì lại là chuyện khác)
Tôi bình: Đích thị HCM chịu nhận rồi nghe. Đúng là không khảo mà khai. Thật thà thế thì làm bồi bút sao được.
Này nhé, nước lạ bỏ bao nhiêu công sức tiền của ra nếu không vì lợi ích của nước lạ mới là lạ chứ. Nếu đây là bộ phim đánh Mỹ thì nước lạ làm vô tư. Đằng này phim đánh nước lạ. “Thấy ông làm phim kể chuyện đánh tôi, tôi đã tức hộc máu rồi, chứ đừng mói chuyện xin tiền tôi mà chửi tôi. Tôi phải bỏ tiền ra để thay đổi ý đồ của phim. Tôi phải làm đạo diễn để nắn gân ông chứ.”
8. HCM viết: “Nhưng xem xét lại thì những ý kiến ấy không có cơ sở chuẩn xác bởi một điều đơn giản là nhiều “nhà” phê bình kia lại chưa bao giờ được xem phim này.”
Tôi bình: Đúng, rất có thể chúng tôi chỉ là thầy bói xem voi, nhưng cái mũi thính của những người yêu nước chúng tôi đã mách bảo cho chúng tôi cái hiểm họa văn hóa tiềm tàng trong đứa con lai lạc loài này. Nếu HCM có vinh dự được xem cả bộ “chưởng” 19 tập xin chỉ ra chân giá trị của nó cho thảo dân kém cỏi như tôi đây được dụi mắt mà thấy núi Thái Sơn.
9. HCM viết: Ngay những ý kiến của ông Lan cũng sai, và ông cũng đã thừa nhận với PV báo “Gia đình và xã hội” về mấy chi tiết lịch sử mà theo ông là chưa đúng.
Tôi bình: Chi tiết này ông nêu là đúng. Người ta có thể do xúc động mà lầm lẫn. Nhưng khi đưa lên văn bản thì đã sửa rồi. Chi tiết sai này không ảnh hưởng tới đánh giá toàn cục bộ phim của Gs Lan.
HCM viết: Tôi biết ông Lê Văn Lan là người đã có công đọc và nhớ nhiều về lịch sử của nước ta, vì thế một vài kênh truyền hình thường nhờ ông Lan “lên tivi” để nói về sử học nước nhà.
Tôi bình: Nhà sử học không phải là con vẹt mà đọc và nhớ rồi lên TV. Đúng là giọng điệu hàm hồ chỉ biết miệt thị mà không biết phê phán. Hay ông là con cháu Mao, chỉ biết coi bọn trí thức không hơn cục c… Đúng là hồ đồ. Sử gia nghiên cứu quá khứ của cộng đồng, dân tộc, nhân loại để tìm ra quy luật phát triển, rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai, dự đoán xu thế phát triển cùng các nguy cơ và vận hội. Chỉ có hạng người ít học mới cho sử gia là con vẹt đọc sách. Sử gia là tòa án tối cao phán xét công tội của tiền nhân. Hãy đọc Napoleon để xem ông ta sợ sử quan thế nào mặc dù ông với tư cách Hoàng đế có thể chém đầu bất cứ sử gia nào. Nhưng nếu chém hết sử gia thì còn ai biết Napoleon là ai.
10. HCM viết: Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông.
Tôi bình: HCM hãy học lại Các Mác: Trong nền kinh tế hàng hóa mọi trao đổi đều ngang giá. HCM không cho không ai bài viết này đâu. Trước khi viết chắc hẳn HCM đã ngã giá rồi. Nhưng HCM có thể lấy nặng hơn nhờ có tờ báo VNN mà nó là tài sản của ND, lợi dụng tài sản ND để tăng thu nhập. Còn Gs Lan có lấy nặng thêm thì do chất xám ông ấy giá cao. (Nếu Gs Lan là quan đầu Tỉnh hay đầu Ngành thì lại là chuyện khác)
11. HCM viết: “Tôi cứ tự hỏi không hiểu vì sao cả một tập thể Hội đồng duyệt phim với khá nhiều giáo sư, tiến sĩ có danh tiếng, hơn nữa cả lãnh đạo Bộ VH - TT- DL đã ký văn bản cho phát hành bộ phim này vậy mà đến nay vẫn chưa ra mắt khán giả?... Phải chăng mấy ý kiến của ông Lan và một vài bloger lại là sự chỉ đạo dư luận?”
Tôi bình: “bloger” nên sửa lại là “blogger” hay “bờ-lốc-gơ”.
Ông tự hỏi và tự trả lời rồi đấy. Không dùng cả vú lấp miệng em được đâu. Chân lý không thuộc về kẻ mạnh, không thuộc đa số mà thuộc về nhân dân. Sở dĩ ý kiến của các blogger được “nghe ngóng” không phải vì họ tài hoa, tinh anh (elite) gì đâu mà chính vì họ phản ảnh tâm tư nguyện vọng của người dân, những công dân bình thường, những người thấp cổ bé họng, những người yêu nước thương nòi, những người không nói trắng thành đen, không đổi tốt thành xấu được. Những người như vậy có vẻ như những bóng ma. Nhưng người ta vốn sợ bóng ma cơ mà. Giờ thì ông đã rõ rồi chứ?!
12. HCM viết: Có người bảo “chúng ta đang ở thời khắc nhạy cảm giữa ta và Trung Quốc, thì hãy tạm dừng phim này, vì chiếu ra có thể “bất lợi”?
Tôi bình: Không lãnh đạo nào không chú trọng tới thới điểm nhạy cảm cả, Chỉ những đứa liều lĩnh kiếm ăn mới dại dột thế thôi. Nếu tôi đang vận động xin Nhật tăng ODA, chỉ có ngu “lịch sử” tôi mới bảo bộ, ban, ngành làm phim về nạn đói năm Ất Dậu. TT chẳng có chi để lo khi chiếu bộ phim, nhưng các ông có ghế của mình phải giữ chứ. Điều gì xảy ra khi mới chiếu bộ phim được một hai tập thì dấy lên làn sóng chống đối. Tại sao phải rách việc vì TT. Nếu TT lỡ vào rừng mơ bắt con tưởng bở khi đi làm phim với TQ thì phải tự kết liễu như Liễu Thăng vậy.
Tôi bình: “bloger” nên sửa lại là “blogger” hay “bờ-lốc-gơ”.
