Sách cổ không chỉ là cổ vật mà là di sản vô giá của dân tộc, được cha ông lưu truyền gửi lại cho hậu thế, là một phần quan trọng minh chứng nền văn hiến Việt, là "văn bản pháp lý chủ quyền" của dân tộc (lời của nhà văn Trung Sỹ). Mất sách cổ là mất bản quyền quốc gia, mất bằng chứng minh định lịch sử.
Khi thấy trên mạng lan truyền Viện Hán Nôm bị mất một số sách cổ tôi có phần lo lắng cho TS Nguyễn Xuân Diện. Tôi biết cậu ấy có một khoảng thời gian khá dài quản lý thư viện của Viện Hán Nôm (khoảng 20 năm gì đấy). Việc để mất sách cổ với ai thì chưa biết chứ Nguyễn Xuân Diện thì cầm chắc đi tù.
Sau tìm hiểu mới biết thư viện mà Nguyễn Xuân Diện quản lý chỉ có sách tiếng Việt, sách cổ không để trong thư viện mà bảo quản ở một kho riêng. Mỗi cuốn sách cổ để trong một hộp giấy cứng bên ngoài có dán mã vạch. Trừ người quản lý kho sách giữ chìa khóa ra chỉ có Viện trưởng và Viện phó mới được bước chân vào kho sách cổ.
Những người mượn sách cổ chỉ được ngồi đọc bản copy ngoài phòng đọc, những ai muốn đọc bản gốc sách cổ phải làm đơn, Viện trưởng phê duyệt thì người giữ kho mới xuất kho và kèm theo biên bản mượn trả.
Những năm Nguyễn Xuân Diện còn quản lý thư viện tôi đã đôi lần đến thư viện Hán Nôm tìm đọc một số tư liệu tiếng Việt.. phòng đọc có gắn camera ở 4 góc phòng theo dõi người đọc sách.
Thiết tưởng với qui chế nghiêm ngặt như vậy rất dễ để điều tra ra ai lấy trộm sách và ai phải chịu trách nhiệm.
Cũng phải đặt dấu hỏi tại sao khi TS Nguyễn Xuân Diện nhìn thấy nguy cơ mất sách cách đây từ 6 năm trước, và trong suốt từ 6 năm trước đến giờ đã làm tới 6 lá đơn gửi Viện Hán Nôm và Viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam nhưng không được ai quan tâm đoái hoài? Cho đến tháng 5/2022 nhân có sự kiện kiểm kê kho sách cổ mới phát hiện mất sách?
Mà không, thực ra thì từ tháng 3- 4/2020, theo ghi chép thì Viện trưởng, Viện phó và người quản lý kho sách cổ đã biết sách bị mất (sách mất nhưng vỏ hộp đựng sách vẫn còn). Vậy sao từ tháng 4/2020 Viện trưởng không thông báo và cho tiến hành điều tra? Hay vấn đề cốt lõi là tháng 6/2020 có cuộc bỏ phiếu bầu cấp ủy và tháng 10/2020 có cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Viện trưởng mà Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường (thông đồng với cấp phó và người quản lý kho sách) dấu nhẹm vụ mất sách này? Rõ ràng chuyện mất sách cổ nếu được công khai từ tháng 4/2020 thì ông Nguyễn Tuấn Cường không thể có cơ hội tiếp tục ngồi vào ghế viện trưởng. Nhờ có việc dấu nhẹm chuyện mất sách cổ tháng 6 bầu cấp ủy ông Cường mới được 9/18 phiếu, và tháng 10 lấy phiếu tín nhiệm viện trưởng ông mới được 25/48 phiếu. Số phiếu tín nhiệm rất thấp.
Phải chăng ông Cường quí cái ghế viện trưởng hơn sách cổ?
Chúng ta mất hàng vạn tỉ vì tham nhũng nhưng rồi nền kinh tế sẽ hồi phục. Nhưng mất đi những cuốn sách cổ hoặc để những cuốn sách đó bị hủy hoại thì không bao giờ chúng ta tìm lại được.
Làm thất thoát hoặc ăn cắp tiền bạc của nhân dân là có tội. Nhưng ăn cắp và phá hoại di sản văn hóa dân tộc thì tội còn lớn hơn.
Không chỉ sách cổ bị mất mà còn tình trạng sách cổ bị mủn nát không phục hồi được. Trách nhiệm này thuộc về ai trong khi đã có tới 6 đơn gửi Viện Hán Nôm và Viện Viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam?
Được biết hai ngày sau khi kiểm kê, kết quả chưa công bố, Viện trưởng Cường đã bí mật chỉ đạo làm bản Fake. Tội chồng lên tội. Thật kinh khủng quá với vị viện trưởng này.
Nhìn vào danh mục 25 cuốn sách cổ bị biến mất thấy toàn là sách quí. TS Nguyễn Xuân Diện cho biết quyển số 1 HOÀNG VIỆT DƯ ĐỊA CHÍ liên quan trực tiếp đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, quyển 25 liên quan đến Trường Sơn – Tây Nguyên.
Hỏi rằng Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế đòi lại quần đảo Hoàng Sa thì lấy gì làm bằng chứng đây? Mang bản copy ra mà thưa được ah? Nói mất sách cổ là mất bản quyền quốc gia là như vậy.
Tội làm mất và hư hại sách cổ nặng hơn tội tham nhũng. Đề nghị cơ quan pháp luật khởi tố những người trách nhiệm.
Xem lại tư cách của nguyễn tuấn cường Hãn bị TQ mua rồi chăng
Trả lờiXóa