Phạm Lê Vương Các
LÝ DO QUYẾT TÂM KHÔNG DI DỜI TRẠM THU PHÍ?
Rõ ràng, khi di dời vị trí trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1A hiện nay vào đường tránh sẽ dẫn đến khả năng "nguồn thu không đủ trả cho nhân viên gác trạm".
LÝ DO QUYẾT TÂM KHÔNG DI DỜI TRẠM THU PHÍ?
Rõ ràng, khi di dời vị trí trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1A hiện nay vào đường tránh sẽ dẫn đến khả năng "nguồn thu không đủ trả cho nhân viên gác trạm".
Đơn giản vì, để một tài xế chấp nhận đi vào đường đóng phí BOT thì con đường BOT đó phải đảm bảo được 2 ưu điểm: một là cần ngắn hơn đường thông dụng để tiết kiệm nhiên liệu và thời gian; hoặc nếu không có ưu điểm này thì phải có ưu điểm thứ hai là tránh kẹt xe.
Đường tránh BOT Cai Lậy đã không đảm bảo được 2 ưu điểm này. Nhìn vào bản đồ chúng ta dễ dàng nhận thấy quãng đường tránh BOT lại dài hơn quãng đường thông dụng quốc lộ 1A, và quan trọng là đường quốc lộ 1A ở Cai Lậy đang hoạt động rất tốt, không xảy ra ùn tắc giao thông kể từ khi đường cao tốc Trung Lương đi vào hoạt động.
Vì vậy, nếu di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy vào đường tránh, sẽ chẳng có một tài xế nào "dại dột" đi vào đường tránh vì không có lợi, mà chỉ vừa mất tiền, vừa tốn thêm nhiên liệu. Hệ quả là nguồn thu của trạm thu phí BOT khi đặt ở đường tránh sẽ không đủ tiền trả cho nhân viên bán vé chứ cần gì nói đến doanh thu.
Và hậu quả pháp lý xảy ra sau đó: Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ phải gánh trách nhiệm cho việc "thu không đủ chi" của Trạm, vì Bộ có trách nhiệm hoàn vốn cho chủ đầu tư, căn cứ theo hợp đồng mà Bộ GTVT đã ký kết.
Hợp đồng Bộ GTVT đã ký với chủ đầu tư, ngoài vấn đề thiên tai, chiến tranh, còn có nội dung “bất khả kháng" là :"Trường hợp doanh thu thu phí không đảm bảo hoàn vốn cho nhà đầu tư theo như tính toán tại phương án tài chính trong hợp đồng thì Bộ GTVT sẽ xem xét phối hợp cùng nhà đầu tư tính toán lại theo hướng kéo dài thời gian thu phí cho nhà đầu tư”.
Trong việc ký kết hợp đồng BOT, "trường hợp doanh thu không đảm bảo hoàn vốn cho nhà đầu tư" lại được xem là "sự kiện bất khả kháng" có lợi cho nhà đầu tư, cho thấy Bộ GTVT quá non tay về khả năng ký kết hợp đồng BOT, đi ký một điều khoản vô cùng bất lợi cho mình - tự trói mình vào nghĩa vụ đảm bảo được doanh thu nhằm hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Ký một điều khoản như vậy, cho thấy Bộ GTVT không xem nhà đầu tư của Dự án này là một đối tác kinh doanh, mà Bộ xem như "con đẻ" của mình, phải có trách nhiệm đảm nguồn sống cho nó, dù nó không phải là một doanh nghiệp nhà nước.
Nói Bộ GTVT ký kết hợp đồng "non tay" đôi khi cũng chưa chuẩn, có khi người đại diện cho Bộ trong quá trình đàm phán, ký hợp đồng lại rất giỏi... "xòe tay".
Những điều này đã lý giải cho lý do chiều nay Bộ GTVT vẫn mập mờ không chịu di dời, chỉ "xuống nước" giảm giá vé thu phí, nhưng vẫn quyết tâm duy trì vị trí đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy bất hợp lý như hiện nay chỉ nhằm mục đích hoàn vốn cho chủ đầu tư - bất chấp sự phản đối, chỉ trích của người dân không đi đường BOT vẫn phải đóng phí.
Bộ đã quyết tâm, liệu cánh tài xế có dám "quyết chiến"?
________________________________Đường tránh BOT Cai Lậy đã không đảm bảo được 2 ưu điểm này. Nhìn vào bản đồ chúng ta dễ dàng nhận thấy quãng đường tránh BOT lại dài hơn quãng đường thông dụng quốc lộ 1A, và quan trọng là đường quốc lộ 1A ở Cai Lậy đang hoạt động rất tốt, không xảy ra ùn tắc giao thông kể từ khi đường cao tốc Trung Lương đi vào hoạt động.