Ông tự hỏi và tự trả lời rồi đấy. Không dùng cả vú lấp miệng em được đâu. Chân lý không thuộc về kẻ mạnh, không thuộc đa số mà thuộc về nhân dân. Sở dĩ ý kiến của các blogger được “nghe ngóng” không phải vì họ tài hoa, tinh anh (elite) gì đâu mà chính vì họ phản ảnh tâm tư nguyện vọng của người dân, những công dân bình thường, những người thấp cổ bé họng, những người yêu nước thương nòi, những người không nói trắng thành đen, không đổi tốt thành xấu được. Những người như vậy có vẻ như những bóng ma. Nhưng người ta vốn sợ bóng ma cơ mà. Giờ thì ông đã rõ rồi chứ?!
12. HCM viết: Có người bảo “chúng ta đang ở thời khắc nhạy cảm giữa ta và Trung Quốc, thì hãy tạm dừng phim này, vì chiếu ra có thể “bất lợi”?
Tôi bình: Không lãnh đạo nào không chú trọng tới thới điểm nhạy cảm cả, Chỉ những đứa liều lĩnh kiếm ăn mới dại dột thế thôi. Nếu tôi đang vận động xin Nhật tăng ODA, chỉ có ngu “lịch sử” tôi mới bảo bộ, ban, ngành làm phim về nạn đói năm Ất Dậu. TT chẳng có chi để lo khi chiếu bộ phim, nhưng các ông có ghế của mình phải giữ chứ. Điều gì xảy ra khi mới chiếu bộ phim được một hai tập thì dấy lên làn sóng chống đối. Tại sao phải rách việc vì TT. Nếu TT lỡ vào rừng mơ bắt con tưởng bở khi đi làm phim với TQ thì phải tự kết liễu như Liễu Thăng vậy.
HCM viết: “người xem nhất là những Việt kiều trẻ lâu ngày sống xa tổ quốc sẽ hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử quan trọng và nhiều biến động của nước nhà.”
Tôi bình: Chỉ những người ảo tưởng mới coi thường bà con ta ở xa quê đến vậy. Ông cứ hỏi những Việt Kiều trẻ sau này về lịch sử nước nhà và phong tục tập quán Việt Nam, hẳn ông sẽ kinh ngạc mà biết rằng, họ hiểu biết nhiều hơn một bộ phận người trong nước. Sai lầm thứ hai của ông khi nói điều này là: không ai giáo dục lịch sử bằng phim cổ trang. Tôi thiển nghĩ, nước lạ là chỗ duy nhất thích chiếu phim này!
13. HCM viết: “Người ta bảo “trang phục của Trung Quốc”, vậy các bạn thử xem, những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm.”
Tôi bình: Vấn đề ở đây là lượng: ông đã học quy luật này trên ghế nhà trường: sự tích lúy về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Cả một bộ phim nếu chỉ có một số chi tiết giống TQ thì chẳng sao, thậm chí rất hay vì nó chứng tỏ có giao lưu văn hóa chứ không “đứng một” như ông nói. Nhưng chính cái lượng quá lố từ bối cảnh, nội ngoại thất, núi non, cây cỏ, nhà cửa, trang phục, trang điểm, đến đám diễn viên quần chúng đã làm cho nó đẫm ướt chất TQ rồi, chỉ còn đôi tí sót lại là VN thôi. Nhưng cái đó chưa quan trọng bằng nội dung, đặc biệt là lời thoại phản trắc. Đó chính là lý do lời thoại đã phải thay đổi rất nhiều và phải viết thêm lời dẫn vì nhiều đoạn đã phải cắt bỏ và nếu không có lời dẫn sợ người xem hiểu nhầm. Ông đã thấy tính chất nguy hiểm của nó chưa???
14. HCM viết: “Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt, vậy ai bảo là mặc áo bào Trung Quốc?”
Tôi bình: Lại đánh tráo khái niệm rồi. Áo giáp của Quang Trung sao đi so sánh với áo bào. Chỗ này thực ra không biết HCM đưa vào để làm gì. Nếu viết thế này thì nghe còn được. “Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, giống hệt áo giáp của Tôn Sỹ Nghị, nhưng Quang Trung vẫn là vua của Việt Nam, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt?” Viết thế có phải ăn tiền hơn không?
Tôi bình: Chỉ những người ảo tưởng mới coi thường bà con ta ở xa quê đến vậy. Ông cứ hỏi những Việt Kiều trẻ sau này về lịch sử nước nhà và phong tục tập quán Việt Nam, hẳn ông sẽ kinh ngạc mà biết rằng, họ hiểu biết nhiều hơn một bộ phận người trong nước. Sai lầm thứ hai của ông khi nói điều này là: không ai giáo dục lịch sử bằng phim cổ trang. Tôi thiển nghĩ, nước lạ là chỗ duy nhất thích chiếu phim này!
13. HCM viết: “Người ta bảo “trang phục của Trung Quốc”, vậy các bạn thử xem, những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm.”
Tôi bình: Vấn đề ở đây là lượng: ông đã học quy luật này trên ghế nhà trường: sự tích lúy về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Cả một bộ phim nếu chỉ có một số chi tiết giống TQ thì chẳng sao, thậm chí rất hay vì nó chứng tỏ có giao lưu văn hóa chứ không “đứng một” như ông nói. Nhưng chính cái lượng quá lố từ bối cảnh, nội ngoại thất, núi non, cây cỏ, nhà cửa, trang phục, trang điểm, đến đám diễn viên quần chúng đã làm cho nó đẫm ướt chất TQ rồi, chỉ còn đôi tí sót lại là VN thôi. Nhưng cái đó chưa quan trọng bằng nội dung, đặc biệt là lời thoại phản trắc. Đó chính là lý do lời thoại đã phải thay đổi rất nhiều và phải viết thêm lời dẫn vì nhiều đoạn đã phải cắt bỏ và nếu không có lời dẫn sợ người xem hiểu nhầm. Ông đã thấy tính chất nguy hiểm của nó chưa???
14. HCM viết: “Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt, vậy ai bảo là mặc áo bào Trung Quốc?”
Tôi bình: Lại đánh tráo khái niệm rồi. Áo giáp của Quang Trung sao đi so sánh với áo bào. Chỗ này thực ra không biết HCM đưa vào để làm gì. Nếu viết thế này thì nghe còn được. “Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, giống hệt áo giáp của Tôn Sỹ Nghị, nhưng Quang Trung vẫn là vua của Việt Nam, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt?” Viết thế có phải ăn tiền hơn không?
