Nguyễn Quang Thạch
Theo Lý tưởng Cụ Phạm Toàn
Nhóm Cánh buồm do nhà giáo Phạm Toàn khởi lập thu nạp được nhiều bạn trẻ làm công không hoặc ít lương nhưng ai cũng nhiệt tâm với công việc. Những người đi theo Lý tưởng cụ Phạm Toàn.
Tôi cũng vận động được một phòng giáo dục dùng sách của Cánh buồm.
Một năm qua, tôi dành thời gian cho mảng tiếng Anh, tiếp xúc với trẻ hàng ngày, tôi lại mong tất cả trẻ em được học sách Cánh Buồm bởi theo cách dạy của Cánh buồm, trẻ được tự do và nuôi dưỡng tư duy phân tích, phản biện, năng lực quan sát, tổng hợp...
Có lần tôi nói với cụ Toàn "giá như thần Kim Quy biến thành một người đàn ông hàng ngày vác đá ném xuống vùng bùn lầy thì hàng chục ngàn người làm theo tạo móng cho thành Cổ Loa thì nay dân Việt đã khác...Kim Quy là kẻ tội đồ". Nghe xong cụ Toàn bảo "hay" và đề nghị "Em tham gia viết sách lịch sử với nhóm tôi đi". Do không có chuyên môn nên tôi không dám nhận lời.
Cụ Toàn rời cõi dương để đi phổ biến sách Cánh Buồm và làm giáo dục ở cõi khác. Hy vọng được làm việc với Cụ trong tương lai.
Cụ Toàn đã sống một cuộc đời dấn thân, cống hiến và nhiều di sản. Người đã thiết kế cho mình một cuộc đời giá trị mà những ai dấn thân vì sự tiến bộ xã hội cũng mơ ước và luôn phải nỗ lực không ngừng nghỉ.
Tạm biệt và hẹn gặp lại Cụ.
Theo Lý tưởng Cụ Phạm Toàn
Nhóm Cánh buồm do nhà giáo Phạm Toàn khởi lập thu nạp được nhiều bạn trẻ làm công không hoặc ít lương nhưng ai cũng nhiệt tâm với công việc. Những người đi theo Lý tưởng cụ Phạm Toàn.
Tôi cũng vận động được một phòng giáo dục dùng sách của Cánh buồm.
Một năm qua, tôi dành thời gian cho mảng tiếng Anh, tiếp xúc với trẻ hàng ngày, tôi lại mong tất cả trẻ em được học sách Cánh Buồm bởi theo cách dạy của Cánh buồm, trẻ được tự do và nuôi dưỡng tư duy phân tích, phản biện, năng lực quan sát, tổng hợp...
Có lần tôi nói với cụ Toàn "giá như thần Kim Quy biến thành một người đàn ông hàng ngày vác đá ném xuống vùng bùn lầy thì hàng chục ngàn người làm theo tạo móng cho thành Cổ Loa thì nay dân Việt đã khác...Kim Quy là kẻ tội đồ". Nghe xong cụ Toàn bảo "hay" và đề nghị "Em tham gia viết sách lịch sử với nhóm tôi đi". Do không có chuyên môn nên tôi không dám nhận lời.
Cụ Toàn rời cõi dương để đi phổ biến sách Cánh Buồm và làm giáo dục ở cõi khác. Hy vọng được làm việc với Cụ trong tương lai.
Cụ Toàn đã sống một cuộc đời dấn thân, cống hiến và nhiều di sản. Người đã thiết kế cho mình một cuộc đời giá trị mà những ai dấn thân vì sự tiến bộ xã hội cũng mơ ước và luôn phải nỗ lực không ngừng nghỉ.
Tạm biệt và hẹn gặp lại Cụ.
_________________
Nhà báo Hoàng Hải Vân
VĨNH BIỆT NHÀ GIÁO DỤC PHẠM TOÀN
Tôi chưa từng gặp ông và không biết gì nhiều về những việc ông làm, nhưng một trong những cuốn sách mà tôi mê nhất - cuốn “Nền Dân trị Mỹ” của Alexis de Tocqueville là do ông chuyển ngữ. Ông đã dịch cuốn sách này bằng tất cả sự công phu nghiêm cẩn và tâm huyết của một nhà giáo dục. Cuốn sách đã giúp cho rất nhiều người Việt chúng ta tiếp cận những vấn đề nguồn cội của tinh thần tự do, giúp chúng ta một nền tảng trí tuệ để phân biệt như thế nào là tự do chân chính và như thế nào là tự do giả mạo.
