GĐ Sở Xây dựng HN yêu cầu các quận, huyện lát đá vỉa hè phải theo đúng tiêu chuẩn
TPO - Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết, nhiều quận huyện hiện nay sử dụng đá lát vỉa hè bằng 1/3 so với quy chuẩn yêu cầu.
Cận cảnh vỉa hè mới trên những tuyến phố trung tâm của Thủ đô
Nhiều tuyến phố Hà Nội đào xới, lát đá vỉa hè cuối năm
Hà Nội ra văn bản siết chặt tiêu chuẩn lát đá vỉa hè
Ngày 29/6, tại hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 6 và quý II năm 2020 của UBND thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, đá lát vỉa hè trên địa bàn thành phố có nhiều chủng loại khác nhau nên cường độ nén uốn cũng khác nhau. Hiện nay, nhiều quận huyện trên địa bàn sử dụng đá lát vỉa hè có cường độ nén uốn chỉ bằng 1/3 so với quy chuẩn và yêu cầu.
Bên cạnh đó, về độ đồng chất của vật liệu đá, một số khu vực mỏ vẫn sử dụng phương pháp khai thác bằng nổ mìn, đá khai thác bị “om”, chất lượng không đồng nhất nên dễ bị nứt gãy. Do đó, trong quá trình chuẩn bị vật liệu đá, các địa phương cần hết sức lưu ý đến nguồn gốc, cường độ nén uốn và độ dày của đá.
“Trong trường hợp cường độ nén uốn thấp thì phải tăng chiều dày của đá để bảo đảm yêu cầu chịu lực và bảo đảm tính đồng chất của vật liệu”, ông Phong nói.
Lãnh đạo Sở cũng lưu ý các địa phương triển khai thi công lát đá vỉa hè cần tuân thủ nghiêm quy trình ba bước. Trong đó, sau khi bóc kết cấu cũ cần sắp xếp lại toàn bộ đường dây, đường ống, hệ thống hạ tầng phía dưới vỉa hè, đồng thời bảo đảm độ nén chặt của nền đất. Sau đó, việc đổ bê tông cần bảo đảm yêu cầu về độ dốc, để nghiệm thu xong mới thực hiện lát đá. Sau khi lát đá xong thì phải bảo đảm các lối lên xuống, bó vỉa, tạo cảnh quan vỉa hè.
Mới đây nhất, UBND quận Hoàn Kiếm đã tiến hành lát đá tự nhiên trên vỉa hè Hồ Gươm. Loại đá được lựa chọn để lát vỉa hè quanh bờ hồ Hoàn Kiếm là đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá tại Bình Định và Phú Yên. Theo UBND quận Hoàn Kiếm, loại đá này có độ bền và tính thẩm mỹ cao, bề mặt đá lát vỉa hè để nhám, đảm bảo độ cứng, chống trơn trượt. Các loại đá này cũng được Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cùng các đơn vị chuyên môn đánh giá cao.
Trước đó, nhiều quận huyện lát vỉa hè bằng đá tự nhiên, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, nhiều bề mặt đá bị vỡ, gồ ghề khiến mất mỹ quan, cản trở lưu thông.
Trần Hoàng
Chỉ vì % lại quả mà ngu hết phần thiên hạ!! Các nước phát triển rất hạn chế lát vỉa hè kiểu này vì: tốn kém, hạn chế hình thành nước ngầm, tăng khối lượng thoát nước bề mặt (dễ úng ngập), rễ cây xanh không phát triển ra xa gốc (vì không nước) dễ đổ !,
Trả lờiXóaThì bằng cấp rởm kéo theo chức vụ rởm thì vỉa hè phải rởm! Cái đường sắt Cát Linh lắt lẻo trên đầu người còn chưa biết ngày nào nó tiếp đất thì bàn chi cái vỉa hè!
Trả lờiXóaĐây là lúc mà quan chức ăn tạp nhất. Vì là hoàng hôn nhiệm kỳ. Chỉ còn vài tháng nữa là sang nhiệm kỳ của người mới. Khi đó có muốn ăn cũng không được. nên họ dùng mọi thủ đoạn để tiêu tiền. Mà lát đá vỉa hè là ngon ăn nhất. Chất lượng kém thì người sau mới có cái để làm để ăn. Hà nội là thế đấy. Lãnh đạo duyệt chi máy chống dịch 7 tỷ đồng, vượt 3 tỷ so với giá thị trường, vẫn được đề nghị tặng huân chương. Ngạc nhiên chưa?
Trả lờiXóaĐà Nẵng cũng như vài địa phương có tình trạng kéo dài xử lý trách nhiệm của cán bộ quan chức hoặc trách nhiệm thi hành bản án của tòa gây lãng phí nặng nề nguồn lực XH nguồn lực nhà nước cho nhiệm kỳ sau. Chính phủ cần phổ biến các tội lqđ lãng phí Bộ luật hình sự 2015:
Trả lờiXóaĐiều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
1.Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.