Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

GIỚI LUẬT SƯ RẤT CÁU VỀ CÂU NÓI THÓA MẠ CỦA ĐƯƠNG

Giới luật sư phản ứng dữ dội với câu nói 'thóa mạ' của ĐB Đỗ Văn Đương 
Infonet 

“Cá nhân tôi vẫn mong muốn ông ấy nên đính chính lại lời phát biểu mang tính thóa mạ hơn là ý kiến xây dựng về hoạt động nghề nghiệp của giới luật sư”.

Trong khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội của ông Đỗ Văn Đương – ĐBQH đoàn TP.HCM, đã cho rằng: Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền… 

Ngay lập tức, câu "nhận xét" này của ĐB Đương đã nhận được sự phản ứng khá gay gắt của rất nhiều luật sư trên cả nước. PV Infonet đã trao đổi với một số luật sư tại TP.HCM để ghi nhận quan điểm của họ về phát ngôn này.
.
Từ trái qua phải: Đại biểu QH Đỗ Văn Đương, luật sư Phạm Công Út, luật sư Bùi Quang Nghiêm, luật sư Trịnh Thanh.

Dưới đây là cuộc trao đổi của PV với luật sư Phạm Công Út 
– Giám đốc công ty luật Phạm Nghiêm.

Thưa ông, ông có ý kiến gì về nhận định mới đây của ông Đỗ Văn Đương – ĐBQH đoàn TP.HCM, khi trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Đương đã cho rằng: Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền...? 

Giới luật sư nói riêng và dư luận công chúng nói chung khá bất ngờ với phát biểu của một đại biểu Quốc hội, lại là một tiến sĩ, cộng thêm tư cách là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội như thế. 

Vì, thứ nhất, nếu ông ấy nhìn vào một sự kiện nào đó mà không căn cứ vào các số liệu, hoặc công trình nghiên cứu khoa học nào để tự ý đánh đồng cả giới luật sư ở Việt Nam chỉ vì tiền, thì tốt nhất ông ấy nên xem lại tư cách của mình khi mặc định cho suy nghĩ hoặc thành kiến của ông ấy. 

Thứ hai, tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội là hoạt động tố tụng bình thường ở các tòa án không chỉ ở Việt Nam mà ở cả thế giới văn minh. Lẽ nào ông ấy cho rằng các luật sư gỡ tội đều chỉ vì tiền. 

Liệu gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn (vụ án oan và phải ngồi tù 10 năm), Lê Bá Mai (Vụ án vườn mít) có đủ tiền để nhờ các luật sư bào chữa cho mình, không chỉ trong giai đoạn tố tụng mà còn ở cả giai đoạn hậu tố tụng để đấu tranh minh oan cho những người vô tội đó, và biết bao nhiêu số phận khác rằng họ không hề có tội, trong khi Tòa án đã tuyên là họ có tội? 

Thưa ông, ông có cho rằng nhận định của ông Đương xuất phát từ việc ông ấy đã từng là một kiểm sát viên trong quá khứ? 

Nếu là kiểm sát viên thì cũng không ai phát biểu trên báo chí để thóa mạ giới luật sư như thế. Vì vậy, nếu ông Đương phát biểu nhận định như trên với quá khứ của một người từng ở vị trí kiểm sát viên thì cá nhân tôi không thể không liên hệ tới những tiêu cực của một số kiểm sát viên đã từng bị nêu trên mặt báo chí. 

Ví dụ như vừa qua, ông Nguyễn Đình Hà, phó viện trưởng VKSND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) nói với bị can: "Tội trạng của anh đã rõ rành rành, anh mời luật sư lên để bào chữa là quá coi thường chúng tôi. Tôi nói cho anh biết, luật sư có mà cãi đằng trời. Nếu anh không rút luật sư thì chúng tôi không thể chiếu cố cho anh được. Nể anh là người nhà chị Niên chúng tôi mới giúp, nhưng với điều kiện anh rút luật sư”... 

Có thể đó chỉ là một trong nhiều cuộc ngã giá đã từng xảy ra để mặc cả giữa kiểm sát viên với tội phạm để họ không phải tốn tiền nhờ tới luật sư. 

Điều này không còn là chuyện cá nhân thưa ông? 

Tôi nghĩ rằng, Liên đoàn luật sư, và cả Cục Trợ giúp pháp lý của Bộ Tư pháp sẽ không thể chấp nhận phát biểu của ông Đương. Vì các số liệu báo cáo về hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, người khuyết tật, người có công với cách mạng... từng nhận được sự giúp đỡ miễn phí của giới luật sư hàng năm là rất lớn. 

Do đó, tôi hy vọng tới đây Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ có văn bản chính thức yêu cầu ông Đương phải đính chính hoặc có lời xin lỗi tới cử tri và giới luật sư ở Việt Nam về lời phát biểu mang tính xúc phạm danh dự của các luật sư VN như thế. 

