Nhìn lại tình hình biển Đông năm
2012
Gia Minh, biên tập viên RFA
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-01-01
Tình hình tại khu vực Biển
Đông trong năm qua tiếp tục gia tăng căng thẳng vì những hành động của Trung
Quốc. Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, ông Trần Công Trục, có một số đánh giá về tình hình
đó, cũng như biện pháp cần có trong thời gian tới để duy trì ổn định và chủ
quyền trên Biển Đông.
TQ bất chấp luật pháp quốc tế
Trước hết ông nói về những hành
động bị cho là ‘quyết đoán’ của Trung Quốc trong thời gian qua:
Trần Công Trục: Như mọi
người biết trong thời gian một năm vừa rồi Trung Quốc có rất nhiều hoạt động
rất quyết đoán và rất mạnh mẽ, những hành động có thể nói bất chấp luật pháp
quốc tế trong hoạt động trên vùng Biển Đông.
Năm vừa rồi TQ có rất nhiều hoạt động rất quyết đoán và rất mạnh mẽ, những hành động có thể nói bất chấp luật pháp quốc tế trong hoạt động trên vùng Biển Đông.(Trần Công Trục)
Tại sao lại có chuyện đó?
Theo tôi, đó là những hoạt động đã nằm trong chiến lược của Trung Quốc đã vạch
sẵn từ lâu rồi chứ không phải mới bây giờ. Đây là những bước đi được tính toán
và sở dĩ gần đây mạnh lên có lẽ họ cũng tính toán tình hình quốc tế và khu vực,
và cả trong nội bộ của họ nữa để thực hiện những bước đi đó. Mà theo tôi đó là
cũng là một phép thử để xem phản ứng của quốc tế và những nước có quan tâm đến
khu vực này như thế nào để họ tính toán trong bước thực hiện các mục tiêu của
họ như chúng ta đã biết. Đó là thực hiện ý đồ trong việc muốn biến vùng Biển
Đông trong khu vực thành vùng mà họ chiếm diện tích gần như hoàn toàn đến 80%,
trong đường biên giới mà họ gọi là đường biên giới lưỡi bò.
Như vậy trong thời gian vừa rồi họ làm như vậy là có sự tính toán, cân nhắc các bước thực hiện. Thêm nữa là họ thực hiện một số bước trong khu vực các nước ASEAN mà có những vấn đề về nội bộ; tức chưa thực sự thống nhất trong ‘loại việc’ này. Đó là một nguyên nhân nữa mà họ (Trung Quốc) đẩy mạnh hơn nữa mọi hoạt động của họ.
Gia Minh: Hoạt động của
ASEAN trong năm vừa rồi không được như những năm trước, như năm 2010 khi Việt Nam làm chủ tịch.
Năm vừa qua thì Kampuchia làm chủ tịch?
Trần Công Trục: Theo tôi
đúng như vậy, và như đã nói họ tính toán mọi cơ hội có thể được, đặc biệt tình
hình thế giới và khu vực. Rò ràng khu vực ASEAN trong năm vừa rồi, tổ chức
ASEAN có những vấn đề nội bộ.
Năm vừa rồi Kampuchia làm chủ
tịch, và chúng ta biết Kampuchia có những phát biểu không thuận lợi lắm cho
khối này trước những động thái mà Trung Quốc gây ra. Hội nghị ngoại trưởng
ASEAN tại Kampuchia hồi tháng 7 lần đầu tiên không ra được thông cáo chung, và
hội nghị gần đây rõ ràng có những phản ứng, động thái của Kampuchia mà nói
chung Trung Quốc có thể khai thác điều đó. Tôi nghĩ đây là một trong những lý do,
một trong những nguyên nhân gần như rất quan trọng mà Trung Quốc tính toán để
thực hiện những bước đi của họ.
Gia Minh: Philippines có những phản ứng mạnh mẽ,
vậy ông thấy những biện pháp của Philippines
và Việt Nam
trước những động thái của Trung Quốc thế nào?
Trần Công Trục: Theo tôi
có nhiều ý kiến cho rằng Philippines
là nước tiên phong trong mặt trận gọi là cản phá, cản trở lại hoạt động của Trung
Quốc. Thế nhưng tôi nghĩ rằng không phải hoàn toàn như vậy, vì mỗi nước sẽ có
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đối với những hoạt động của Trung Quốc đã gây
ra trong năm vừa rồi. Philipines là nước có lợi ích liên quan, ví dụ như Bãi
cạn Scaborough rõ ràng trực tiếp đến Philippines nên nước này phải có những
phản ứng mạnh mẽ hơn so với nhiều nước khác là chuyện đương nhiên. Hay chuyện
Trung Quốc cho đấu thầu chín lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam rồi vấn đề họ cắp cáp..., thì Việt Nam có tiếng nói
mạnh mẽ. Có nghĩa là quyền lợi liên quan trực tiếp hay gián tiếp để các nước có
những thái độ phản ứng; chứ không phải hoàn toàn nước này đi đầu hoặc đi thứ hai.
Tôi cho việc phản ứng của Philippines,
của Việt Nam
và của các nước khác tùy thuộc vào mức độ và tính chất trực tiếp hay gián tiếp liên
quan đến lợi ích của từng nước đưa đến phản ứng của họ. Theo tôi ở mức độ có
thể thấy rõ là có một sự phản ứng chừng mực. Thực tế là như vậy.
ASEAN cần đoàn kết
Gia Minh: Sự đoàn kết
giữa các nước có quyền lợi trên Biển Đông mà bị Trung Quốc vi phạm như vậy, ông
thấy mức độ liên kết với nhau thì ra sao rồi?
Theo tôi nghĩ, hiện nay một số động thái của các nước ASEAN trước tình hình đó thì người ta cũng đã ý thức được rằng họ cần phải có sự đoàn kết.
Trần Công Trục
Trần Công Trục: Tôi cho
rằng một trong những lý do mà Trung Quốc triển khai mạnh hơn là vì điều đó.
Theo tôi nghĩ, hiện nay một số động thái của các nước ASEAN trước tình hình đó
thì người ta cũng đã ý thức được rằng họ cần phải có sự đoàn kết. Tuy nhiên
muốn làm điều đó phải có điều kiện và thời gian cụ thể. Nhưng tôi nghĩ có những
hoạt động tích cực ví dụ như ngoại trưởng Indonesia, trong thời gian sau hội
nghị khi không ra được tuyên bố chung, ông ta đã đi từng nước một để có gặp gỡ
và những nước có liên quan trực tiếp như Malaysia, Philippines, Việt Nam có
những chuẩn bị cho các cuộc gặp gở nhằm bàn bạc những biện pháp để đối phó với
tình hình này. Và tiếp đến các nước sẽ còn, và đã thống nhất với nhau dự thảo
COC, tức bộ luật ứng xử trên Biển Đông. Họ tiếp tục thúc đẩy quá trình này để
làm sao lôi kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán nội dung này. Tôi nghĩ với sự nỗ
lực và tích cực đó hy vọng năm 2013 sẽ có tiến triển tốt. Và tôi cũng hy vọng
những nước trong ASEAN sẽ có những dàn xếp với nhau để có tiếng nói thống nhất.
Thực sự mọi người cũng ý thức việc cản trở mọi hoạt động gọi là bất thường và
phi pháp là có lợi chung cho khu vực. Từng nước đều có lợi ích, và chỉ là việc
đóng góp cho nền hòa bình, ổn định khu vực và thế giới thôi.
Tôi hy vọng rằng tất cả những
điều mình làm với động cơ đúng đắn và rất trong sáng đó thì chắc chắn sẽ có
những bước tiến khả thi thôi, không nên vội bi quan.
Gia Minh: Ngày 1 tháng
này, lệnh của tỉnh Hải Nam
cho lực lượng chức năng lên khám xét những tàu mà họ cho là vi phạm vùng biển
của Trung Quốc tại Biển Đông, có hiệu lực. Theo ông tình hình trước mắt này ra
sao?
Trần Công Trục: Tôi nghĩ
rằng lệnh của bất cứ quốc gia nào là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về
luật biển thì không thể nào trái với những điều đã tham gia. Vì khi tham gia
thì phải tuân thủ mọi qui định của công ước. Nếu lệnh đi trái với công ước thì
các nước khác sẽ phản đối và không có hiệu lực đối với những nước có ý kiến.
Như vậy nó phụ thuộc vào thái độ của các quốc gia có liên quan và quốc tế nữa.
Đương nhiên đối với lệnh sai trái đó, các nước trong khu vực sẽ có phản ứng.
Tùy theo mức độ mà người ta sẽ có những lối ứng xử một cách thích hợp nhất và
hiệu quả nhất.
Gia Minh: Cám ơn ông về
những ý kiến trình bày vừa rồi.
Nguồn:
RFA Việt ngữ.
TQ lợi dụng mọi thời cơ, khai thác mọi khe hở để trục lợi tức là đạt mục đích mà họ muốn. Cho đến khi đạt được mục đích chiếm hết 80% Biển Đông , chưa chắc họ đã dừng lại ở đó .
Trả lờiXóaCũng như trân chiến và chiếm Hoàng sa năm 1974, TQ đã có kế hoạch từ trước và lợi dụng thời cơ thuận tiên nhất để hành động .
Nói đến Asean cần đoàn kết . Về các vấn đề khác ngoài vđ Biển Đông có lẽ là có, nhưng vđ BĐ và đụng chạm quyền lợi vói TQ, TQ luôn phá rồi, ngăn cản sự đoàn kết này !
Chiến lược ngoại giao của VN tương lai có thể khác khi VN có thực lực mạnh hơn .
Cám ơn bác Trần Công Trục. Những câu trả lời của bác có vẻ chừng mực, cân nhắc, cùng với vẻ "mềm mại" cố hữu của những người công tác trong ngành ngoại giao. Có thể người dân chưa thỏa mãn hoàn toàn với những gì bác nói, nhưng ít ra vẫn thấy... "đã".
Trả lờiXóaRõ ràng là bác nói về quan hệ VN - TQ và VN với các nước Asean một cách thực tế, thực tiễn, bình đẳng, dựa trên luật lệ quốc tế ... chứ không có chuyện tiên thiên "dán nhãn" cho nước này là 'anh em bốn tốt mười sáu vàng' và nước nọ là 'thế lực thù địch' gì gì cả.