Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược:
"Tình hình xấu đi có khi lại là cơ may cho đất nước"
> Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược so sánh bối cảnh đổi mới năm 1986 và tình hình hiện nay...
“Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may”, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nói với VnEconomy.
“Cơ may”, theo giải thích của ông
Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới,
cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, là thường chỉ khi nào bị
đẩy đến chân tường, thì động lực đổi mới mới thực sự mạnh mẽ.
Nhắc lại không khí của những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông Lược (lúc ấy đang là thành viên nhóm tư vấn cho Tổng bí thư Trường Chinh - PV) nói, “năm 1986, lạm phát lên đến trên 700%, các chuyên gia kinh tế được Bộ Chính trị mời đến khá thường xuyên, có lúc các anh ấy dành cả ngày để nghe ý kiến của chúng tôi. Năm ấy, nguy cơ đổ vỡ cũng rất lớn”.
Nhắc lại không khí của những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông Lược (lúc ấy đang là thành viên nhóm tư vấn cho Tổng bí thư Trường Chinh - PV) nói, “năm 1986, lạm phát lên đến trên 700%, các chuyên gia kinh tế được Bộ Chính trị mời đến khá thường xuyên, có lúc các anh ấy dành cả ngày để nghe ý kiến của chúng tôi. Năm ấy, nguy cơ đổ vỡ cũng rất lớn”.
Thưa
ông, có vị nói vui là, khi nào nền kinh tế khó khăn thì các chuyên gia
kinh tế lại “đắt hàng”, nhưng hình như dấu ấn chuyên gia ở 2012 lại
không rõ nét bằng năm trước đó?
Đúng là thế, nhưng cũng dễ hiểu thôi mà. Tình hình vẫn vậy, chưa có chuyển biến gì nhiều thì nghe mãi vẫn thế thôi. Hơn nữa, 2011 là năm có nhiều đề án, nhất là các đề án thành phần của tái cơ cấu nền kinh tế chuẩn bị trình, nên cần nhiều ý kiến tham góp.
Vâng, cũng có thể là vậy, nhưng tiếng nói của các chuyên gia độc lập thiết tưởng rất cần trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn này chứ ạ?
Tất nhiên là thế rồi, nhưng ở Việt Nam chuyên gia thực sự độc lập, tức là không gắn với nhóm lợi ích nào, cũng không có nhiều. Trong khi khả năng lobby của các nhóm lợi ích rất mạnh, không phải bây giờ mà ngay cả khi tôi còn làm tư vấn cho nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, thì cũng đã có nhiều anh vận động rất dữ, khi chính sách mới nào đó được xây dựng. Vậy nên ý kiến chuyên gia hay tư vấn rất cần, song quan trọng nhất vẫn là bản lĩnh người ra quyết định.
Tôi còn nhớ vào năm 1989, ông Đỗ Mười giao cho tôi xây dựng đề án chống lạm phát. Sau khi trình, dù ý ông đã khá thuận, song ông vẫn yêu cầu tôi cùng với Bộ Tài chính họp lấy ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan.
Cuộc họp có mặt hơn 100 người, sau một ngày tranh cãi không một ai đồng ý với đề án hết. Tôi báo cáo lại với ông Đỗ Mười là “không ai đồng ý cả, vậy ý anh thế nào?”. Ông nói, không ai đồng ý thì tôi thí điểm ở Hải Phòng trước. Sau đó một tháng, kết quả thí điểm rất tốt, đề án đã được áp dụng trên cả nước.
Vậy nên, tôi vẫn muốn nói là tư vấn rất quan trọng, song quan trọng hơn là người được tư vấn có đủ bản lĩnh để lắng nghe ý kiến đúng trong rất nhiều quan điểm khác nhau - mà đôi khi chân lý không thuộc về số đông - và cho thực thi hay không.
Hơn nữa, tình hình ở ta bây giờ phức tạp quá, các nhóm lợi ích, hiểu theo nghĩa không tích cực, đã phát triển rất mạnh. Vì thế, tư vấn các giải pháp phải vượt trên các nhóm lợi ích đó thì quá khó.
Phải chăng đó chính là một nguyên nhân quan trọng làm cho tình hình kinh tế - xã hội xấu đi, thưa ông?
Đại đa số ý kiến mà tôi nghe được đều có cảm nhận giống nhau là tình hình kinh tế xã hội xấu nhất từ khi “đổi mới” đến nay.