Vì vậy, nếu di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy vào đường tránh, sẽ chẳng có một tài xế nào "dại dột" đi vào đường tránh vì không có lợi, mà chỉ vừa mất tiền, vừa tốn thêm nhiên liệu. Hệ quả là nguồn thu của trạm thu phí BOT khi đặt ở đường tránh sẽ không đủ tiền trả cho nhân viên bán vé chứ cần gì nói đến doanh thu.
Và hậu quả pháp lý xảy ra sau đó: Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ phải gánh trách nhiệm cho việc "thu không đủ chi" của Trạm, vì Bộ có trách nhiệm hoàn vốn cho chủ đầu tư, căn cứ theo hợp đồng mà Bộ GTVT đã ký kết.
Hợp đồng Bộ GTVT đã ký với chủ đầu tư, ngoài vấn đề thiên tai, chiến tranh, còn có nội dung “bất khả kháng" là :"Trường hợp doanh thu thu phí không đảm bảo hoàn vốn cho nhà đầu tư theo như tính toán tại phương án tài chính trong hợp đồng thì Bộ GTVT sẽ xem xét phối hợp cùng nhà đầu tư tính toán lại theo hướng kéo dài thời gian thu phí cho nhà đầu tư”.
Trong việc ký kết hợp đồng BOT, "trường hợp doanh thu không đảm bảo hoàn vốn cho nhà đầu tư" lại được xem là "sự kiện bất khả kháng" có lợi cho nhà đầu tư, cho thấy Bộ GTVT quá non tay về khả năng ký kết hợp đồng BOT, đi ký một điều khoản vô cùng bất lợi cho mình - tự trói mình vào nghĩa vụ đảm bảo được doanh thu nhằm hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Ký một điều khoản như vậy, cho thấy Bộ GTVT không xem nhà đầu tư của Dự án này là một đối tác kinh doanh, mà Bộ xem như "con đẻ" của mình, phải có trách nhiệm đảm nguồn sống cho nó, dù nó không phải là một doanh nghiệp nhà nước.
Nói Bộ GTVT ký kết hợp đồng "non tay" đôi khi cũng chưa chuẩn, có khi người đại diện cho Bộ trong quá trình đàm phán, ký hợp đồng lại rất giỏi... "xòe tay".
Những điều này đã lý giải cho lý do chiều nay Bộ GTVT vẫn mập mờ không chịu di dời, chỉ "xuống nước" giảm giá vé thu phí, nhưng vẫn quyết tâm duy trì vị trí đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy bất hợp lý như hiện nay chỉ nhằm mục đích hoàn vốn cho chủ đầu tư - bất chấp sự phản đối, chỉ trích của người dân không đi đường BOT vẫn phải đóng phí.
Bộ đã quyết tâm, liệu cánh tài xế có dám "quyết chiến"?
Đây! các tài xế đã sẵn sàng:
Chuẩn bị 13 kg tiền lẻ để mua vé BOT Cai Lậy
Theo hướng dẫn của các tài xế, sáng 16/8, phóng viên Zing.vn
đến các quán ăn lớn vừa là điểm dừng của xe khách tại xã Mỹ Đức Đông,
huyện Cái Bè (Tiền Giang), để mục sở thị nơi chứa tiền lẻ.
"Trạm
dừng chân nào của khách đi xe đường xa là có thùng tiền lẻ đặt cạnh nhà
vệ sinh. Khi nào thùng tiền đầy thì chủ quán cho nhân viên đếm rồi cột
lại thành từng 'bó' 1.000 tờ, ai muốn đổi thì đổi", một tài xế nói.
Hai
ngày trước, anh Hữu Danh, chủ quán cà phê Gốm và Lá ở phường 6, TP Tân
An (Long An), đã lái ôtô đến các quán ăn ở Tiền Giang để đổi được trên
20 triệu đồng tiền lẻ, mệnh giá 200 và 500 đồng.
"Mỗi 'cọc' 1.000 tờ 500 là 500.000 đồng, nặng 750 gram", anh Hữu Danh chia sẻ với Zing.vn.
Theo
anh Hữu Danh, mục đích của việc đổi tiền lẻ là dùng để qua trạm BOT Cai
Lậy vì mỗi ngày anh đi qua tuyến đường này 4 lượt. "Họ đặt trạm BOT sai
vị trí vì làm mới có 12 km đường tránh Cai Lậy mà thu tiền luôn tuyến
quốc lộ 1. Tôi đổi tiền lẻ qua trạm nhằm phản ứng việc đặt trạm không
đúng chỗ", chủ quán cà phê nói.
