Trần Đình Thu
DẤU HIỆU RẠN NỨT TRONG BỘ CHÍNH TRỊ,
DẤU HIỆU RẠN NỨT TRONG BỘ CHÍNH TRỊ,
ÔNG TẬP CẬN BÌNH LO LẮNG
Theo AFP từ Bắc Kinh, Bộ chính trị Trung quốc vừa tổ chức 2 ngày học tập với các Ủy viên BCT và tất cả đều phải nhanh chóng học tập các bài diễn văn của ông Tập, phải tự kiểm điểm, tự phê về bản thân mình dưới sự chỉ đạo của ông Tập.
Giáo sư Lâm Hoà Lập tại Đại học Hồng Kông đánh giá đây là một cuộc trắc nghiệm về lòng trung thành đối với ông Tập. Cũng có nghĩa rằng đã có sự rạn nứt trong Bộ chính trị Trung quốc đối với các quyết sách của ông Tập.
Trong bài trước tôi có nói đến 2 vấn đề, một là việc ông Tập Cận Bình có khả năng thực hiện cải cách như ông Gorbachov và hai là việc ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực tối thượng vào mình là một yếu tố thuận lợi cho cải cách, tránh trường hợp bị “phản cải cách" như ông Gorbachov. Điều đáng lo ngại giờ đây không phải ông Tập và nhóm thân cận sẽ không cải cách mà là các thế lực bảo thủ sẽ chống lại công cuộc cải cách của ông Tập.
Có một số người cho rằng ông Tập sẽ bảo thủ đến cùng, theo tôi đó là những nhận định sai, vì với Trung quốc lúc này, cải cách thể chế là con đường không thể khác.
Chúng ta còn nhớ vào tuần trước, Trung quốc kỷ niệm 40 năm cải cách kinh tế nhưng trong buổi lễ, tất cả các nguyên lão Trung quốc đều vắng mặt. Điều này là một dấu hiệu đáng lo ngại. Nguy cơ giờ đây với Trung quốc sẽ là việc nhân danh bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Đảng cộng sản, những người bảo thủ sẽ lật đổ ông Tập và đưa đất nước Trung quốc vào tình trạng cố thủ, gây khó khăn cho cải cách theo tinh thần hòa ước Mỹ Trung.
Tôi cũng nhắc lại rằng khi chấp nhận hòa ước Mỹ Trung là ông Tập và nhóm thân cận đã chấp nhận bước vào cải cách thể chế dưới sức ép của thời đại. Điều này một mặt là tín hiệu tốt cho nhân dân Trung quốc và thế giới nhưng một mặt là nỗi lo rất lớn. Vì không khéo sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong toàn bộ đất nước Trung quốc nếu có những thế lực bảo thủ chống lại. Điều này sẽ hết sức nguy hiểm cho thế giới, vì vậy mà tổng thống Trump và giới lãnh đạo nước Mỹ chọn phương án bảo mật tuyệt đối bản yêu sách 142 điều.
Trong thời gian qua chúng ta thấy những bước đi thận trọng của ông Tập để tránh những xáo trộn quá lớn trong lòng Trung quốc. Với một cỗ máy khổng lồ vận hành cho 1/5 dân số thế giới, không phải muốn là tuyên bố rằng thì là từ hôm nay sẽ từ bỏ chủ nghĩa xã hội, sẽ dân chủ hóa, sẽ đa đảng… thì là xong. Đó là những suy nghĩ quá giản đơn. Phải có những lộ trình hợp lý. Chúng ta thấy chẳng hạn bên cạnh việc tuyên bố của Bộ chính trị Trung quốc về tình hình bi đát của kinh tế Trung quốc đến việc lùi thời hạn áp dụng “Made in China 2025”, rồi việc mời tổng thống Đức đến nói chuyện với giới trẻ về tác hại của Chủ nghĩa Marx… thì ông Tập còn phải trấn an dân chúng bằng những phát biểu cứng rắn là không ai có thể ép Trung quốc phải làm thế này thế kia, rằng sẽ tiếp tục xây dựng CNXH… đều là những bước đi đầy tính toán.
