VUI BUỒN CÙNG NGUYỄN TRỌNG TẠO
10 - 1 - 2019
Nguyễn Trọng Tạo tuổi Đinh Hợi (1947), tôi tuổi Tân Tỵ (1941) nhưng cùng trang lứa trong đội ngũ những người viết văn quân đội thời chống Mỹ. Từ năm 1976 gặp nhau rồi thân nhau gần nửa thế kỉ.
Sau chiến thắng năm 1975, Tổng cục Chính trị tổ chức Trại viết văn toàn quân để chuẩn bị cho những cây viết này đi tu nghiệp Đại học Nguyễn Du sắp mở. Hơn 20 người trong toàn quân được triệu tập về: Hữu Thỉnh từ Thiết giáp, Chu lai từ Đặc công, Lê Văn Vong, Nguyễn Ngọc Mộc từ B2, Đình Kính, Trần Đăng Khoa từ Hải quân, Tô Đức Chiêu từ Pháo binh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Duy Ngữ từ Không quân, tôi từ Hậu cần…Tôi gặp Tạo từ năm đó và sau này cùng học khóa I Đại học viết văn Nguyễn Du 3 năm (1979-1982). Tạo được phân công ở cùng phòng với Trần Đăng Khoa trong ngôi nhà cấp 4 ven sông Tô Lịch xã Trung Hòa, Cầu Giấy. Có lần chị Thọ vợ Tạo ra thăm, Trần Đăng Khoa sơ tán sang ở cùng tôi. Khi chị Thọ về, Khoa lại trở về phòng và gã kêu “kinh bỏ bố”. Hỏi kinh cái gì gã không nói.
Năm 1977, Trại văn quân đội dưới sự dẫn dắt của nhà văn Hồ Phương, Xuân Thiều anh em kéo đi Đà Lạt 2 tháng để viết. Tại đây biết bao chuyện vui, nhà văn Xuân Đức viết vè bắt bệnh từng người: Hữu Thỉnh thì hôn mê ca dao tục ngữ, Trần Nhương thì sơ cứng cảm xúc, Nguyễn Ngọc Mộc thì thổ tả chấm phảy, Chu Lai thì luyến ái ma nhập, Nguyễn Trọng Tạo thì rối loạn thần kinh thơ…Trong thời gian ấy Tạo đã viết ca khúc Em có về Di Linh phổ thơ Khuất Quang Thụy. Mỗi lần họp mặt là Tạo lại hát ca khúc này. Chúng tôi được tiêu chuẩn như đi điều dưỡng nên sữa đường tích cóp khá nhiều. Ngày về Sài Gòn anh nào anh ấy mang ra chợ bán lấy tiền mua quà mang về Bắc.
Năm 1978, báo Văn nghệ có ý muốn giới thiệu các nhà thơ đang dự trại Viết văn toàn quân, Nguyễn Trọng Tạo được phân công thu thập 2 trang thơ cho báo. Dạo đó tôi đi công tác xa, Nguyễn Trọng Tạo kẽo kẹt đạp xe đến nhà tôi ở khu lắp ghép Yên Lãng gặp vợ tôi lục tìm bản thảo thơ. Bài thơ Tạo chọn của tôi là bài Thơ gửi con tôi viết ở Đà Lạt năm 1977. Khi hai trang thơ trên báo Văn nghệ xuất hiện với những tên tuổi Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Văn Vọng, Khuất Quang Thụy…được bạn đọc đánh giá cao. Bài thơ của tôi được báo Văn nghệ trao giải thơ hay năm 1978 một phần có công của Nguyễn Trọng Tạo.
Năm 1979 chúng tôi vào học Đại học Nguyễn Du. Cánh bộ đội được đoàn 871 xây cho hai dãy nhà cấp 4 tại Vân Hồ 3. Nguyễn Hoa và Nguyễn Trọng Tạo được phân ở một buồng. Nguyễn Hoa vừa là bạn chí cốt vừa là vệ sĩ cho Nguyễn Trọng Tạo những lúc “quan hệ chưa trong sáng”.
Năm 1980, ba anh lính là tôi, Khuất Quang Thụy và Nguyễn Trọng Tạo được NXB Quân đội in chung tập thơ. Tập thơ “xe ôm” này có cái tên rất mĩ miều “Gương mặt tôi yêu” do nhà thơ Tạ Hữu Yên, lúc đó là biên tập viên Phòng Văn nghệ NXB Quân đội, đặt cho. Tiền nhuận bút được 80 đồng, số tiền này năm 1980 giá trị không nhỏ. Ba chúng tôi làm bữa rượu thịt chó mời cả anh em lính-sinh viên cùng dự. Tiệc được tổ chức tại gốc bàng trong khu nhà ở tập thể. Vui nổ trời. Rượu quốc lủi không có nguồn gốc uống vào say bí tỉ. Chu Lai vọt lên cành bàng rồi ngồi chễm chệ trên mái nhà, hai tay huơ lên trời, hét toáng lên: Thơ ơi là thơ, ngon như thịt chó…Hữu Thỉnh lúc đó là bí thư chi bộ sợ xanh mắt, van lậy Chu Lai tụt xuống. Chu Lai gân cổ: Đã lên là không xuống nhá…
Ba năm học Nguyễn Du có nhiều cuộc họp kiểm điểm. Những anh lính qua chiến trận nay được về đi học cũng tự “nới lỏng” mình. Nguyễn Trọng Tạo sống phóng túng nên không bị kiểm điểm mới là lạ. Phê bình nhau gay gắt nhưng vẫn thương yêu nhau như anh em một nhà.