Nhà báo Hoàng Hải Vân
VĨNH BIỆT NHÀ GIÁO DỤC PHẠM TOÀN
Tôi chưa từng gặp ông và không biết gì nhiều về những việc ông làm, nhưng một trong những cuốn sách mà tôi mê nhất - cuốn “Nền Dân trị Mỹ” của Alexis de Tocqueville là do ông chuyển ngữ. Ông đã dịch cuốn sách này bằng tất cả sự công phu nghiêm cẩn và tâm huyết của một nhà giáo dục. Cuốn sách đã giúp cho rất nhiều người Việt chúng ta tiếp cận những vấn đề nguồn cội của tinh thần tự do, giúp chúng ta một nền tảng trí tuệ để phân biệt như thế nào là tự do chân chính và như thế nào là tự do giả mạo.
HOÀNG HẢI VÂN
________________
GS. Nguyễn Đăng Hưng
VĨNH BIỆT NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN
Nhà văn, nhà báo, nhà giáo dục học, nhà dịch thuật PHẠM TOÀN (1932-2019), vừa từ giã cõi tạm sáng nay 26/6/2019.
Mới nói chuyện với anh cuối tháng tư năm nay tại trụ sở báo Tiền Phong, ngày tôi ra Hà Nội chiếu phim “Khánh thành bia tri ân cha Alexandre de Rhodes tại Ba Tư”. Anh rất quan tâm đến đợt vận động này của chúng tôi và mong chúng tôi đến trụ sở nhóm Cánh Buồm để chiếu cho các bạn trẻ xem!
Không chỉ trong việc này, như một người anh thân thích, anh không ngừng khuyến khích chúng tôi, chia sẻ cùng chúng tôi sinh hoạt giáo dục, báo chí, trong những bước dấn thân của một Việt kiều hồi hương không thể dửng dưng, làm ngơ trước hiện tình của đất nước.
Vâng, đã từ lâu anh là một người trí thức tận tuỵ với sự nghiệp giáo dục, với đất nước, với tuổi trẻ Việt Nam! Anh không ngần ngại lên tiếng và hành động như một kẻ sỹ nặng lòng với tiền đồ dân tộc!
Xin ghi lại đây một câu chuyện ngắn do chính anh kể lại cho một nhóm bạn bè qua một Yahoogroup. Câu chuyện này nói lên nét cốt cách, khí chất của con người anh, một sỹ phu Bắc Hà tiêu biểu của thời hiện đại…
“Cuối năm 1951, tôi được cho đi học sư phạm ở Khu Học xá Nam Ninh; sau Tết (sang năm 1952 rồi), sau dăm sáu tháng học tiếng, tôi được giải trong một cuộc thi nói tiếng Hoa. Giải thưởng là một pho tượng cụ Mao cao chừng một mét, bằng thạch cao khá nặng. Ban tối, trên đường trở về khu ký túc của mình, có ai đó xin, tôi đã cho phéng bức tượng đó. Nghĩ lại, giá như gặp thời Cách mệnh văn hóa, hẳn là đầu khó mà còn dính liền với cổ. Và nghĩ lại, cũng do tính mình làm mọi việc mà ít phô trương, chứ việc nó nếu đem khoe, thì ngay hồi đó cũng ăn đòn là cái chắc. Vả lại, không khoe việc mình làm, vì làm một cách tự nhiên, vô thức: về già ngẫm nghĩ, tự phân tích, hóa ra mình có cái tánh không thích sùng bái cá nhân từ cái thuở … hơi bị lâu”. Phạm Toàn (19/1/2009).
Cầu trời khẩn Phật cho anh an yên thanh thản bên kia thế giới!
Vẫn biết lẽ sinh tử là vô thường nhưng nghe tin anh vĩnh viễn ra đi tôi thấy như có gì hụt hẫng lạ thường…
Ôi! những con người tử tế, những nhân vật quý giá của dân tộc sao lần lượt sớm ra đi trong khi con đường thoát ly còn bao nỗi gian truân trước mắt!
NĐH, 26/6/2019
Bên giường bệnh Nhà giáo Phạm Toàn chiều tối 25.6.2019.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét