Quảng Nam lại động đất liên tục |
Thứ ba, 20/11/2012. 06:02 (GMT +7) |
(SGGP).- Từ khuya 18 rạng sáng 19-11, liên tiếp 5 trận động đất nhẹ xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) khiến người dân càng thêm hoang mang.
Từ sau trận động đất kinh hoàng
hôm 15-11, mặc dù Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cùng các chuyên
gia đã trực tiếp vào kiểm tra an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 và
khẳng định đập vẫn an toàn nhưng người dân và cả chính quyền địa phương
không thể yên tâm.
Bà Dương Thị Hương, nhà đối diện UBND xã Trà Sơn (huyện Bắc Trà My), đã nhiều ngày qua không dám ngủ trong ngôi nhà xây kiên cố bê tông cốt thép kể từ khi trận động đất 4,7 độ richter hôm 15-11. Mặc dù ngôi nhà được xây dựng khang trang, kết cấu bê tông cốt thép kiên cố nhưng sau trận động đất chiều 15-11, nhiều vách tường bị xé toạc có thể đút lọt ngón tay. Kể từ ngày đó, nhà bà chuyển hẳn sang ngôi nhà gỗ bên cạnh để buôn bán và ngủ luôn ở đó. 40.000 hộ dân tại các huyện Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Quế Sơn… và hàng chục ngàn hộ dân sống ở lưu và hạ lưu vực sông Thu Bồn cũng lo ngai ngái trong mỗi giấc ngủ. Sau động đất, nhiều đoàn của các bộ, ngành trung ương vào rồi về, các nhà khoa học thì liên tục khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, động đất chỉ là động đất kích thích và sẽ thuyên giảm trong thời gian tới, khuyên người dân yên tâm… nhưng động đất liên tục xảy ra ngày càng mạnh, nằm ngoài dự báo của giới khoa học, khiến người dân càng thêm lo sợ. Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, trận động đất hôm 15-11 là rất mạnh, mạnh đến mức người dân hoảng loạn bỏ chạy ra đường, cán bộ đang làm việc trong cơ quan phải tháo chạy ra ngoài. Sau trận động đất, hàng trăm người dân tại thị trấn Trà My lao đến trường đón con em gây nên cảnh hỗn loạn. Do quá lo lắng trước tình trạng động đất liên tục xảy ra, có nhiều người dân tính đến chuyện bán nhà, dời tài sản đi nơi khác gây mất ổn định xã hội. Chiều 19-11, trao đổi với PV Báo SGGP, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Trần Anh Tuấn cho biết: “Trong đêm 18 rạng sáng ngày 19-11, Bắc Trà My xảy ra 5 trận động đất nhưng với cường độ nhẹ. Do trận động đất xảy ra vào ban đêm nên người dân rất hoang mang. Sắp đến, huyện kiến nghị lên các cấp chính quyền, các bộ ngành trung ương yêu cầu các nhà khoa học phải nói cho rõ là động đất ở Bắc Trà My mạnh đến mức nào là dừng lại? Nếu như mạnh lên nữa mà đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn nhưng phải tính đến an toàn của nhà dân, công trình công cộng. An toàn của đập thủy điện là cần thiết nhưng tính mạng, cuộc sống của dân phải đặt lên hàng đầu. Chủ đầu tư phải vào cuộc cùng UBND huyện Bắc Trà My hỗ trợ cho người dân trong vùng động đất vì hiện nay cuộc sống của họ ngày càng thêm khó khăn và không thể yên tâm làm ăn do động đất quá phức tạp”.
NGUYÊN KHÔI
Nguồn: SGGP Thủy điện Sông Tranh 2 là sai lầm lớnNam Nguyên, phóng viên RFA2012-11-19
Khu vực thủy điện Sông Tranh 2 ở Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam sẽ
tiếp tục động đất khó lường. Người dân trong vùng phải gánh chịu tai
ương động đất kích thích đầy hiểm nguy.
Hàng trăm trận động đất
Trong vòng gần 300 năm từ 1715 tới 2010 trước khi Thủy điện Sông
Tranh 2 bắt đầu tích nước, khu vực Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam chỉ xảy ra
vỏn vẹn 8 trận động đất.
Theo số liệu chính thức trận động đất cường độ lớn nhất đo được 4,8 độ richter xảy ra vào ngày 25/7/1957.