Ai cũng thấy doanh nghiệp gặp khó trầm trọng, cục nợ xấu ngày càng to ra, hàng tồn kho có vẻ giảm đi nhưng thực chất là do nhiều doanh nghiệp đã chết nên sản xuất đình trệ. Ngân hàng cũng đang điêu đứng và nhiều nguy cơ đổ vỡ, mà nếu đổ vỡ thì bi kịch lớn hơn hiện nay rất nhiều.
Bên cạnh đó còn một loạt chuyện bức xúc trong xã hội, như các vụ kiện cáo rùm beng về đất đai. Bức tranh u ám như vậy nhưng các giải pháp đưa ra chưa đủ để đem lại niềm tin là có thể cải thiện được tình hình. Cơ quan xử lý nợ xấu chưa hoạt động gì, bất động sản đóng băng nhưng giải pháp lại chưa rõ thì làm sao mà làm được, khó lắm.
Doanh nghiệp nhà nước, khu vực mà theo tôi đang có đại vấn đề lại càng không có giải pháp nào hữu hiệu, trong khi chỉ riêng khu vực này đang nắm 1,3 triệu tỷ dư nợ tín dụng mà cứ kiểm toán chỗ nào là chỗ đó có vấn đề, nợ nần đều chồng chất cả.
Khó nữa là mô hình phát triển theo chiều rộng của Việt Nam đã hết “đát” rồi, tài nguyên hết đến nơi, lao động rẻ cũng không còn nhiều. Có hai thứ để tăng trưởng bền vững là đổi mới thể chế và sáng tạo thì cả hai cái đó đều yếu kém.
Trong khi đó tham nhũng sờ đâu cũng thấy. Vừa rồi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã được đưa về Bộ Chính trị, nhưng cơ quan giúp việc cho Tổng bí thư có đủ mạnh để đảm bảo rằng có thể thực thi nhiệm vụ một cách khách quan hay không thì lại là vấn đề.
Tôi cho rằng, chống tham nhũng phải bằng thể chế chứ điều tra thế nào cho xuể được trong tình hình hiện nay. Mà trong các thể chế thì thể chế thị trường là quan trọng nhất, chỗ nào không có thị trường thực sự thì chỗ đó tham nhũng mạnh nhất và ngược lại.
Bởi thế, chốt của xử lý vấn đề hiện nay là đổi mới thể chế. Vì, giả sử nợ xấu xử lý xong, rồi nợ xấu lại sẽ tiếp tục được đẻ ra, vậy làm gì để xử được cái nguyên nhân đẻ ra nợ xấu đó mới là quan trọng. Quan trọng nhất là hiện đại hóa thể chế, trong đó thể chế kinh tế phải làm trước. Muốn làm được điều này thì phải đổi mới từ tư duy và quan điểm phát triển trong Đảng.
Điều này có liên hệ thế nào với “cơ may” mà ông đã đề cập ở trên?
Hiện nay nếu không có bước ngoặt mới thì những yếu kém của kinh tế, xã hội sẽ không xử lý được. Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may cho đất nước.
Nhưng có thể, “cơ may” này chưa đến ngay năm sau đâu, nếu tình hình như hiện nay hoặc chỉ xấu hơn một chút còn dằng dai thêm vài năm nữa. Bởi ở Việt Nam, khu vực kinh tế không chính thức rất lớn - chiếm đến 70% - chưa bị tác động quá lớn. Hiện tại khi về nông thôn vẫn thấy mọi chuyện khá yên ả, sự sa sút là có, nhưng không rõ nét bằng thành thị. Bên cạnh đó thì sức chịu đựng của người Việt rất lớn, nên dù không có cơ sở nào để có thể đưa ra dự báo sáng hơn cho 2013, thì tôi cũng chưa chắc chắn là “cơ may” đã tới.
Đúng là thế, nhưng cũng dễ hiểu thôi mà. Tình hình vẫn vậy, chưa có chuyển biến gì nhiều thì nghe mãi vẫn thế thôi. Hơn nữa, 2011 là năm có nhiều đề án, nhất là các đề án thành phần của tái cơ cấu nền kinh tế chuẩn bị trình, nên cần nhiều ý kiến tham góp.
Vâng, cũng có thể là vậy, nhưng tiếng nói của các chuyên gia độc lập thiết tưởng rất cần trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn này chứ ạ?
Tất nhiên là thế rồi, nhưng ở Việt Nam chuyên gia thực sự độc lập, tức là không gắn với nhóm lợi ích nào, cũng không có nhiều. Trong khi khả năng lobby của các nhóm lợi ích rất mạnh, không phải bây giờ mà ngay cả khi tôi còn làm tư vấn cho nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, thì cũng đã có nhiều anh vận động rất dữ, khi chính sách mới nào đó được xây dựng. Vậy nên ý kiến chuyên gia hay tư vấn rất cần, song quan trọng nhất vẫn là bản lĩnh người ra quyết định.