Hy vọng rằng với quyền lực tối cao của ông Tập, ông sẽ không mắc phải những trở ngại như ông Gorbachov trong tiến trình đưa Trung quốc thành một nước tư bản, đa đảng, dân chủ, văn minh và không còn bá quyền nước lớn như thời kỳ Trung quốc xây dựng CNXH.
Chú thích ảnh: Hai ông phía sau có thể lật đổ ông Tập để "bảo vệ XNCN".
Theo AFP từ Bắc Kinh, Bộ chính trị Trung quốc vừa tổ chức 2 ngày học tập với các Ủy viên BCT và tất cả đều phải nhanh chóng học tập các bài diễn văn của ông Tập, phải tự kiểm điểm, tự phê về bản thân mình dưới sự chỉ đạo của ông Tập.
Giáo sư Lâm Hoà Lập tại Đại học Hồng Kông đánh giá đây là một cuộc trắc nghiệm về lòng trung thành đối với ông Tập. Cũng có nghĩa rằng đã có sự rạn nứt trong Bộ chính trị Trung quốc đối với các quyết sách của ông Tập.
Trong bài trước tôi có nói đến 2 vấn đề, một là việc ông Tập Cận Bình có khả năng thực hiện cải cách như ông Gorbachov và hai là việc ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực tối thượng vào mình là một yếu tố thuận lợi cho cải cách, tránh trường hợp bị “phản cải cách" như ông Gorbachov. Điều đáng lo ngại giờ đây không phải ông Tập và nhóm thân cận sẽ không cải cách mà là các thế lực bảo thủ sẽ chống lại công cuộc cải cách của ông Tập.
Có một số người cho rằng ông Tập sẽ bảo thủ đến cùng, theo tôi đó là những nhận định sai, vì với Trung quốc lúc này, cải cách thể chế là con đường không thể khác.
Chúng ta còn nhớ vào tuần trước, Trung quốc kỷ niệm 40 năm cải cách kinh tế nhưng trong buổi lễ, tất cả các nguyên lão Trung quốc đều vắng mặt. Điều này là một dấu hiệu đáng lo ngại. Nguy cơ giờ đây với Trung quốc sẽ là việc nhân danh bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Đảng cộng sản, những người bảo thủ sẽ lật đổ ông Tập và đưa đất nước Trung quốc vào tình trạng cố thủ, gây khó khăn cho cải cách theo tinh thần hòa ước Mỹ Trung.
Trong thời gian qua chúng ta thấy những bước đi thận trọng của ông Tập để tránh những xáo trộn quá lớn trong lòng Trung quốc. Với một cỗ máy khổng lồ vận hành cho 1/5 dân số thế giới, không phải muốn là tuyên bố rằng thì là từ hôm nay sẽ từ bỏ chủ nghĩa xã hội, sẽ dân chủ hóa, sẽ đa đảng… thì là xong. Đó là những suy nghĩ quá giản đơn. Phải có những lộ trình hợp lý. Chúng ta thấy chẳng hạn bên cạnh việc tuyên bố của Bộ chính trị Trung quốc về tình hình bi đát của kinh tế Trung quốc đến việc lùi thời hạn áp dụng “Made in China 2025”, rồi việc mời tổng thống Đức đến nói chuyện với giới trẻ về tác hại của Chủ nghĩa Marx… thì ông Tập còn phải trấn an dân chúng bằng những phát biểu cứng rắn là không ai có thể ép Trung quốc phải làm thế này thế kia, rằng sẽ tiếp tục xây dựng CNXH… đều là những bước đi đầy tính toán.
Hy vọng rằng với quyền lực tối cao của ông Tập, ông sẽ không mắc phải những trở ngại như ông Gorbachov trong tiến trình đưa Trung quốc thành một nước tư bản, đa đảng, dân chủ, văn minh và không còn bá quyền nước lớn như thời kỳ Trung quốc xây dựng CNXH.
Chú thích ảnh: Hai ông phía sau có thể lật đổ ông Tập để "bảo vệ XNCN".
Dục tốc bất đạt là hậu quả cho Tập, muốn dùng kế mượn đường diệt quắc của Chu Du cướp miếng ăn của thế giới, bị Khổng Minh Trum bóc mẽ,đưa vào bẫy, hộc máu mà chết thôi !!!
Trả lờiXóa