Cá nhân ông có nghĩ rằng ông Đương cần có hành động gì sau phát biểu này? 

Cá nhân tôi vẫn mong muốn ông ấy nên đính chính lại lời phát biểu mang tính thóa mạ hơn là ý kiến xây dựng về hoạt động nghề nghiệp của giới luật sư. Và tôi cũng hy vọng sẽ không có những phát biểu thể hiện sự hoài nghi của ông ấy với bất kỳ đối tượng ngành nghề nào trong xã hội với tư cách đại biểu của nhân dân một cách cá nhân như vậy. 

Ông có nghĩ rằng hiện nay ở nước ta có một bộ phận luật sư như phát biểu của ông Đương? 

Ngành nghề nào cũng cần có lương hoặc thu nhập để sống, điều đó không thể chối cãi. Nếu ông Đương không sống bằng lương thì ai sẽ nuôi ông ấy, và ông ấy nuôi được ai? Nhưng nếu nói ông ấy chỉ vì tiền mà làm việc thì đó là sự thóa mạ vô liêm sỉ của người phát ngôn. Do đó, ta không nên đánh đồng hai khái niệm hưởng lương hoặc thù lao với vì lương hoặc vì tiền, nó không xứng tầm với tư duy của một trí thức.

Cùng trao đổi về vấn đề này với PV Infonet, luật sư Bùi Quang Nghiêm – Giám đốc công ty luật Nghiêm & Chính cho rằng: 

“Ông Đương hiểu rất ít về nghề luật sư. Luật sư phải có đạo đức thì mới có những điều khác (các hợp động bào chữa, tài chính - PV) được, nó phải cân đối giữa hai cái đó.

Nếu chỉ có tiền thôi mà đạo đức không có thì rất khó để có thể phát triển được. Nó phải hài hòa, giữa tỉ lệ khách hàng giàu và người nghèo.Người luật sư phải khẳng định được tôi không làm vì tiền mà vì ý nghĩa lao động của tôi. 

Bản thân thiên chức của luật sư là bảo vệ người yếu thế. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi mình không nhận tiền của một khách hàng nào đó mà mình vẫn giúp đỡ được họ. Không phải chỉ tôi mà rất nhiều người đã từng theo đuổi những vụ án kéo dài nhiều năm trời nhưng hoàn toàn miễn phí. 

Có những khách hàng rất nghèo cần đến sự trợ giúp của luật sư. Với họ tôi không có tiền bạc nhưng tôi vẫn đạt được mụch đích của mình là đi tìm ý nghĩa lao động của mình đối với những người yếu thế”.

Trong khi đó Luật sư Trịnh Thanh – Trưởng văn phòng luật sư Người nghèo cho rằng: “Có rất nhiều luật sư đã tham gia bào chữa miễn phí, hay những luật sư của các Trung tâm trợ giúp pháp lý thực ra là có phí của nhà nước, nhưng là phí cho vui. Có thể ông Đương là người ít kinh nghiệm thực tiễn, ít va chạm mà chỉ thuần túy ở góc độ lý thuyết nên có vênh nhau”.

Nguyễn Cường (thực hiện

19 nhận xét :

  1. Thằng cha Đương này chuyên ăn nói hàm hồ, làm dân thường còn không xong, nói gì đến làm nghị sỹ. Chỉ có chế độ cộng sản mới có loại nghị sỹ này, đúng là nghị rau muống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được rau muống đã tốt. Chỉ là lá ngón thôi!

      Xóa
  2. Bác nặng nhời quá. Công bằng mà nói thì phải nhờ công lao của các đại biểu cuốc hội như Hoàng Hữu Phước, Đỗ Văn Đương, Trần Tiến Cảnh, Đinh Xuân Thảo...Mà QH ta mới có "chất lượng dân chủ" như ngày hôm nay...

    Trả lờiXóa
  3. À há!? lại gặp lại nghị "rau muống" đây mà!!! không hiểu nỗi là tại sao ông ta có văn bằng tiến sĩ, lại nằm trong cơ cấu một ủy ban của quốc hội to đến vậy!?!?!?
    Đất nước của những kẻ...tầm phào!? tất cả những trò chơi của thế giới văn minh như: vua đầu bếp, ai là triệu phú, nhân tố bí ẩn, dance,... đều được du nhập vào để ru ngủ dân chúng, kèm theo để mua vui chính bản thân họ!? Nhưng duy nhất mỗi một trò chơi mà họ không bao giờ chịu du nhập, đó là trò chơi...DÂN CHỦ!
    Chính vì không có trò chơi...DÂN CHỦ nên mới...đẻ ra "những nhân tố bí ẩn" như ngài Đương trên đây!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không khéo thì lại lòi ra cái bằng tiến sĩ của ông Đương có từ cái lò ấp bằng cấp. Ai có tin gì liên quan xin cho quần chúng nhân dân biết với.

      Xóa
  4. Ngậm máu phun người.