Tôi còn nhớ vào năm 1989, ông Đỗ Mười giao cho tôi xây dựng đề án chống lạm phát. Sau khi trình, dù ý ông đã khá thuận, song ông vẫn yêu cầu tôi cùng với Bộ Tài chính họp lấy ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan.
Cuộc họp có mặt hơn 100 người, sau một ngày tranh cãi không một ai đồng ý với đề án hết. Tôi báo cáo lại với ông Đỗ Mười là “không ai đồng ý cả, vậy ý anh thế nào?”. Ông nói, không ai đồng ý thì tôi thí điểm ở Hải Phòng trước. Sau đó một tháng, kết quả thí điểm rất tốt, đề án đã được áp dụng trên cả nước.
Vậy nên, tôi vẫn muốn nói là tư vấn rất quan trọng, song quan trọng hơn là người được tư vấn có đủ bản lĩnh để lắng nghe ý kiến đúng trong rất nhiều quan điểm khác nhau - mà đôi khi chân lý không thuộc về số đông - và cho thực thi hay không.
Hơn nữa, tình hình ở ta bây giờ phức tạp quá, các nhóm lợi ích, hiểu theo nghĩa không tích cực, đã phát triển rất mạnh. Vì thế, tư vấn các giải pháp phải vượt trên các nhóm lợi ích đó thì quá khó.
Phải chăng đó chính là một nguyên nhân quan trọng làm cho tình hình kinh tế - xã hội xấu đi, thưa ông?
Đại đa số ý kiến mà tôi nghe được đều có cảm nhận giống nhau là tình hình kinh tế xã hội xấu nhất từ khi “đổi mới” đến nay.
Ai cũng thấy doanh nghiệp gặp khó trầm trọng, cục nợ xấu ngày càng to ra, hàng tồn kho có vẻ giảm đi nhưng thực chất là do nhiều doanh nghiệp đã chết nên sản xuất đình trệ. Ngân hàng cũng đang điêu đứng và nhiều nguy cơ đổ vỡ, mà nếu đổ vỡ thì bi kịch lớn hơn hiện nay rất nhiều.
Bên cạnh đó còn một loạt chuyện bức xúc trong xã hội, như các vụ kiện cáo rùm beng về đất đai. Bức tranh u ám như vậy nhưng các giải pháp đưa ra chưa đủ để đem lại niềm tin là có thể cải thiện được tình hình. Cơ quan xử lý nợ xấu chưa hoạt động gì, bất động sản đóng băng nhưng giải pháp lại chưa rõ thì làm sao mà làm được, khó lắm.
Doanh nghiệp nhà nước, khu vực mà theo tôi đang có đại vấn đề lại càng không có giải pháp nào hữu hiệu, trong khi chỉ riêng khu vực này đang nắm 1,3 triệu tỷ dư nợ tín dụng mà cứ kiểm toán chỗ nào là chỗ đó có vấn đề, nợ nần đều chồng chất cả.
Khó nữa là mô hình phát triển theo chiều rộng của Việt Nam đã hết “đát” rồi, tài nguyên hết đến nơi, lao động rẻ cũng không còn nhiều. Có hai thứ để tăng trưởng bền vững là đổi mới thể chế và sáng tạo thì cả hai cái đó đều yếu kém.
Trong khi đó tham nhũng sờ đâu cũng thấy. Vừa rồi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã được đưa về Bộ Chính trị, nhưng cơ quan giúp việc cho Tổng bí thư có đủ mạnh để đảm bảo rằng có thể thực thi nhiệm vụ một cách khách quan hay không thì lại là vấn đề.
Tôi cho rằng, chống tham nhũng phải bằng thể chế chứ điều tra thế nào cho xuể được trong tình hình hiện nay. Mà trong các thể chế thì thể chế thị trường là quan trọng nhất, chỗ nào không có thị trường thực sự thì chỗ đó tham nhũng mạnh nhất và ngược lại.
Bởi thế, chốt của xử lý vấn đề hiện nay là đổi mới thể chế. Vì, giả sử nợ xấu xử lý xong, rồi nợ xấu lại sẽ tiếp tục được đẻ ra, vậy làm gì để xử được cái nguyên nhân đẻ ra nợ xấu đó mới là quan trọng. Quan trọng nhất là hiện đại hóa thể chế, trong đó thể chế kinh tế phải làm trước. Muốn làm được điều này thì phải đổi mới từ tư duy và quan điểm phát triển trong Đảng.
