Nguyễn Ngọc Dương
KINH TẾ & QUỐC PHÒNG, AN NINH
Hơn 30 năm đổi mới, Đảng CSVN luôn ghi trong các Nghị quyết là Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm Quốc phòng và An ninh. Đó là quan điểm sáng suốt. Gần nhất là Đại hội XII, Đảng cũng không từ bỏ quan điểm này. Báo chí của Đảng thường xuyên có chuyên mục “Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” nhằm nhắc nhở các ngành các cấp phải quán triệt.
Trong thực tế có những quan điểm NQ đúng ra chưa vào được lòng dân (như kinh tế nhà nước là chủ đạo… chẳng hạn) thì lại được áp dụng triệt để, dẫn đến không kết quả. Trái lại, quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền Quốc phòng, An ninh rất đúng đắn và đặc biệt quan trọng thì lại có quá nhiều dự án Kinh tế đã làm, sắp làm đều bị “lãng quên”, vi phạm Nghị quyết. Có người bảo, đấy là nói một đằng, làm một nẻo. Việc làm kinh tế bằng mọi giá, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng những đối với bản thân kinh tế, với nạn ô nhiễm môi trường, đầu độc dân cư…, mà còn tạo ra quá nhiểu nguy cơ về Quốc phòng, An ninh, nguy cơ mất chủ quyền, mất độc lập dân tộc khi nhận thầu các dự án Trung quốc…
Còn nhớ, ngày 7/5/2009, trong một clip tôi đã thấy, nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng và một số thành viên CP đến thăm Khai quốc công thần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng. Đoàn người vừa bước vào chưa kịp đặt đít xuống ghế, Đại tướng nằm trên giường đã nói ngay: “Tôi đề nghị Chính phủ dừng ngay dự án Bô xít Tây Nguyên. Đây không phải chỉ là kinh tế, nó còn là vận mệnh của Dân tộc…”. Ông Dũng trả lời: “Dạ thưa Đại tướng, Chính phủ sẽ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng”. Tuy nhiên chỉ vài chục tiếng đồng hồ sau, trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng, ông Thủ tướng vung tay nói, Bô xít Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhất định phải làm…
Đến nay, dự án Đường cao tốc Bắc Nam có rất nhiều cảnh báo của các chuyên gia rằng, nếu nhận nhà thầu Trung Quốc thì hệ lụy về Quốc phòng, An ninh là khó lường. Chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh: “Quá mạo hiểm, quá rủi ro, quá khờ dại…”. Nhưng nhóm lợi ích vẫn cố đấm ăn xôi, “gò” cho bằng được việc giao nhà thầu Trung quốc làm đường cao tốc Bắc Nam. Đó là điều mà không người dân nào không nhận thấy họ đang đi ngược Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế phải bảo đảm Quốc phòng, An ninh.
Trong một bài báo gần đây của tác giả Giang Nam có tiêu đề “Mối nguy hại cao tốc Bắc- Nam khó tránh nếu giao cho Trung Quốc thực hiện”, đăng trên VNTB, tôi chỉ xin trích một đoạn liên quan trực tiếp Quốc phòng, An ninh.
……….
"PHẢN BIỆN 3: MỐI NGUY HIỂM TỘT CÙNG !
Nhóm lợi ích cao tốc Bắc Nam dần hình thành
Đường cao tốc Bắc Nam theo phát ngôn của bộ trưởng Thể và một số nghị sĩ quốc hội nói rằng “chỉ nhà thầu TQ mới đủ năng lực xây dựng” (?!)
Về việc đấu thầu cao tốc Bắc Nam, Bộ GTVT cho biết: Trong số 52 nhà đầu tư tham gia đấu thầu 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam có cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, số lượng nhà thầu Trung quốc chiếm đa số.
Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư trong nước, nếu “đấu” theo tiêu chí Bộ GTVT đưa ra, các nhà đầu tư trong nước sẽ khó cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài.
Vì sao Trung quốc quyết liệt vận động hành lang để giành thầu đường cao tốc Bắc Nam?
Đừng nghĩ họ cần lời lãi mấy tỷ đô la - chỉ là muỗi!