    Trả lờiXóa
  5. Á à ! Đương nói ngu à ? đương nhiên.
    Thảo nói ngu à !thảo QH hử ?,hay Thảo Hà nội ?thảo nào ! chẳng thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đáng lẽ phải nói rõ là Nghị Thảo
      để phân biệt với Thị Thảo (thị trưởng).

      Xóa
  6. Dùng từ "cạp đất mà ăn" của Ngọc Trinh hay hơn

    Trả lờiXóa
  7. Câu "câm hay ngóng, ngọng hay nói" hoàn toàn phù hợp với anh Nghị rau muống này! Thử hỏi luôn là hắn đã làm gì cho người nghèo, những người không có tiền và nếu không vì "tiền và quyền" thì liệu hắn có phát biểu nhố nhăng như vậy không?

    Trả lờiXóa
  8. Nếu Đương không phải là đại biểu QH thì mình không chấp cái thằng crazy này. Nhưng hắn phát ngôn với tư cách là đại biểu QH thì phải phải khoan đầu hắn ra mà nhét lẽ phải vào óc hắn.

    Trả lờiXóa
  9. Với tư cách là đại biểu QH,lại có hàm tiến sĩ mà ông Đương phát ngôn như vậy là quá hàm hồ,thiển cận.Theo cách nhìn của ông Đương thì tôi hình dung như ông là môt trong năm nhân vật trong chuyện"thày bói xem voi".Nghề luật sư hay bất kể nghề gì đều phải bỏ công,bỏ sức,bỏ chất xám ra để làm việc và để có tiền nuôi sống bản thân,nuôi gia đình.Nhưng không phải tất cả việc gì làm cũng là vì tiền như ý ông Đương hiểu.Ông Luật sư,bà Bác sĩ,anh xe ôm,cho đến chị bán trà đá vỉa hè còn rất nhiều người có tâm,có đạo đức nghề nghiệp lắm ông nghị Đương ạ.Là đại biểu Quốc Hội,lại có hàm Tiến sĩ,chứ có phải là "thày bói xem voi"đâu mà ông phán bừa phứa như vậy được.
    Uốn lưỡi trước khi nói nhé, hỡi ông đại biểu của tôi.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Đương có lương có bổng không?. Nếu có thì có thể nói ổng làm ĐBQH chỉ vì tiền hả?

      Xóa
  10. Xổ toẹt rồi . Cái ông Đương gì đó làm gì biết nói lời xin lỗi . Ông ấy chỉ ra lệnh thôi !

    Trả lờiXóa
  11. Thiển nghĩ của tôi lại khác các vị ở đây. Tôi thấy ông Đương ăn nói ngẩn ngơ nhưng câu này lại đúng. Chắc vì ông chỉ tiếp xúc với giới luật sư có những luật sư như vậy nên ông phát ngôn vậy thôi. Nó đúng với ông ấy.
    Hệ quả: trước nay tôi cứ nghĩ đại biểu QH phải ghê gớm lắm nhưng tè he, có lẽ loại mõ sãi như tui cũng làm...đại biểu QH sứ Sản được.

    Trả lờiXóa
  12. Ông Đỗ Văn Đương là đại biểu quốc hội mà ăn nói nông nổi, thiếu suy nghĩ chắc chắn ? Vì thế mà bà Doan đã gọi ông ấy là "ông nghị rau muống" không có chi là phải phàn nàn cả. Trình độ và cách tư duy chỉ có thế thôi, ta trách ông ấy làm gì? Ta chỉ trách mình đã chọn nhầm một vị đại biểu cho mình thôi.
    Lý luận của ông về việc từ chối "quyền im lặng" gây rúng động vừa qua, cũng thật buồn cười, nói lấy được theo cái mình thấy, theo nhận thức "chủ quan hạn hẹp" của mình mà thiếu đi sự học hỏi tiến bộ, nên không thấy cái "chưa đúng" của chính mình
    Theo dõi đại biểu Đương, tôi không ngờ ông lại là phó ban thường trực UBTP Quốc hội, có xuất thân từ viện kiểm sát tỉnh Ninh Bình, một chuyên môn được đào tạo?
    Tôi lo bác Đương có vấn đề về sức khỏe chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có ngây thơ quá khi cho anh Nghị rau muống là do cử tri... "chọn nhầm" không? Tôi nghị là ở một nước... "dân chủ" như nước Vệ thì thậm chí chẳng ai bầu thì những Nghị Đương, Nghị Thảo, Nghị Phước,Nghị Cảnh vẫn ... trúng cử cả thôi!

      Xóa
  13. Ông Đương bức xúc quá nên nói như vậy. Không phải Luật sư lúc nào cũng cãi vì tiền nhưng cũng có khoảng 90% là như vậy. Ai đã từng dính đến pháp luật và phải nhờ cậy luật sư rồi thì sẽ đồng cảm với ông Đương.

    Trả lờiXóa