Nhà quản lý và cả doanh nghiệp vẫn còn tranh cãi về các vấn đề xung quanh
việc xây dựng thương hiệu Gạo Việt Nam
Thương hiệu lúa gạo:
Campuchia thăng tiến nhanh, thế mạnh Việt Nam đuối sức
VietNamNet
12/12/2017 03:00 GMT+7
12/12/2017 03:00 GMT+7
Nhiều
năm liền gạo lài Campuchia, hay còn gọi là Phka Romdoul, được bình chọn
là loại gạo ngon nhất thế giới. Gạo Thái Lan có thương hiệu hàng trăm
năm nay. Còn Việt Nam, đến nay vẫn chưa có thương hiệu gạo riêng cho
mình.
Thương hiệu gạo quốc gia: Ba năm còn tranh cãi
Cách đây gần 3 năm, tại hội thảo Xây dựng Đề án thương hiệu gạo Việt
Nam, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh có nói, lần đầu tiên có
một đề án với ngành sản xuất quan trọng là lúa gạo, nhằm mục đích xây
dựng thương hiệu gạo Việt Nam có giá trị gia tăng.
Cũng tại hội
thảo ấy, các chuyên gia cho hay, Thái Lan hiện có 250 thương hiệu gạo
khác nhau cho các sản phẩm chất lượng từ trung bình đến cao. Gạo thơm
Thái Lan có lịch sử trên 100 năm. Và năm 1959, Thái Lan chính thức công
bố các giống lúa nổi tiếng gọi là Thai Hom Mali Rice, đồng thời nước này
xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cho các loại gạo của họ.
Còn
Việt Nam, một cường quốc luôn tự hào có lượng gạo xuất khẩu lớn thứ 3
thế giới, thì sao? Khi nào Việt Nam mới có thương hiệu gạo riêng và được
đánh dấu trên bản đồ lương thực thế giới?
Thực
tế, hành trình tìm - xây thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam đã được phác
thảo từ lâu, nhiều lần, thậm chí được coi là "vấn đề cấp bách" từ năm
2015. Rất nhiều hội thảo về vấn đề này đã được tổ chức. Thậm chí, Bộ
NN-PTNT còn tổ chức cả một cuộc thi sáng tạo logo cho thương hiệu gạo
quốc gia, với giải thưởng cao nhất lên tới 100 triệu đồng.
Mới
đây, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) tiếp
tục tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận
quốc gia Gạo Việt Nam (Vietnam Rice). Thế nhưng, cả chuyên gia và doanh
nghiệp trong ngành đều cho rằng, các quy định trong dự thảo là... bất
khả thi.
Chẳng hạn, dự thảo quy định, các loại gạo mang nhãn hiệu
chứng nhận phải là gạo trắng, gạo thơm trắng và gạo nếp trắng được trồng
tại các vùng được Nhà nước quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu về chất
lượng theo quy định. Tuy nhiên, ông Phan Văn Hòa, Giám đốc Công ty TNHH
Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa, thắc mắc, các giống lúa gạo của Việt Nam
hiện nay, ngay cả gạo nếp và gạo thơm, đều có nhiều màu khác nhau; vì
thế, nếu chỉ cấp chứng nhận cho gạo có màu trắng là thu hẹp các sản phẩm
nội địa, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường.
Tương
tự, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1)
cho rằng, tiêu chí gạo Việt muốn được dán nhãn thương hiệu quốc gia phải
được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương rất quan trọng,
nên khuyến khích. Thế nhưng, với Vinafood 1, việc tìm nguồn nguyên liệu
tương đối khó khăn. Qua 3 năm triển khai, vùng lúa VietGAP là rất ít,
các vùng VietGAP hầu hết đều trồng hoa quả.
Ông Nguyễn Đức Cường,
Công ty TNHH chế biến nông sản TPXK Tường Lân, cũng nghi ngờ, liệu Việt
Nam có đủ diện tích lúa trồng VietGAP để phục vụ sản xuất, nhất là với
điều kiện sản xuất manh mún tại miền Bắc?
Lần thứ tư lấy ý kiến cho một dự thảo, song, vẫn chưa có được tiếng
nói chung giữa nhà quản lý và doanh nghiệp. Tranh cãi xung quanh câu
chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt chắc chắn còn tiếp diễn, và hàng
triệu tấn gạo Việt xuất khẩu thời gian tới vẫn không được “khoác áo”
thương hiệu quốc gia.
Gạo Việt đang dần yếu thế
Theo
ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường
nông sản, việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Quốc gia Gạo Việt Nam sẽ
góp phần đẩy mạnh quảng bá, tạo niềm tin và uy tín của sản phẩm với
người tiêu dùng. Từ đó, có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản
phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Campuchia sau năm 5 xuất khẩu đã có thương hiệu gạo ngon nhất thế giới, còn gạo Việt xuất khẩu đa phần vẫn ở cấp thấp |
Đến
nay, vì không có thương hiệu, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sụt
giảm, từ vị trí dẫn đầu, chúng ta đã bị rớt xuống thứ ba trên thị
trường.
Đáng chú ý, năm 2016, số liệu từ Bộ NN-PTNT cho thấy, xuất
khẩu gạo của Việt Nam năm nay giảm kỷ lục trong vòng 10 năm qua, với
mức giảm 25% về khối lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Theo đó, các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam giảm liên tục.
Bước
sang năm nay, khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng ước đạt 5,49 triệu tấn
và 2,48 tỷ USD, có tăng 23% về khối lượng và tăng 24% về giá trị so với
cùng kỳ năm ngoái. Song, giá gạo xuất khẩu bình quân vẫn giảm, khoảng
449 USD/tấn.
Theo các chuyên gia ngành lúa gạo, tư duy làm gạo của
người Việt vẫn chú trọng đến số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng,
luôn cố làm ra thật nhiều. Thế nên, dù là một nước thuộc top đầu về xuất
khẩu gạo của thế giới, nhưng gạo Việt lại có giá thấp nhất so với các nước khác.
Trong
khi đó, Thái Lan hiện đã vượt xa Việt Nam về cả khối lượng lẫn giá trị
xuất khẩu gạo với hàng chục thương hiệu gạo nổi tiếng. Gạo Thái có giá
bán cao gấp đôi gạo Việt.
Ngay cả với Campuchia, nếu Việt Nam đã
có 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu gạo, thì nước này mới chỉ có 5
năm. Thế nhưng, gạo Campuchia nay đã có mặt ở trên 50 quốc gia và len
lỏi vào được các thị trường khó tính như Mỹ, các nước EU (chiếm tới 60%
lượng gạo xuất khẩu của Campuchia). Trong khi Việt Nam vẫn chỉ quanh
quẩn với 10 thị trường, chủ yếu là các nước có thu nhập trung bình và
thấp ở châu Á, châu Phi. Không chỉ vậy, giá gạo thơm chất lượng cao, gạo
trắng cùng loại của Campuchia cũng có giá cao hơn gạo Việt từ 30-50
USD/tấn.
Nhiều năm liên tiếp, gạo lài Campuchia, hay còn gọi là
Phka Romdoul, được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới. Gạo Thái
Lan có thương hiệu hàng trăm năm, còn đến nay, Việt Nam vẫn chưa có
thương hiệu gạo riêng cho mình.
Bảo Phương
Người VN ở Pháp ăn gạo CPC , chê gạo VN lâu rồi !
Trả lờiXóa