15. HCM viết: “Những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm. Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy”, vậy ai bảo bắt chước phương tây?”
Tôi bình: Câu “Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy” nên sửa lại “Trong tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ trông rất “sexy”
Xin lỗi: tôi đã đưa hai câu này lại gần nhau, nhưng nghe hợp lý hơn phải không ông HCM. Khi một bức tranh cổ được cho là hiện đại thì lý do duy nhất là nó thể hiện cái giá trị phổ niệm trường tồn của một cộng động văn hóa, của một dân tộc hay của cả nhân loại, nó phản ánh cái mọi thời đại đều quan tâm, ví như tình yêu đôi lứa… do đó không có gì là lạ cả. Lạ ở đây là tranh Đông Hồ thì đã xa xưa, tranh nude phương Tây thì mới nhập khẩu gần đây. Có đời nào quá khứ đi bắt chước hiện tại không? Không hiểu ông HCM có viết bài này sau khi nhậu với đối tác xong hay không, nhưng tôi nghi lắm.
16. HCM viết: “Ví như bây giờ quốc phục của Ta là gì, chưa ai tìm được. Trong khi chưa có một quốc phục thuần Việt, các nhà nguyên thủ của ta và các giới chức ngoại giao vẫn phải mặc theo Âu Tây là “Com lê - Cà vạt”.
Tôi bình: Tại sao lại viết hoa chữ “Ta” làm gì?
Lại đem lãnh tụ ra dọa nhau rồi. Không phải chỉ nguyên thủ đâu mà gần 100% phần trăm nam giới người Kinh mặc Âu phục, đây là sự thống trị văn hóa trong giao lưu, là lẽ bình thường. Nhưng dân ta chấp nhận vì những lợi thế không chối cãi của nó. (May có chàng Le Mur Cát Tường thiết kế cho phụ nữ cái áo dài để mà tự hào cho tới ngày nay, nếu không thì cùng chung số phận với nam giới rồi). Nhưng vấn đề là ở chỗ khi ông làm bộ phim về Bảo Đại mặc Âu phục là một chuyện rất đổi bình thường, còn khi ông làm bộ phim Gia Long mặc Âu phục đó mới là cái tát vào mặt lịch sử. Phim của TT đã là cái tát đó, nên công chúng giận tím gan, tím ruột chính vì lẽ đó. Ông hiểu chưa, HCM?
Tôi bình: Câu “Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy” nên sửa lại “Trong tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ trông rất “sexy”
Xin lỗi: tôi đã đưa hai câu này lại gần nhau, nhưng nghe hợp lý hơn phải không ông HCM. Khi một bức tranh cổ được cho là hiện đại thì lý do duy nhất là nó thể hiện cái giá trị phổ niệm trường tồn của một cộng động văn hóa, của một dân tộc hay của cả nhân loại, nó phản ánh cái mọi thời đại đều quan tâm, ví như tình yêu đôi lứa… do đó không có gì là lạ cả. Lạ ở đây là tranh Đông Hồ thì đã xa xưa, tranh nude phương Tây thì mới nhập khẩu gần đây. Có đời nào quá khứ đi bắt chước hiện tại không? Không hiểu ông HCM có viết bài này sau khi nhậu với đối tác xong hay không, nhưng tôi nghi lắm.
16. HCM viết: “Ví như bây giờ quốc phục của Ta là gì, chưa ai tìm được. Trong khi chưa có một quốc phục thuần Việt, các nhà nguyên thủ của ta và các giới chức ngoại giao vẫn phải mặc theo Âu Tây là “Com lê - Cà vạt”.
Tôi bình: Tại sao lại viết hoa chữ “Ta” làm gì?
Lại đem lãnh tụ ra dọa nhau rồi. Không phải chỉ nguyên thủ đâu mà gần 100% phần trăm nam giới người Kinh mặc Âu phục, đây là sự thống trị văn hóa trong giao lưu, là lẽ bình thường. Nhưng dân ta chấp nhận vì những lợi thế không chối cãi của nó. (May có chàng Le Mur Cát Tường thiết kế cho phụ nữ cái áo dài để mà tự hào cho tới ngày nay, nếu không thì cùng chung số phận với nam giới rồi). Nhưng vấn đề là ở chỗ khi ông làm bộ phim về Bảo Đại mặc Âu phục là một chuyện rất đổi bình thường, còn khi ông làm bộ phim Gia Long mặc Âu phục đó mới là cái tát vào mặt lịch sử. Phim của TT đã là cái tát đó, nên công chúng giận tím gan, tím ruột chính vì lẽ đó. Ông hiểu chưa, HCM?
17. HCM viết: “Bác Hồ bảo “Độc lập không phải là đứng một”, ta tự chủ không có nghĩa ta tách ta khỏi cái chung…”
Trích dẫn xuyên tạc. Bác Hồ nói câu đó khi muốn dạy chúng ta về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (Sau này Bác Đồng tiếp tục). Ý Bác như thế này: không nên sính dùng tiếng Hán-Việt, hễ chữ nào đã có tiếng Việt, thì nên dùng ví dụ thay vì nói “lãnh thổ”, “lãnh hải” nên nói “vùng đất”, “vùng trời” thì mọi người nghe dễ hiểu hơn. Nhưng, Bác lại nói không được cực đoan cứ cái gì cũng tìm tiếng Việt thay thể cả ví dụ như “độc lập” thì bảo là “đứng một” là không thích hợp. Thiết nghĩ dẫn lời lãnh tụ nên cẩn thận. Bác Hồ mà còn sống không biết Bác phán thế nào về hậu sinh khả… này.
18. HCM viết: Cốt yếu là nội dung là lịch sử được phản ánh sự kiện qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn và phương tiện hiện đại, vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới.
Tôi bình: Câu cú chỗ này xô lệch như động đất. Có lẽ tác giả muốn nói: “Cốt yếu là nội dung và sự kiện lịch sử được phản ánh qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn với các phương tiện và thủ pháp hiện đại. Vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới là điều cần thiết.”
Thưa ông hình thức là cần thiết nhưng nội dung vẫn quan trọng hơn. (Khi cây đã hóa trầm trong ruột, Lá đủ rồi phải đợi gì hoa). Đôi khi nội dung trống rỗng được che lấp bởi hình thức hoa mỹ. Lịch sử trong phim được nhìn nhận phản ảnh qua con mắt tác giả kịch bản và đạo diễn là lẽ đương nhiên. Nhưng tại sao lại 50% kịch bản Tàu 100% đạo diễn Tàu 100% diễn viên quần chúng Tàu. Nhiều Tàu quá dân ta dị ứng không chịu nổi. Không biết ông đã nghiên cứu về dị ứng văn hóa chưa. Một ngàn năm đô hộ đã ăn sâu vào tiềm thức dân tộc như một thứ phản ứng tự vệ để sống còn. Nó là tâm lý dân tộc, không gột bỏ được. Nếu muốn gột bỏ nó người Việt phải trải qua một ngàn năm sống hữu nghị để cân bằng. Nó đã nằm sâu trong kiểu gien dân tộc rồi, ông HCM ạ. Ông cứ ngẫm bản thân ông mà xem sẽ thấy. Ông có thể đánh nhau với thằng Tây. Sau chiến tranh bỏ súng khoác vai nhau đi uống bia, Nhưng không thể làm điều tương tự với người bạn phương Bắc. Khó lắm. Nó như là định mệnh dân tộc
Trích dẫn xuyên tạc. Bác Hồ nói câu đó khi muốn dạy chúng ta về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (Sau này Bác Đồng tiếp tục). Ý Bác như thế này: không nên sính dùng tiếng Hán-Việt, hễ chữ nào đã có tiếng Việt, thì nên dùng ví dụ thay vì nói “lãnh thổ”, “lãnh hải” nên nói “vùng đất”, “vùng trời” thì mọi người nghe dễ hiểu hơn. Nhưng, Bác lại nói không được cực đoan cứ cái gì cũng tìm tiếng Việt thay thể cả ví dụ như “độc lập” thì bảo là “đứng một” là không thích hợp. Thiết nghĩ dẫn lời lãnh tụ nên cẩn thận. Bác Hồ mà còn sống không biết Bác phán thế nào về hậu sinh khả… này.
18. HCM viết: Cốt yếu là nội dung là lịch sử được phản ánh sự kiện qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn và phương tiện hiện đại, vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới.
Tôi bình: Câu cú chỗ này xô lệch như động đất. Có lẽ tác giả muốn nói: “Cốt yếu là nội dung và sự kiện lịch sử được phản ánh qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn với các phương tiện và thủ pháp hiện đại. Vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới là điều cần thiết.”
Thưa ông hình thức là cần thiết nhưng nội dung vẫn quan trọng hơn. (Khi cây đã hóa trầm trong ruột, Lá đủ rồi phải đợi gì hoa). Đôi khi nội dung trống rỗng được che lấp bởi hình thức hoa mỹ. Lịch sử trong phim được nhìn nhận phản ảnh qua con mắt tác giả kịch bản và đạo diễn là lẽ đương nhiên. Nhưng tại sao lại 50% kịch bản Tàu 100% đạo diễn Tàu 100% diễn viên quần chúng Tàu. Nhiều Tàu quá dân ta dị ứng không chịu nổi. Không biết ông đã nghiên cứu về dị ứng văn hóa chưa. Một ngàn năm đô hộ đã ăn sâu vào tiềm thức dân tộc như một thứ phản ứng tự vệ để sống còn. Nó là tâm lý dân tộc, không gột bỏ được. Nếu muốn gột bỏ nó người Việt phải trải qua một ngàn năm sống hữu nghị để cân bằng. Nó đã nằm sâu trong kiểu gien dân tộc rồi, ông HCM ạ. Ông cứ ngẫm bản thân ông mà xem sẽ thấy. Ông có thể đánh nhau với thằng Tây. Sau chiến tranh bỏ súng khoác vai nhau đi uống bia, Nhưng không thể làm điều tương tự với người bạn phương Bắc. Khó lắm. Nó như là định mệnh dân tộc
19. HCM viết: “Một tác phẩm nghệ thuật cần được thẩm định qua công chúng, bởi ta đã từng biết, có những tác phẩm nghệ thuật đã được trao giải cao của ban giám khảo, mà khi đưa vào cuộc sống lại không được công chúng đón nhận, vì thế “tác phẩm” ấy tự lụi tàn, tự nó “tan” đi.”
Tôi bình: Nên viết cho trong sáng như sau: “Một tác phẩm nghệ thuật cần được công chúng thẩm định.” Viết “qua công chúng” là coi công chúng như công cụ, không phải là chủ thể thẩm định.
Quả đúng như ông nói phim của TT thì Hội đồng đã thẩm định rồi đấy, nhưng có ai dám chiếu đâu. Quần chúng không thích cơ mà. Đừng coi thường cộng đồng blogger chúng tôi. Chúng tôi đại diện cho văn hóa dân gian hậu hiện đại đó nhé.
Tôi bình: Nên viết cho trong sáng như sau: “Một tác phẩm nghệ thuật cần được công chúng thẩm định.” Viết “qua công chúng” là coi công chúng như công cụ, không phải là chủ thể thẩm định.
Quả đúng như ông nói phim của TT thì Hội đồng đã thẩm định rồi đấy, nhưng có ai dám chiếu đâu. Quần chúng không thích cơ mà. Đừng coi thường cộng đồng blogger chúng tôi. Chúng tôi đại diện cho văn hóa dân gian hậu hiện đại đó nhé.
20. HCM viết: “Vậy nếu quả thực “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?”
Tôi bình: Nếu đem chiếu ra mà có vấn đề liệu Nhà Đài, công ty TT có trách nhiệm gì hay không? Nếu nó xấu thật, những người làm ra và phổ biến có chấp nhận bị truy tố hay không? Nếu nó gây ra bất ổn xã hội, ai sẽ có nhiệm vụ giải quyết? Đừng nói theo kiểu chỉ chăm chăm cho được việc mình. Hãy vì đại cục mà hy sinh lợi ích nhỏ nhoi. TT, nếu có tài, hãy về làm phim khác. Bà con thấy hay sẽ ủng hộ đưa công ty lên thành VLTT.
21. HCM viết: “Nếu “sợ” cái mới thì rất có thể gây phản cảm với những người luôn có ý tưởng sáng tạo, theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII, để rồi chúng ta tin rằng sẽ có chính kiến thật công minh, giải thoát cho các nhà làm phim đang bức xúc bởi một cái “lý sự” ma mãnh và ác ý nào đó, chỉ vì một lợi ích nhóm mà thôi.”