NGUYÊN NHÂN CHÍNH VÀ THẬT KINH KHỦNG LÀ ĐÂY:
Đi dọc Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau với hơn 2.000 km cao tốc, theo luật cứ 70 km được đặt một trạm thu phí BOT.
Người TQ đầu tư thì người TQ đòi tự thu phí. Mỗi trạm thu phí có ít nhất 100 đến 200 nhân viên từ TQ sang. Họ có quyền xây khu nhà ở cho nhân viên trú ngụ. Mỗi khu nhà ở ấy, chỉ sau ít năm nhân viên lấy vợ, sinh con đẻ cái sẽ biến thành làng Trung quốc. Làng ấy sẽ có trường học, trạm xá, khu phố xóm ấp, chợ búa riêng kiểu TQ.
TQ trúng thầu, ta có cản được họ đưa máy móc thiết bị cũ kỹ, phế liệu mà họ đã đào thải vào VN không?
Có cấm hoặc hạn chế được công nhân TQ tràn sang không?
Nếu họ cứ chây ì kéo dài 15 - 20 năm hoặc lâu hơn nữa, kinh tế VN ngóc lên bằng cách nào?
Khi chưa hữu sự, làng Tàu ấy là ổ gián điệp thu lượm tin tức.
Khi chiến tranh trực diện với TQ, những làng ấy biến thành trạm giao liên, trung chuyển vũ khí, thành pháo đài trong ruột gan mình thì chống thế nào?
Các vị hãy nhìn trên bản đồ, đường cao tốc rất tiện cho xe tăng tràn vào với tốc độ 80km/h, đánh từ Lạng Sơn đến Cà Mau chỉ 30 tiếng.
Vai trò trạm BOT coi như các lô cốt, chốt và nống ra theo chiều ngang cả nước khoảng mươi tiếng nữa...
Bất kể giở ngón nghề nào, người Tàu cũng nắm giữ thế thượng phong! (hết trích)
Nguồn đoạn trích, từ: VNTB
(Hình ảnh: Bản đồ về những “thành tựu bước đầu” cho đến nay của TQ với sự hiện diện của họ trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh Internet).
KINH TẾ & QUỐC PHÒNG, AN NINH
Hơn 30 năm đổi mới, Đảng CSVN luôn ghi trong các Nghị quyết là Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm Quốc phòng và An ninh. Đó là quan điểm sáng suốt. Gần nhất là Đại hội XII, Đảng cũng không từ bỏ quan điểm này. Báo chí của Đảng thường xuyên có chuyên mục “Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” nhằm nhắc nhở các ngành các cấp phải quán triệt.
Trong thực tế có những quan điểm NQ đúng ra chưa vào được lòng dân (như kinh tế nhà nước là chủ đạo… chẳng hạn) thì lại được áp dụng triệt để, dẫn đến không kết quả. Trái lại, quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền Quốc phòng, An ninh rất đúng đắn và đặc biệt quan trọng thì lại có quá nhiều dự án Kinh tế đã làm, sắp làm đều bị “lãng quên”, vi phạm Nghị quyết. Có người bảo, đấy là nói một đằng, làm một nẻo. Việc làm kinh tế bằng mọi giá, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng những đối với bản thân kinh tế, với nạn ô nhiễm môi trường, đầu độc dân cư…, mà còn tạo ra quá nhiểu nguy cơ về Quốc phòng, An ninh, nguy cơ mất chủ quyền, mất độc lập dân tộc khi nhận thầu các dự án Trung quốc…
Còn nhớ, ngày 7/5/2009, trong một clip tôi đã thấy, nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng và một số thành viên CP đến thăm Khai quốc công thần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng. Đoàn người vừa bước vào chưa kịp đặt đít xuống ghế, Đại tướng nằm trên giường đã nói ngay: “Tôi đề nghị Chính phủ dừng ngay dự án Bô xít Tây Nguyên. Đây không phải chỉ là kinh tế, nó còn là vận mệnh của Dân tộc…”. Ông Dũng trả lời: “Dạ thưa Đại tướng, Chính phủ sẽ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng”. Tuy nhiên chỉ vài chục tiếng đồng hồ sau, trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng, ông Thủ tướng vung tay nói, Bô xít Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhất định phải làm…
Đến nay, dự án Đường cao tốc Bắc Nam có rất nhiều cảnh báo của các chuyên gia rằng, nếu nhận nhà thầu Trung Quốc thì hệ lụy về Quốc phòng, An ninh là khó lường. Chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh: “Quá mạo hiểm, quá rủi ro, quá khờ dại…”. Nhưng nhóm lợi ích vẫn cố đấm ăn xôi, “gò” cho bằng được việc giao nhà thầu Trung quốc làm đường cao tốc Bắc Nam. Đó là điều mà không người dân nào không nhận thấy họ đang đi ngược Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế phải bảo đảm Quốc phòng, An ninh.
