Phạm Nguyên Trường: Nhân việc ông Đỗ Minh Tuấn xin ra khỏi tổ chức mà
ông chưa từng vào, xin Post lại bài viết của mỗ trên Talawas về ông cách đây
gần 10 năm.
Nguyên Trường
Nguyên Trường
Ngàn năm bia miệng
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi
(Thơ Nguyễn
Trọng Tạo)
Tác giả Nguyên Trường |
Mọi cuộc cách mạng đều ăn thịt những đứa con của
mình. Đấy không chỉ là một câu nói có tính tượng trưng. Tất cả các cuộc cách
mạng tư sản đã từng như thế: Các lãnh tụ cách mạng đều bị giết hoặc phải rút
khỏi vũ đài chính trị, các đảng phái cách mạng đều bị giải tán hoặc thay đổi
đường lối hoạt động, các phương pháp trấn áp trong cách mạng được thay bằng
biện pháp ôn hoà, pháp trị vân vân và vân vân. Các cuộc cách mạng ấy phải ăn
thịt những đứa con của mình vì phương pháp bạo động trong giai đoạn cách mạng
đã không còn phù hợp nữa, công cuộc xây dựng trong thời bình cần những con người
khác, những phương pháp khác. Nhưng cách mạng cộng sản thì không thế. Nó cũng
ăn thịt những đứa con cưng của mình, nhưng khác với các cuộc cách mạng trong
quá khứ: Trên cái bàn tiệc đẫm máu và nước mắt của nó có những món được chừa
lại, có những “hạt giống” được để dành cho “mùa sau”. Cách mạng Nga đã ăn thịt Dinoviev,
Kamenev, Bukharin, Trotski… và chừa lại Stalin. Cách mạng Trung Quốc đã ăn thịt
Lưu Thiếu Kì, Bành Đức Hoài… nhưng chừa lại Mao Trạch Đông. Vì sao lại như thế?
Vì rằng cách mạng cộng sản là một cuộc cách mạng trường kì, miên viễn; các biện
pháp trấn áp không phải là nhất thời mà phải trở thành thường trực. “Giành
chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn” đã trở thành câu nói cửa
miệng của các lãnh tụ cộng sản. Sau cách mạng những người tin tưởng tuyệt đối
vào lời rao giảng về một thiên đường trên cõi thế, về một cuộc sống hạnh phúc
và tự do muôn đời của nhân dân lao động đã trở thành những con chiên ghẻ, bị
nguyền rủa và phải bị loại bỏ. Chỉ những kẻ có ích cho việc xây dựng một bộ máy
với đầy đủ các thang bậc, với tôn ti trật tự và đặc quyền đặc lợi của một giai
tầng mới là được sống, được đẩy lên cao mãi, được trở thành “tiếng nói và lương
tâm” của giai cấp, của nhân dân và của thời đại. Người cộng sản chân chính lúc
này phải là người có hai phẩm chất quan trọng: cuồng tín và hám quyền. Một
người tham gia cách mạng mà lại không có hai phẩm chất nổi trội ấy thì chỉ nên
tự trách mình mà thôi, lịch sử luôn luôn tiến về phía trước, nó không biết và
cũng không quan tâm đến các nạn nhân. Nền chuyên chính đỏ sau cách mạng đã “một
phân thành hai”, nó không thể không “phân thành hai” theo đúng lô-gích nội tại
của các cuộc cách mạng ấy. Lại nữa, người tham gia cách mạng thì đông quá mà số
lượng chức vụ thì ít quá, kẻ còn người mất cũng là cái lẽ đương nhiên vậy. Đấy
là lí do phát sinh những bữa dạ tiệc đầy ắp thịt người và nhầy nhụa máu tươi sau
các cuộc cách mạng ở Nga và Trung Quốc. So với những bàn tiệc vĩ đại ở hai nước
nói trên thì Nhân văn – Giai phẩm chỉ là một bữa điểm tâm nhẹ, không đáng kể.