Tôi bình: Ai chứ các blogger không sợ cái mới. Bởi họ đang đi theo một con đường mới, thú vị và lắm chông gai. Đại biểu QH thích thì cứ xem nhưng không được lấy giờ họp để xem. Ngoài kia biển Đông dậy song, Đại biểu QH không dư thì giờ ngồi xem mấy thứ vớ vẩn. Với lại mời QH xem thì phải miễn phí. QH không lấy tiền dân để xem phim.
Cuối bài rồi chẳng thấy HCM đưa ra cái giá trị khả dĩ gì cả. Đúng là nói lấy được. Tôi dự đoán sai rồi.
Tôi bình: Nếu đem chiếu ra mà có vấn đề liệu Nhà Đài, công ty TT có trách nhiệm gì hay không? Nếu nó xấu thật, những người làm ra và phổ biến có chấp nhận bị truy tố hay không? Nếu nó gây ra bất ổn xã hội, ai sẽ có nhiệm vụ giải quyết? Đừng nói theo kiểu chỉ chăm chăm cho được việc mình. Hãy vì đại cục mà hy sinh lợi ích nhỏ nhoi. TT, nếu có tài, hãy về làm phim khác. Bà con thấy hay sẽ ủng hộ đưa công ty lên thành VLTT.
21. HCM viết: “Nếu “sợ” cái mới thì rất có thể gây phản cảm với những người luôn có ý tưởng sáng tạo, theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII, để rồi chúng ta tin rằng sẽ có chính kiến thật công minh, giải thoát cho các nhà làm phim đang bức xúc bởi một cái “lý sự” ma mãnh và ác ý nào đó, chỉ vì một lợi ích nhóm mà thôi.”
Tôi bình: Ai chứ các blogger không sợ cái mới. Bởi họ đang đi theo một con đường mới, thú vị và lắm chông gai. Đại biểu QH thích thì cứ xem nhưng không được lấy giờ họp để xem. Ngoài kia biển Đông dậy song, Đại biểu QH không dư thì giờ ngồi xem mấy thứ vớ vẩn. Với lại mời QH xem thì phải miễn phí. QH không lấy tiền dân để xem phim.
Cuối bài rồi chẳng thấy HCM đưa ra cái giá trị khả dĩ gì cả. Đúng là nói lấy được. Tôi dự đoán sai rồi.
Nhắn cty TT: nếu muốn tranh thủ hậu thuẫn của cộng đồng nên chọn những cây bút sáng giá, tên tuổi bóng loáng hơn một chút. Tôi mà ở địa vị của TT, tôi nhờ TS Diện khen cho mấy câu là…
TB: Nếu TT thuê tôi, tôi đảm bảo viết hay hơn, thù lao nhẹ vì không biết nhậu.
HOA HÒE
TB: Nếu TT thuê tôi, tôi đảm bảo viết hay hơn, thù lao nhẹ vì không biết nhậu.
HOA HÒE
Phụ lục:
Lời bình bên trang tin của Anh Ba Sàm:
nicecowboy đã nói25.06.2011 lúc 11:34 chiều
Cái tựa đề trên Vietnamnet nên sửa lại tí chút cho phù hợp như sau :“Cần nhìn lại GIÁ CẢ phim Lý Công Uẩn”.hehe, tại vì thiệt ra, giá trị bộ phim tuy chưa coi nhưng mọi người đã hình dung được ! Nhưng giá cả là cái cần xem lại, phải xem tường tận từ giá vốn, giá thành, cho đến giá bán ra, và sau cùng là theo qui luật giá cả thị trường. Ông nhà báo rất khách quan (vua công bằng, sáng suốt = ông Hoàng, công, minh) có lẽ nhắc nhở dân chúng phải nhớ tới TIỀN, vì dân VN vốn rất tiếc tiền, nghe nói bạc tỷ làm phim bỏ đi thì chắc tội.Nữa, ông nhà báo họ Hoàng này bảo để cho đại biểu quốc hội xem trước. Theo Cao bồi, cchỉ cần để cho ông tân đại biểu QH cũng họ Hoàng xem là được rôi, cần gì tất cả đại biểu, tốn kém lắm, tiền quà cáp cho mỗi đại biểu vào xem tốn lắm, chi cho một mình ông Hoàng đại biểu là đủ .
Thành đã nói
25.06.2011 lúc 10:50 chiều
Bài Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn trên VNN“…theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII, để rồi chúng ta tin rằng sẽ có chính kiến thật công minh, giải thoát cho các nhà làm phim đang bức xúc bởi một cái “lý sự” ma mãnh và ác ý nào đó, chỉ vì một lợi ích nhóm mà thôi.- Hoàng Công Minh-”Tôi nghĩ thằng cha này có câu này hay, để nó mời xem có ai xem không?
Ôi Quê Hương Tôi !!!! đã nói
trích: “…theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII,….”Hơn 90% đại biểu quốc hội có IQ cao sẽ đồng ý? Phép thử xem đại biểu quốc hội của ai cũng hay đó chứ !
HỒ THƠM đã nói
Bọn phản động thì “cương quyết, quyết tâm, quyết liệt ” muốn NHÌN LẠI đứa con bằng phim ” Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long ” còn Nhân Dân Việt Nam chân chính nhất định TIÊU HỦY bộ phim phản dân tộc này .
gocsayblog đã nói
25.06.2011 lúc 9:38 chiều
Bài Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn trên VNN chính xác là của 1 kẻ ăn tiền viết bậy một cách VÔ LIÊM SỈ
gocsayblog đã nói
Nên chăng chúng ta sẽ tuyên bố Tẩy chay VNN?
Một bài BẨN THỈU như của kẻ ký tên Hoàng Công Minh (???) mà cũng đưa lên được.
BBT tờ báo mạng này có óc trong hộp sọ không?
Và trách nhiệm với độc giả các vị vứt đi đâu để đăng 1 bài BÊNH bộ phim kia?Hầu hết câu chữ, lập luận của bài này TRẺ CON CŨNG KHÔNG CHẤP NHẬN ĐƯỢC.
