ĐB Trương Trọng Nghĩa nhắc nhở về nguy cơ đưa đất nước tụt hậu |
Theo BBC
Đại biểu Quốc hội tiếp tục lên tiếng
quan ngại về thực chất lần sửa đổi Hiến pháp 1992 trong khi chỉ còn non
ba tuần nữa, phiên họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII của Việt Nam, vốn
lên kế hoạch thông qua bản thảo sửa đổi Hiến pháp, bế mạc.
Tuần này, một đại biểu quốc hội từ TP Hồ Chí Minh nhắc nhở Quốc hội Việt Nam về trách nhiệm đối với "hậu thế" nếu kìm hãm bước tiến của dân tộc.
Cùng lúc, một quan chức từ văn phòng Quốc hội nêu quan điểm cho rằng đổi mới qua lần sửa đổi Hiến pháp này là mệnh lệnh của thời đại.
Hôm 5/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu trước Quốc hội Việt Nam nói:
"Không ít ý kiến cử tri cho rằng Hiến pháp sửa đổi là giải pháp cho mọi giải pháp. Trên tinh thần đó, vừa qua các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức dân chủ, tầm trí tuệ và văn hóa để đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi.”
“Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này không đạt được yêu cầu đó thì chúng ta sẽ không tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ nhân dân đã đóng góp mà còn bỏ lỡ cơ hội đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới, tạo động lực cho đất nước vượt qua nguy cơ tụt hậu, tiếp kịp các nước trong khu vực và trên thế giới."
Theo đại biểu thuộc đoàn TP Hồ Chí Minh, chính quyền Việt Nam đang 'chậm bước' so với nhu cầu của đất nước về đổi mới.
Ông nói với Quốc hội: "Không ít ý kiến cho rằng nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình hình đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản."
"Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là công cuộc đổi mới thể chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước.”
Tuần này, một đại biểu quốc hội từ TP Hồ Chí Minh nhắc nhở Quốc hội Việt Nam về trách nhiệm đối với "hậu thế" nếu kìm hãm bước tiến của dân tộc.
Cùng lúc, một quan chức từ văn phòng Quốc hội nêu quan điểm cho rằng đổi mới qua lần sửa đổi Hiến pháp này là mệnh lệnh của thời đại.
Hôm 5/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu trước Quốc hội Việt Nam nói:
"Không ít ý kiến cử tri cho rằng Hiến pháp sửa đổi là giải pháp cho mọi giải pháp. Trên tinh thần đó, vừa qua các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức dân chủ, tầm trí tuệ và văn hóa để đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi.”
“Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này không đạt được yêu cầu đó thì chúng ta sẽ không tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ nhân dân đã đóng góp mà còn bỏ lỡ cơ hội đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới, tạo động lực cho đất nước vượt qua nguy cơ tụt hậu, tiếp kịp các nước trong khu vực và trên thế giới."
Theo đại biểu thuộc đoàn TP Hồ Chí Minh, chính quyền Việt Nam đang 'chậm bước' so với nhu cầu của đất nước về đổi mới.
Ông nói với Quốc hội: "Không ít ý kiến cho rằng nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình hình đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản."
"Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là công cuộc đổi mới thể chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước.”
TS N. S. Dũng: Nếu không đổi mới, VN sẽ không có tương lai |
'Không có ý nghĩa gì'
Trước đó, cũng trong tuần, một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bày tỏ đồng tình với quan điểm của một Bộ trưởng trong nội các của chính phủ cho rằng chính quyền cần phải đổi mới, nếu không sẽ gặp khó khăn.
"Cá nhân tôi cảm nhận là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất thẳng thắn và rất đúng đắn," Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nói với tờ Tiền Phong Online hôm 04/11, nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
Ông nhấn mạnh Việt Nam sẽ không có tương lai, nếu không đổi mới:
"Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai."
"Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác. Tôi có cảm giác là hàng chục triệu người dân đã hội nhập với thế giới hiện đại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết chế đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta."
Một luật sư bất đồng chính kiến ở Việt Nam mới đây nhận xét với BBC về thực chất đợt chính quyền sửa đổi Hiến pháp kỳ này, cho rằng nhà nước cố tỏ ra dân chủ, nhưng thực chất không có gì thay đổi cơ bản trong bản Hiến pháp sửa đổi mới căn cứ trên dự thảo của chính quyền.
"Bản Hiến pháp sắp được Quốc hội Việt Nam thông qua sửa đổi tới đây gần như là một bản Hiến pháp cũ, nó chỉ chỉnh sửa một số chỗ để củng cố cho nội bộ của Đảng Cộng sản thôi, chứ không đem lại một lợi ích nào thực tế cho người dân VN cả...," luật sư Nguyễn Văn Đài nói.
Theo ông Đài, điều đáng quan tâm nhất là xem xét xem chất lượng của một bản Hiến pháp có thực sự đáp ứng được các quyền tự do, dân chủ của người dân hay không, có đáp ứng được quyền của người dân kiểm soát chính quyền về quyền lực chính trị, cũng như về kinh tế hay không.
"Dù họ có cố tình tạo ra một cách làm có vẻ dân chủ hơn, thế nhưng nội dung không đáp ứng được, thì không có ý nghĩa gì," luật sư Đài nói với BBC.
Trước đó, cũng trong tuần, một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bày tỏ đồng tình với quan điểm của một Bộ trưởng trong nội các của chính phủ cho rằng chính quyền cần phải đổi mới, nếu không sẽ gặp khó khăn.
"Cá nhân tôi cảm nhận là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất thẳng thắn và rất đúng đắn," Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nói với tờ Tiền Phong Online hôm 04/11, nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
Ông nhấn mạnh Việt Nam sẽ không có tương lai, nếu không đổi mới:
"Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai."
"Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác. Tôi có cảm giác là hàng chục triệu người dân đã hội nhập với thế giới hiện đại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết chế đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta."
Một luật sư bất đồng chính kiến ở Việt Nam mới đây nhận xét với BBC về thực chất đợt chính quyền sửa đổi Hiến pháp kỳ này, cho rằng nhà nước cố tỏ ra dân chủ, nhưng thực chất không có gì thay đổi cơ bản trong bản Hiến pháp sửa đổi mới căn cứ trên dự thảo của chính quyền.
"Bản Hiến pháp sắp được Quốc hội Việt Nam thông qua sửa đổi tới đây gần như là một bản Hiến pháp cũ, nó chỉ chỉnh sửa một số chỗ để củng cố cho nội bộ của Đảng Cộng sản thôi, chứ không đem lại một lợi ích nào thực tế cho người dân VN cả...," luật sư Nguyễn Văn Đài nói.
Theo ông Đài, điều đáng quan tâm nhất là xem xét xem chất lượng của một bản Hiến pháp có thực sự đáp ứng được các quyền tự do, dân chủ của người dân hay không, có đáp ứng được quyền của người dân kiểm soát chính quyền về quyền lực chính trị, cũng như về kinh tế hay không.
"Dù họ có cố tình tạo ra một cách làm có vẻ dân chủ hơn, thế nhưng nội dung không đáp ứng được, thì không có ý nghĩa gì," luật sư Đài nói với BBC.
Đảng cộng sản không thể tự thay đổi. Mỗi lần "Đổi mới" là một lần tàn độc, dã man hơn. Sửa đổi Hiến pháp là ví dụ điển hình.
Trả lờiXóaNăm 2011 ở Q7 Sàigon mình đã bầu cho ông Trương Trọng Nghĩa vì thấy trong chương trình hành động của vị LSnày có hứa sẽ tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia về mặt pháp lý . Bây giờ trên nghị trường ông là một trong những tiếng nói đòi hỏi sự thay đổi , nghị sĩ ta nói được thế là mừng .
Trả lờiXóaDUY TÂN .
Trả lờiXóaSự tiến bộ, hưng thịnh của quốc gia không phải là sự phù vinh của một nhóm người có đặc quyền, mà là sự phồn vinh của tất cả mọi người trong xã hội, sự tồn vong của một dân tộc cũng không phải trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của cả mọi công dân trong nước và kể cả người Việt cư trú ở nước ngoài.
Ai cũng có quyền yêu nước, có quyền biểu đạt chính kiến của mình một cách ôn hòa mà không bị quy chụp là lợi dụng, là chống phá, là thù địch….
Sự tiến hoá, sinh tồn và vinh quang của dân tộc có thể nói trước hết tùy thuộc vào sự can đảm của người lãnh đạo, sáng suốt không bỏ lỡ thời cơ, dám mạnh dạn canh tân đất nước, không theo lối mòn cũ đã không còn hợp với xu thế của thời đại, không vì lợi ích phe nhóm hoặc bất kỳ chủ nghĩa chính trị cực đoan nào.. Phải biết đặt Tổ quốc và dân tộc lên trên hết mọi thứ, trọng dụng nhân tài không phân biệt đối xử mới có thể đoàn kết tập hợp sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc thành một khối thống nhất kể cả người trong nước và người Việt ở nước ngoài cùng chung tay đấu cật góp sức người, sức của xây dựng đất nước Việt Nam phú cường, dân chủ văn minh.
Tất cả công dân Nước Việt, hãy đoàn kết sát cánh bên nhau cùng thay đổi vận hội của đất nước. Lich sử sang trang sẽ ghi lại những hào khí quật cường của dân tộc thay đổi diện mạo của Việt Nam trên trường quốc tế.
Như vậy mới có thể gọi là : Thực sự yêu nước, thương nòi.
Không chịu đổi mới toàn diện thì tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Việt nam nhất định sẽ đi vào bế tắc không lối thoát . Quốc tế không còn niềm tin vào Việt nam , dân việt thì càng ngày càng bất mãn chán ngán chế độ chính trị đã quá lạc hậu đang từng ngày từng giờ cản trở sự phát triển của đất nước , không còn mang lại tương lai cho đất nước . Không chịu lột xác nhất định sẽ bị lột xác , không chịu thay đổi nhất định sẽ bị thay đổi đó là chân lý .
Trả lờiXóaCạnh hình Ông Nghĩa nếu tôi không nhầm là "Nghị Phước" đang lắng nghe chắc chắn bất bình với phát biểu của Ông Nghĩa. Tôi ủng hộ các suy nghĩ đúng đắn của Ông Nghĩa. Đảng, Chính quyền nên tìm con đường hòa bình cho bản thân và dân tộc bằng cách phải biết bỏ bớt những quyền lực vô lý mình đang hưởng và nên tìm mô hình tối ưu thế giới để tham khảo học tập. Nếu kém vẫn vỗ ngực cho mình đúng mà cứ làm bừa mãi thì kết thúc thế nào ai cũng rõ.
Trả lờiXóaKhông chịu thay đổi , đến khi TQ họ đổi (dù chỉ tí tẹo) lúc đó mới trơ cái mặt "lú" ra cho thiên hạ chê cười.
Trả lờiXóaVì đặc quyền đặc lợi cho phe nhóm và tổ chức của mình , nên họ đang đẩy cả đất nước xuống hố .
Trả lờiXóaCố cùng, ngụy biện, ngụy tạo và u mê, dốt nát, ... sẽ chỉ đưa Dân tộc này đã khốn khổ, đang khốn khổ và sẽ tiếp tục khốn khổ.
Trả lờiXóaCác Đại biểu quốc hội hãy xuất phát từ trí tuệ, từ lương tâm, từ thực tiễn của Đất nước, mà dấn thân, làm việc thiện cuối cùng, ... để làm điều gì đừng để cho các thế lực phản động, thế lực bán nước, ... tước đọat tương lai của Dân tộc bằng việc thông qua một bản hiến pháp LẠC HẬU, LẠC ĐIỆU và LẠC HƯỚNG.
Chúng ta phải đòan kết, đại đòan kết để thế hệ con cháu chúng ta không đào mồ chính chúng ta lên để phán xét.
Xin hãy dấn thân để cùng đưa Dân tộc này thóat khỏi cơn bĩ cực.
Bọn chúng càng điên cuồng, cố cùng, ngụy biện, ngụy tạo và u mê, ấu trĩ, ... thì sự diệt vong của chúng sẽ càng nhanh chóng, Nhân dân VN và Nhân lọai tiến bộ sẽ phỉ nhổ chúng, bởi vì ai cũng nhận diện bộ mặt ngu dốt, ấu trĩ, dốt trá, bất tài, ... được ngụy trang trong cái mặt nạ “Vì dân”.
Hầu hết cac UVBCT không có dũng cảm đổi mới, nhất là 4 trụ Trọng Sang Hùng Dũng . Qua những phát biểu của TBT chứng tỏ có tư duy và tầm nhin rất hạn chế , chỉ bó hẹp trong phạm vi Đảng CS . CTN Trương Tấn Sang tuy phát biểu mạnh hơn một chút nhưng vì thiếu kiến thức . Khả năng của ông ta không có gì nổi bật . CtQH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu lặt vặt làm như để tạm xoa dịu những bức xúc của nhân dân . Ô. NSH cũng không dám có tầm nhìn to lớn và đột phá . Còn Thtg Nguyễn tấn Dũng loay hoay trong những chương trình kinh tế, lúng túng trong những thất bại của những tập đoàn kinh tế QD, vẫy vùng trong cái tư duy kinh tế TB nửa vời . Cả 4 ông đều chỉ được cái nói nhiều hơn làm . Hay những điều mà các ông ấy làm theo ánh sáng của CN Mác Lê nay không còn sáng nữa mà lại không dám tìm nguồn sáng mới . Các UVBCT khác không dám vượt qua cái khung của 4 vị này . Đất Nước cũng bị các ông ấy đóng khung luôn !
Trả lờiXóa