Bà Lê Thu Hà, cộng sự LS Đài, về VN không được nhập cảnh
Ben Ngô
BBC Tiếng Việt
Mẹ của bà Lê Thu Hà nói với BBC rằng gia đình bặt tin con gái sau khi bà Hà gọi cho mẹ nói "đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài" vào đêm 20/11 sau chuyến trở về đầy bất ngờ.
Được biết bà Lê Thu Hà vẫn đang giữ hộ chiếu Việt Nam.
Có tin bà Hà không được nhập cảnh và buộc phải xuất cảnh ngay lập tức sang Thái Lan ngay sau khi về Việt Nam.
Tiếp xúc với BBC lúc 4:20 chiều hôm 21/11 giờ Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết ông bà Thu Hà hiện đang ở Bangkok chờ chuyến bay trở lại Đức.
Ông Đài cũng cho biết không được nói chuyện trực tiếp với bà Thu Hà nhưng tin do phía Việt Nam báo cho Đại Sứ quán Đức, và ông được họ cho biết.
Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị trước khi làm cộng sự của Luật sư Nguyễn Văn Đài.
LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức
LS Nguyễn Văn Đài nói lý do sang Đức
Hồi tháng 6/2018, bà Hà cùng vợ chồng Luật sư Đài được đưa ra khỏi nhà tù, tới thẳng sân bay quốc tế Nội Bài để rời Việt Nam đi tỵ nạn tại Đức.
Trước đó, Luật sư Đài và bà Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm. Ông Đài bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Bà Hà bị án 9 năm tù và 2 năm quản chế.
Hai người bị giới chức bắt hồi 12/2015.
Tháng 12/2015, bà bị bắt cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi ông đi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người căn bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Bà Hà cùng ông Đài và ba người khác trong phiên tòa hôm 5/4 đối mặt với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Tháng 12/2015, bà bị bắt cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi ông đi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người căn bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Bà Hà cùng ông Đài và ba người khác trong phiên tòa hôm 5/4 đối mặt với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
'Thiếu thốn tình cảm'
Hôm 21/11, trả lời BBC từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà, nói: "Tôi đang rất lo cho tính mạng của con gái mình."
"Khoảng 19:30 đêm qua 20/11, Hà gọi tôi và nói đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài."
"Tôi là mẹ, chỉ sinh nó ra, còn cuộc đời nó thế nào thì nó tự quyết và tôi tôn trọng.bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà
"Sau đó thì gia đình bặt tin đến giờ, không biết con tôi đang ở đâu, tình trạng sức khỏe ra sao."
"Tôi cả đời ở nông thôn, nay đau mai yếu, giờ cũng chẳng biết gọi ai để hỏi tung tích con gái."
Bà Bình Minh cho biết thêm: "Hà khi còn ở bên Đức mỗi lần gọi tôi đều nói muốn về Việt Nam chăm sóc mẹ, rồi than ở Đức buồn chán quá, thiếu thốn tình cảm, giống như bị trầm cảm."
"Con tôi nói là nó phải đi khám bệnh suốt."
"Lúc hay tin Hà được đi Đức, gia đình mừng lắm. Tôi khuyên con ráng ở lại, hội nhập với xã hội người ta rồi lấy chồng."
"Nhưng Hà bảo lấy chồng thì phải "tùy duyên" chứ đâu phải muốn là được."
"Rồi gần đến khi lên máy bay về Việt Nam thì Hà mới nói là đã nhịn ăn để dành tiền mua vé."
"Mặc cho tôi khuyên can thế nào. Nhưng tính Hà thế, luôn cứng cỏi và khẳng khái, trước sau như một."
"Tôi là mẹ, chỉ sinh nó ra, còn cuộc đời nó thế nào thì nó tự quyết và tôi tôn trọng."
Bà Bình Minh nói mong muốn lớn nhất của bà bây giờ là "biết con gái đang ở đâu, có khỏe không, nói chuyện với mẹ được không". Bản quyền hình ảnh Fb Vu Minh Khanh Image caption Bà Lê Thu Hà (bìa phải) và vợ chồng Luật sư Nguyễn Văn Đài trong những ngày đầu định cư tại Đức
Hôm 21/11, trả lời BBC từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà, nói: "Tôi đang rất lo cho tính mạng của con gái mình."
"Khoảng 19:30 đêm qua 20/11, Hà gọi tôi và nói đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài."
"Tôi là mẹ, chỉ sinh nó ra, còn cuộc đời nó thế nào thì nó tự quyết và tôi tôn trọng.bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà
"Sau đó thì gia đình bặt tin đến giờ, không biết con tôi đang ở đâu, tình trạng sức khỏe ra sao."
"Tôi cả đời ở nông thôn, nay đau mai yếu, giờ cũng chẳng biết gọi ai để hỏi tung tích con gái."
Bà Bình Minh cho biết thêm: "Hà khi còn ở bên Đức mỗi lần gọi tôi đều nói muốn về Việt Nam chăm sóc mẹ, rồi than ở Đức buồn chán quá, thiếu thốn tình cảm, giống như bị trầm cảm."
"Con tôi nói là nó phải đi khám bệnh suốt."
"Lúc hay tin Hà được đi Đức, gia đình mừng lắm. Tôi khuyên con ráng ở lại, hội nhập với xã hội người ta rồi lấy chồng."
"Nhưng Hà bảo lấy chồng thì phải "tùy duyên" chứ đâu phải muốn là được."
"Rồi gần đến khi lên máy bay về Việt Nam thì Hà mới nói là đã nhịn ăn để dành tiền mua vé."
"Mặc cho tôi khuyên can thế nào. Nhưng tính Hà thế, luôn cứng cỏi và khẳng khái, trước sau như một."
