Đoàn liên ngành Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) và Cục cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (Bộ Công an) kiểm tra công trường lấp hồ Đại Lải ngày 1/7/2020
Lấp hồ Đại Lải làm biệt thự:
DN được tỉnh Vĩnh Phúc "bật đèn xanh"!
Báo Giao thông
03/07/2020 06:20
Với việc cấp phép, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới lòng hồ Đại Lải.
Sau khi Báo Giao thông số ra ngày 1/7 đăng bài “Ngang nhiên bạt đồi, lấp hồ Đại Lải làm khu biệt thự nghỉ dưỡng”, nhiều bạn đọc gửi ý kiến thắc mắc: Cả một quả đồi bị bạt, đất đá đổ xuống ven hồ Đại Lải với diện tích hàng chục ha; suốt chiều dài khoảng 1km lòng hồ Đại Lải bị đổ đất đỏ quạch, tại sao chính quyền địa phương lại thờ ơ?
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép lấp hồ?
Quá trình tìm hiểu thông tin, chúng tôi được các cơ quan chức năng cung cấp tài liệu Quyết định 41/QĐ-UBND ngày 5/11/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam.
Theo quyết định này, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam triển khai dự án với diện tích được quy hoạch lên tới 156,9ha xây dựng Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng với quy mô dân số khoảng 4.500 người. Tại quyết định phê duyệt quy hoạch này, bao gồm nhiều loại đất như đất thương phẩm, công trình công cộng, đất giao thông, đất trồng cây xanh… trong đó diện tích lớn nhất là đất ở với 603.940m2 (chiếm 38,48%).
Đối với quy hoạch kỹ thuật của dự án, quyết định nêu rõ: “San nền: Đảm bảo nguyên tắc san nền cục bộ đối với từng khu đất nhằm giữ nguyên địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa khối lượng thi công do đào đắp, san nền đồng thời có các giải pháp kè chắn đất, gia cố mái dốc. Thiết kế san nền thấp nhất 17,65m tại khu vực phía Tây Nam giáp hồ Đại Lải…”.
Theo bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500, phạm vi giao đất xây dựng biệt thự có diện tích dưới cao trình mực nước dâng thường xuyên gồm các mảnh số 2 OBT 63, 64, 66; mảnh số 3 OBT 58, 61, 62 và mảnh số 7 OBT 35, 38.
Ông Nguyễn Đắc Long, Vụ trưởng Vụ pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT) giải thích, phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập (+23m) trở xuống phía lòng hồ. Theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/6/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành quy chuẩn quốc gia thì: Vùng ngập thường xuyên của hồ chứa nước Đại Lải là vùng mặt đất của lòng hồ nằm từ cao trình mực nước dâng bình thường (+21.50m) trở xuống. Vùng bán ngập của hồ được tính từ cao trình mực nước dâng bình thường (21.50m) đến cao trình mực nước lũ kiểm tra (+22.50m).
Như vậy, với việc cấp phép cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới cốt nền thấp nhất là 17,65m, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới lòng hồ Đại Lải.
Ngày 1/7, PV Báo Giao thông cùng đoàn công tác liên ngành Bộ NN&PTNT và Bộ Công an tới kiểm tra thực tế hồ Đại Lải. Tại đây, đoàn liên ngành trực tiếp ghi nhận cả khu vực rộng lớn hàng chục ha ven hồ Đại Lải như một đại công trường. Một màu đỏ quạch của đất đồi được các phương tiện san ủi đổ thẳng xuống khu vực lòng hồ Đại Lải.
Một thành viên đoàn công tác ngao ngán: “Chúng tôi đã kiểm tra hồ sơ rồi. UBND tỉnh đã cho phép họ san lấp một phần diện tích rất lớn lòng hồ Đại Lải, phần đất bị lấp dưới lòng hồ (gần 1km chiều dọc) mới là một phần diện tích mà họ được cấp. Rất may sự việc được phát hiện kịp thời, tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động san lấp từ cao trình +23m trở xuống nếu không thì tới nay lòng hồ Đại Lải đã bị thu hẹp đi rất nhiều”.
Bộ quyết liệt, tỉnh dửng dưng
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép lấp hồ?
Quá trình tìm hiểu thông tin, chúng tôi được các cơ quan chức năng cung cấp tài liệu Quyết định 41/QĐ-UBND ngày 5/11/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam.
