Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

6 QUAN CHỨC BỘ GIAO THÔNG BỊ TRUY TỐ VÌ NHẬN HỐI LỘ

Nhóm quan chức đường sắt 
nhận gần 70 triệu yên của JTC
Dương Lê
Báo Tiền Phong
06:24 ngày 05 tháng 06 năm 2015

TP - Ngày 4/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 6 bị can về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

 
Trần Quốc Đông, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam.

Các bị can này là lãnh đạo, cán bộ ngành đường sắt liên quan trong vụ nhận lót tay hàng chục triệu yên Nhật của Cty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), gồm: Trần Quốc Đông (SN 1964), nguyên Phó tổng giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU); Phạm Hải Bằng (SN 1969) và Phạm Quang Duy (SN 1975), đều là Phó Giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái (SN 1977), Trưởng phòng dự án 3 – RPMU; Trần Văn Lục (SN 1958) và Nguyễn Văn Hiếu, cùng nguyên Giám đốc RPMU.


Trước đó, ngày 20/3/2014, báo chí Nhật Bản đưa tin Giám đốc Cty JTC thừa nhận đã chi bất hợp pháp hơn 100 triệu Yên Nhật cho một số quan chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA. Riêng tại Việt Nam, JTC hối lộ cho một nhóm quan chức đường sắt với phần lớn số tiền nêu trên trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012 để được nhận thầu tư vấn dự án xây dựng đường sắt đô thị. Đến tháng 4/2014, Bộ Ngoại giao đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin có 3 đối tượng đã nhận 69,9 triệu Yên Nhật (tương đương 11 tỷ đồng) của Cty JTC để thực hiện gói thầu tư vấn kỹ thuật dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1, giai đoạn I).

Ngay sau đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo cơ quan CSĐT phối hợp với Bộ GTVT điều tra, làm rõ thông tin JTC đã chi một khoản tiền hối lộ cho một số lãnh đạo ngành Đường sắt Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 – giai đoạn I” bằng vốn ODA. Sau một năm điều tra, đến nay CQĐT kết luận: Khoảng tháng 9/2009, khi thống nhất các điều khoản của hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật với nhà thầu JTC, ông Phạm Hải Bằng khi đó giữ vai trò là Chủ nhiệm dự án đã đề cập tới một số khó khăn của RPMU về chi phí triển khai dự án và được đại diện JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí.

Sau đó, ông Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy (thời điểm đó là Trưởng phòng dự án 3 – RPMU) và Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9/2009 – 2/2014, ông Duy và Thái nhiều lần nhận lệnh của ông Bằng để đi nhận hỗ trợ từ phía nhà thầu, với tổng số tiền 11 tỷ đồng nêu trên. Khoản tiền này sau đó được 3 bị can chia nhau quản lý, sử dụng, trong đó ông Bằng tiếp nhận, quản lý 4,8 tỷ đồng; Thái giữ 3,4 tỷ đồng còn ông Duy giữ 2,8 tỷ đồng. Sau đó, 3 bị can đã sử dụng các khoản trên vào chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đối ngoại và tổ chức cho Tổ dự án và RPMU đi nghỉ mát… Các khoản chi đều không có chứng từ, sổ sách.

Tại CQĐT, ông Bằng khai khi chi khoản tiền nào đều báo cáo các ông Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc RPMU các thời kỳ) nhưng các ông này không chỉ đạo gì về việc sử dụng tiền. Ngoài ra, ông Bằng còn khai đã trích từ nguồn tiền hỗ trợ của JTC để đưa cho các ông Trần Quốc Đông 30 triệu đồng; ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào dịp Tết. CQĐT cũng cho biết, sau khi bị bắt giam, bị can, Phạm Hải Bằng đã tự nguyện nộp lại 970 triệu đồng, 7.000 USD và 2 sổ tiết kiệm trị giá hơn 900 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
.
CQĐT cho biết, sau khi bị bắt giam, bị can, Phạm Hải Bằng đã tự nguyện nộp lại 970 triệu đồng, 7.000 USD và 2 sổ tiết kiệm trị giá hơn 900 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

9 nhận xét :

  1. Chỉ là phần nổi của Núi Băng Tham Nhũng!

    Trả lờiXóa
  2. Cũng may là nhờ có chính phủ Nhật và truyền thông của họ phanh phui mà chính phủ VN, cực chẳng đã, mới ngậm bồ hòn đưa bọn này ra trước vành móng ngựa, nếu không thì cũng sẽ bị ỉm đi (như vụ in tiền polyme và nhiều vụ khác) hoặc cao lắm thì cũng chỉ "được" ông TT "phê bình nghiêm khắc" rồi bố trí ở vị trí cao hơn (chắc chắn là như vậy).
    Thế mới biết, bọn quan chức CSVN "ăn dày" nhất thế giới. Trong số hơn 100 triệu yên công ty Nhật đút lót cho quan chức mấy nước thì quan chức VN đã nuốt 70 triệu rồi (vụ này mới chỉ là một thí dụ nhỏ).

    Trả lờiXóa
  3. Chuyện thường ngày ở VN ! UB chống tham nhũng lại ghi vào thành tích báo cáo thêm 1 điểm .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một điểm cộng (+) trước dư luận
      nhưng một điểm trừ(-) trong nội bộ.

      Xóa
  4. Còn bọn ăn hối lộ của nhà thầu TQ thì chẳng thấy điều tra ? Hay ban thanh tra cũng
    có phần trong đó nên chẳng thấy đả động gì ?

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ có 6 người thôi sao ? chắc 6 anh này là 6 anh tương đôi thanh liêm nhất trong đám,trong sạch nhất trong đám,ăn ít nhất trong đám,và làm việc tốt nhất trong đám...còn mấy thằng ngu nhất,dốt nhất,ăn tàn bạo nhất,và phá hoai mạnh nhất thì được thăng quan tiến chức rồi,không hề bị một khiển trách nhỏ nào từ bất cứ đâu ! VN của chúng ta bây giờ nó vậy đó => cứ suy ngược lại thì hiểu ! thi đúng !

    Trả lờiXóa
  6. Trung Quốc nó khôn lắm. Hối lộ quan chức VN để được trúng thầu. Khi đã trúng thầu rồi thì chúng sẽ làm lan man chó ỉa...được chăng hay chớ, kéo dài tiến độ và làm cho công trình đội giá lên 30 - 35% buộc chủ đầu tư phải cấp kinh phí bổ xung...Kiểu gì chúng cũng thắng...Tội gì phải tố cáo để cả 2 bên đều hỏng ăn..

    Trả lờiXóa
  7. Nếu bên Nhật không phát hiện ra CT của họ hối lộ, trừng phạt và tuyên bố nếu VN không khắc phục được những vụ tham nhũng kiểu này họ sẽ cắt viện trợ, thì các đồng chí này cứ yên trí núp "TRong bình quý", chả bị lộ đâu nhỉ!

    Trả lờiXóa
  8. nộp lại chưa đủ mà khắc phục được hậu quả?

    Trả lờiXóa