Sau khi mang tiền lẻ về Long An và đổi lại cho một số tài xế, anh Hữu Danh còn sở hữu 13 kg tiền lẻ.
Anh Danh cho người canh giữ trên chục kg tiền lẻ và phía trước có đặt lư hương để tài xế ghé uống nước thắp nhang.
Theo anh Danh, số tiền lẻ này để phục vụ cho "bạn hữu đường xa" khi BOT Cai Lậy đóng trạm trở lại.
Chiều
14/8, anh Danh mang một "bó" tiền lẻ để mua vé qua trạm BOT Cai Lậy. Nữ
nhân viên BOT Cai Lậy tỏ ra lúng túng trước cọc tiền nặng gần 1 kg.
Do
tài xế liên tục dùng tiền lẻ mua vé qua trạm đã khiến cho BOT Cai Lậy
bị ùn tắc xe kéo dài. Nhà đầu tư sau đó xả trạm xuyên đêm, đến sáng
15/8, trạm tiếp tục "thả cửa" và chưa biết bao giờ mới bán vé trở lại.
Việt Tường - Phương Dung
Đây là 1 cuộc chiến tranh độc nhất vô nhị trên thế giới ,cần phải viết và đóng thành phim...
Trả lờiXóaNối vòng tay lớn !
XóaĐoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết !
Tại sao không viết:NHÌ TẬN MẮT mà là mục sở thị?!?Sính chữ hán quá vậy?
Trả lờiXóaxin lỗi"NHÌN" chứ không phải NHÌ
XóaChiêu tiền lẻ của cánh tài xế quá tuyệt .
Trả lờiXóaMở đầu là của các tài xế Nghệ An.
XóaBài viết giúp độc giả hiểu vấn đề một cách rõ ràng . Quá hay . Một con đường nghìn tỷ chả mang lại lợi ich gì . Đó là hậu quả của " tư duy dự án và tư duy nhiệm kì " .
Trả lờiXóaKhông sử dụng đường do mình làm ra mà đặt trạm thu phí bắt tài xế phải đóng lệ phí thì quả là ...lố bịch , áp đặt một cách man rợ .Thật đúng là những con mọt ăn của dân bất kì thứ gì .
Bộ đã thỏa hiệp với chủ đầu tư BOT rồi: Rằng thì là sẽ giảm ngay giá vé từ 20-30% (cánh lái xe mừng nhá). Dưng mà Bộ... lại cho kéo dài thời gian thu phí gấp đôi (các bác tài tính lại đi nhá)!
Trả lờiXóaQuá thông minh
Trả lờiXóaNhững công dân VN lương thiện rất ủng hộ các anh em tài xế. BOT đều là sân sau của các quan chức, là nơi hút máu dân của các nhóm lợi ích. Đề nghị diễn đàn "Bạn hữu đường xa" tổ chức quyên góp tiền lẻ để giúp các bác tài. Nhân dân khu vực Cai lậy hãy tích cực ủng hộ anh em tài xế chống lại bọn cướp, hút máu dân nghèo.
Trả lờiXóaCác nhà thầu thi công phải lại quả chủ đầu tư BOT từ 15% bằng tiền mặt mới được thi công như BOT quốc lộ 18...vậy 300.000 tỷ x15% thì con số thất thoát của các dự án BOT lớn tới mức nào?
Trả lờiXóaRất nhiều nghi vấn đằng sau dự án đường tránh bất hợp lý , ý đồ mập mờ, khó hiểu. Nhưng hãy thử tính xem : Đường tránh dài 12 km đã đầu tư 1000 tỉ đồng, tính ra tổng chi phí làm 1 km đường là 83,33 tỉ đồng ~ 83.000.000 /m2 ~2,4 lượng Vàng 9999 ( giá 37 triệu đ/lg). Suy ra nếu dát mỏng thì đủ trải kín 1 m2 mặt đường . Đây, đằng sau cái gọi là BOT và "lợi ích" của nó là thế này đây!!
Trả lờiXóa"Đạn dược"được chuẩn bị chu đáo,cộng thêm tinh thần lạc quan Quyết thắng của các Chiến binh tiền lẻ thì 'BÓT" Cai lậy toi là cái chắc.
Trả lờiXóaPhen này tiền lẻ cúng chùa lại có giá . Sư Thầy mừng to !
Trả lờiXóaNghe đồn nếu dùng tiền lẻ (mệnh giá nhỏ) để đóng qua trạm BOT thì sẽ bị truy tố (?).
Trả lờiXóaỦa ? Thế tiền lẻ là tiền của đám Việt Tân in ra hả ?
http://thanhnien.vn/thoi-su/chao-buoi-sang/an-chan-tien-dan-866955.html
Trả lờiXóa