Đặt ra câu hỏi: “Phải chăng mấy ý kiến của ông Lan và một vài bloger lại là sự chỉ đạo dư luận? ” đã đủ nhận ra tác giả là ai. Dư luận là cái gì? Sao lại CHỈ ĐẠO được dư luận?
Tuy vậy, tác giả (hay BBT VNN?) lấy tư cách gì để giật tít bài là “Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn”
Ai cần phải nhìn lại đây?Và lại vẫn dùng VÕ BẨN bôi nhọ cá nhân quen thuộc khi viết “Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông. ”Câu này mới đáng nói: “Nói một cách công bằng là: nếu phim này được chiếu ở nước ngoài thì hay biết mấy, người xem nhất là những Việt kiều trẻ lâu ngày sống xa tổ quốc sẽ hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử quan trọng và nhiều biến động của nước nhà.”Đó chính là 1 âm mưu tuyên truyền CỰC KỲ NGUY HIỂM. Nó khiến các thế hệ trẻ NHẦM LẪN về lịch sử, dần dà KHÔNG PHÂN BIỆT được đâu là văn hóa Việt, đâu là văn hóa Tàu.
Đề nghị cơ quan An ninh văn hóa, ban Tuyên giáo xử lý kẻ viết bài này và kẻ dám cho đăng lên !
Đặng Lệ Chi đã nói
25.06.2011 lúc 8:51 chiều “Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn
Lời bàn luận :
Thật đau đớn thay cho ai đã đẻ ra gã Hoàng Công Minh này.
Ngu si. Phản quốc. Vô liêm sĩ.
Một bài phản biện quá hay. Xin cảm ơn bác Hoa Hòe, bác Diện. Các bác đã nói dùm tiếng nói của hàng triệu triệu con dân Việt yêu nước Việt.
Trả lờiXóaQuá hay! Chân thành cảm ơn bác Hòa Hòe vì bài viết
Trả lờiXóaMột công ty không có uy tín sản xuất phim lại tập hợp được cả trăm tỷ để làm phim lịch sử về Lý Công Uẩn?Tiền xã hội hóa hay rửa tiền?Hay tiền thất thoát từ ngân sách?Tôi nghe nói TVAd của Đài TH VN có bỏ khá nhiều tiền vào đấy.Ngoài ra,Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng với chức danh Trưởng Ban Kỷ niệm Đại lễ cũng ký công văn tài trợ cho Công ty Trường Thành .
Trả lờiXóaĐánh vào văn hoá là đánh lâu dai, phát súng mở đầu bằng phim LCU đến thành Thăng Long bị xịt nên cố thuê bọn lâu la (kể cả VNN) lên tiếng.
Trả lờiXóaTội lớn là TBT VNN cho đăng bài lá cải của HCM.
Nhưng lời yêu nước thì lờ đi, bộ 4T đâu hay ngủ gật cả rồi ?
Lại một bài của nữa trên Vietnamnet này anh Diện. Có lẽ họ đang theo kiểu Trung Quốc đấy, có chiến dịch hẳn hoi. Bài nào cũng để phần comment, nhưng không post lên được.
Trả lờiXóahttp://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/25893/cau-hoi-lon-cho-dong-phim-co-trang-lich-su-.html
Trong lúc phải đối mặt với cơm áo gạo tiền thời bão giá mà bác Hoa Hoè kỳ công chế tạo 21 quả đạn bắn bọn Việt gian như thế quả là đáng phục. Về nội dung, chưa phải bác đã nêu hết, và chưa phải tôi đồng ý tất cả với bác nhưng phải nói là tri thức của bác thật thâm hậu, lời lẽ thật sắc bén, và về cơ bản những phản biện của bác là đúng. Còn cái ông Hoàng Công Minh được nhà đài thuê viết mà lại viết nguệch ngoạc quá, giá nhà đài biết bác Hoa Hoè, có khi nó thuê bác viết thì sẽ ra sao nhỉ?
Trả lờiXóaCó lần tôi hỏi một ông bạn sỹ quan QĐ làm về văn hoá tư tưởng, rằng các ông có một loạt bài về "chống diễn biến hoà bình" và một loạt bài kiểu như thế trong các dịp lễ lớn, nhưng toàn những người viết kém quá, chả thuyết phục được ai mà không khéo có tác dụng ngược lại, sao không thuê người nào viết kha khá một tí? Ông bạn tôi bảo: "Ông nói mới hay, cái người kha khá thì nó lại không bao giờ nhận làm những việc như thế".
Nhà cháu khoái nhất câu VLTT của bác Hoa Hòe trong phát đại bác thứ 20, câu này tụi cháu hay sử dụng hàng ngày mà, hehe, đúng là làm văn hóa kiểu VLTT, kaka
Trả lờiXóaRiêng ý kiến tôi thì loại này chẳng nên comment làm gì vì các lẽ
Trả lờiXóa1)Có phải cái gì "ăn vào bụng" rồi mới khẳng định "tốt" hay "xấu". Thật là lố bịch.Không nói đây là "sản phẩm tinh thần" sự cố về nó sẽ gây nên "bệnh thần kinh",ngay các "sản phẩm công nghệ" người ta cũng phải yêu cầu kiểm tra rất ngặt nghèo
2)Câu nói:...đã nhận được phong bì khá nặng,có giá trị hơn nhiều so với những điều nhận xét của GS Lan.Về câu này thì
a) Rõ ràng nặc mùi "buôn bán chợ đen"
b) Không phải HCM chỉ phỉ báng GS Lan mà còn phỉ báng tất cả các thành viên của Hội đồng.Nếu đọc câu này mà các Thành viên ngồi yên thì ..."hết nói"
c) HCM nói như vậy có nghia là "Chủ Đầu tư" đã phạm tội "hối lô". Nếu đúng như thế này thì tôi mong các cơ quan pháp luật phải nhảy vào.Còn nếu không đúng thì rõ ràng HCM "phạm tội vu cáo"
Một lời cuối nói với VNN :đừng để cho người dân có ý nghĩ :cơ quan nhà nước (đặc biệt là cơ quan truyền thông)dính dáng với "xã hội đen"
Xin cảm ơn bác Hoa Hòe và bác Diện.
Trả lờiXóaNếu có vị nào của báo lá cải VNN ( trừ nhánh tuanvietnam)có may mắn đọc được bài này,làm ơn nhắn tới TBT VNN đăng bài phản biện này lên VNN để tăng tính đa chiều cho bà con hiểu rõ vấn đề và cứu cái danh dự ngày càng bị... teen của các vị.
