Hình do Hải quân Mỹ cung cấp hôm 4/8/2019: Tàu sân bay USS Theodore
Roosevelt
(CVN 71) và đội tàu hộ tống ở Thái Bình Dương hôm 31/7/2019.
Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng: Sức ép lên Việt Nam
trong việc thay đổi chính sách với các cường quốc
RFA
2020-03-03
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt sẽ thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 3, đánh dấu lần thứ hai kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1975 tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam. Chuyến thăm được đánh giá là một chỉ dấu cho thấy cam kết của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương nhằm đối phó với Trung Quốc, đồng thời cũng gây sức ép lên Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sách cho phép tàu chiến nước ngoài đến thăm hữu nghị.
Theo trang tin của Học viện Hải quân Mỹ (USNI News), vào ngày 2/3, đội tàu tấn công Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông sau khi rời cảng ở San Diego, California hôm 17/1 vừa qua.
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc trong bài phân tích của mình trên blog cá nhân viết:
“Hoa Kỳ trong các tài liệu về chính sách chiến lược khác nhau của mình đã xác định Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2019, Hoa Kỳ đã gia tăng mức độ trong các lời nói của mình và nêu thẳng tên Trung Quốc vì bắt nạt và đe dọa ở Biển Đông. Chuyến thăm tới Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là một trong 3 mũi của chiến lược quân sự Mỹ. Đó là tiếp tục hiện diện tuần tra hải quân, tiếp tục hiện diện tuần tra của máy bay ném bom, và tuần tra tự do hàng hải”.
Hồi tháng 3 năm 2018, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm hữu nghị tới Đà Nẵng kể từ năm 1975.
Cho đến lúc này Việt Nam vẫn duy trì chính sách chỉ cho tàu hải quân của các nước đến thăm hữu nghị cảng của Việt Nam một năm một lần. Điều này không áp dụng với cảng Quốc tế Cam Ranh vì Việt Nam vẫn xác định cảng Cam Ranh là cảng dân sự.
Chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt đến Việt Nam lần này đã được phía Mỹ đề nghị với Việt Nam từ tháng 4 năm 2019. Theo Giáo sư Carl Thayer, phía Việt Nam đã miễn cưỡng chấp nhận vì lo ngại phản ứng từ phía Trung Quốc.
“Phía Hoa Kỳ đã vận động Việt Nam cho một chuyến thăm hàng năm của tàu sân bay từ tháng 4 năm 2019. Việt Nam đã miễn cưỡng chấp nhận chuyến thăm hàng năm của tàu hàng không mẫu hạm Mỹ vì sự nhạy cảm trong phản ứng tiêu cực có thể có từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam cũng quan ngại về Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ qua cấm vận (CAATSA) và Mỹ áp lực đòi Việt Nam giảm việc mua vũ khí quân sự từ phía Nga, nếu không sẽ phải chịu cấm vận”.
Hồi tháng 7 năm 2018, Ủy ban Quân vụ Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã đồng ý miễn trừ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam khỏi luật CAATSA vì mua thiết bị quân sự từ Nga theo đề nghị từ phía Bộ trưởng Quốc hòng Mỹ Jim Mattis, nhằm giúp xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực.
Chuyến thăm của tàu Mỹ diễn ra vào khi quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Philippines đang căng thẳng với việc Manila dọa chấm dứt Hiệp định các lực lượng thăm viếng (VFA) giữa hai nước. Hiệp định cho phép Mỹ triển khai quân tạm thời tới Philippines. Theo Hiệp định, các tàu sân bay và tàu chiến của mỹ thường xuyên tới Philippines. Nếu Hiệp định thực sự bị chấm dứt, Mỹ sẽ có thể phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách chỉ cho tàu chiến nước ngoài đến thăm hữu nghị cảng 1 lần một năm.
“Nếu quan hệ với Mỹ xấu đi đến mức VFA bị chấm dứt, điều này sẽ làm tăng tầm quan trọng đối với việc tàu Mỹ đến các cảng Việt Nam thường xuyên. Điều này sẽ đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chính sách cho tàu nước ngoài đến thăm cảng một lần một năm. Hoa Kỳ sẽ gia tăng các nỗ lực vận động Việt Nam để đạt được mục tiêu này”, Giáo sư Carl Thayer viết.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Các nước trong khu vực cũng đòi chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, và Đài Loan.
Từ năm 2014 đến nay Trung Quốc đa gia tăng việc xây lấp các đảo nhân tạo ở Biển Đông và triển khai vũ khí ra đây, bất chấp phản ứng từ các nước.
Trong nhiều tuần từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019, Trung Quốc cũng gia tăng sức ép lên các nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Malaysia bằng cách gửi nhiều tàu hải cảnh, dân quân biển đến các khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước, quấy nhiễu hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Hoa Kỳ đã gọi đây là hành động bắt nạt các nước khác của Trung Quốc.
Theo Giáo sư Carl Thayer, với việc gửi tàu USS Theodore Roosevelt tới Việt Nam, “Hoa Kỳ đang cho thấy rằng Mỹ sẽ cho máy bay và tàu chiến đi qua bất cứ khu vực nào ở Biển Đông được luật quốc tế cho phép. Đây là một thách thức trực tiếp với Trung Quốc, nước đang tìm cách ngăn cản các quốc gia khác vào vùng nước nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn”.