Điều này có liên hệ thế nào với “cơ may” mà ông đã đề cập ở trên?
Hiện nay nếu không có bước ngoặt mới thì những yếu kém của kinh tế, xã hội sẽ không xử lý được. Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may cho đất nước.
Nhưng có thể, “cơ may” này chưa đến ngay năm sau đâu, nếu tình hình như hiện nay hoặc chỉ xấu hơn một chút còn dằng dai thêm vài năm nữa. Bởi ở Việt Nam, khu vực kinh tế không chính thức rất lớn - chiếm đến 70% - chưa bị tác động quá lớn. Hiện tại khi về nông thôn vẫn thấy mọi chuyện khá yên ả, sự sa sút là có, nhưng không rõ nét bằng thành thị. Bên cạnh đó thì sức chịu đựng của người Việt rất lớn, nên dù không có cơ sở nào để có thể đưa ra dự báo sáng hơn cho 2013, thì tôi cũng chưa chắc chắn là “cơ may” đã tới.
*Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng
Nguồn: VNEconomy
Nói như Gs Võ đại Lược thì cái vốn của VN còn rất lớn . Đó là khu vực kinh tế không chính thức chiếm tói 70 % chưa bị tác động quá lớn . Nếu thế thì cơ may ắt sẽ tới , nhưng ai sẽ là người nắm được cơ may đó để đưa VN thoát hiểm hay làm cho dân ta cạn vốn ?
Trả lờiXóaCơ may lớn nhất của VN là chiến tranh toàn diện với Tàu cộng.
XóaPhượng hoàng tái sinh từ đống tro tàn!!
Ông là chuyên gia kinh tế mà phán giống như thầy bói quá. Tình hình hiện nay theo kinh nghiệm của các chuyên gia kinh tế, các tổ chức kinh tế nổi tiếng trên thế giới khuyên rằng: nhà nước Việt Nam nên cải tổ toàn diện và sâu rộng mới mong thoát khỏi và đưa đất nước tiến lên.
Trả lờiXóaThưa ông giáo sư - chuyên gia kinh tế, phát triển kinh tế Việt Nam đã tới ngưỡng. Cần phải thay đổi mới mong vượt ngưỡng hiện tại và phát triển lên tầm cao mới. Còn vẫn như thế này thì muôn đời vẫn như vậy.
Bác Võ Đại Lược nói: "Hiện tại khi về nông thôn vẫn thấy mọi chuyện khá yên ả, sự sa sút là có, nhưng không rõ nét bằng thành thị." Nhưng theo tôi, trong năm 2013 sắp tới, e rằng tình hình nông thôn sẽ hết sức bi đát, đặc biệt nếu các cuộc cưỡng chế đất đai cứ tiếp tục như năm vừa rồi.
Trả lờiXóaXin chào TS Nguyễn Xuân Diện. Tôi là độc giả thường xuyên của các trang Blog cá nhân. Rất tâm đắc với các bài viết và ý kiến phản hồi chuyển tải nhiều thông tin đa chiều mang tính xây dựng cao trên các trang như: Tễu.blog, Quê choa, Phương Bích... Tôi có thắc mắc: Đã 3 ngày(từ 25/12 đến hôm nay, trang Quê choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập không có bài mới? Tôi xin phép đăng ý kiến thắc mắc này trên trang Tễu.blog, mong được "bác Tễu" và bạn đọc tìm hiểu giải đáp cho. Tôi cũng thành tâm mong chủ B.log Quê choa Nhà văn Nguyễn Quang Lập và gia đình được bình an, mạnh khỏe, tiếp tục cho đăng các bài viết bình luận thời sự KT-CT sắc xảo và các chuyện ngắn hay trên trang blog của mình. Xin chân thành cảm ơn Tễu.blog!
Trả lờiXóaHì hì, bác I Love Vietnam ơi. Bác thế là còn đỡ đấy vì còn thấy được các bài mới của Blog Quê Cha đến tận 25/12, chứ cái i-phone của tôi nó cứ dừng mãi ở bài ngày 17/12 đến tận nay. Tôi vì đi làm ngoài đường, thường phải theo dõi các blog bằng điện thoại. Không hiểu blog của bác Lập "kỵ" với iphone hay sao đó mà không cập nhật nhanh trên điện thoại được, không phải mới lần này, tôi gặp tình trạng này nhiều lần rồi. Hôm nay (27/12) vào lại bằng laptop, thấy bác Lập có 4 bài mới rồi đó bác ạ.
