Luật Thủ đô và Công viên Thống Nhất
Phạm Xuân Nguyên
Có luật để việc xây dựng thủ đô Hà Nội được chính tắc. Nhưng sự chính tắc chỉ chính đáng khi người thi hành luật luôn vì lợi ích của thành phố, quyền lợi của nhân dân mà làm. Khi nghe tin Luật Thủ đô được thông qua ở Quốc hội tôi nghĩ ngay đến Công viên Thống Nhất đang “nóng” ở Hà Nội.
Đó là vì đầu tháng 11-2012, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận dự án bãi đỗ xe ngầm kết hợp nổi với tổng diện tích gần 2.400 m2 trong công viên lớn nhất, có ý nghĩa chính trị và văn hóa nhất thủ đô này.
.
.
Dư luận lo ngại vì thực hiện dự án này nghĩa là thu hẹp diện tích của
một công viên lớn nhất thủ đô, mà như thế nghĩa là cắt bớt khoảng không
gian môi trường dành cho sự nghỉ ngơi, vui chơi của người dân, mà như
thế nghĩa là giải quyết việc trước mắt (tình trạng ùn tắc giao thông)
nhưng lại ảnh hưởng lợi ích lâu dài.
Công viên này ban đầu gọi là “vườn hoa” và được mang tên Thống Nhất
vì nó được xây dựng trong thời kỳ cả nước đang kháng chiến chống Mỹ để
thống nhất đất nước, với công sức lao động của người dân Hà Nội và những
người con miền Nam trên đất Bắc bắt đầu từ năm 1958 khi cải tạo hồ Bảy
Mẫu và hồ Ba Mẫu. Năm 1960, vườn hoa được hình thành. Ngoài phần diện
tích mặt nước; hiện tại diện tích Công viên Thống Nhất gồm 33 ha mặt đất
nhưng Công ty Công viên Cây xanh chỉ quản lý 24 ha, còn 9 ha là các
loại đất khác. Chiều dài hàng rào sắt xung quanh chỉ còn 1.900 m, trong
khi chu vi thực tế là 3.100 m, tức là có đến 1.200 m tường rào bị các
công trình xây dựng của đủ các thể loại cơ quan, công ty và nhà cửa của
dân cố tình che khuất. Tên gọi “Thống Nhất” cho công viên được giữ đến
năm 1980 thì đổi thành “Công viên Lênin” vì chắc người ta nghĩ đất nước
đã thống nhất thì phải đổi tên. Nhưng đến năm 2003 công viên lại được
lấy lại tên Thống Nhất, còn tên Lênin thì chuyển về cho vườn hoa Chi
Lăng ở đường Điện Biên Phủ.
Lướt qua lịch sử một chút vậy để thấy Công viên Thống Nhất tự nó là
một công trình văn hóa tinh thần lớn và thực sự nó đã là một địa điểm
văn hóa lớn của nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước mỗi khi về thủ đô.
Hơn nửa thế kỷ qua, nhiều thế hệ người Hà Nội đã lớn lên trong không khí
cảnh quan môi trường của công viên này. Mấy tiếng “Công viên Thống
Nhất” đã ghi đậm dấu ấn kỷ niệm trong ký ức nhiều người sống ở Hà Nội,
đến với Hà Nội. Hiện nay, khi mà không gian đô thị ngày càng chật chội,
bức bối thì khoảng trời nước cây xanh rộng rãi của Công viên Thống Nhất
càng trở nên quý giá và thiết thân đối với người dân thủ đô. Việc cần
làm là chỉnh trang công viên cho thêm đẹp, thêm xanh, loại bỏ những hàng
quán bu bám xung quanh nó làm nhếch nhác cảnh quan, dẹp trừ những hành
vi càn quấy tiêu cực trong nó, để Công viên Thống Nhât thật sự là nơi
chốn thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi, hoạt động văn hóa của mọi người dân.