Từ lúc hồ chứa thủy điện Sông tranh với dung tích thiết kế 730 triệu
mét khối bắt đầu tích nước từ cuối năm 2010 tới nay, thực tế đã có bao
nhiêu trận động đất mà các nhà khoa học gọi là động đất kích thích. TS
Lê huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết:
“Những trận động đất mà chúng tôi ghi nhận từ 2.0 độ richter trở
lên tôi nghĩ rằng phải đến hàng trăm trận. Còn thực tế những trận nhỏ
hơn 2.0 hoặc nhỏ nữa thì rất là nhiều.”
Trận động đất lớn nhất gần đây xảy ra vào chiều ngày 15/11 được công
bố là mạnh 4,7 độ richter. Rung chấn làm nứt nhà điều hành được xây dựng
chắc chắn trên đỉnh đập. Nhà ở, trường học, công trình công cộng khác ở
Bắc Trà My vốn đã bị nứt tường, sụt móng, nay đã tiến tới chỗ rơi mái.
Đặc biệt trận động đất này còn làm rung chuyển tận hai thành phố Đà Nẵng và Quảng Ngãi cách xa tâm chấn cả trăm km.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là sự hoảng sợ thường xuyên của 48.000
người dân ở hạ du trong đó có Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức... Những
khu vực ảnh hưởng trực tiếp nếu vỡ đập sông Tranh 2.
Một sai lầm lớn?
Trận động đất 4,7 độ richter đã làm nóng diễn đàn Quốc hội ngày
16/11, các đại diện của tỉnh Quảng Nam đã cắt ngang buổi thảo luận tu
chính Hiến pháp, để dóng tiếng chuông cảnh báo với những lời lẽ hết sức
gay gắt chưa từng có.
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quảng Nam Trần Xuân Vinh nói rằng lòng dân
đã bất an, lại càng bất an hơn với tình trạng động đất liên tục và ngày
một mạnh hơn ở Sông Tranh 2:
Không vì mục tiêu phát triển kinh tế mà quên đi tính mạng của hàng vạn người dân sẽ không còn quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc nếu sự cố vỡ đập Sông Tranh 2 xảy ra.
“Nhân dân tin tưởng rằng Đảng, Nhà nước và Đại biểu Quốc Hội sẽ
không vì mục tiêu phát triển kinh tế với số vốn đã đầu tư cho thủy điện
Sông Tranh 2 mà quên đi quyền được sống đã được Hiến pháp đề cập, đó là
tính mạng của hàng vạn người dân sẽ không còn quyền được sống và quyền
mưu cầu hạnh phúc nếu sự cố vỡ đập Sông Tranh 2 xảy ra.
Đây không chỉ là nỗi lo, là trách nhiệm, là trăn trở của Đảng bộ,
Chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng như các tỉnh và thành phố
khu vực miền Trung mà còn là trách nhiệm, là đạo đức của Đảng và cả Hệ
thống Chính trị của chúng ta.”
Khu vực Bắc Trà My nằm trên các đới đứt gãy có thể xảy ra động đất.
Nhưng có vẻ, những trận động đất hiếm hoi trong vòng 300 năm và dự báo
động đất cực đại không quá 5,5 độ richter, làm cho Tập đoàn Điện lực
Việt Nam quyết định xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2.
Thời điểm đó động đất kích thích còn là một điều khá mới mẻ với
các nhà khoa học Việt Nam. Khi thấy Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La
với dung tích hồ chứa lớn hơn ngàn lần Sông Tranh 2 mà động đất kích
thích chỉ xảy ra rất ít và giảm dần đã làm cho chủ đầu tư Sông Tranh 2
yên lòng.
TS Lê Huy Minh nhìn nhận diễn biến động đất kích thích ở khu vực thủy
điện Sông Tranh là hết sức phức tạp mà giới khoa học chưa có kinh
nghiệm về vấn đề động đất kích thích. Ông nói:
“Động đất kích thích dồn dập lại có cường độ lớn như thế thì Thủy
điện Sông Tranh 2 là nơi đầu tiên ở Việt Nam phải gánh chịu. Thực tế nếu
như mà lường trước được động đất kích thích ở Sông Tranh như thế này
thì tôi nghĩ rằng không nên xây dựng thủy điện ở khu vực này làm gì.
Vì cái lợi của thủy điện mang lại là có điện nhưng lại mang điều
bất an tới cho nhân dân nếu mà lường trước được thì chả ai cho xây dựng
đập thủy điện ở đây.”
Vì cái lợi của thủy điện mang lại là có điện nhưng lại mang điều bất an tới cho nhân dân nếu mà lường trước được thì chả ai cho xây dựng đập thủy điện ở đây. Yếu tố an dân?
Một ngày sau trận động đất 15/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình
Dũng đến Thủy điện Sông Tranh 2 để xem xét thực tế. Ông Dũng đưa ra một
phát biều mang tính trấn an khi nói rằng, có thể vĩnh viễn không cho
tích nước thủy điện Sông Tranh 2.
Nhưng ông Bộ trưởng không đề cập tới sự kiện Sông Tranh 2 được thiết
kế sai lầm, không có cửa xả đáy và dù ở mực nước chết cao trình 140 mét,
trong lòng hồ chứa vẫn có tích nước tự nhiên khoảng 240 triệu mét khối.
Thực tế chứng minh động đất đã lên đến cao điểm về tần suất và cường
độ từ hơn 1 năm qua, dù thủy điện Sông Tranh 2 ngừng tích nước để sửa
chữa thân đập và mới hoàn thành hồi tháng 10.
Hơn nữa, ngừng tích nước vĩnh viễn công trình này vẫn không an toàn
đặc biệt trong mùa mưa lũ sắp vào cao điểm tháng 12 cuối năm, nước trong
hồ chứa có thể gia tăng đến mức độ nào là điều chưa thể biết trước.
GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam từ Hà nội nhận định
rằng, khi mực nước ở cao trình 140 mét có đường ống nhà máy thủy điện,
nhưng mà nó chỉ xả qua đường ống ấy thôi, nếu như lũ lớn quá mà không
kịp qua đường ống thì nước tiếp tục dâng cao càng kích thích động đất.
GS Vũ Trọng Hồng nhấn mạnh:
“Theo tôi lúc này điều quan trọng là phải chuẩn bị phương án cho
người dân nếu như đập có sự cố. Câu hỏi nếu lũ lớn về thì sao, thiên tai
thì chúng ta khó thể lường trước được nó lớn nó nhanh như thế nào được,
theo tôi biết nếu nó quá nhanh thì rất nguy hiểm cho công trình.
Vì thế hiện nay có ý kiến là nên xem xét lại việc phải làm cống xả đáy, đó là điều các nhà khoa học đặt ra.”
Tình hình nguy hiểm ở Thủy điện Sông Tranh 2 đã lên đến đỉnh điểm sức
chịu đựng của người dân và chính quyền địa phương. Lần đầu tiên vấn đề
đập bỏ công trình nhức nhối này được đặt ra và được nhiều người tán
đồng.
Đại biểu Lê Bộ Lĩnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi
trường của Quốc hội phát biểu tại Quốc hội ngày 16/11 nói rằng, cần phải
nghĩ tới phương án phá bỏ đập thủy điện Sông Tranh 2, chịu mất trắng
5.100 tỷ đồng hoặc phải di dời 48.000 người dân ở hạ lưu.
Nhưng theo vị đại biểu này việc di dời toàn bộ khu vực là không khả thi vì cần diện tích tái định cư lớn, kinh phí sẽ rất lớn.
|
Khi nào thấy thành phố Tam Kỳ trôi ra biển là Sông Tranh động đất các cụ ạ !
Trả lờiXóaSông Tranh 2 bao giờ hết động đất ? Một câu hỏi khó trả lời . Nhưng thực tế đã trả lời : Nguyên nhân của đất đất ở Sông Tranh là đâp thủy điện . Thôi đành hi sinh hơn 5 ngàn tỉ, bỏ Thủy Điện Sông Tranh 2 là hết động đất . Làm ăn có lúc lời lúc lỗ . Vụ Vinashin, Vinalines mất cả tỉ đô kia mà đang phải cay đắng nhìn nó đổ xuống biển . Sông Tranh 2 có lẽ chỉ bằng 1/20 hai cái Vina !
Trả lờiXóaNếu cho đến hôm nay mà các ông lớn vẫn còn "an tâm" tính đường ăn tiếp, không chịu hủy bỏ thuỷ điện Sông Tranh thì có nghĩa là các ông toan tính giết người để lấy tiền bỏ túi được đồng nào tốt đồng đó. Ai là người sẽ ký quyết định cho phép tích nước vào thủy điện Sông Tranh đây?
Trả lờiXóaDù ai ký đi nữa thì TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn phải chịu trách nhiệm với sinh mạng của dân.
Đừng có phá đập,nếu làm thế thì cái sự thua lỗ đó lại trút lên đầu người tiêu dùng với lý do đấy là do"gánh vác nhiệm vụ chính trị".Cứ để đấy đến lúc xẩy ra vỡ đập thì bảo đấy là do thiên tai bất khả kháng
Trả lờiXóa