"Tôi là mẹ, chỉ sinh nó ra, còn cuộc đời nó thế nào thì nó tự quyết và tôi tôn trọng."
Bà Bình Minh nói mong muốn lớn nhất của bà bây giờ là "biết con gái đang ở đâu, có khỏe không, nói chuyện với mẹ được không". Bản quyền hình ảnh Fb Vu Minh Khanh Image caption Bà Lê Thu Hà (bìa phải) và vợ chồng Luật sư Nguyễn Văn Đài trong những ngày đầu định cư tại Đức
'Nguyện vọng trở lại Việt Nam'
Hôm 21/11, Luật sư Nguyễn Văn Đài thông báo trên trang cá nhân: "Từ khi sang Đức, chị Lê Thu Hà đã có nguyện vọng trở lại Việt Nam. Nhưng lúc ban đầu mọi người và gia đình khuyên nên chị ở lại. Nay chị Hà hoàn toàn tự do để thực hiện nguyện vọng của mình."
"Chị đã không nhận giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động do chính phủ Đức cấp."
"Khi về tới sân bay Nội Bài, chị Hà đã bị an ninh giữ lại và chờ chuyến bay tiếp theo đưa chị Hà trở lại Đức."
Tôi đã nhận được tin chị Hà đã tới Bangkok, Thái Lan."
"Hiện nay, khi chị Hà về tới sân bay của Đức sẽ rất phức tạp, vì các giấy tờ chị Hà có đã gần hết hạn."
Anh em bên Đức đang cố gắng can thiệp với các cơ quan hữu quan của Đức về việc của chị Hà.
'Quyền tự do biểu đạt'
Hồi tháng 4/2018, khi phiên tòa xử ông Đài và bà Hà diễn ra, bà Hoàng Thị Bình Minh nói với BBC:
"Hà từ chối luật sư mà gia đình định mời và nói rằng sẽ tự bào chữa, và rằng mình không có tội gì cả."
"Là người mẹ, trong lòng tôi rất lo lắng, lo là con mình sẽ bị xử án nặng, đời con gái như vậy là chấm hết rồi."
"Tuy vậy, tôi vẫn tôn trọng quyền tự do biểu đạt ý kiến của con mình."
"Tôi tin con tôi là người ngay thẳng và biết nghĩ cho người khác, nên mới tham gia một hội muốn làm những điều chính đáng cho người dân, giúp cho mọi người biểu đạt ý kiến."
"Thật sự thì gia đình không biết gì về các hoạt động của Hà cho đến khi con tôi bị bắt," bà Bình Minh cho biết thêm.
"Trong các lần vào thăm Hà trong nhà tù B14 của Bộ Công an thì Hà cũng chỉ nói với tôi rằng có tham gia một số việc với phía ông Đài."
"Tôi chỉ biết đến đó chứ cũng chưa hề gặp ông Đài."
"Có điều khiến tôi băn khoăn nhất là tính đến khi phiên tòa diễn ra, Hà đã bị giam gần 28 tháng, trong khi lẽ ra theo luật thì phải mở phiên xử chậm nhất là 16 tháng sau khi bắt."
Trước khi phiên tòa diễn ra, Hội Anh Em Dân Chủ công bố một bài viết của bà Hà, có đoạn: "Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng."
"Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số!"
Hội cũng xác nhận bà Hà "tham gia vào Hội ngay từ những ngày đầu thành lập với vai trò là giáo viên dạy tiếng Anh cho các thành viên. Bên cạnh đó, Lê Thu Hà còn phụ trách dịch thuật các báo cáo về việc vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Lê Thu Hà đồng thời là trợ tá cho quyền chủ tịch Hội lúc bấy giờ là luật sư Nguyễn Văn Đài."
Hồi tháng 9/2017, báo Nhân Dân viết: "Việc Nguyễn Văn Đài và những người cùng trong "Hội Anh Em Dân Chủ" bị khởi tố, bắt tạm giam đã làm cho các thế lực thù địch với Việt Nam rất cay cú, và nhiều tuyên bố, lời kêu gọi đòi trả tự do đã được họ đưa ra. Nhưng như người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nói trong một cuộc họp báo: "Những đối tượng bị bắt giữ và điều tra do có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng quy trình tố tụng hình sự của Việt Nam. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Tôi không nhìn thấy sự liên hệ nào giữa việc xử lý vi phạm pháp luật Việt Nam với chính sách của các quốc gia khác".
Y chang thực dân Pháp ngày xưa lưu đày biệt xứ các vị vua nhà Nguyễn yêu nước,chống Pháp như vua Thành Thái,Duy Tân,Hàm Nghi,suốt đời không cho họ trở về quê hương.
Trả lờiXóaĐảng CSVN đã từ chối chị Lê Thu Hà, một người con yêu nước, đẩy chị rời ra Tổ Quốc, rời xa mẹ già là một hành động vô nhân đạo.
Trả lờiXóaBuồn thay , có chính quyền đàn áp , xua đuổi công dân yêu nước của mình . Xin các vị thần linh che chở , ban sức khỏe , phúc lành cho Lê thu Hà và mẹ của Hà , bà Hoàng thị bình Minh .
Trả lờiXóaChúc mừng em! Trong cái rủi có cái may. Đừng buồn! Hãy vui lên! Cuộc đời tốt đẹp đang ở phía trước. Khi ổn định rồi thì đón mẹ sang. Đơn giản vậy thôi. NẾU CHƯA CÓ ĐƯỢC NHỮNG GÌ MÌNH YÊU. THÌ HÃY BIẾT YÊU NHỮNG GÌ MÌNH CÓ! Bình yên em nhé!
Trả lờiXóa