RFA
2020-03-03
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt sẽ thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 3, đánh dấu lần thứ hai kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1975 tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam. Chuyến thăm được đánh giá là một chỉ dấu cho thấy cam kết của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương nhằm đối phó với Trung Quốc, đồng thời cũng gây sức ép lên Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sách cho phép tàu chiến nước ngoài đến thăm hữu nghị.
Theo trang tin của Học viện Hải quân Mỹ (USNI News), vào ngày 2/3, đội tàu tấn công Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông sau khi rời cảng ở San Diego, California hôm 17/1 vừa qua.
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc trong bài phân tích của mình trên blog cá nhân viết:
“Hoa Kỳ trong các tài liệu về chính sách chiến lược khác nhau của mình đã xác định Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2019, Hoa Kỳ đã gia tăng mức độ trong các lời nói của mình và nêu thẳng tên Trung Quốc vì bắt nạt và đe dọa ở Biển Đông. Chuyến thăm tới Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là một trong 3 mũi của chiến lược quân sự Mỹ. Đó là tiếp tục hiện diện tuần tra hải quân, tiếp tục hiện diện tuần tra của máy bay ném bom, và tuần tra tự do hàng hải”.
Hồi tháng 3 năm 2018, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm hữu nghị tới Đà Nẵng kể từ năm 1975.
Cho đến lúc này Việt Nam vẫn duy trì chính sách chỉ cho tàu hải quân của các nước đến thăm hữu nghị cảng của Việt Nam một năm một lần. Điều này không áp dụng với cảng Quốc tế Cam Ranh vì Việt Nam vẫn xác định cảng Cam Ranh là cảng dân sự.
Chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt đến Việt Nam lần này đã được phía Mỹ đề nghị với Việt Nam từ tháng 4 năm 2019. Theo Giáo sư Carl Thayer, phía Việt Nam đã miễn cưỡng chấp nhận vì lo ngại phản ứng từ phía Trung Quốc.
“Phía Hoa Kỳ đã vận động Việt Nam cho một chuyến thăm hàng năm của tàu sân bay từ tháng 4 năm 2019. Việt Nam đã miễn cưỡng chấp nhận chuyến thăm hàng năm của tàu hàng không mẫu hạm Mỹ vì sự nhạy cảm trong phản ứng tiêu cực có thể có từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam cũng quan ngại về Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ qua cấm vận (CAATSA) và Mỹ áp lực đòi Việt Nam giảm việc mua vũ khí quân sự từ phía Nga, nếu không sẽ phải chịu cấm vận”.
Hồi tháng 7 năm 2018, Ủy ban Quân vụ Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã đồng ý miễn trừ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam khỏi luật CAATSA vì mua thiết bị quân sự từ Nga theo đề nghị từ phía Bộ trưởng Quốc hòng Mỹ Jim Mattis, nhằm giúp xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực.
Chuyến thăm của tàu Mỹ diễn ra vào khi quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Philippines đang căng thẳng với việc Manila dọa chấm dứt Hiệp định các lực lượng thăm viếng (VFA) giữa hai nước. Hiệp định cho phép Mỹ triển khai quân tạm thời tới Philippines. Theo Hiệp định, các tàu sân bay và tàu chiến của mỹ thường xuyên tới Philippines. Nếu Hiệp định thực sự bị chấm dứt, Mỹ sẽ có thể phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách chỉ cho tàu chiến nước ngoài đến thăm hữu nghị cảng 1 lần một năm.
“Nếu quan hệ với Mỹ xấu đi đến mức VFA bị chấm dứt, điều này sẽ làm tăng tầm quan trọng đối với việc tàu Mỹ đến các cảng Việt Nam thường xuyên. Điều này sẽ đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chính sách cho tàu nước ngoài đến thăm cảng một lần một năm. Hoa Kỳ sẽ gia tăng các nỗ lực vận động Việt Nam để đạt được mục tiêu này”, Giáo sư Carl Thayer viết.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Các nước trong khu vực cũng đòi chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, và Đài Loan.
Từ năm 2014 đến nay Trung Quốc đa gia tăng việc xây lấp các đảo nhân tạo ở Biển Đông và triển khai vũ khí ra đây, bất chấp phản ứng từ các nước.
Trong nhiều tuần từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019, Trung Quốc cũng gia tăng sức ép lên các nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Malaysia bằng cách gửi nhiều tàu hải cảnh, dân quân biển đến các khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước, quấy nhiễu hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Hoa Kỳ đã gọi đây là hành động bắt nạt các nước khác của Trung Quốc.
Theo Giáo sư Carl Thayer, với việc gửi tàu USS Theodore Roosevelt tới Việt Nam, “Hoa Kỳ đang cho thấy rằng Mỹ sẽ cho máy bay và tàu chiến đi qua bất cứ khu vực nào ở Biển Đông được luật quốc tế cho phép. Đây là một thách thức trực tiếp với Trung Quốc, nước đang tìm cách ngăn cản các quốc gia khác vào vùng nước nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn”.
Đà Nẵng là vị trí chiến lược nhất kết nối TBD - ẤĐD bằng đường bộ và đường sắt trên cao theo hành lang đông tây 2 (quan cửa khẩu Nam Giang Quảng Nam), hành lang làm nhiệm vụ phá thế độc đạo eo Malacca.
Trả lờiXóa