VNN và ngay cả Nguyễn Xuân Diện cũng viết sai chính tả nốt :"tác giả Hoàng công Minh" ,thưa quý vị thực chất là: Hoàng Cơ Minh ,xin nhắc lại :Hoàng Cơ Minh
Trả lờiXóathú vị quá, hâm mộ bác Hoa Hòe ghê. Thích câu Tái bút của bác HH. hehhehe
Trả lờiXóaTôi đính chính lại ý kiến của Nặc danh 07:24 như sau: Đài THVN góp 10% cổ phần vào phim "Đường đến thành Thăng Long", không phải bằng tiền tươi thóc thật mà đổi bằng thời lượng quảng cáo. Tức là khi phim chưa lên sóng, VTV chưa mất gì.
Trả lờiXóaTuy nhiên, việc VTV có phải đền bù thiệt hại cho Trường Thành nếu từ chối phát sóng không thì là điều chưa rõ.
Hoa Hòe Hoa Sói mà sáng suốt; Công Minh mà u tối, cong queo.
Trả lờiXóaNghĩ thật nực cười!
Là công dân VN, sau khi đọc bài trên của t/g Hoa Hòe, tôi chỉ biết nói khâm phục và tự hào vì mình là người VN. Những người như t/g Hoa Hòe đã nói lên hết ngôn từ cần nói đại diện cho những người VN yêu nước, tự hào dân tộc và tôn vinh sữ sách ngàn năm hào hùng. Cũng như một cái tát vào những kẻ mờ mắt vì tiền mà cho làm phim, quảng cáo khen cho phim, tiếp tay cho giặc thù. Cái tên Trường Thành, Hoàng Công Minh, Việt Nam net sẽ được mến mộ ở bên kia biên giới. Còn ở VN, chúng đã trở thành biểu tượng của những kẻ nô lệ, bán nước.
Trả lờiXóaTôi mong muốn tất cả các blog chúng ta hãy đăng truyền lên cả bài của Hoàng Công Minh trên VNN và bài của Hoa Hòe để mọi người càng sáng tỏ hơn.
Nếu như vì những sắp đặt, mua bán đổi chác đã định đoạt tất cả thì việc trình chiếu bộ phim phản quốc này lúc này sẽ giúp nhà cầm quyền Trung quốc giành thắng lợi to lớn vô cùng. Tung phim lịch sử dài tập chửi lịch sử ngàn năm của cha ông ta, trong lúc chúng đang ngày đêm rập rình chuẩn bị tấn công chúng ta.
Qua sự kiện này lại nhớ đến cựu TBT VNN Nguyễn Anh Tuấn. Song càng buồn cho báo chí Việt Nam.
Trả lờiXóaThật ra khi tranh luận một vấn đề nào đó, nhiều ý kiến trái chiều nhau là chuyện bình thường và cũng nên tôn trọng tất cả các ý kiến tuy trái chiều nhưng mang tính xây dựng. Riêng trường hợp này, thì khác. Khi đọc bài của Hoàng Công Minh, tôi đã buột miệng "đồ chó...". Biết là mình nóng nhưng các bác thông cảm, sự thật không thể chấp nhận là có kẻ lại thiển cận như vậy. Thế mà VNN cho đăng mới là lạ. Tôi cạch VNN từ ngày TBT Nguyễn Anh Tuấn ra đi rồi. Cảm ơn bác Hoa Hòe đã nói hộ người dân Việt yêu nước rất chính xác. Cũng xin cảm ơn TS Diện và mong trà quán ngày càng đông đảo và chất lượng.
Trả lờiXóaBao nhiêu phát nữa thì mới phá tan sự ấu trĩ, cố cùng, ... tiếp tay cho bọn phản ôộng bán nước cầu vinh cho kẻ thù đang lăm le bở cõi biên hải?
Trả lờiXóaBao nhiêu phát nữa mới khai thông đơợc lòng yêu nước ?
Bao nhieu phát nữa mới diệt sạch bọn quan tham nhũng, tham lam vô độ, vô tâm với vận nước, ... chính bọn chúng đã phá nát Đất nước này
Bao nhiêu nữa mới ...
VIETNAM NET hảy nhớ << MUA DANH BA VẠN , BÁN DANH BA ĐỒNG >> , tôi không nghĩ ra một bài báo ấu trỉ của Hoàng Công Minh lại được đăng ở thời điểm này chứng tỏ nhận thức chính trị của BBT quá kém . Bài báo đã làm VIETNAM NET đánh mất thương hiệu và sẽ chôn vùi bộ phim vào dĩ vãng . Thuê Hoàng Công Minh viết bài chính là thuê kẽ đào huyệt cho bộ phim này .
Trả lờiXóacó nên vào xem tin của bọn VNN này nữa ko nhỉ?
Trả lờiXóaLà một người dân bình thường cũng ít xem báo! Nhưng thấy dư luận phản đối kịch liệt bài "Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn" của Hoàng Công Minh đăng trên Vietnamnet. Lý do bài báo bị phản đối bác Hoa Hòe đã phân tích 1 cách chính xác,thấu đáo! Tôi tìm vào VNN để xem bài báo. Thấy bài này nằm ở mục Văn hóa, giữa các đống bài: Diện áo mỏng manh, Vũ Thu Phương "lộ" ngực ngoại cỡ, Môi hôn của Trang Nhung sẽ thành thảm họa?, Ngọc Trinh cực sexy trên bãi biển Thái Lan, "Nữ hoàng nội y" khoe da trắng sáng rực trên phố...!!!
Trả lờiXóaTôi không biết VNN là báo lề phải hay lề trái, nhưng chắc chắn là báo lá cải mất rồi! Buồn!
Một cuộc bút chiến giữa "lề trái" và "lề phải" rất hay. Ai ở thế thượng phong cũng đã rõ. có thể sắp tới sẽ là "súng chiến" trên biển Đông, mong rằng chúng ta cũng hào hùng như vậy. Cảm ơn bác Hoa Hoè, cảm ơn TS NXD.
Trả lờiXóaChiến Bình
Trước kia tôi còn hay vào VNN, bây giờ chán rồi. Bây giờ nó cũng giống các báo lá cải khác với đầy rẫy những tin tức nhố nhăng liên quan đến showbiz, khiêu dâm, thằng bé con cô ca sỹ này giống ông nọ ông kia...Chán VNN. Giờ lại thêm bài viết này nữa.