Trong một bài báo gần đây của tác giả Giang Nam có tiêu đề “Mối nguy hại cao tốc Bắc- Nam khó tránh nếu giao cho Trung Quốc thực hiện”, đăng trên VNTB, tôi chỉ xin trích một đoạn liên quan trực tiếp Quốc phòng, An ninh.
……….
"PHẢN BIỆN 3: MỐI NGUY HIỂM TỘT CÙNG !
Nhóm lợi ích cao tốc Bắc Nam dần hình thành
Đường cao tốc Bắc Nam theo phát ngôn của bộ trưởng Thể và một số nghị sĩ quốc hội nói rằng “chỉ nhà thầu TQ mới đủ năng lực xây dựng” (?!)
Về việc đấu thầu cao tốc Bắc Nam, Bộ GTVT cho biết: Trong số 52 nhà đầu tư tham gia đấu thầu 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam có cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, số lượng nhà thầu Trung quốc chiếm đa số.
Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư trong nước, nếu “đấu” theo tiêu chí Bộ GTVT đưa ra, các nhà đầu tư trong nước sẽ khó cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài.
Vì sao Trung quốc quyết liệt vận động hành lang để giành thầu đường cao tốc Bắc Nam?
Đừng nghĩ họ cần lời lãi mấy tỷ đô la - chỉ là muỗi!
NGUYÊN NHÂN CHÍNH VÀ THẬT KINH KHỦNG LÀ ĐÂY:
Đi dọc Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau với hơn 2.000 km cao tốc, theo luật cứ 70 km được đặt một trạm thu phí BOT.
Người TQ đầu tư thì người TQ đòi tự thu phí. Mỗi trạm thu phí có ít nhất 100 đến 200 nhân viên từ TQ sang. Họ có quyền xây khu nhà ở cho nhân viên trú ngụ. Mỗi khu nhà ở ấy, chỉ sau ít năm nhân viên lấy vợ, sinh con đẻ cái sẽ biến thành làng Trung quốc. Làng ấy sẽ có trường học, trạm xá, khu phố xóm ấp, chợ búa riêng kiểu TQ.
TQ trúng thầu, ta có cản được họ đưa máy móc thiết bị cũ kỹ, phế liệu mà họ đã đào thải vào VN không?
Có cấm hoặc hạn chế được công nhân TQ tràn sang không?
Nếu họ cứ chây ì kéo dài 15 - 20 năm hoặc lâu hơn nữa, kinh tế VN ngóc lên bằng cách nào?
Khi chưa hữu sự, làng Tàu ấy là ổ gián điệp thu lượm tin tức.
Khi chiến tranh trực diện với TQ, những làng ấy biến thành trạm giao liên, trung chuyển vũ khí, thành pháo đài trong ruột gan mình thì chống thế nào?
Các vị hãy nhìn trên bản đồ, đường cao tốc rất tiện cho xe tăng tràn vào với tốc độ 80km/h, đánh từ Lạng Sơn đến Cà Mau chỉ 30 tiếng.
Vai trò trạm BOT coi như các lô cốt, chốt và nống ra theo chiều ngang cả nước khoảng mươi tiếng nữa...
Bất kể giở ngón nghề nào, người Tàu cũng nắm giữ thế thượng phong! (hết trích)
Nguồn đoạn trích, từ: VNTB
(Hình ảnh: Bản đồ về những “thành tựu bước đầu” cho đến nay của TQ với sự hiện diện của họ trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh Internet).
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét