07:00 | 24/03/2015
(PetroTimes) - Hóa ra người ta không thể trả lời các câu hỏi của người dân, của báo chí vì không thực hiện đúng chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội là phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Hãy chờ kết quả thanh tra và kiểm điểm trách nhiệm của các “tiều phu lâm tặc” này xem sao!
Trong một diễn biến mới nhất liên quan vụ chặt hạ cây xanh bê bối, ngày 22/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu: Thành lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua. Chủ tịch thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng tiến hành kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, Phó giám đốc phụ trách trực tiếp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan: Đình chỉ công tác trưởng, phó phòng, cán bộ, công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra.
Động thái này được coi là trấn an dư luận sau vụ thảm sát cây xanh rúng động dư luận trong mấy ngày qua.
TP Hà Nội có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát thuộc 70 loài, được trồng trên đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ. Trong đó đã có nhiều cây sâu mục ở thân, gốc, rễ bị xén chặt để hạ đường điện, để mở đường, nhiều cây cong, nghiêng, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Trên nhiều tuyến đường phố còn có cây do người dân tự ý trồng không phải cây đô thị như dâu da, vông, bông gòn, trứng cá...
.
Thực trạng cây xanh Hà Nội cần có một đề án khoa học căn cơ để cải tạo, phát triển cây xanh đô thị. Trong khi đề án chính thức chưa ra đâu vào đâu thì dự án “tiều phu lâm tặc” được cấp tốc triển khai chặt hạ khoảng 6.700 cây trên các tuyến phố. Việc triển khai cấp tốc, triệt hạ cây xanh có tổ chức đã vướng phản đối mạnh mẽ của người dân, các nhà khoa học và giới văn nghệ sĩ.
Trên đường Nguyễn Chí Thanh - tuyến đường từng được bình chọn là một trong những con đường đô thị đẹp nhất Việt Nam, người ta chặt hạ tổng lực, trồng thay lập tức. Giới chức công bố đây là cây vàng tâm, một loại cây cho gỗ quý. Nhưng các chuyên gia lâm nghiệp đã phát hiện, đó là cây gỗ mỡ chứ không phải vàng tâm. Một số đường phố khác như Lê Duẩn, Quang Trung, Giải Phóng... cũng chặt hạ cấp tốc như chống bão. Dân phố thấy chướng mắt vì cây không cong, không sâu mọt, cây lớn đều bị chặt bèn chất vấn nhưng những nhóm thợ này đã không xuất trình được giấy phép chặt hạ cây nào trước cửa số nhà bao nhiêu, đường nào mà lại còn thách thức người dân lên công an, lên ủy ban mà hỏi!
Phản ứng của người dân ngày càng mạnh mẽ trước hành vi thảm sát cây xanh này. Người dân gắn biển “xin đừng giết tôi”, thắt nơ cho cây. Các trí thức lên tiếng với báo chí, gửi thư ngỏ cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị cho dừng “chiến dịch” chặt cây vô tội vạ này. Trên mạng xã hội đã ra đời trang vận động “6.700 người vì 6.700 cây xanh”, với mục tiêu thu thập 6.700 chữ ký vào bức thư ngỏ gửi lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu dừng ngay việc chặt cây để hỏi ý kiến người dân và các chuyên gia, đồng thời công khai lý do, lộ trình chặt cây. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng ngàn người ký vào thư ngỏ này, hơn hai vạn người bấm thích (like) trang này và con số này vẫn không ngừng tăng lên.
Lẽ ra cần lắng nghe để tham mưu cho lãnh đạo thành phố xử lý việc này thì một quan chức lên tiếng với báo chí một cách vô văn hóa rằng, chặt cây không cần hỏi dân. Xem kỹ danh tính và chức trách ông này người dân ồ lên, đây chính là cái ông từng đòi bắn pháo hoa quanh năm trên cầu Nhật Tân để người dân “quên đi cảnh đói nghèo”. Cũng chính ông này bênh vực nạn cướp giật lễ vật, linh vật trong các hội lễ là “cướp có văn hóa”. Bảo vệ cho việc thảm sát cây xanh thành phố này rất có thể quan chức này dám sẽ nói đây là “chặt cây có văn hóa”.
Phẫn nộ về hành vi tàn phá môi trường có tổ chức này, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng mạnh mẽ. Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Cây di sản nhìn nhận việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh có thể sẽ khiến các tuyến phố của Hà Nội lâm vào cảnh ô nhiễm khói bụi. Cây xanh là “lá phổi” điều hòa không khí rất quan trọng phục vụ cho cuộc sống của con người, cũng như góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp, sự xuất hiện của cây xanh tại các vùng đô thị có mật độ dân cư lớn, đô thị hóa nhanh lại càng có ý nghĩa to lớn. Đối với Hà Nội, từ trước đã được cộng đồng thế giới biết đến là thành phố xanh với nhiều dãy cây cổ thụ được trồng cách đây cả trăm năm. Chính các cây xanh này cũng đã góp phần tạo nên một Hà Nội thanh lịch, hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường.
Giám đốc Trung tâm Giáo dục & Truyền thông Môi trường Nguyễn Nguyên Cương nhìn nhận việc chặt một cây là đã phá đi một hệ sinh thái nhỏ. Chặt tới gần 7.000 cây sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái là điều rất dễ nhìn thấy, khiến cho nhiệt độ thành phố tăng có thể đến 2-3C0. Khi chặt cây còn làm Hà Nội dễ ngập lụt vào mùa mưa, thêm trầm trọng hơn.
Một số chuyên gia lâm nghiệp khẳng định chưa ở đâu trồng cây vàng tâm trên hè phố. Muốn trồng cần phải nghiên cứu kỹ về đặc điểm sinh học của cây, đặc điểm đất ở từng tuyến phố. Hà Nội là nơi có mạch nước ngầm, vì thế, chỉ có những cây chịu nước, chịu ẩm mới có thể sống được. Tại sao không trồng xen kẽ cây mới để kiểm tra xem cây đó có thực sự thích hợp và sống được ở nơi đó không. Sau 5-10 năm, cây mới phát triển thì chặt dần cây cũ đi.
Trong khi dư luận tiếp tục phản đối đề án chặt hạ trên 6.700 cây xanh thì 2.000 cây đã mất cả gốc. Và để “ve vãn” dư luận, người ta đồng thuận kế hoạch chặt hạ 6.700 cây xanh.
Hẳn là các thông tin phản ứng đã đến tai ông Chủ tịch nên sáng ngày 20/3, KTS Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu dừng chặt hạ cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định. Chủ tịch UBND Hà Nội chỉ đạo chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gãy, ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố đã làm tạm yên lòng dư luận để người dân chờ thông tin về cuộc họp báo của chính quyền thành phố.
Chiều ngày 20/3, hơn 100 phóng viên các báo đã có mặt đến đưa tin về cuộc họp. Tuy nhiên, diễn biến của cuộc họp đã khiến các nhà báo thất vọng. Mấy chục câu hỏi của các phóng viên được UBND thành phố mời đến thông tin đưa ra đều không được ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời mà không có lý do gì chính thức. Ông Phó chủ tịch đá quả bóng cho thuộc hạ trả lời phóng viên và phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố. Điều kỳ quặc là tại cuộc họp báo lại có “chân gỗ” xưng là đại diện người dân cướp diễn đàn ủng hộ việc chặt cây và người chủ trì họp báo thì đổ thừa việc triển khai vội vàng nôn nóng là vì nhà tài trợ hối thúc.
Tuy nhiên, nhà tài trợ khẳng định, không đòi hỏi lợi ích gì từ việc chặt cây này ngoài yêu cầu sử dụng tiền tài trợ đúng mục đích.
Hóa ra người ta không thể trả lời các câu hỏi của người dân, của báo chí vì không thực hiện đúng chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội là phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Hãy chờ kết quả thanh tra và kiểm điểm trách nhiệm của các “tiều phu lâm tặc” này xem sao!
(PetroTimes) - Hóa ra người ta không thể trả lời các câu hỏi của người dân, của báo chí vì không thực hiện đúng chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội là phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Hãy chờ kết quả thanh tra và kiểm điểm trách nhiệm của các “tiều phu lâm tặc” này xem sao!
Trong một diễn biến mới nhất liên quan vụ chặt hạ cây xanh bê bối, ngày 22/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu: Thành lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua. Chủ tịch thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng tiến hành kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, Phó giám đốc phụ trách trực tiếp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan: Đình chỉ công tác trưởng, phó phòng, cán bộ, công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra.
Động thái này được coi là trấn an dư luận sau vụ thảm sát cây xanh rúng động dư luận trong mấy ngày qua.
TP Hà Nội có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát thuộc 70 loài, được trồng trên đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ. Trong đó đã có nhiều cây sâu mục ở thân, gốc, rễ bị xén chặt để hạ đường điện, để mở đường, nhiều cây cong, nghiêng, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Trên nhiều tuyến đường phố còn có cây do người dân tự ý trồng không phải cây đô thị như dâu da, vông, bông gòn, trứng cá...
.
Cưa cây xanh ở Hà Nội
Thực trạng cây xanh Hà Nội cần có một đề án khoa học căn cơ để cải tạo, phát triển cây xanh đô thị. Trong khi đề án chính thức chưa ra đâu vào đâu thì dự án “tiều phu lâm tặc” được cấp tốc triển khai chặt hạ khoảng 6.700 cây trên các tuyến phố. Việc triển khai cấp tốc, triệt hạ cây xanh có tổ chức đã vướng phản đối mạnh mẽ của người dân, các nhà khoa học và giới văn nghệ sĩ.
Trên đường Nguyễn Chí Thanh - tuyến đường từng được bình chọn là một trong những con đường đô thị đẹp nhất Việt Nam, người ta chặt hạ tổng lực, trồng thay lập tức. Giới chức công bố đây là cây vàng tâm, một loại cây cho gỗ quý. Nhưng các chuyên gia lâm nghiệp đã phát hiện, đó là cây gỗ mỡ chứ không phải vàng tâm. Một số đường phố khác như Lê Duẩn, Quang Trung, Giải Phóng... cũng chặt hạ cấp tốc như chống bão. Dân phố thấy chướng mắt vì cây không cong, không sâu mọt, cây lớn đều bị chặt bèn chất vấn nhưng những nhóm thợ này đã không xuất trình được giấy phép chặt hạ cây nào trước cửa số nhà bao nhiêu, đường nào mà lại còn thách thức người dân lên công an, lên ủy ban mà hỏi!
Phản ứng của người dân ngày càng mạnh mẽ trước hành vi thảm sát cây xanh này. Người dân gắn biển “xin đừng giết tôi”, thắt nơ cho cây. Các trí thức lên tiếng với báo chí, gửi thư ngỏ cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị cho dừng “chiến dịch” chặt cây vô tội vạ này. Trên mạng xã hội đã ra đời trang vận động “6.700 người vì 6.700 cây xanh”, với mục tiêu thu thập 6.700 chữ ký vào bức thư ngỏ gửi lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu dừng ngay việc chặt cây để hỏi ý kiến người dân và các chuyên gia, đồng thời công khai lý do, lộ trình chặt cây. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng ngàn người ký vào thư ngỏ này, hơn hai vạn người bấm thích (like) trang này và con số này vẫn không ngừng tăng lên.
Lẽ ra cần lắng nghe để tham mưu cho lãnh đạo thành phố xử lý việc này thì một quan chức lên tiếng với báo chí một cách vô văn hóa rằng, chặt cây không cần hỏi dân. Xem kỹ danh tính và chức trách ông này người dân ồ lên, đây chính là cái ông từng đòi bắn pháo hoa quanh năm trên cầu Nhật Tân để người dân “quên đi cảnh đói nghèo”. Cũng chính ông này bênh vực nạn cướp giật lễ vật, linh vật trong các hội lễ là “cướp có văn hóa”. Bảo vệ cho việc thảm sát cây xanh thành phố này rất có thể quan chức này dám sẽ nói đây là “chặt cây có văn hóa”.
Phẫn nộ về hành vi tàn phá môi trường có tổ chức này, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng mạnh mẽ. Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Cây di sản nhìn nhận việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh có thể sẽ khiến các tuyến phố của Hà Nội lâm vào cảnh ô nhiễm khói bụi. Cây xanh là “lá phổi” điều hòa không khí rất quan trọng phục vụ cho cuộc sống của con người, cũng như góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp, sự xuất hiện của cây xanh tại các vùng đô thị có mật độ dân cư lớn, đô thị hóa nhanh lại càng có ý nghĩa to lớn. Đối với Hà Nội, từ trước đã được cộng đồng thế giới biết đến là thành phố xanh với nhiều dãy cây cổ thụ được trồng cách đây cả trăm năm. Chính các cây xanh này cũng đã góp phần tạo nên một Hà Nội thanh lịch, hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường.