Ra trường năm 1982, mỗi người một ngả, Tạo về Thừa Thiên Huế, tôi về NXB Quân đội làm biên tập viên Văn nghệ. Khi công nghệ phát triển tôi mở trang web trannhuong.com, tạo mở trang nguyentrongtao.org. Nhiều khi hai trang cùng bị “lên bờ xuống ruộng”, ý ới gọi nhau khắc phục và rôi phục hồi lên bài hót hòn họt…Hơn 10 năm hai trang web của chúng tôi và một số trang của VNS, trí thức đã làm cho không khí dân chủ tươi tắn hơn.
Hơn 40 năm bạn bè chúng tôi thường xuyên gặp nhau trong các sinh hoạt Hội Nhà văn Việt Nam hoặc du hí giao lưu. Têt Mậu Tuất vừa rồi, sau đột quỵ, Tạo phục hồi rất tốt, tôi đến thăm Tạo tại Linh Đàm rồi cùng cà phê đón xuân. Ngày Thơ Việt Nam rằm tháng Giêng, tôi kí họa chân dung tại Văn Miếu, bất ngờ Tạo đến tủm tỉm nhìn tôi phóng bút siêu tốc.
Người Đinh Hợi vội ra đi đầu Chạp không kịp đón xuân Kỷ Hợi. Nguyễn Trọng Tạo đã sống hết mình, là mình và đã làm nên một tên tuổi trong sự nghiệp Thơ-Nhạc nước nhà. Bài thơ viếng Tạo tôi đã viết:
Tạo đã về Diễn Hoa quê mẹ
Mẹ ru mình, mình “ru mẹ” ngân nga
“Thế giới không còn trăng”* quạnh quẽ
Tạo tan vào bao la…
Trần Nhương
Nguyễn Trọng Tạo tuổi Đinh Hợi (1947), tôi tuổi Tân Tỵ (1941) nhưng cùng trang lứa trong đội ngũ những người viết văn quân đội thời chống Mỹ. Từ năm 1976 gặp nhau rồi thân nhau gần nửa thế kỉ.
Sau chiến thắng năm 1975, Tổng cục Chính trị tổ chức Trại viết văn toàn quân để chuẩn bị cho những cây viết này đi tu nghiệp Đại học Nguyễn Du sắp mở. Hơn 20 người trong toàn quân được triệu tập về: Hữu Thỉnh từ Thiết giáp, Chu lai từ Đặc công, Lê Văn Vong, Nguyễn Ngọc Mộc từ B2, Đình Kính, Trần Đăng Khoa từ Hải quân, Tô Đức Chiêu từ Pháo binh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Duy Ngữ từ Không quân, tôi từ Hậu cần…Tôi gặp Tạo từ năm đó và sau này cùng học khóa I Đại học viết văn Nguyễn Du 3 năm (1979-1982). Tạo được phân công ở cùng phòng với Trần Đăng Khoa trong ngôi nhà cấp 4 ven sông Tô Lịch xã Trung Hòa, Cầu Giấy. Có lần chị Thọ vợ Tạo ra thăm, Trần Đăng Khoa sơ tán sang ở cùng tôi. Khi chị Thọ về, Khoa lại trở về phòng và gã kêu “kinh bỏ bố”. Hỏi kinh cái gì gã không nói.
Năm 1977, Trại văn quân đội dưới sự dẫn dắt của nhà văn Hồ Phương, Xuân Thiều anh em kéo đi Đà Lạt 2 tháng để viết. Tại đây biết bao chuyện vui, nhà văn Xuân Đức viết vè bắt bệnh từng người: Hữu Thỉnh thì hôn mê ca dao tục ngữ, Trần Nhương thì sơ cứng cảm xúc, Nguyễn Ngọc Mộc thì thổ tả chấm phảy, Chu Lai thì luyến ái ma nhập, Nguyễn Trọng Tạo thì rối loạn thần kinh thơ…Trong thời gian ấy Tạo đã viết ca khúc Em có về Di Linh phổ thơ Khuất Quang Thụy. Mỗi lần họp mặt là Tạo lại hát ca khúc này. Chúng tôi được tiêu chuẩn như đi điều dưỡng nên sữa đường tích cóp khá nhiều. Ngày về Sài Gòn anh nào anh ấy mang ra chợ bán lấy tiền mua quà mang về Bắc.