Vào những năm 1955-1956, Nguyễn Hữu Ðang, Ðặng Ðình
Hưng, Lê Ðạt, Trần Dần... đã ngây thơ tin rằng cách mạng đã thắng lợi. Từ nay
trở đi phải vui, phải được tự do sáng tác, tự do ca hát. Hà cớ gì: Đem bục công
an đặt giữa tim người? Thưa ông Đỗ Minh Tuấn, chỉ cần một câu đó là mọi sự đã
chấm hết. Nó chính là cái dấu chìm, không thế nào tẩy xoá được, trên bản án lưu
đầy của tất cả những người tham gia Nhân văn – Giai phẩm. Không hồ sơ phản bác
nào, cũng như không ai có thể cứu được họ nữa. Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng,
Nguyễn Chí Thanh có thể có cảm tình với nhóm Nhân văn – Giai phẩm như những cá nhân
với cá nhân, nhưng đứng trước sự lựa chọn sống còn, đứng trước sự lựa chọn “to
be or not to be” nhất họ định sẽ chọn và họ đã chọn Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi,
Phan Cự Đệ... vì đấy chính là những người cần cho bộ máy. Họ có thể yêu thơ
Quang Dũng, thơ Hữu Loan nhưng cái ghế của họ lại cần những kẻ coi thơ chỉ là
những bậc thang tiến thân, địa vị của họ lại cần những kẻ dùng thơ làm mũi kim
để tiêm mãi vào đầu óc dân chúng rằng: “Trời mỗi ngày lại sáng” và Bác chính
là: “Trái tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ” như Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên hay
Xuân Diệu chẳng hạn. Cán cân nghiêng về phía nào hẳn đã rõ. Không có vụ kiểm
điểm ở Thái Hà thì sẽ có những vụ kiểm điểm ở chỗ khác với những cái cớ khác.
Vấn đề là bộ máy phải rũ bỏ những người đã trở thành thừa, đã trở thành vật cản
trong quá trình quan liêu hoá của chính nó. Đấy là một trong những sự khác biệt
giữa ông cùng với Vĩnh Quang Lê và nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Một bên là những
người ở trong bộ máy, những người nhìn thấy kết quả chỉ là “mưa sa trên màu cờ
đỏ” còn bên kia lại thấy “Đảng đang hái hoa cho cả dân tộc”. Một bên cố đặt
những con tàu vào đường ray đã có sẵn còn bên kia là những người cho rằng đường
ray đã bị đặt chệch hướng ngay từ đầu, tầu càng chạy thì càng thêm xa đích. Một
bên là một nhóm người có tổ chức và tuyên bố công khai, đe doạ lật đổ cả một
chính quyền; bên kia là một cuộc biểu tình mini, chỉ cố vận động cho những thay
đổi vụn vặt (ấy là trong trường hợp những điều ông nói về mình phù hợp với sự thật!).
Giả sử như cái tổ chức bảo vệ trí thức gì đó của ông mà được thành lập, có chân
rết ở khắp nơi và hoạt động “ì xèo” nữa thì sẽ như thế nào? Tôi đã mường tượng
ông trong vai ông Nguyễn Hộ với biết bao hệ luỵ... Ấy chết, cầu cho ông được
bằng an! Nhưng ông Phạm Văn Đồng đã không cho cái tổ chức ấy ra đời, lí do vì
sao thì chắc ông đã rõ. Về điểm này thì sự khác biệt giữa hai bên chỉ có thể
sánh với sự khác biệt giữa đêm và ngày mà thôi.
Còn một sự khác biệt căn bản nữa. Ấy là vào những
năm giữa thế kỉ XX “phe ta” đang cực kì hùng mạnh, mọi biểu hiện chống đối đều
bị coi là phản bội lại ước mơ ngàn đời của người lao động về một thế giới tự
do, bình đẳng và bác ái. Các đồng chí đang vung tay múa chân trên diễn đàn kia
vừa mới cùng ta trải qua biết bao gian nguy, vừa mới cùng ta trở về từ chiến
khu Việt Bắc. Trong tâm tưởng của rất nhiều người thì chống họ tức là chống lại
chính mình, tất nhiên là có những kẻ cơ hội, nhưng nhiều người đã tin tưởng một
cách tuyệt đối rằng chống đối bây giờ tức là phá bĩnh, là phản bội. Có thể cái
tình cảm đó cũng đã từng len lỏi vào một góc khuất nào đó trong tâm tưởng những
người Nhân văn – Giai phẩm, nhất là khi bị đám đông áp đảo. Họ đã chạy trốn tự
do, đã đầu hàng vô điều kiện vì cảm giác cô đơn, cảm giác bị đẩy khỏi cộng
đồng. Có nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ bị trở thành kẻ lưu đầy ngay giữa đồng loại?