XóaThưa Gs Võ : ông nói "khu vực kinh tế không chính thức chiếm tói 70 % chưa bị tác động quá lớn" là quan liêu. Thực ra có đến 95% các DN (chưa tính FDI) đều đã và có nguy cơ phá sản hoặc SX đình trệ , trong đó kể cả các DNNN . Thực ra các DNNN chưa đến mức phải phá sản vì đã được CP bảo kê-Nhưng nó đã tạo ra sự bất công. Nhưng còn các DN tư nhân: ai có trách nhiệm đây? CP đã không còn đủ lực nữa rồi! Một vấn đề nữa mà các nhà kinh tế , chính trị , XH cần lưu lý là : sự nhũng nhiễu , vô trách nhiệm của hệ thống công quyền cũng góp phần quan trọng trong việc phá sản của các DN (kể cả các DNNN). Chính tôi đang làm việc cho 1 DNNN nên tôi biết rõ những việc này.
Trả lờiXóaTrong quản lý kinh tế hiện nay cái đuôi định hướng XHCN đang chi phối toàn bộ hệ thống,muốn vượt qua điểm nghẽn lúc này không có cách nào khác là cắt cái đuôi này đi.Chỉ có thể xây dựng nền kinh tế thị trường 100% mới thoát qua điểm nghẽn này.
Trả lờiXóaTrong đó hai khâu cốt tử là phải sửa đổi luật đất đai thực hiện quyền sở hữu đất đai cho người nông dân và đưa đất đai thành nguồn hành hóa lưu thông trên thị trường tăng nguồn cầu cho xã hội.Ở Nhật, khi cải cách ruộng đất nhà nước tung tiền ra ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, sau đó khi có quyền sở hữu ruộng đất, nông dân có quyền nhượng bán tự nguyện, vì vậy chỉ trong vài năm nước nhật lại công nghiệp hóa nông nghiệp thông qua tích tụ ruộng đất tự nguyên vào các trang trại lớn để cơ giới hóa,hiện đại hóa.Tất cả đất đai trở thành hàng hóa tăng nguồn vốn lưu thông bảo đảm cân đối cung cầu ở phương diện vĩ mô.Chính phủ hoàn toàn đủ không gian tài chỉnh mở nhờ lượng hành hóa lưu thông đất đai biến thành tiền tệ trong tài khóa hàng năm.
Điểm thứ hai là phải thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và động tác đầu tiên là công nhận giá trị chất xám của con người trong hoạt động sáng tạo và quản lý hiện nay.Tức phải đưa giá trị tài sản vô hình của lao động sáng tạo của các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương vào giá trị vốn hóa xem như tài sản có trong bảng cân đối tài sản của nền kế toán Mỹ .Có như vậy mọi nguồn lực mới được phát huy,tăng nguồn cung cân đối với cầu của nhà hội.Có như vậy vòng quay vốn lưu thông mới tăng lên,chu kỳ luân chuyển đồng vốn tăng tự khắc mọi hoạt động kinh tế chuyển động tăng dần, sự bế tắc bị dỡ bỏ.Kinh tế phục hồi và phát triển.Nền Kinh tế Trung quốc giai đoạn vừa qua phát triển thần kỳ nhờ tháo gỡ nút thắt điểm nghẽn "Định hướng" rất thành công.Nên chăng các chuyên gia kinh tế cần tham vấn cho các nhà hoạch định chính sách tìn ra lối thoát hữu hiệu.Không nên cứ dự đoán tù mù chẵng có biện pháp gì thì chỉ thêm rối thôi các bác ơi!.
Đi đôi với cải cách kinh tế thì việc cải cách chính trị với cơ chế đa nguyên nhằm tạo thế cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động chính xã hội, tạo nên xã hội dân sự xóa bỏ thế độc quyền toàn trị ắt mọi thứ sẽ phát triển hài hòa....
thưa bác, Bọ Lập đi chơi ba ngày nên Quê Choa không có bài cập nhật bác ạ.
Trả lờiXóaVâng ạ! Xin cảm ơn "bác Tễu"!
XóaBác nào có tầm nhìn đến năm 2030-2050 chính xác nên thông tin cho bà con nhé.
Trả lờiXóaDù gì đi nữa thì "cơ may" hay "nguy cơ" cũng đã được thừa nhận là có. Như vậy thì sự thay đổi ắt hẳn sẽ có xảy ra.
Trả lờiXóa