Giám đốc Trung tâm Giáo dục & Truyền thông Môi trường Nguyễn Nguyên Cương nhìn nhận việc chặt một cây là đã phá đi một hệ sinh thái nhỏ. Chặt tới gần 7.000 cây sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái là điều rất dễ nhìn thấy, khiến cho nhiệt độ thành phố tăng có thể đến 2-3C0. Khi chặt cây còn làm Hà Nội dễ ngập lụt vào mùa mưa, thêm trầm trọng hơn.
Một số chuyên gia lâm nghiệp khẳng định chưa ở đâu trồng cây vàng tâm trên hè phố. Muốn trồng cần phải nghiên cứu kỹ về đặc điểm sinh học của cây, đặc điểm đất ở từng tuyến phố. Hà Nội là nơi có mạch nước ngầm, vì thế, chỉ có những cây chịu nước, chịu ẩm mới có thể sống được. Tại sao không trồng xen kẽ cây mới để kiểm tra xem cây đó có thực sự thích hợp và sống được ở nơi đó không. Sau 5-10 năm, cây mới phát triển thì chặt dần cây cũ đi.
Trong khi dư luận tiếp tục phản đối đề án chặt hạ trên 6.700 cây xanh thì 2.000 cây đã mất cả gốc. Và để “ve vãn” dư luận, người ta đồng thuận kế hoạch chặt hạ 6.700 cây xanh.
Hẳn là các thông tin phản ứng đã đến tai ông Chủ tịch nên sáng ngày 20/3, KTS Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu dừng chặt hạ cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định. Chủ tịch UBND Hà Nội chỉ đạo chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gãy, ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố đã làm tạm yên lòng dư luận để người dân chờ thông tin về cuộc họp báo của chính quyền thành phố.
Chiều ngày 20/3, hơn 100 phóng viên các báo đã có mặt đến đưa tin về cuộc họp. Tuy nhiên, diễn biến của cuộc họp đã khiến các nhà báo thất vọng. Mấy chục câu hỏi của các phóng viên được UBND thành phố mời đến thông tin đưa ra đều không được ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời mà không có lý do gì chính thức. Ông Phó chủ tịch đá quả bóng cho thuộc hạ trả lời phóng viên và phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố. Điều kỳ quặc là tại cuộc họp báo lại có “chân gỗ” xưng là đại diện người dân cướp diễn đàn ủng hộ việc chặt cây và người chủ trì họp báo thì đổ thừa việc triển khai vội vàng nôn nóng là vì nhà tài trợ hối thúc.
Tuy nhiên, nhà tài trợ khẳng định, không đòi hỏi lợi ích gì từ việc chặt cây này ngoài yêu cầu sử dụng tiền tài trợ đúng mục đích.
Hóa ra người ta không thể trả lời các câu hỏi của người dân, của báo chí vì không thực hiện đúng chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội là phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Hãy chờ kết quả thanh tra và kiểm điểm trách nhiệm của các “tiều phu lâm tặc” này xem sao!
Bảo Dân
"Hóa ra người ta không thể trả lời các câu hỏi của người dân, của báo chí vì không thực hiện đúng chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội là phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đáp ứng được yêu cầu của nhân dân."
Trả lờiXóaVậy làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, thì có vi phạm pháp luật. XIN ĐOC BÀI CỦA LS NGUYỄN ANH VÂN ĐỂ THẤY RÕ VIỆC VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA DỰ ÁN. LẼ RA ÔNG CHỦ TỊCH NGUYỄN THẾ THẢO PHẢI ĐIỀU HÀNH HÀ NỘI THEO NHỮNG ĐIỀU MÀ LUẬT PHÁP QUY ĐỊNH CHỨ ?
Hóa ra ông chủ tịch HN vô can...he,,he....ok báo pt
Trả lờiXóa