Ta chỉ có thể ngậm ngùi, thương cho thân phận những con người phải chịu chung
một cộng nghiệp, những con người bị “ma đưa lối quỉ đưa đường”, phải lặn lội
mãi trong chốn “lầu xanh” của nhân tình thế thái ngày ấy, chứ bảo rằng mình
khôn hơn họ khi hoàn cảnh đã khác thì chẳng phải là thái độ huênh hoang quá
“lố” ư? Thời đã thế thế thời phải thế, có phải người xưa đã nói vậy không? Hai
mươi năm sau tình hình đã khác rất nhiều. “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận
hàng”, “Tướng tấn, tá tạ, úy yến, lính chiến hai búp bê” đã là câu nói cửa
miệng của rất nhiều người. Bạn bè ông có thể lảng tránh các ông vì họ sợ liên
luỵ và cho rằng đấy là việc “châu chấu đá xe” nhưng chắc chắn trong thâm tâm họ
nể các ông hay ít nhất họ cũng không khinh các ông, còn chính các ông thì cho
rằng mình thuộc về phe chính nghĩa một trăm phần trăm, không một chút dao động
nào. Đây có phải là khác biệt căn bản trong tâm lí, trong tình người không? Ông
Đỗ Minh Tuấn đã không trở thành biểu tượng, nhưng nói đúng ra thì những người
cầm quyền lúc đó cũng đã cố tình không tạo ra biểu tượng nữa vì họ biết rằng
biểu tượng là một mối đe doạ, biểu tượng sống đã nguy hiểm mà biểu tượng chết
còn nguy hiểm hơn. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên là như thế chăng?
Còn về chuyện: “Cái gì đã khiến họ không gửi đơn
đến Hội nhà văn, không đến gặp những người có trách nhiệm để đòi được in sách,
in báo và phục hồi như một Hội viên? Không thèm, không tin, hay đòn dư luận quá
nặng, quá dã man đã đánh gục ý chí của họ, đào một vực thẳm giữa họ với toàn xã
hội?”, thì xin được thưa như sau. Khoảng năm 1992 người viết những dòng này có
được nhà thơ Phùng Quán nói cho nghe đại ý: “Có lúc các ông ... (để tỏ lòng
kính trọng những người đã chết và những người còn sống xin không nêu tên cụ thể)
đã bảo: hay là chúng ta đầu hàng đi. Bọn mình cùng viết đơn xin họ. Nhưng tôi
nói rằng họ không tha cho chúng ta đâu. Nhất định họ phải giữ một số người như
chúng ta để khi cần có thể chỉ vào chúng ta mà doạ: Xem đấy!”. Sự thực đã là
như thế, họ hiểu rằng có đòi, có xin cũng không được, xin làm chi cho thêm bẽ
bàng. Giữa họ và xã hội đã có một vực thẳm không thể nào vượt qua được. Hẳn
rằng đòn dư luận xung quanh ông Đỗ Minh Tuấn không thể dã man đến thế, vực thẳm
giữa ông và xã hội không thể sâu đến thế. Nhưng thôi, kẻo bạn đọc lại bảo:
“Biết rồi, khổ lắm!”
Thưa ông Đỗ Minh Tuấn, câu chuyện về những người
Nhân văn – Giai phẩm mà tôi được nghe là như thế. Họ không phải là những người
“điếc không sợ súng” như ông nói đâu, họ là những người lãng mạn, những người
tin vào sự trong sáng của cách mạng, tin vào tình đồng chí, tin vào tình người,
tin vào công lí, tin vào lòng thành của những người đứng trên ông Tố Hữu và các
cộng sự của ông ta. Mà họ không đơn độc, lúc đó rất nhiều người đã tin như thế.
Những người ấy đã lầm, nhưng đấy là sự lầm lẫn của cả một thời đại, sự lầm lẫn
không của riêng ai. Sao nỡ nhẫn tâm đem ra chế giễu? Có thể nói họ là những
Ðông Ki-Sốt trong thời đại của chúng ta. Tôi phục những người làm việc có hiệu
quả, nhưng tôi cũng ngưỡng mộ những người lãng mạn, những Ðông Ki-Sốt sống động
giữa đời thường, bởi vì thiếu họ thì cuộc đời sẽ chỉ còn là một màu bàng bạc,
một màu xám chán ngắt. Và vì thế để kết thúc bài viết ngắn này, tôi xin được
chia sẻ ý sau đây của ông Phan Xuân Lâm:“Tôi thấy ông anh hùng, tôi bái phục lắm,
nhưng tôi cũng bái phục những anh hùng khác. Liệu có cần luận anh hùng bằng
cách chỉ có mình là anh hùng nhất, những người khác anh hùng không thấm vào đâu
so với mình, hay không?”. Hữu xạ tự nhiên hương, ông chẳng nói thì rồi xã hội
cũng sẽ biết, nhân dân cũng sẽ biết, sẽ nhớ. Nhưng trí nhớ của nhân dân vốn là
một tấm bia, bia miệng, như câu ngạn ngữ: “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
Xin hết!