Trả lờiXóaX. Trường.
Ha!Ha!Ha! VIETNAMNET đã rút bài < Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn > , đúng là khôn 3 năm dại 1 giờ.
Trả lờiXóaNgười TQ có câu: "Bất đáo trường thành phi hảo hán", liên tưởng thì đã thấy cái Công ty TT này có tính "Tàu rồi".
Trả lờiXóaVNN dám đăng cái bài "rác văn hóa" như thế này thì quá coi thường độc giả, chắc từ hôm qua VNN đã nhận được nhiều email, comment bức xúc của bạn đọc nhưng không dám đăng. Có bác nào biết số di động của TBT và Thư ký tòa soạn không nhỉ? tôi gọi vào máy bàn làm việc nhưng không có ai nghe. Anh Tuấn nghỉ TBT đúng là có lý do lớn, giữ mình để còn sống tử tế.
Tôi đọc bài của HCM trên VNN ngay khi nó mới được đưa lên, tôi đã rất cay đắng khi cảm thấy chúng ta bị Tàu nó lấn ép mọi phía,cái hoạ lệ thuộc hoặc mất nước đã gần như vậy mà lại có kẻ như HCM tiếp tay cho nó( tôi cho HCM không phải chỉ là một tay viết tầm thường như vậy).
Trả lờiXóaNay vào Blog của TS DIỆN, đọc bài của tác giả Hoa Hoè tôi tự hào là người Việt, cảm ơn tác giả và TS DIỆN
Các bác khen làm tôi xấu hổ quá. Cũng như các bác sau khi đọc hai bài của QT lần trước và HCM lần này, tôi ức quá mà không ngủ được thế là thức tới 2-3 giờ sáng phản biện cho hả chứ không quen viết lách. Nay được các bác biểu lộ đồng tình thì lấy làm phấn khởi lắm. Hy vọng còn đóng góp được cái gì đó cho cộng đồng là vui lắm rồi, thích hơn đi nhậu nhiều.
Trả lờiXóaTôi thấy hiện nay nhiều người đi nhậu mà quên cả Tổ Quốc. Có mấy kẻ uống như Lý Bạch đâu. Xin bác Diện kiếm bài nào nói về 'văn hóa nhậu" của chức sắc đăng lên cho anh êm bình. Tôi nghe có nhiều giai thoại hay lắm...
Xin cảm ơn bác Diện và chư vị.
"Thuê Hoàng Công Minh viết bài chính là thuê kẻ đào huyệt chôn bộ phim này."
Trả lờiXóaTôi rất tâm đắc với câu này. Xin lỗi bác ND đã sửa một chữ.
Từ dạo thay tổng biên tập tôi thấy báo này toàn trồng cải, càng ngày càng xuống cấp.
Trả lờiXóaTay Minh này quá kém. Trình độ viết báo kém, khả năng phản biện kém, và quan trọng nhất nhân cách kém. VNN cho đăng bài này cũng quá kém. Chán VNN rồi. Bây giờ trên mặt báo VNN tràn lan tin khiêu dâm - lộ hàng - cướp - giết... Hãy nhìn BBC mà học tập. Họ có cần những thứ rẻ tiền và nhố nhăng đó không?
Trả lờiXóaChúc mừng TS Nguyễn Xuân Diện, bác Hoa Hoè cùng toàn thể cộng đồng "Còm sỹ" yêu nước! Rốt cục thì bài báo phản quốc (chắc vì tiền) của văn nô HCM đã bị bóc khỏi trang VNN rồi! Đúng thật là "thân lừa ưa nặng"! Chuyến này chắc ở VNN phải tổ chức kiểm điểm nghiêm túc rồi, đương sự hẳn không đơn giản chỉ là cô/cậu đánh máy nào đó nữa đâu.
Trả lờiXóaHoàng Công Minh vì đồng tiền mà phản quốc!
Trả lờiXóakhông biết HCM có là đại biểu Quốc hội không? Nếu có thì tôi đề nghị Quốc hội phải kỷ luật ông này vì đã nhạo báng QH. Ai đời bắt QH phải quyết định một việc vớ vẩn - xem và quyết định có công chiếu một bộ phim hay không? Đến QH mà HCM còn coi thường đến thế thì ... vô liêm sỉ quá!!!
Trả lờiXóaNếu bảo HCM tả một miếng tóp mỡ, ắt HCM phải nhảy vào chảo mỡ rồi! Ngu - Lưu manh giả danh nhà báo.
Trả lờiXóaThương cho xứ Nghệ - quê hương cách mạng đẻ ra một ông Tổng biên tập VNN cũng thế.
Đọc bài của tay HCM tức lộn ruôt chỉ muốn chửi bậy . Nay đọc song bài của bác Hoa Hoè cháu thấy hả lòng hả giạ quá . Cháu cám ơn bác và cám ơn anh Diện nhiều . Chúc bác và anh sức khoẻ !
Trả lờiXóaBao giờ Diện lại hỏi Đào:
Trả lờiXóaVụ 42 tỷ đã bắt anh nào hay chưa?
Diện hỏi thì Đào có thưa:
Điện ảnh là muỗi,
so với Vinashin thì chưa ăn nhằm
Báo Vietnamnet gỡ bài của Hoàng Công Minh rồi hay sao ấy, không tìm thấy nữa rồi. Chứng tỏ sức mạnh của nhân dân
Trả lờiXóaTT nên ,vì lợi ích của nhóm làm phim,giả thêm tiền cho HCM để giải thoát khỏi cái “lý sự” ma mãnh và ác ý của thằng cha này.Có ngu và tham thì cũng vừa thôi chứ...
Trả lờiXóa"Thuê Hoàng Công Minh viết bài chính là thuê kẻ đào huyệt chôn bộ phim này." Câu này tui thấy có vẻ nặng lời bác NguyenNguyen ơi. Ý tui thì sửa lại: "Mua Hoàng Công Minh viết bài chính là mua lò thiêu để thiêu bộ phim này". Cứ có tiền thì mua được hết, mua người làm phim còn mua cả lò để thiêu phim nưa, tiền thuế mà
Trả lờiXóaTrận chiến chưa kết thúc ở đây đâu. Anh Diện canh chừng nghe, hình như người ta rục rịch chiếu.
Trả lờiXóa