Theo quyết định này, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam triển khai dự án với diện tích được quy hoạch lên tới 156,9ha xây dựng Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng với quy mô dân số khoảng 4.500 người. Tại quyết định phê duyệt quy hoạch này, bao gồm nhiều loại đất như đất thương phẩm, công trình công cộng, đất giao thông, đất trồng cây xanh… trong đó diện tích lớn nhất là đất ở với 603.940m2 (chiếm 38,48%).
Đối với quy hoạch kỹ thuật của dự án, quyết định nêu rõ: “San nền: Đảm bảo nguyên tắc san nền cục bộ đối với từng khu đất nhằm giữ nguyên địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa khối lượng thi công do đào đắp, san nền đồng thời có các giải pháp kè chắn đất, gia cố mái dốc. Thiết kế san nền thấp nhất 17,65m tại khu vực phía Tây Nam giáp hồ Đại Lải…”.
Theo bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500, phạm vi giao đất xây dựng biệt thự có diện tích dưới cao trình mực nước dâng thường xuyên gồm các mảnh số 2 OBT 63, 64, 66; mảnh số 3 OBT 58, 61, 62 và mảnh số 7 OBT 35, 38.
Ông Nguyễn Đắc Long, Vụ trưởng Vụ pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT) giải thích, phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập (+23m) trở xuống phía lòng hồ. Theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/6/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành quy chuẩn quốc gia thì: Vùng ngập thường xuyên của hồ chứa nước Đại Lải là vùng mặt đất của lòng hồ nằm từ cao trình mực nước dâng bình thường (+21.50m) trở xuống. Vùng bán ngập của hồ được tính từ cao trình mực nước dâng bình thường (21.50m) đến cao trình mực nước lũ kiểm tra (+22.50m).
Như vậy, với việc cấp phép cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới cốt nền thấp nhất là 17,65m, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới lòng hồ Đại Lải.
Ngày 1/7, PV Báo Giao thông cùng đoàn công tác liên ngành Bộ NN&PTNT và Bộ Công an tới kiểm tra thực tế hồ Đại Lải. Tại đây, đoàn liên ngành trực tiếp ghi nhận cả khu vực rộng lớn hàng chục ha ven hồ Đại Lải như một đại công trường. Một màu đỏ quạch của đất đồi được các phương tiện san ủi đổ thẳng xuống khu vực lòng hồ Đại Lải.
Một thành viên đoàn công tác ngao ngán: “Chúng tôi đã kiểm tra hồ sơ rồi. UBND tỉnh đã cho phép họ san lấp một phần diện tích rất lớn lòng hồ Đại Lải, phần đất bị lấp dưới lòng hồ (gần 1km chiều dọc) mới là một phần diện tích mà họ được cấp. Rất may sự việc được phát hiện kịp thời, tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động san lấp từ cao trình +23m trở xuống nếu không thì tới nay lòng hồ Đại Lải đã bị thu hẹp đi rất nhiều”.
Bộ quyết liệt, tỉnh dửng dưng
Những rãnh lớn được tạo ra để nước mưa kèm đất đá chảy thẳng từ đại công trường
xuống hồ Đại Lải
xuống hồ Đại Lải
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết: “Ngay từ đầu năm 2020, khi phát hiện thấy hồ Đại Lải đang bị san lấp với quy mô lớn, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy lợi vào cuộc xác minh. Ngày 13/2, tổng cục đã ban hành quyết định về việc kiểm tra đột xuất các hoạt động tại hồ Đại Lải. Đoàn công tác làm việc liên tục để tới ngày 20/2 ban hành kết luận kiểm tra, chỉ rõ nhiều sai phạm trong quá trình đổ đất, lấp hồ Đại Lải”.
Theo đó, kết luận kiểm tra của Tổng cục Thủy lợi chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình cấp phép của cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, vi phạm trong việc đổ đất lấp hồ của doanh nghiệp. Theo đó, việc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, trong đó có diện tích được tôn nền để xây dựng công trình, làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ, vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi. Kết luận cũng chỉ rõ, Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam không có giấy phép thực hiện dự án trong phạm vi công trình thủy lợi theo quy định, nhưng đang thi công đổ đất vào lòng hồ chiều dài khoảng 700m, chiều cao san lấp từ 2-3m.