© 2005 talawas
Nguồn: FB Phạm Nguyên Trường
Trời Phật ơi!? Tôi chưa bao giờ đọc được bài viết nào hay hơn bài viết này? xin cảm ơn ông NGUYÊN TRƯỜNG và ANH TỄU!
Trả lờiXóaThưa ông ĐMT: Tôi chỉ là một thằng bất tài, chả có danh phận gì ở đời này. Nhưng có lẽ vô danh, vô vị như tôi, lúc chết cũng chẳng có gì phải ân hận. Nghĩ về một thằng người có danh, có tiếng ( dù chẳng để làm gì cho những li tưởng hão mà ông thừa biết) như ông, đời này ông còn lại được gì mà vừa nhổ xong ông đã liếm ngay được. Chết không nhắm được mắt đâu.
Trả lờiXóaTrong cái XH XHCN có lắm cái quái đản mà XH TBCN không có như những điều Phạm nguyên Trường vừa kể . Vì trong XH TBCN không có những Hội QD . Mà nếu có nó cũng không sống lâu được . Cho nên XH TBCN không có Hội QD như Hội Điện Ảnh, Hội Nhà Văn v.v ..và vân vân . Và chẳng có CP nào chỉ đạo cho Holywood phải làm phim này phim cũng chẳng có CP nào chỉ đạo cho giải Oscar, giải Goncourt, giải Pulitzer , giải Grammy phải trao giải thưởng cho nhân vật này , đạo điễn nọ, nhà văn kia . Vậy mà các giải này lại rất danh giá mà các văn nghệ sĩ XHCN chẳng ai dám mơ được sờ tới nó . Và một cái khác cơ bản nữa là TBCN không có Ban TG TƯ !
Trả lờiXóaMổi người có 1 hoàn cảnh khác nhau ! qua lời sự của ông thì mấy ngày qua gia đình của ông củng gặp nhiều cô cát đảng viếng thăm /! thế đấy tự do ngôn luận ,tự do lập hôi /ông tưởng rằng thật hay sao ? củng như cái GDP bịp và bợm mà thôi
Trả lờiXóaCommunist say don't belived
Ôi dào. Chắc anh Tuấn mới được tuyển dụng làm DLV. Giọng văn có chữ giống của DLV ra phết.
Trả lờiXóaAnh có tài, anh có tiếng một chút cũng không sướng gì. Nhất là anh lại đang là thành viên của tổ chức, anh là đảng viên thì anh lại càng được chăm sóc kĩ . Ở VN sang đầu tk 21 rồi mà không khác mấy thời Boris Pasternak, thòi A . Solzhenytsin ở LX thời Stalin . Hồn ma ô. Tố Hữu vẫn còn ám ảnh . Cái xác Nhân Văn Giai Phẩm đã được tống táng lại, đã có lễ truy điệu muộn cho nó . Vậy mà vẫn có lắm người sợ . Người ta quen được ca tụng rồi . Người ta thích in những bài tràng giang đại hải trên báo Nhân Dân, báo QĐND, báo mạng VietNamNet , báo Văn Nghệ .... Người ta thích in cho dầy đặc chữ nghĩa . Chứ người ta không thích đọc . Đọc làm gì cái mà ai cũng biết rồi . Vậy mà cứ thích được in trên báo ? Sao vậy . Đếm chữ ăn tiền nhuận bút . Ai mà chẳng thích cầm cái phong bì dầy cộm tiền nhuận bút . LĐ còn khoái . Vì coi đây là tiền trong sạch nhất, không phải tiền tham nhũng hối lộ . Nhưng sự thực thì lại khác , Tiền nhuận bút cũng là từ NSNN. Các báo QD thứ dữ như báo ND, mà lấy được thu bù chi là chuyện khó tin mà có thực ! Làm thơ không ai đọc, làm văn cũng chẳng ai xem , làm phim xong tồn kho. Vậy mà người làm ra nó vẫn có tiền . Người ta làm ra sản phẩm theo đơn đặt hàng . Hàng làm xong giao rồi là có tiền . Còn tiêu thụ SP là chuyện khác . Thơ, văn , phim, bài hát là những con cưng được chăm sóc kĩ lắm lại là hàng nhạy cảm nữa .
Trả lờiXóaĐang hưởng lộc mà bị đe dọa lấy đi vì dây máu vào cái tên hội lạ hoắc nào đó, coi chừng bể nồi cơm !
