TQ 'xuống nước' tại hội nghị Biển Đông?
Cập nhật: 14:53 GMT - thứ tư, 21 tháng 11, 2012
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói các học giả Trung Quốc tỏ ra 'mềm mỏng hơn tại Hội nghị Biển Đông vừa kết thúc tại TP Hồ Chí Minh.
Hội nghị Biển Đông lần thứ tư này có sự tham gia
của học giả có uy tín từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc,
Singapore, Việt Nam và nhiều nước khác với số tham luận lên tới trên 30.
Các bài liên quan
Hàng trăm học giả, công chức và nhân viên ngoại giao của các nước đã tới dự 10 phiên họp trong ba ngày 19, 20 và 21/11.
Hai học giả Trung Quốc Tô Hạo và Nguyễn Tông
Trạch, phó giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, đã có tham
luận về 'lợi ích quốc gia căn bản' và 'Trung Quốc, Asean, Mỹ nên hướng
đến điều tốt nhất mặc cho tranh chấp'.
Bình luận về hai học giả này, Tiến sĩ Nhã nói: "Các học giả Trung Quốc có nói rằng là đối với các nước Asean, Trung Quốc càng ngày càng phát triển hợp tác kinh tế. "Họ cũng nói luôn là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc không phải là Biển Đông. "Theo tôi thì thái độ của các học giả Trung Quốc kỳ này không có như trước. "Họ đã rất là mềm mỏng.
"Cái phát biểu của tôi lúc kết luận tôi có nói rằng tôi rất quan tâm tới suy nghĩ của ông Su Hao.
"Ông Tô Hạo có nói rằng cần có những suy nghĩ
khoa học và khách quan để tạo ra quyết sách của nhà nước thì tôi thấy
cái đó là cái rất hay."
'Tranh luận thẳng thắn'
Học giả Tô Hạo từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc
ở Bắc Kinh có vẻ cho rằng quan hệ kinh tế giữa các nước Asean với Trung
Quốc quan trọng hơn so với những gì Asean thu được từ Biển Đông.
Vì lý do này ông Tô nói các nước Asean đã để 'lợi ích quốc gia thứ yếu' lên trên 'lợi ích quốc gia căn bản'.
Tại hội nghị vừa kết thúc ngày hôm nay, các diễn
giả cũng khẳng định sự quay lại Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong
khi học giả Nga nói Moscow cũng đang trở lại khu vực và Đông Nam Á sau
khi thất vọng với Châu Âu.
Các tham luận được trình bày tại hội nghị cho
thấy một bức tranh quốc tế phức tạp với sự tham gia và tái tham gia của
các nước khác nhau với những mức độ quan tâm và quyết liệt khác nhau.
Ngoài các yếu tố quốc tế, một số học giả cũng
nói các vấn đề chính trị nội bộ trong đó có lợi ích của chính quyền
trung ương, địa phương và chủ nghĩa dân tộc tại các quốc gia liên quan
càng làm cho vấn đề Biển Đông thêm phức tạp.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói quy mô của
hội nghị lần này, cả về số lượng và sự đa dạng của các diễn giả cũng như của quan khách, lớn hơn hẳn so với ba hội nghị trước đó.
Ông nói các học giả đã tranh luận hết sức thẳng
thắn và 'phân tích kỹ và khoa học' các vấn đề nhằm đóng góp cho sự
'chuyển biến ở Biển Đông'.
Nguồn:BBC.
Bản chất Trung Quốc rất mưu mô, nham hiểm nên tôi không tin Trung Quốc biết lẽ phải mà "xuống nước" như thế. Tôi nghĩ đây là chiến thuật "Lùi 1 bước để tiến 2 bước" mà lâu nay họ thường áp dụng.
Trả lờiXóaTrung Quốc cho in hình đường chủ quyền chín đoạn ở Biển Đông lên hộ chiếu điện tử kiểu mới, khiến Việt Nam và Philippines phải lên tiếng phản đối.
Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm.
Xem bản tin chi tiết tại đây:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/121122_china_passports.shtml
Bây giờ TQ in hình lưỡi bò trên hộ chiếu cấp cho hàng triệu công dân ra nước ngoài . Còn mơ mộng TQ xuống nước nữa không ?
Trả lờiXóaBà con phãi luôn nghĩ tầu nói vậy mà ko phãi vậy ,như các cụ ta nói tin nó thì đỗ thóc giống ra mà ăn .
Trả lờiXóahãy chờ xem bộ ngoại giao VN có biện pháp cụ thể nào vô hiệu hóa đường lưỡi bò trên hộ chiếu mới của hàng triệu người TQ đã,sẽ và đang có mặt tại VN ? hay chỉ phản đối suông ! là một người dân xin đơn cử vài ví dụ đơn giản sau đây - Nếu người này là nhân viên bộ Ngoại giao,chuyên gia của 90% các công trình trọng điểm của người TQ trên đất VN ? xin nhường lời cho các vị lãnh đạo nhà nước đang hưởng lương từ tiền thuế của người dân !
Trả lờiXóa