Tại kết luận này, Tổng cục Thủy lợi đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc dừng toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp thi công đào đất, san lấp cải tạo mặt bằng trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải từ cao trình+23m trở xuống lòng hồ; Rà soát và có giải pháp xử lý, khắc phục tồn tại về việc san lấp tôn nền, lấn chiếm đất trong phạm vi lòng hồ đã nêu, đồng thời xử phạt vi phạm hành chính các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Đất đồi đổ thẳng xuống lấp lòng hồ Đại Lải
Cũng tại kết luận này, Tổng cục Thủy lợi đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc xử lý, khắc phục sai phạm, báo cáo về Bộ NN&PTNT trước ngày 30/3/2020. Tuy nhiên, ông Tỉnh cho biết, tới nay UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa thể có báo cáo nào gửi về Bộ NN&PTNT mà có văn bản đề nghị “khất” tới ngày 15/7 mới có báo cáo.
Được biết UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho UBND TP Phúc Yên tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì lý do gì mà đã 4 tháng trôi qua UBND TP Phúc Yên không ban hành nổi một quyết định xử phạt hành chính nào??? Phân trần về việc này, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần đôn đốc, gửi văn bản đề nghị tiến hành xử phạt nhưng tới nay UBND TP Phúc Yên vẫn không ban hành văn bản”.
Quá hạn 2 tháng vẫn chưa có kết luận thanh tra
Ngày 17/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra tình hình hoạt động xây dựng các công trình xung quanh hồ Đại Lải. Theo quyết định này thì thời hạn kiểm tra là 30 ngày, trong tháng 5/2020 đoàn kiểm tra phải có báo cáo làm rõ các sai phạm, xác định trách nhiệm của đơn vị, cá nhân và đề xuất biện pháp xử lý.
Ngày 1/7, khi PV Báo Giao thông liên hệ với ông Lưu Văn Dũng, Chánh thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, ông Dũng cho biết: “Đoàn vẫn đang trong quá trình thanh tra”. Khi phóng viên chất vấn đã quá thời hạn quy định tới 2 tháng, tại sao đoàn vẫn chưa ra được kết luận kiểm tra, ông Dũng phân trần: “Cái này khó quá, bản thân chúng tôi cũng muốn sớm ra báo cáo kết quả nhưng chưa được. Chúng tôi phải kiểm tra lại mốc giới hồ vì nhiều mốc đã không còn”.
Kỳ lạ không ai biết ranh giới hồ
Hồ Đại Lải là công trình thủy nông quan trọng phục vụ nhiều mục đích như chứa nước thoát lũ từ thượng nguồn, bảo đảm tưới tiêu cho một số địa phương tỉnh Vĩnh Phúc và TP Hà Nội, cung cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra đây còn là một danh thắng nổi tiếng ở miền Bắc. Ấy vậy nhưng việc xác định ranh giới hồ tới giờ phút này lại rất mông lung. Ngay cả với một việc diễn ra nhức nhối trước mắt, nhiều người quan tâm là diện tích hồ Đại Lải bị Công ty TNHH Đại Lải đổ đất lấp là bao nhiêu vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. PV đã đặt câu hỏi này với đại diện Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Phúc Yên nhưng không ai trả lời được. Lý do được đưa ra là nhiều mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (được cắm trong các năm 1995 và 2019 đã bị thất lạc).
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp nhịp nhàng với Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam tàn phá môi trường - môi sinh. Dự án này chắc chắn sẽ làm cho một số người giàu lên, số này ít thôi! nhưng chúng là bè nhóm lợi ích khốn nạn; đổi lại là sự tàn phá môi trường, thành phố sẽ bị ngập nước vì hồ chứa nước không đủ, người dân sẽ khốn khổ vì không có đủ nước để canh tác.
Trả lờiXóaPhát triển kiểu xhcn là như thế à?
Mỗi tỉnh là một nước!
Trả lờiXóaMốc cắm và ranh giới ở trong bụng các vị. Nuốt được hết.
Trả lờiXóaTiên sư bố những bộ óc ngu xuẩn của tỉnh Vĩnh Phúc. Hành tinh này, đặc biệt là VN đang cần nhiều diện tích cây xanh, mặt nước để có một môi trường trong lành thì chúng mày lại rủ nhau lấp hồ để ăn tiền. Đề nghị ông Thủ tướng yêu cầu bọn quan tham này trực tiếp moi đất lên, trả lại mặt nước hồ như xưa.
Trả lờiXóa