Ông đmt từng ấy tuổi mà thiếu chín chắn ,suy nghĩ không bằng các cháu thanh niên bây giờ .tôi lại nghĩ khác sau này ông lại ân hận vì đã xin rút tên khỏi văb đoàn độc lập
Trả lờiXóaChưa nóng nước đã đỏ gọng.
Trả lờiXóaChưa vỡ bọng đã đòi bay.
Gào rằng cay chua ăn ớt.
Chưa dựng cột đã đặt xà.
Chưa vạch ra mà đã đái.
Chưa dọa đã vãi linh hồn.
XóaMang tiếng là một "nhà thơ", "nhà đạo diễn" mà sao ông Đỗ Minh Tuấn lại "thần hồn nát thần tính " đến thế. Ông chưa phải là người của Văn đoàn độc lập nhưng khi mới nghe tiếng "e hèm" (chắc là của ông Đinh Thế Huynh) mà ông đã run như cầy sấy. Đúng là đồ thỏ đế và...hèn!
Trả lờiXóaCũng may cho Văn đoàn độc lập đã không có tên ông này.
Khốn nạn!
Trả lờiXóaBác Nhật tân hựu nhật tân có lời bình quá chính xác
Trả lờiXóaĐỗ Minh Tuấn lúc đầu háo danh ,vào cho oai. Khi bị công an dọa cho vài câu, chưa gì đã sợ vãi đái ra rồi. Biết thế thì đừng tham gia. Rõ là "lửa thử vàng, gian nan thử sức". Đỗ Minh Tuấn đầu hàng sớm là tốt cho ông ta và cho Hội. Nếu tham gia lâu rồi, có trọng trách mà phản bội thì tác hại khôn lường.
Trả lờiXóaCó những người nói thì chỉ để mình hiểu, nhưng có những người, thiên chức, sinh ra nói để mọi người hiểu, nhà văn, nhà thơ nằm trong nhóm đó.nếu nhà văn chỉ nói theo ý thức hệ, theo từ tưởng chỉ đạo, không nói hết những thực tế của cuộc sống, những bức bách bất công của cuộc sống, không nói hết cái hay cái đẹp của cuộc sống khác gì đánh mất cái thiên chức của mình. Cuối cùng cũng chỉ là manh chiếu hẹp, giấc mơ con đè nặng cuộc đời con....
Trả lờiXóaKhi đã không lường hết sự an nguy thì đừng dấn thân. Đây không phải sân chơi để ham vui thì vào, không vui thì bỏ. Đây là cuộc đấu tranh không cân sức, là lương tâm, là trí tuệ. Như Tố Hữu đã nói: "Dấn thân vô là phải chiu tù đày. Là gươm kề cổ, súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa". Đó là dưới thời Pháp thuộc còn có pháp luật, ngày nay thời vô pháp còn kinh khủng gấp ngàn lần thế (như ông Tuấn đã nói một phần thôi). Vậy phải là người có bản lĩnh gấp trăm lần "người cộng sản trước kia" mới dấn thân. Dù sao cũng thông cảm cho ông Tuấn, nhưng thà hèn như chúng tôi chỉ dám còm nặc danh thì đỡ hại cho phong trào hơn vì không bị lợi dụng để bôi xấu phong trào.
Trả lờiXóaÔng ĐMT định làm DƯ LUẬN VIÊN của Đảng là cái chắc!
Trả lờiXóaBài viết của tác giả thật tuyệt.
Trả lờiXóaTrình độ và bản lĩnh của đmt có đọc xong có lẽ cũng không hiểu!?. thương hại cho cái chức kiếm cơm của lão.
DN
Công nhận CNXH có thể làm được những điều mà nhân loại bình thường không thể tưởng tượng được. Có lẽ Các Mác cũng phải kinh ngạc về sức sáng tạo vô tận của hậu bối đối với học thuyết của mình.
Trả lờiXóaTa hiểu vì sao dưới thời Xô viết, nhà văn phải đào hầm bí mật để chôn giấu tác phẩm.
Trả lờiXóaTa hiểu vì sao người dân Trung Quốc phải ăn thịt con đẻ của mình để qua cơn đói.
Ta hiểu vì sao mà vợ tố điêu chồng, con tố điêu cha, trò tố điêu thày, bạn bè phản phúc thọc dao vào lưng nhau...
Ta hiểu vì sao trước khi chết những con chó thường hay cắn càn, hay hung dữ hơn bình thường rất nhiều
Ta hiểu... và ta tiếp tục hiểu để ta tồn tại.