Năm 1978, báo Văn nghệ có ý muốn giới thiệu các nhà thơ đang dự trại Viết văn toàn quân, Nguyễn Trọng Tạo được phân công thu thập 2 trang thơ cho báo. Dạo đó tôi đi công tác xa, Nguyễn Trọng Tạo kẽo kẹt đạp xe đến nhà tôi ở khu lắp ghép Yên Lãng gặp vợ tôi lục tìm bản thảo thơ. Bài thơ Tạo chọn của tôi là bài Thơ gửi con tôi viết ở Đà Lạt năm 1977. Khi hai trang thơ trên báo Văn nghệ xuất hiện với những tên tuổi Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Văn Vọng, Khuất Quang Thụy…được bạn đọc đánh giá cao. Bài thơ của tôi được báo Văn nghệ trao giải thơ hay năm 1978 một phần có công của Nguyễn Trọng Tạo.
Năm 1979 chúng tôi vào học Đại học Nguyễn Du. Cánh bộ đội được đoàn 871 xây cho hai dãy nhà cấp 4 tại Vân Hồ 3. Nguyễn Hoa và Nguyễn Trọng Tạo được phân ở một buồng. Nguyễn Hoa vừa là bạn chí cốt vừa là vệ sĩ cho Nguyễn Trọng Tạo những lúc “quan hệ chưa trong sáng”.
Năm 1980, ba anh lính là tôi, Khuất Quang Thụy và Nguyễn Trọng Tạo được NXB Quân đội in chung tập thơ. Tập thơ “xe ôm” này có cái tên rất mĩ miều “Gương mặt tôi yêu” do nhà thơ Tạ Hữu Yên, lúc đó là biên tập viên Phòng Văn nghệ NXB Quân đội, đặt cho. Tiền nhuận bút được 80 đồng, số tiền này năm 1980 giá trị không nhỏ. Ba chúng tôi làm bữa rượu thịt chó mời cả anh em lính-sinh viên cùng dự. Tiệc được tổ chức tại gốc bàng trong khu nhà ở tập thể. Vui nổ trời. Rượu quốc lủi không có nguồn gốc uống vào say bí tỉ. Chu Lai vọt lên cành bàng rồi ngồi chễm chệ trên mái nhà, hai tay huơ lên trời, hét toáng lên: Thơ ơi là thơ, ngon như thịt chó…Hữu Thỉnh lúc đó là bí thư chi bộ sợ xanh mắt, van lậy Chu Lai tụt xuống. Chu Lai gân cổ: Đã lên là không xuống nhá…
Ba năm học Nguyễn Du có nhiều cuộc họp kiểm điểm. Những anh lính qua chiến trận nay được về đi học cũng tự “nới lỏng” mình. Nguyễn Trọng Tạo sống phóng túng nên không bị kiểm điểm mới là lạ. Phê bình nhau gay gắt nhưng vẫn thương yêu nhau như anh em một nhà.
Ra trường năm 1982, mỗi người một ngả, Tạo về Thừa Thiên Huế, tôi về NXB Quân đội làm biên tập viên Văn nghệ. Khi công nghệ phát triển tôi mở trang web trannhuong.com, tạo mở trang nguyentrongtao.org. Nhiều khi hai trang cùng bị “lên bờ xuống ruộng”, ý ới gọi nhau khắc phục và rôi phục hồi lên bài hót hòn họt…Hơn 10 năm hai trang web của chúng tôi và một số trang của VNS, trí thức đã làm cho không khí dân chủ tươi tắn hơn.
Hơn 40 năm bạn bè chúng tôi thường xuyên gặp nhau trong các sinh hoạt Hội Nhà văn Việt Nam hoặc du hí giao lưu. Têt Mậu Tuất vừa rồi, sau đột quỵ, Tạo phục hồi rất tốt, tôi đến thăm Tạo tại Linh Đàm rồi cùng cà phê đón xuân. Ngày Thơ Việt Nam rằm tháng Giêng, tôi kí họa chân dung tại Văn Miếu, bất ngờ Tạo đến tủm tỉm nhìn tôi phóng bút siêu tốc.
Người Đinh Hợi vội ra đi đầu Chạp không kịp đón xuân Kỷ Hợi. Nguyễn Trọng Tạo đã sống hết mình, là mình và đã làm nên một tên tuổi trong sự nghiệp Thơ-Nhạc nước nhà. Bài thơ viếng Tạo tôi đã viết:
Tạo đã về Diễn Hoa quê mẹ
Mẹ ru mình, mình “ru mẹ” ngân nga
“Thế giới không còn trăng”* quạnh quẽ
Tạo tan vào bao la…
Trần Nhương
NHÂN DÂN
Trả lờiXóaNguyễn Trọng Tạo
Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!
Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô
Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi
Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời
Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã thành sâu?…
10.2012
Nguyễn Trọng Tạo