Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

LŨ NHẤN CHÌM MIỀN NAM TRUNG QUỐC, UY HIẾP ĐẬP TAM HIỆP

Nước chảy như thác ở Trùng Khánh - Ảnh chụp màn hình

Lũ nhấn chìm miền nam Trung Quốc, 
chuyên gia lo vỡ đập Tam Hiệp

Tuổi trẻ
25/06/2020 13:23 GMT+7

TTO - Trận lũ đang càn quét miền nam Trung Quốc được đánh giá là dữ dội nhất trong 80 năm qua, buộc nhiều tỉnh thành phải kích hoạt báo động đỏ. Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang đang chịu sức ép rất lớn.
 
Lưu vực sông Trường Giang (hay Dương Tử) hiện đang bước vào mùa mưa lũ, tuy nhiên lũ trên thượng nguồn đập Tam Hiệp - công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới - năm nay đạt quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1940.

Cảnh báo mưa lũ mức cao nhất đã được phát ra cho các cộng đồng dân cư ở trung và hạ nguồn, bao gồm 10 tỉnh thành gồm Quý Châu, Trùng Khánh, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải và Quảng Tây.

Đăng lên Twitter video cảnh nước chảy như thác xuống tường ngăn lũ ở Trùng Khánh, tác giả đoạn tweet người Trung Quốc mô tả: "Thành phố núi Trùng Khánh đã trở thành thành phố nước. Đập Tam Hiệp đang gặp nguy".


Thực tế, lũ ở thượng nguồn sông Trường Giang đang gây không ít lo ngại cho đập thuỷ điện Tam Hiệp, có lẽ là thử thách lớn nhất cho công trình biểu tượng của Trung Quốc kể từ khi khánh thành năm 2003.

Mực nước tại hồ chứa của đập Tam Hiệp chạm mốc 147m vào cuối tuần trước, cao hơn 2m so với mức cảnh báo lũ. Lưu lượng nước đổ về tăng từ 20.500m3/s lên 26.500 m3/s chỉ sau một ngày, làm dấy lên lo lắng cấu trúc đập đang chịu sức ép lớn và người dân gần đó cần được sơ tán ngay lập tức.

Trái với tuyên bố trấn an của truyền thông nhà nước, nhà khoa học Trung Quốc Wang Weiluo, một chuyên gia thuỷ văn, mới đây cảnh báo rằng đập Tam Hiệp không ổn định như người ta tưởng, nó có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Trong cuộc phỏng vấn với Radio France Internationale, ông Wang cho rằng mối lo lớn nhất chính là những vết nứt và chất lượng bê tông không đảm bảo được phát hiện trong lúc công trình đang xây dựng.

Trong cuộc họp báo ngày 10-6, thứ trưởng Tài nguyên nước Trung Quốc Ye Jianchun cũng thừa nhận mực nước trên ít nhất 148 con sông ở Trung Quốc đã dâng cao trên mức cảnh báo, chứng tỏ rằng khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp chỉ có giới hạn.

Theo báo Taiwan News, trên mạng xã hội những ngày qua xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh nước dâng nhấn chìm thành phố, làng mạc ở miền nam Trung Quốc.

Ở tỉnh Quý Châu, mưa đã kéo dài suốt 1 tuần, gây ra lũ quét, sạt lở núi... Có 6 khu vực chìm hoàn toàn dưới nước, sâu nhất đến 4m, thương vong chưa thể thống kê hết.

Hôm 22-6, Trạm quan trắc thuỷ văn Trùng Khánh lần đầu tiên trong 80 năm qua đưa ra báo động đỏ trên sông Kỳ Giang - một nhánh thượng nguồn của sông Trường Giang.

Chỉ trong vòng 8 giờ sau, dòng nước đục ngầu đã cuồn cuộn trên đường phố Trùng Khánh, nhấn chìm toàn bộ trạm xăng, cột đèn, buồng điện thoại công cộng...

Tin tức địa phương cũng hỗn loạn như chính thời tiết, một số cơ quan báo đài thậm chí bị mất liên lạc do thời tiết, phương tiện thì bị nước cuốn trôi.
Phúc Long

11 nhận xét :

  1. Trời Phật thuận theo nhân quả. Sớm muộn tuỳ cơ.

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc tham lam, ở đâu cũng đắp đạp ngăn sông trữ nước. Để nhiều nước hạ nguồn có chung sông với TQ điêu đứng. Nhưng ông trời bất công nên không cho nước xuống những vùng hạn hán mà tiếp sức cho TQ. Vậy thì ông trời cứ tiếp nước cho TQ đi. Không cần vỡ đập Tam Hiệp chỉ cần nước tràn ngập nhiều năm cho thối vũ khí hạt nhân đang cất giấu và cho dân TQ biến thành cá luôn cho thỏa lòng tham nước trời của TQ không việc gì phải lo cho họ./.

    Trả lờiXóa
  3. CSTQ sẽ bị quả báo cùng với cái đập Tam hiệp này, nếu cứ gây hấn, xâm lấn đất, biển của các nước xung quanh, các đập này sẽ nhấn chìm CSTQ và TC Bình trong nay mai.

    Trả lờiXóa
  4. Đừng vỡ đập lúc này, bao nhiêu người dân vô tội sẽ bị chết. Bọn bành trướng có chết đâu! Dù ghét bọn TQ nhưng không nên mong vỡ đập

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vỡ đập Tam Hiệp thì khổ hàng trăm triệu dân . Nhưng nếu đập vỡ thì Tầu cộng sẽ đổ , Trung quốc và thế giới sẽ thay đổi tốt hơn nhưng cái giá phải trả là quá lớn ; Vậy mong đập không vỡ .

      Xóa
    2. Bọn Tầu nó cũng giết dần, giết mòn 20 triệu dân vô tội ở đồng bằng sông Cửu Long của ta bằng cách xây hàng chục đập thủy điện ở thượng nguồn, ngăn dòng nước chảy về hạ lưu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây hạn mặn khủng khiếp những năm qua.

      Xóa
  5. Trung Quốc cũng giống như VN, cả 2 đều tàn phá thiên nhiên khủng khiếp : thử hỏi diện tích trừng nguyên sinh còn lại bao nhiêu ? những dòng dông bị chặn dòng chảy để xây đập thủy điện là bao nhiêu ? Thú hoang thử hỏi còn loài nào còn tồn tại , hóa chất đổ ra sông ra biển hôi thối ,... Gây sự với Trời thì Trời hại lại thôi . Có 2 tội ác với thiên nhiên :" THỨ NHẤT PHÁ SƠN LÂM , THỨ NHÌ ĐÂM HÀ BÁ " thì cả VN và TQ đều phạm phải . Quả báo rồi .

    Trả lờiXóa
  6. Tầu cộng nhận quả báo . Đúng là " Gieo gió thì gặp bão " !

    Trả lờiXóa
  7. Đập Tam Hiệp là một trong những "gót chân Asin" của Tầu.Thằng Tập mà gây hấn với VN, ăn cướp biển đảo của VN thì chỉ cần mấy quả hành trình thì Tầu đi đời nhà ma!

    Trả lờiXóa
  8. Không ai mong đập Tam Hiệp vỡ. Người dân vô tội T.Q mất nhà cửa, chết trôi, quan chức cao cấp có chết đâu. Hạ lưu sông sẽ thế nào , VN có bị vạ lây không?

    Trả lờiXóa
  9. Thiên nhiên nổi giận, tàn phá thiên nhiên, hủy hoại môi trường thì phải trả giá thôi, chỉ khổ dân Trung quốc thôi.

    Trả lờiXóa