Dịp đại lễ ngàn năm thành phố quyết định chi gần 65 tỉ đồng để chỉnh
trang 10,5 ha công viên là theo hướng đó và cần tiếp tục làm như vậy
nữa. Hãy giữ gìn và tôn tạo nó thay vì cắt đất, thu hẹp không gian của
nó. Nhìn ra nước ngoài, thử tưởng tượng nếu như vườn Luxemburg (Paris)
hay vườn Thượng Uyển (Tokyo) cũng bị lấy đất làm bãi đậu xe thì sẽ ra
sao với thủ đô Pháp và Nhật Bản.
Quyết định của UBND TP Hà Nội nói dự án sẽ “đáp ứng nhu cầu để ô tô
của nhân dân trong khu vực; đảm bảo trật tự an toàn giao thông, góp phần
giải quyết tình trạng ùn tắc, đỗ xe lấn chiếm lòng đường vỉa hè; hoàn
thiện mạng lưới giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố”. Tôi hoài nghi
điều này khi mà thành phố không có một quy hoạch tổng thể về đô thị
trong đó xây dựng và giao thông là hai vấn đề căn bản phải được nhìn xa
trông rộng để có hướng giải quyết lâu dài, bền vững. Thời gian qua việc
nạo vét lòng hồ, kè bờ hồ trong công viên là được.
Hãy giữ cho Công viên Thống Nhất được thống nhất, đừng bị chia năm xẻ
bảy cho các toan tính dự án khác nhau làm thiệt hại cho dân. Luật Thủ
đô đã được Quốc hội thông qua không biết có những điều khoản về quản lý
không gian đô thị không, hay luật đã ra mà những sự tùy tiện, lạm dụng
vẫn còn.
Nguồn: Pháp luật Tp HCM.
Ở các tp lớn như Hà Nội TpHCM , công viên là nơi bị xà xẻo nhiều nhất, có cả quan chức bảo kê chi việc biến công viên thành nơi thu lợi nhuân bỏ túi tiêng. Các hình thức như lợi dụng CV thành quán cà fe, thành tụ điểm ca nhạc, chiếm đất CV làm nhà , lúc đầu với danh nghĩa cơ quan sau biến thành tư gia. Khởi điểm chỉ là một kiôt mỗi chiều 2-3 m, sau biến thành nhà to đùng, chuyển qua vài nhiệm kì Bt, Ct là xong .
Trả lờiXóaCác CQ địa phương ngay từ đầu không cương quyết bảo vệ đất CV , đất công, CV cứ bị lấn chiếm, thu hẹp Đây cũng là một ổ tham nhũng . Càng để lâu càng khó truy cứu trách nhiệm , lại gặp những cú điện thoại cản trở việc giải tỏa. Cứ đến coi thử CV Chi Lăng ở đường ĐK, CV Tao Đàn, TCV Saigon Tp HCM khắc biết .
Công viên Thống nhất Hà nội khó nguyên vẹn trước ý chí thống nhất của mấy nhà lãnh đạo Hà nội.Luật Thủ đô khó bảo vệ được Công viên trước mấy cái Thủ(đầu) chuyên nghĩ về đô
Trả lờiXóaLợi ích nhóm luôn rình mò, có chỗ nào sơ hở là chộp ngay, chẳng phải vì sự phát triển phát chiếc gì đâu.
Trả lờiXóaNói đến Công viên Thống Nhất thì đây không phải chỉ là một địa điểm văn hoá của riêng người dân Hà Nội,mà nó đã ăn sâu vào tiềm thức,vào dấu ấn của mọi người dân trên cả nước.
Trả lờiXóaNói đến cái hay,cái đẹp, truyền thống lịch sử cũng như nét văn hoá của công viên thì không ai không biết.Nhưng chắc chỉ có một số vị quan chức cố tình không biết,cũng có thể do dự án và số kinh phí xây dựng quá hấp dẫn nên cố tình phá bỏ cảnh quan của Công viên,chứ thực chất chẳng vì lợi ích xã hội gì ngoài lợi ích cá nhân.Cứ đà này,nay mai có khi họ còn dám lấp cả Hồ gươm cũng không biết chừng.Quyền trong tay thì thằng dân làm gì được họ, hả bác Phạm Xuân Nguyên.
Chấn Phong.